What's new

Thông tin du lịch Thái Lan (phần 1)

Status
Not open for further replies.
Đó là cảm nhận của riêng tôi . Tôi chưa sống chung lâu với người Thái , mới lợt phợt bên ngoài mà đã có cảm giác như vậy . Tôi không nói người Việt xấu , tôi chỉ nói người Thái hiền hơn người Việt từ những gì tôi nhìn thấy : Hải quan Thái vui vẻ , hải quan Việt cau có .... Người bán hàng ở Thái không chửi vào mặt tôi khi tôi trả giá thấp , người bán hàng Việt chửi và đốt phong long ... Xe máy tôi chạy bên Thái ( Chiang Mai ) ghé vào bất cứ nơi nào không cần gửi xe và không mất ...ở Việt thì có khóa cũng mất .... và còn nhiều thứ nữa .... Bạn cứ đi rồi sẽ có cảm nhận nhé ...

Em cũng chỉ đi Thái có mấy lần thôi, nhưng cũng cảm nhận giống như bác Tibet. Dân Thái họ làm du lịch trước mình cả mấy trăm năm. Hơn nữa người Thái là dân đất Phật mà, họ hơn mình những chuyện đó em nghĩ là đương nhiên.

Thật ra yêu đất nước cũng có nhiều kiểu yêu chứ ạ, đâu cứ yêu là phải thấy cái gì cũng mầu hồng hết. Em nghĩ, cảm thấy buồn trước cái mình chưa hay cũng là yêu, còn yêu nhiều ý ạ!
 
Last edited:
Tớ cũng đang định đi balo Bangkok nên có ít thông tin sưu tầm trên webtretho và blog của một vài bạn, pót lên đây hy vọng sẽ giúp ich cho mọi người! (beer)

THAILAND TOUR GUIDE ( Edited by TranKhang Red - Thanks All)

Mấy điều cơ bản cần nhớ:
1. Luôn mang theo hộ chiếu bên người, giắt vào chỗ sâu – kín – nhất, không để chung với tiền bạc hoặc những giấy tờ hay rút ra rút vào khác.
2. Ghi sẵn điện thoại của Đại sứ quán VN tại Thái Lan, phòng khi xảy ra trường hợp không mong muốn. Hoặc liên lạc với TAT (cơ quan quản lý du lịch ở Thái Lan), tổ chức này khá cởi mở và nhiệt tình, nói chung là thiện cảm, +66 2250 5500. Địa chỉ ĐSQ VN tại Thái Lan: 83/1 Wireless Road, Pathumwan, BKK 10330; Tel: 0-2251-5836-7-8; Fax: 0-2251-7203; Email: [email protected].
3. Người Thái Lan nói tiếng Anh tốt và theo cách rất dễ hiểu, không cần quá căng thẳng khi dùng tiếng Anh. Trong TH không nói được tiếng Anh, có thể nói… tiếng Việt, đôi khi họ cũng hiểu luôn J
4. Khi trả giá, chỉ cần bấm số trên máy tính (bất kỳ shop, cửa hàng, ki ốt nào cũng có máy tính). Nói chung họ nói thách ít, trừ một số chợ “nổi tiếng” như Patpong.
5. Luôn mang theo bản đồ để không bị tuk tuk chặt chém. Bản đồ phát miễn phí không hạn chế số lượng ở ngay sân bay, xuống máy bay nên cầm ngay 2-3 tờ bản đồ (phòng khi giở ra nhiều quá mà nát cả bản đồ J)

Đặt vé:
Vé máy bay giá rẻ hiện giờ rất nhiều hãng cung cấp. Các mẹ có thể chọn Air Asia (www.airasia.com) hoặc Nok Air (www.nokair.com), càng đặt sớm vé càng rẻ. Đặt online rẻ hơn đặt tại phòng vé rất nhiều, nhưng muốn đặt online thì phải có thẻ tín dụng (tốt nhất là Visa credit card) hoặc thẻ debit. Giá vé khoảng từ 80$-160$/người khứ hồi, tùy thời gian và tùy hãng. Nếu đi máy bay giá rẻ, các mẹ nhớ mang theo ít đồ ăn vì trên máy bay không có suất ăn đâu ạ (thực ra họ không cho phép ăn đồ mà mình mang theo, nhưng nếu mình giở ra ăn rồi thì họ cũng chả nói gì đâu ạ).

