mio_matxcova
Phượt thủ
Re: Phượt ở SIN
3. Địa điểm ăn uống[/COLOR]
Ăn chilicrab : quán No Signboard Seafood, 414 Geylang Road, Lorong 24. Cái đường này 1 chiều nên dễ tìm quán, nếu đi taxi thì lái xe nào cũng biết.
Quán Chilicrab ở Geylang là: No Signboard Seafood, số 414 Geylang Road, Lorong 24. Đi Taxi hoặc đi tàu (nếu đi MRT thì đến bến Aljunied thì xuống, đi 1 block là đến). Vì đây là món cua sống, nên ko có lẻ với buôn gì cả nó bán theo kg. Bạn cứ bảo 1kg hoặc 1.2kg hoặc 1.4kg, tùy sức ăn. Yên tâm là ko nhiều đến mức ko ăn hết đâu
Mình toàn ăn chili crab ở ngay China Town, ăn ngon, giá khoảng hơn 35S$/kg. 2 người ăn 1kg Crab +cơm trắng + bia Tiger, nước ngọt, rau xào... hết khoảng 50 - 60 S$. Địa điểm ăn thuận tiện cho việc dạo phố, đi chơi Chùa răng Phật + Mua sắm ,Bạn đi MRT đến China Town station, xem bản đồ ga tìm cửa lên khu phố cổ (hình như là cửa E). Lên mặt đất đi thẳng khoảng gần 100m đến chỗ ngã ba thì quán nằm ngay bên phải, rất đông Tây balô ăn ở đấy nên dễ nhận thôi.
Cháo ếch: từ Lorong 24 bạn đi bộ xuống 1 đoạn là gặp Lorong 11 (có cháo ếch), Lorong 7 cũng có cháo luôn, nhưng mình thấy Lorong 3 ăn ngon hơn cả, chịu khó đi bộ cho thư giãn gân cốt
Cháo ếch: quán G7 Sinma Live Seafood, Lorong 3. Cứ Taxi mà đi, ko thì đi bộ gần hết Geylang Road là thấy, chỉ có 1 quán như thế ở Lorong 3 nên ko sợ nhầm. Bọn này thường có kiểu mua 3 free 2, tức là mua 3 con ếch nó cho 2 con miễn phí. Nếu bạn đi 2 ng thì nó sẽ bê lên 3 cái niêu nhỏ: 2 niêu ếch và 1 niêu cháo trắng. Bạn có thể dặn nó spicy hoặc no-spicy (để nó ko cho nhiều ớt vào ếch - cay lắm đấy) Cũng yên tâm là 2 ng sẽ ăn hết, gặm đùi ếch mệt nghỉ luôN
* Tham khảo thêm:
Lẩu hải sản bugis: Đến MRT Bugis, exit ở đường Victoria, sau đó đi bộ qua 1 con hẻm nhỏ là tới 1 khu bán buffer lẩu rất lớn, giá khoảng 15 S$ / người. Hải sản tươi sống ăn ngon phê
Hoặc khu Beach 18$ , xong ăn chè xoài ở gần đó.
