Re: Phuot Singapore miễn phí cho dân phượt
Có lần tôi ở Phần Lan, buổi tôi khi đi mua đồ ăn ở một tiệm người Thổ, chứng kiến một phụ nữ Thổ sau khi hành nghề cái bang 1 ngày mang về tiệm đổi tiền cho người bán hàng, thấy bà ta đổ ra một đống tiền xu để đếm, tôi đoán đó là tiền hành nghề 1 ngày của bà ta, có dễ đến hơn trăm Euro. Hóa ra, ngồi ăn xin ở Châu Âu thu nhập khá phết.
Gần đây, giới ăn xin châu Âu có sáng kiến xin ăn kèm theo 1 con chó, có 1 ống bơ xin cho chó, 1 ống bơ xin cho người hẳn hoi, chắc để ngầm thanh minh rằng, tiền quý vị cho chó tôi sẽ trung thực chi cho con chó tội nghiệp của tôi. Người Châu Âu họ thương súc vật nên chắc tiền xin được cũng khá.
Tôi nghĩ việc xin ăn cho chó khá nhiều người Mỹ Âu họ làm nhưng không phải vậy mà người Việt ta kết luận đó là việc hay, càng không nên kết luận là nên học họ vì nó rất hay ho này nọ ...
Ở Việt Nam chúng ta đã biết có cụ già ăn xin mà tích được mấy chục cây vàng gây nên sự chú ý của bọn cướp giật tài sản cụ xin được...
Bán sự liêm sỉ để giành lấy sự thương hại kèm theo vài đồng xu lẻ là một nghề xưa như trái đất.
Ở Quảng Xương, Thanh Hóa, có xã Quảng Thái cả làng đi ăn xin như một nghề kiếm sống (mặc dù có nhà khá giàu), và ngón nghề ăn xin cũng phát triển theo thời gian và theo thời đại của nền văn minh. Tư liệu về làng Quảng Thái bạn xin đọc ở đây:
http://vnn.vietnamnet.vn/phongsu/2003/5/13651/ .
Để bảo vệ nghề và giữ thể diện, dân làng này thường lảng tránh về truyện nghề, chắc họ chỉ truyền nghề theo dòng tộc hoặc gia đình thôi. Bản thân nghề này nó không vinh quang chút nào, và nếu phố biến quá rộng để thiên hạ biết hết ngón nghề, tôi e thu nhập của họ và kế sinh nhai lâu dài sẽ bị ảnh hưởng.
Tôi cũng chứng kiến nhiều cô gái điểm, có thể kiếm tiền nuôi nhà hoặc chí ít cũng giúp gia đình lúc khó khăn, có cô tích lũy khá nhiều tiền để lo về sau... Tuy nhiên, gần như 100% các cô ấy khi về gia đình hoặc khi công khai (trên mạng hoặc ngoài đời) đều phải giấu nghề thật của mình, chấp nhận nói dối còn hơn... Trên thế giới có lẽ chỉ ở Thái Lan (ở các khu phố đèn đỏ vùng Pataya và Băng Kok) nghề làm điểm (cả nam , nữ, chuyển giới) mới được giải phóng thực sự và họ vênh váo với người thường về nghề nghiệp và việc làm của họ, đơn giản là họ làm chủ các khu phố đó, họ là chủ nhân ông bà của các khu phố đó...
Theo tôi hiểu, dân Hitch-Hiker ban đầu là xu hướng trải nghiệm đi xe nhờ không mất tiền, sau trở thành một phong cách "phượt" kèm theo mục đích trải nghiệm hoặc tìm hiểu văn hóa địa phương. Tôi chả thấy nó liên quan mấy với người anh hùng Che Guevara với cuộc trường chinh tìm hiểu cuộc sống để xác định lý tưởng và phương pháp giải phóng con người, đấu tranh với bất công và đói nghèo. Đối với ông, sự trải nghiệm chỉ là phương tiện phục vụ cho mục đích mang tính lý tưởng của đời ông. Còn rất nhiều người thuộc dân Hitch-Hiker dường như lấy sự trải nghiệm khác người làm mục đích, còn những gì gọi là lý lẽ, lý tưởng của họ dừng để biện hộ như một phương tiện mà thôi.
Chúng ta đã biết, phong trào Hippie thu hút nhiều người, có người cũng nổi tiếng và thành đạt, từng đã phát triển rất mạnh ở Mỹ thập niên 1960-1970 nhưng đến nay rất ít người hưởng ứng và sự kính trọng của xã hội đối với họ hiện nay ở mức rất thấp, nhất là đối với các nhóm cực đoan.
Thậy may mắn và hiếm hoi và đáng trân trọng (như Admin Chito nêu ở trên), khi chúng ta, cộng đồng phượt được một tiên sinh đã trải nghiệm phượt Hitch-Hiker chia sẻ. Nếu biết chắt lọc tôi cũng nghĩ họ có rất nhiều kinh nghiệm quý.
Chiếc áo không làm nên thày tu, thế mà bạn VNdorm mãi chả thấy cung cấp thêm những trải nghiệm đáng biết, đáng phổ biến cho tất cả những ai quan tâm, mà bạn ấy dường như chỉ biết khuyên mọi người hãy đọc Che Guevara rồi mới hiểu được bạn ấy; rồi Tây nó có nhiều người Hitch-hiker tất yếu đó phải là điều hay...
Mấy năm trước tôi nhớ có một chàng việt kiều Mỹ lập kế hoạch về VN làm một chuyến Hitch-Hiker và ăn ngủ nhờ dân dọc đất nước, sau bị ném đá quá trời rồi bỏ kế hoạch luôn.
Rất mong bạn VNdorm nếu có những kinh nghiệm hay để phượt tiết kiệm chi phí hày viết cho mọi người biết.