Nếu đi máy bay giá rẻ, các mẹ nên lưu ý ra sớm mà xếp hàng để được chọn chỗ ngồi trước, vì trên máy bay và trên vé không có ghi số ghế, lỡ phải ngồi ở đuôi máy bay thì sẽ mệt hơn. Một lưu ý quan trọng khác là kích thước hành lý và tiền quá cước. Mỗi vé chỉ được 15kg hành lý gửi và 2 túi xách tay theo người thôi (túi xách tay không hạn chế kg, chỉ hạn chế kích thước, vì vậy cái gì nặng thì nên cố gắng xách tay để đỡ phải chịu phí quá cước).

Đặt phòng

Có thể đặt phòng online ở rất nhiều trang, ví dụ www.bangkok.com. Chỉ cần có thẻ credit, debit. Nên đặt phòng trước, giá rẻ hơn nhiều so với sang tới nơi mới đặt. Phòng đôi từ 20-25$/đêm là ở được (không đẹp lung linh đâu nhưng cũng không quá tệ, giá trên bao gồm ăn sáng). Nên đặt phòng bao gồm ăn sáng, đề phòng không ăn được mỳ hè phố ở Thái (bên đó chủ yếu ăn sáng là một loại mỳ, không giống mỳ VN).

Đi shopping ở đâu:

Ghi nhớ: tất cả các shop và siêu thị chỉ mở cửa từ khoảng 10-10h30 sáng (một số ít có thể mở từ 9h30), đừng đi sớm quá mà phải đứng ngoài chờ. Chợ thì mở sớm hơn.

- Quần áo bình dân, trang sức bình dân, đồ điện tử: Pratunam. Khu này có hàng lố đại siêu chợ chen chúc nhau bán quần áo và trang sức bình dân; hầu như không niêm yết giá nhưng cũng ít nói thách. Đại siêu thị Platinium mới mở cũng khá ổn. Pantip Plaza thì quá nổi tiếng rồi, bán linh kiện máy tính, đồ điện tử

- Quần áo và trang sức cao cấp, đồ gia dụng cao cấp: Siam. Khu này có chuỗi siêu thị sang trọng, đẹp, mua thì chắc ít nhưng đáng để ngắm như Siam Center, Siam Paragon, Central World… Riêng khu Central World em ko nhớ rõ là ở Siam hay khu khác nhưng chắc chắn loanh quanh khu Siam thôi, có đủ các loại hàng hiệu trên thế giới ở đây nhá: Marks and Spencer, CK, Zara, Next, Miss 60, Guess, MNG, Axara… Khu này rộng lắm, đi cứ gọi là mỏi cả cẳng, nhìn cứ gọi là mờ cả mắt.

- Có thể xem thêm hàng cao cấp ở The Emporium, khu Sukhumvit. Chủ yếu là ngắm cho sướng mắt thôi.

- Các khu siêu thị lớn: có thể thấy trên bản đồ, ở nhiều nơi có tập trung vài ba siêu thị, dễ dàng đi bộ từ siêu thị nọ tới siêu thị kia. Một siêu thị không thể không đến là MBK, bán hằm bà lằng từ quần áo, trang sức, đồ gia dụng, nội thất cao cấp và trung bình, đồ điện tử…, và các đồ trang trí rất xinh xẻo đáng yêu, bán ở tầng trên cùng, giá rẻ.
Các siêu thị khác rất nên đến (mỗi loại có vài ba cái ở Bangkok, vị trí đều ghi rõ trên bản đồ): Lotus Texaco, Center, Robinson, Big C

- Chợ cuối tuần Chatuchak, cũng có trên bản đồ luôn. Rất nhiều đồ trang trí nhà cửa và trang sức (đặc biệt là bạc). Đẹp và hơi đắt tí (mặc dù chợ thì khá là bình dân). Chị em đừng có nhìn đồ sứ đồ gỗ đồ sắt thích quá khuân về là chết tiền quá cước đó. Mở cửa từ khoảng 8h-18h thứ 6,7,CN (riêng thứ 6 là bán buôn). Từ trung tâm Bangkok đi Chatuchak nên đi bằng Skytrain (tàu điện trên không), vừa nhanh vừa bổ vừa rẻ. Mỗi tội phải xếp hàng nếu đi vào giờ cao điểm thôi.