Chuan Yi Pin (chinese nhé) ở 530 north bridge rd (gần bugis); bác nào ở Geylang thì ra 242 geylang rd. nó có 2 địa điểm ạ. em ăn thấy sướng mồm lắm, hải sản thì tươi: tôm, ghẹ, mực; ngoài ra thì thịt gà, thịt bò úc; các loại viên như cá viên, tôm viên, thanh cua... e chả nhớ được hết, rau, nấ... dồ ôi là nhiều, lấy tẹt ga, có cả đồ uống nhưng ko có bia, hoa quả thì có dưa hấu. nó hay lấy cả thạch cả dưa hấu làm thành chè ạ. gia vị thì vô vàn, mỗi tội ko có muối chanh ớt như ở nhà. nói chung em phê cái quán này lắm, giá chỉ tầm 280k ở nhà nhưng ăn chất lượng hơn nhiều. chẹp, nghĩ lại thèm. nước lẩu thì có 1 số loại nhưng em ăn là nước gà, và có 1 cái khay nướng để mình tự nướng BBQ, dộ ôi, ai chỉ em cách post ảnh với :d em là em khuyên các bác nên ăn cái này, so với buffet nhà mình thì hơn hàng chục lần í ạ
Bugis Junction (Basement 1) ăn ở food court
Siêu thị COld Storage trg đó luôn, có bán đùi gà quay sẵn (to lắm, phải 2-3 người ăn), hoặc sườn nướng (S$2.29/100gr), hoặc sushi thì đợi tối on sale còn S$1.6/hộp (khoảng 10 hay 12 miếng gì đó), ăn rất ngon.
Ra khỏi Bugis Junction, qua bên kia đường South Bridge là Bugis Village có chợ Bugis đông vui, nhộn nhịp & đồ ở đây rẻ hơn & thượng vàng hạ cám đều có. Gần đó có cái OG Bán hàng cũng đc & giá cũng dễ chấp nhận hơn trong Bugis Junction. Ở chợ Bugis thì em hay ăn kem miếng, miếng kem kẹp giữa 2 miếng bánh xốp, ăn cũng thú vị.
Còn trong Bugis Food Court (trong Bugis Junction) thì có món bánh kẹp BBQ của KFC, bánh cá của Nhật, cá viên.... ăn ở trong đây thì nhiều món ngon & thú vị lắm ạ.
4. Thông tin về MRT
THÔNG TIN VỀ MRT
Thực ra tôi chỉ sử dụng MRT thôi. Ở Sing có 3 tuyến MRT: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Và để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Khi đi MRT cần lưu ý 3 điều:
- Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm. Ví dụ: tên trạm bạn bắt đầu đi là Little India sẽ được ký hiệu là NE7 và tên trạm bạn kết thúc là Newton sẽ được ký hiệu là NS21.
- Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng. Ví dụ, tuyến màu tìm sẽ có 2 tên hướng là Punggol và HabourFront. Ví dụ bạn đi từ Little India đến Newton thì bạn hãy lên tàu có tên hướng là HabourFront. Tên hướng ghi ngay trên cửa lên tàu
- Trạm chuyển tuyến (interchange): có 1 số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh. Bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy trạm có đường giao nhau giữa các tuyến. Ví dụ trạm Dhoby Ghaut là trạm giao nhau giữa tuyến máu đó (NS) và màu tím (NE). Nếu muốn đi từ Little India đến Newton thì đến trạm Dhoby Ghaut bạn phải xuống và tìm tàu thuộc tuyến màu đó có tên hướng Jurong East và đi đến trạm có tên là Newton thì xuống. Khi xuống các trạm trung chuyển này thì bạn nhìn các bảng hiệu chỉ dẫn và đi theo huớng mũi tên để đến đúng tuyến mình cần đi.
Bạn có thể hỏi bất cứ người Sing nào có mặt ở MRT, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
3.1.2 Mua vé MRT:
Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các lọai tiền cắc, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn tòan tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ. Để mua vé bạn làm như sau:
- Chọn Buy standard ticket
- Chọn tên trạm bạn muốn đến (dùng tay nhấn vào tên trạm trên bản đồ MRT hiển thị trên màn hình)
- Nếu bạn mua 1 vé thì bạn bỏ tiền cắc hoặc tiền giấy vào máy theo đúng giá trị mà máy thông báo cho bạn. Trường hợp bạn trả nhiều hơn tiền vé bạn cần trả thì máy sẽ thối lại tiền cho bạn.
