Nói đên Củ Chi người ta nghĩ ngay đến địa đạo và đền thờ, nhưng ngoài cái đó ra còn có gì để giải trí cuối tuần (chẳng hạn địa điểm ăn uống, câu cá, các trò chơi giải trí ...) . E định làm một chuyến vào cuối tuần nhưng không có thông tin gì nhiều cả, bác nào đã đi qua rồi có thể cho em vài địa chỉ tham khảo được không?
Cám ơn.
(beer)
Đúng là nhắc đến Củ chi là ngta nghĩ ngay đến địa đạo, đến bến Đình, bến Dược
Theo em củ chi ko có cái chơi,vì địa danh đó ko phải là nơi để chơi cho vui, nếu đến đó với mục đích vui chơi giải trí thì dĩ nhiên là ko thấy vui rồi
Tên Củ Chi gắn liền với các di tích lịch sử
Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử,trãi nghiệm sự gian khổ của người xưa thì hãy đến Địa đạo Củ Chi (cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc).
Địa đạo Củ Chi có hai điểm:
Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy & Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Khi đến Củ Chi nên thăm Mô hình “Vùng giải phóng” thời kỳ 1960 – 1965 rộng 13ha nằm trong Dự án Tái hiện nông thôn Củ Chi thời chiến tranh (gồm Vùng giải phóng, Vùng tranh chấp, ấp chiến lược trên khu đất rộng 50ha
Vào đây có các huớng dẫn viên trong trang phục du kích, cán bộ xã ấp, bà con nông dân đi lại, xem tráng bánh, nấu rượu, họp chợ như thường ngày… Chúng ta như thấy được cuộc sống của bộ đội, người dân thời chiến. Có rất nhiều món ăn, cây trái sản vật địa phương...vật dụng...mà ngày nay mình ko còn thấy nữa.
Em thấy kiểu trưng bày, tái hiện lịch sử đó rất sống động, ko nhàm chán, hay hơn chui vô bảo tàng xem.
Tham quan chán thì có thể thử cảm giác mạnh với các loại súng mà du kích Củ Chi đã từng sử dụng như AK, M16, Carbine, trung liên M30...Đạn M16 la mắc nhất : 30k/viên, rẻ nhất là Đạn Cabin, Đạn AK : 24 k/viên, ko biết bây giờ có lên giá chưa
Còn nếu ai có tâm hồn ăn uống, muốn tìm hiểu cuộc sống người địa phương thì chui vào các làng nghề làm bánh tráng, 1 đặc sản khá nổi tiếng của Củ Chi
Chơi chán, ghé vào XUÂN ĐÀO ăn bò tơ củ chi :bò hấp bánh tráng, bò tươi nhúng giấm( hoặc nước dừa), bò nướng vỉ , bò nướng mọi, cháo dựng bò đậu xanh, da bò xào nghệ tươi (ăn với rau thơm và bún), pín bò tiềm thuốc bắc, sườn bò nướng, lẩu bò...
Món này nổi tiếng quá rồi và đã có quán ở Sài Gòn
Em nhớ lúc còn đi học, thầy giáo dạy kèm rủ về quê ở Củ chi chơi, nhà thầy làm đủ loại bánh tráng , bỏ mối nên tụi e tha hồ thử tay nghề tráng bánh, phơi bánh...Chả nhớ khu đó tên gì chi biết là đứng ở nhà này hét vỡ họng nhà kia cũng ko nghe thấy, nền đất toàn là cát
vì heo hút quá nên sáng thức dậy ko thấy ai bán đồ ăn, cả đám toàn con gái cứ nhao nhao khi nghe thầy nói nhịn về SG ăn trưa luôn.
Vừa lúc mẹ thầy bưng lên mấy dĩa bánh trắng nõn, bốc khói + thịt nạc ram mặn xắt lát mỏng + chén nước mắm nhĩ nổi ớt xanh đỏ.Ở SG ăn bánh cuốn hay bánh ướt toàn ăn với nước mắm pha chua ngọt, thấy nước mắm nhĩ đậm đặc tụi em ko dám nhúng đũa, nhưng khi nhúng vô ăn rồi thì ko muốn dừng.
Trong cái se lạnh của Củ chi những ngày giáp tết gắp 1 dây bánh thơm phức, kẹp miếng thịt ram, chấm chút nước mắm nhĩ...ăn vào ko thể quên
Thì ra cái bánh trắng nõn, dày dặn, mượt mà đó cũng từ bột bánh tráng mà ra, thay vì lam bánh tráng ngta tráng mỏng rồi để lên vĩ đem phơi thì bác ấy tráng 2-3 lớp cho dầy lên để tụi em ăn cho ngon, cho no. Đến bây giờ em vẫn ko biết gọi cái đó là món bánh gì, nhưng cứ ước gì được ăn lại món đó 1 lần nữa
Em đã tìm đến nhiều quán Bánh ướt của SG mong tìm lại chút hương vị đó nhưng ko thể, bánh ướt chổ tráng quá mỏng, miếng bánh rách te tua, chổ tráng dầy quá làm cứng miếng bánh, cũng có thể do kỹ thuật tráng, do chất lượng bột...mà ăn ko thấy ngon.Với lại chả toàn bột, hàn the và gia vị ko thể bằng thịt heo nhà quê.
Ah,em thấy có nick "chusaucuchi", hổng biết có phải do chú ở củ chi, nếu đúng vậy thì nên nhờ chú tư vấn, các thứ về củ chi, ai rành = thổ địa phải ko