- Chợ đêm Suan Lum Night bazzar, không thể không đến. Mở từ khoảng 18h30-24h hàng ngày. Riêng cái chợ này đi là phải nhìn bản đồ, nếu đi hết trong 1 buổi tối thì em khâm phục các mẹ. Bán hằm bà lằng quần áo giầy dép túi tắm chai lọ bát đĩa đèn sáo ga gối tranh ảnh hộp kệ tủ……. Chợ này bán nhiều đồ bơi nhái mẫu châu Âu, giá hợp lý và đẹp lắm nhá. Nhược điểm là hầu như không có chỗ thử quần áo. Xem mà ưng thì mua, rộng chật ráng chịu. Chị em thấy cái gì thích thì nên mua luôn chứ không quay lại mà xem lần 2 được đâu, lạc đường đấy J

- Patpong: chợ họp hàng đêm, đi để ngắm thôi, toàn hàng giả bằng giá hàng thật. tất nhiên nếu biết mặc cả thì cũng được. Tuy nhiên lần gần đây nhất đi Thái em chả buồn đến nữa vì chả còn hứng thú gì.

- Chinatown và chợ Pahurat: bác nào mua linh kiện ôtô, xe máy ko thể ko đến đây nhá. Nhưng lưu ý là cuối tuần hầu như chợ này nghỉ, ít tiệm mở cửa bán hàng (thế mới ngược đời)

- Khao San Road: bán nhiều đồ “dân tộc”, đồ bạc, nhưng phải mua buôn mới có giá rẻ, còn mua lẻ thì đắt hơn mua ở VN

Mua bán ở Thái nói chung cực dễ chịu. Câu cửa miệng của họ là “have a look first” (cứ xem đi đã), xem và thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ vẫn tiễn bằng câu “thank you” chứ không như….

Ăn gì
- Đừng cố thử ăn món Thái mà cay lòi lưỡi ra. Đừng vào Pizza Hut hay Mc Donald làm gì cho mệt, VN cũng có rồi
- Nên tranh thủ ăn luôn tại các đại siêu thị. Tầng 4 hoặc 5 thường là các food town với hàng chục loại đồ ăn, kể cả đồ VN; có đủ đồ tráng miệng và đồ uống. Nói chung tầm 30-45k/người là ăn ngon; rẻ hơn cũng được. Hầu như thanh toán bằng coupon, mua coupon khi vào ăn và nếu ko tiêu hết có thể refund ngay tại trận.
- Cuối ngày nên làm vài ba cốc sữa chua và 1 chai La Vie thật to ở Seven 11 (chuỗi minimart có ở khắp nơi trong Bangkok, giá rẻ, mở cửa tới 23h đêm hàng ngày) về khách sạn ăn, bổ sung vitamin
- Trên đường đi bộ có thể mua hoa quả bán trên phố, ngon bổ rẻ và mát (hơi bẩn tí đã sao, vẫn còn sạch hơn VN chán vạn)
- Kem ở Thái rất ngon, hiệu gì thì em quên mất rồi nhưng ở các khu trung tâm thương mại đều có cả.

Đổi tiền:
- Quầy đổi tiền có ở khắp nơi, tỷ giá có thể chênh lệch chút xíu nhưng nói chung chẳng đáng bao nhiêu. Em thì hay đổi ở Siam Commercial bank, tỷ giá có vẻ ổn. Xuống máy bay nên đổi luôn 1 ít để có tiền trả taxi về khách sạn và để boa cho người khuân đồ của khách sạn.
- Tiêu tiền đến đâu đổi đến đó, tránh đổi nhiều không tiêu hết khi về lại phải đổi ngược thành USD thì thiệt mất 2 lần J
- Nếu có thể credit hoặc debit thì tốt nhất mang theo thẻ, mang nhiều tiền mặt có thể rơi, mất hoặc nhầm lẫn. Tất nhiên vẫn phải có tiền mặt để thanh toán ở những nơi không có máy cà thẻ.