- Nếu bạn mua nhiều vé cho nhiều người thì bạn chọn more ticket và chọn số lượng vé bạn muốn mua. Sau đó bỏ tiền vào máy
- Khi bạn bỏ đủ tiền vào máy thì máy sẽ xuất thẻ (nhựa) cho bạn và bạn kiểm tra lại số lượng thẻ và tiền thối có đúng không. Nếu o đúng thì bạn liên hệ Passenger Service để được giúp đỡ. Bọn tôi bị vụ này rồi, bỏ đủ tiền mua 16 vé, nhưng máy chỉ xuất ra có 9 thẻ, thế là tôi liên hệ Passenger service, họ yêu cầu tôi đưa cho họ receipt (máy luôn in 1 receipt khi bạn mua vé) và thế là họ trả lại tiền cho tôi và tôi lại bắt đầu lại qui trình để mua thêm 7 vé nữa
3.1.3 Sử dụng vé MRT (thẻ nhựa)
Khi đã có vé, bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier, barrier sẽ mở để bạn đi qua. Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.
Bạn nhớ giữ lại thẻ này để:
- Quẹt khi đi ra. Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được đâu.
- Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình
Nhóm tôi đi đông, nên 1 người quẹt thẻ thì 2 người có thể đi qua, ban đầu thì tiết kiệm được vé, nhưng sau này thì gặp trục trặc, không hiểu sao mà mấy cái thẻ chưa dùng nhưng quẹt mãi không được, bị bắt lại quê ơi là quê, các bạn đừng bắt chước nhé
3.2 Thẻ dùng để đi MRT và Bus
Thực ra có thẻ như 1 số bạn nói là vừa dùng để đi MRT và bus đều được. Thẻ này giá là S$18, có giá trị trong 1 ngày. Sau 1 ngày sử dụng, nếu bạn trả lại thẻ này thì sẽ nhận lại S$10, nghĩa là giá trị thực của thẻ này là S$8. Nếu trong 1 ngày bạn di chuyển nhiều và chi phí đi lại trên S$8 thì nên mua thẻ này. Thẻ này chỉ bán ở 1 số trạm, bạn có thể hỏi tại passenger service
3. Địa điểm ăn uống[/COLOR]
Ăn chilicrab : quán No Signboard Seafood, 414 Geylang Road, Lorong 24. Cái đường này 1 chiều nên dễ tìm quán, nếu đi taxi thì lái xe nào cũng biết.
Quán Chilicrab ở Geylang là: No Signboard Seafood, số 414 Geylang Road, Lorong 24. Đi Taxi hoặc đi tàu (nếu đi MRT thì đến bến Aljunied thì xuống, đi 1 block là đến). Vì đây là món cua sống, nên ko có lẻ với buôn gì cả nó bán theo kg. Bạn cứ bảo 1kg hoặc 1.2kg hoặc 1.4kg, tùy sức ăn. Yên tâm là ko nhiều đến mức ko ăn hết đâu
Mình toàn ăn chili crab ở ngay China Town, ăn ngon, giá khoảng hơn 35S$/kg. 2 người ăn 1kg Crab +cơm trắng + bia Tiger, nước ngọt, rau xào... hết khoảng 50 - 60 S$. Địa điểm ăn thuận tiện cho việc dạo phố, đi chơi Chùa răng Phật + Mua sắm ,Bạn đi MRT đến China Town station, xem bản đồ ga tìm cửa lên khu phố cổ (hình như là cửa E). Lên mặt đất đi thẳng khoảng gần 100m đến chỗ ngã ba thì quán nằm ngay bên phải, rất đông Tây balô ăn ở đấy nên dễ nhận thôi.