Đi gì
- Nếu chưa quen đường sá, cứ taxi mà tương. Rẻ và dễ chịu hơn VN nhiều. Đi từ sân bay về khách sạn và ngược lại tất nhiên nên đi taxi, hết khoảng 300-400bath thôi. Các mẹ nhớ cứ để đồng hồ tính tiền nhé, đừng trả giá trước, thường đắt hơn để đồng hồ đó.
- Nếu quen đường, đi tuk tuk mặc cả cho sướng, lại còn mát. Tuy nhiên các bác tuk tuk rất hay gạ mình đến một số trung tâm bán đồ trang sức vì các bác dẫn khách đến là sẽ được coupon xăng dầu. Cần nói rõ với các bác là mình chỉ đến điểm mình cần đến thôi, ko đi lòng vòng đâu sất.

Nếu đi tham quan:
- Hoàng cung là một điểm rất đáng để đi xem, đẹp và rộng, xem cũng hết 1 buổi. Khi vào Hoàng cung, đền, chùa, lưu ý nên mặc quần áo dài, đừng “hở” nhiều quá mà họ nhắc nhở.

Một số lưu ý khác:

- Khi đi mua sắm, nhớ mang theo: card của khách sạn (lúc về chỉ cần đưa cho lái xe, đỡ giải thích nhiều), đi giầy gót thấp (tốt nhất là giầy thể thao loại nhẹ), ba lô to (có thể khóa lại bằng 1 chiếc khóa con), 1 chai nước, 1 chiếc ô (một ngày có thể nhiều lần mưa và nắng xen kẽ nhau)
- Khi đi ra khỏi khách sạn, vali để ở phòng nên khóa lại. Chìa khóa phòng luôn luôn gửi lại khách sạn. Buổi tối trước khi về KS nên mua hẳn chai nước to mà uống cho thỏa thích, đừng uống đồ trong tủ lạnh của khách sạn, đắt gấp 3
- Gọi điện: có thể mua sim và thẻ, bán ở khắp nơi, khoảng hơn 100k là có thể gọi về VN rồi (tất nhiên với số tiền ấy chỉ gọi được vài phút thôi)
- Tôn trọng quy định về xếp hàng: đôi khi các mẹ sẽ ngạc nhiên khi ngay cả ở trong…. toilet người ta cũng xếp hàng một cách… vui vẻ, nhưng bởi vì cần phải thế (cầu > cung mà) và vì đó là thói quen của họ. Đừng cố chen lấn nhé, họ sẽ nhìn mình với con mắt thiếu thiện cảm đấy L
- Trước khi đi, in sẵn vé máy bay và voucher check in khách sạn nhá.

- Khách sạn: em tự đặt trên mạng, KS ngay trung tâm Bangkok, có breakfirst, giá.... 23$/đêm cho 1 phòng đôi, quá rẻ phải ko ạ.

- Ăn uống: em toàn đi shopping ở các Trung tâm thương mại rồi tranh thủ ăn luôn ở đó, nó có các khu food park hay food town, vừa ngon vừa bổ vừa rẻ, có đủ các món Tây Tàu Thái và VN, có tráng miệng hẳn hoi, tính ra trung bình 40.000VND/người/bữa

- Đi lại: chuyên trị tuk tuk trừ khi đi ra ngoài trung tâm Bangkok hoặc ra sân bay. Mặc cả 1/4 giá họ đưa ra nhé

- Mua sắm: chịu khó lặn lội các chợ hoặc các khu phố nghề sẽ có nhiều đồ đẹp và rẻ hơn là mua ở Trung tâm
 
Kinh nghiệm quan trọng nữa là buổi tối nên đi chợ đêm cho đã đời vì họ họp rất muộn, sáng thì ngủ cho khỏe vì cửa hàng siêu thị chỉ mở từ 10h hoặc 10h30. Hoặc buổi sáng đi thăm di tích, thắng cảnh, chiều đi shopping cũng ok. Cứ chỗ nào đề sale off thì nhảy vào nhé. đi taxi cũng rẻ lắm nè hay đi tuk tuk thì cứ trả giá bằng 1/4 thôi . Chị nhớ là không đi taxi nào ma ko có cái hộp trên ghi là meter nhá, trên nóc xe đó. vì đó là xe tư nhân( xe ko có meter đó) sẽ bị chém giá cao đó.
còn mua sắm ra MBK . big C, patunam parket mua rất rẻ và nhiều thứ hay lắm đó nha. Đi chợ nên để tiền trong ng đừng đeo bóp trước bụng dễ bị trộm lém