Cháo ếch: từ Lorong 24 bạn đi bộ xuống 1 đoạn là gặp Lorong 11 (có cháo ếch), Lorong 7 cũng có cháo luôn, nhưng mình thấy Lorong 3 ăn ngon hơn cả, chịu khó đi bộ cho thư giãn gân cốt
Cháo ếch: quán G7 Sinma Live Seafood, Lorong 3. Cứ Taxi mà đi, ko thì đi bộ gần hết Geylang Road là thấy, chỉ có 1 quán như thế ở Lorong 3 nên ko sợ nhầm. Bọn này thường có kiểu mua 3 free 2, tức là mua 3 con ếch nó cho 2 con miễn phí. Nếu bạn đi 2 ng thì nó sẽ bê lên 3 cái niêu nhỏ: 2 niêu ếch và 1 niêu cháo trắng. Bạn có thể dặn nó spicy hoặc no-spicy (để nó ko cho nhiều ớt vào ếch - cay lắm đấy) Cũng yên tâm là 2 ng sẽ ăn hết, gặm đùi ếch mệt nghỉ luôN
* Tham khảo thêm:
Lẩu hải sản bugis: Đến MRT Bugis, exit ở đường Victoria, sau đó đi bộ qua 1 con hẻm nhỏ là tới 1 khu bán buffer lẩu rất lớn, giá khoảng 15 S$ / người. Hải sản tươi sống ăn ngon phê
Hoặc khu Beach 18$ , xong ăn chè xoài ở gần đó.
Chuan Yi Pin (chinese nhé) ở 530 north bridge rd (gần bugis); bác nào ở Geylang thì ra 242 geylang rd. nó có 2 địa điểm ạ. em ăn thấy sướng mồm lắm, hải sản thì tươi: tôm, ghẹ, mực; ngoài ra thì thịt gà, thịt bò úc; các loại viên như cá viên, tôm viên, thanh cua... e chả nhớ được hết, rau, nấ... dồ ôi là nhiều, lấy tẹt ga, có cả đồ uống nhưng ko có bia, hoa quả thì có dưa hấu. nó hay lấy cả thạch cả dưa hấu làm thành chè ạ. gia vị thì vô vàn, mỗi tội ko có muối chanh ớt như ở nhà. nói chung em phê cái quán này lắm, giá chỉ tầm 280k ở nhà nhưng ăn chất lượng hơn nhiều. chẹp, nghĩ lại thèm. nước lẩu thì có 1 số loại nhưng em ăn là nước gà, và có 1 cái khay nướng để mình tự nướng BBQ, dộ ôi, ai chỉ em cách post ảnh với :d em là em khuyên các bác nên ăn cái này, so với buffet nhà mình thì hơn hàng chục lần í ạ
Bugis Junction (Basement 1) ăn ở food court
Siêu thị COld Storage trg đó luôn, có bán đùi gà quay sẵn (to lắm, phải 2-3 người ăn), hoặc sườn nướng (S$2.29/100gr), hoặc sushi thì đợi tối on sale còn S$1.6/hộp (khoảng 10 hay 12 miếng gì đó), ăn rất ngon.
Ra khỏi Bugis Junction, qua bên kia đường South Bridge là Bugis Village có chợ Bugis đông vui, nhộn nhịp & đồ ở đây rẻ hơn & thượng vàng hạ cám đều có. Gần đó có cái OG Bán hàng cũng đc & giá cũng dễ chấp nhận hơn trong Bugis Junction. Ở chợ Bugis thì em hay ăn kem miếng, miếng kem kẹp giữa 2 miếng bánh xốp, ăn cũng thú vị.
Còn trong Bugis Food Court (trong Bugis Junction) thì có món bánh kẹp BBQ của KFC, bánh cá của Nhật, cá viên.... ăn ở trong đây thì nhiều món ngon & thú vị lắm ạ.
4. Thông tin về MRT
THÔNG TIN VỀ MRT
Thực ra tôi chỉ sử dụng MRT thôi. Ở Sing có 3 tuyến MRT: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Và để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Khi đi MRT cần lưu ý 3 điều:
- Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm. Ví dụ: tên trạm bạn bắt đầu đi là Little India sẽ được ký hiệu là NE7 và tên trạm bạn kết thúc là Newton sẽ được ký hiệu là NS21.
- Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng. Ví dụ, tuyến màu tìm sẽ có 2 tên hướng là Punggol và HabourFront. Ví dụ bạn đi từ Little India đến Newton thì bạn hãy lên tàu có tên hướng là HabourFront. Tên hướng ghi ngay trên cửa lên tàu
- Trạm chuyển tuyến (interchange): có 1 số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh. Bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy trạm có đường giao nhau giữa các tuyến. Ví dụ trạm Dhoby Ghaut là trạm giao nhau giữa tuyến máu đó (NS) và màu tím (NE). Nếu muốn đi từ Little India đến Newton thì đến trạm Dhoby Ghaut bạn phải xuống và tìm tàu thuộc tuyến màu đó có tên hướng Jurong East và đi đến trạm có tên là Newton thì xuống. Khi xuống các trạm trung chuyển này thì bạn nhìn các bảng hiệu chỉ dẫn và đi theo huớng mũi tên để đến đúng tuyến mình cần đi.
Bạn có thể hỏi bất cứ người Sing nào có mặt ở MRT, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn
3.1.2 Mua vé MRT:
Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các lọai tiền cắc, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn tòan tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ. Để mua vé bạn làm như sau:
- Chọn Buy standard ticket
- Chọn tên trạm bạn muốn đến (dùng tay nhấn vào tên trạm trên bản đồ MRT hiển thị trên màn hình)
- Nếu bạn mua 1 vé thì bạn bỏ tiền cắc hoặc tiền giấy vào máy theo đúng giá trị mà máy thông báo cho bạn. Trường hợp bạn trả nhiều hơn tiền vé bạn cần trả thì máy sẽ thối lại tiền cho bạn.
- Nếu bạn mua nhiều vé cho nhiều người thì bạn chọn more ticket và chọn số lượng vé bạn muốn mua. Sau đó bỏ tiền vào máy
- Khi bạn bỏ đủ tiền vào máy thì máy sẽ xuất thẻ (nhựa) cho bạn và bạn kiểm tra lại số lượng thẻ và tiền thối có đúng không. Nếu o đúng thì bạn liên hệ Passenger Service để được giúp đỡ. Bọn tôi bị vụ này rồi, bỏ đủ tiền mua 16 vé, nhưng máy chỉ xuất ra có 9 thẻ, thế là tôi liên hệ Passenger service, họ yêu cầu tôi đưa cho họ receipt (máy luôn in 1 receipt khi bạn mua vé) và thế là họ trả lại tiền cho tôi và tôi lại bắt đầu lại qui trình để mua thêm 7 vé nữa
3.1.3 Sử dụng vé MRT (thẻ nhựa)
Khi đã có vé, bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier, barrier sẽ mở để bạn đi qua. Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.
Bạn nhớ giữ lại thẻ này để:
- Quẹt khi đi ra. Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được đâu.
- Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình
Nhóm tôi đi đông, nên 1 người quẹt thẻ thì 2 người có thể đi qua, ban đầu thì tiết kiệm được vé, nhưng sau này thì gặp trục trặc, không hiểu sao mà mấy cái thẻ chưa dùng nhưng quẹt mãi không được, bị bắt lại quê ơi là quê, các bạn đừng bắt chước nhé
3.2 Thẻ dùng để đi MRT và Bus
Thực ra có thẻ như 1 số bạn nói là vừa dùng để đi MRT và bus đều được. Thẻ này giá là S$18, có giá trị trong 1 ngày. Sau 1 ngày sử dụng, nếu bạn trả lại thẻ này thì sẽ nhận lại S$10, nghĩa là giá trị thực của thẻ này là S$8. Nếu trong 1 ngày bạn di chuyển nhiều và chi phí đi lại trên S$8 thì nên mua thẻ này. Thẻ này chỉ bán ở 1 số trạm, bạn có thể hỏi tại passenger service