Taxi thì dễ rồi, 1 cuốc Pattaya – Suvarnabhumi chỉ có 800 THB, nếu đi Bangkok luôn thì 1000 – 1200 THB. Cầu đường mình trả, khỏang 160 THB hay cỡ đó,nếu đi dịp năm mới tết Tây thì miễn tiền toll fee luôn cả tuần ,đã ghê hông.
Bus thì ở Pattaya có 2 cái bus station. 1 cái gứm lắm nằm gần central pattaya st. ( Pattaya klang) , kể cho biết chứ bạn đừng đi bằng station này, nó đi cà tịch cà tang rước khách tè le, có khi mất 4h mới tới nơi á, Nhưng tui vẫn kể ra để lỡ bạn bị dụ ra station này thì biết mà từ chối.
Cái station tui muốn giới thiệu nằm ở North Pattaya st. ( Pattaya Nua), từ trung tâm Pattaya đi ra đó bằng xe ôm mất chừng 50 THB thôi, còn hành lí nhiều và đông thành viên đi thì kêu songteow mà đi, mắc gấp đôi gấp ba nhưng chở được chục người lận. Ở Pattaya không có taxi nội thành nha. Ra tới station này thì tới quầy ghi chữ Bangkok mà mua vé. Bus tới Bangkok có 2 bến, tương tợ như bến xe miền đông bến xe miền tây của mình á , nằm 2 đầu thành phố. Nhưng tui khuyên nên đi bến Ekamai vì từ Ekamai connect luôn với skytrain rất tiện lợi, còn bến Mochit thì dù nó tên là Mochit nhưng nó hem có connect với skytrain cùng tên, nằm chơi vơi ngoài xa khơi vậy đó, đón taxi cũng fê luôn trừ khi bạn có ý định đi tiếp ra sân bay Dong Muong thì đi bến này. Nó tên Mochit chứ nó cũng hem có gần Jatujak market đâu mà phải nhảy xe ôm mới tới được cái chợ cuối tuần nổi tiếng này đó nha.
Thành ra bạn nên mua vé đi Ekamai, thường thì thời gian chờ bus chỉ từ 5- 15p, xe đi liên tục, có khi mua vé xong lo đua đi đái 1 phát là thấy tới giờ leo lên xe ròi. Có lần tui chờ lâu nhất cho cái bus này là hơn 2 tiếng rưỡi do ngu dại đâm đầu đi bus lên Bangkok vào ngày lễ gì của nó mà bà con rủ nhau về quê quá trời làm chờ thấy mụ mẹ. Lúc đó tính kêu taxi đi nhưng tính thấy chờ taxi ra tới nơi cũng lâu nữa nên thôi ngồi ăn uống chờ thời luôn. Còn thì bình thường chờ chút xíu là xe chạy rồi. Xe bus chạy nên chậm, mất chừng 2h mới tới bến, trong khi taxi nhanh hơn và thả mình thẳng tới nơi mình cần luôn. Bus dọc đừơng có dừng vài điểm cho bà con xuống, thường là dừng ở Bangna sau đó dừng On Nut là ngay đầu xa nhứt của Sukumvit á. Sau đó nó sẽ xuống Ekamai.
Tử Ekamai bus station bạn đi ra quẹo tay trái đi thêm 1 tí nữa là tới cầu thang lên skytrain trạm Ekamai, từ đó muốn đi Central World thì lấy vé đi Chidlom, muốn đi MBK thì lấy National Stadium còn muốn đi Paragon thì lấy Siam. Từ bus station mà bạn quên hem nhớ tui dặn đi ra quẹo tay phải hay tay trái thì cứ ngửa mặt lên trời nhắm hướng cái skytrain ở đâu thì đi về phương đó thôi. Ra khỏi skytrain cũng zị, nó có bảng chỉ dẫn hết đó. Vì skytrain nằm trên cao và chiếm hết cả khỏang không đường bên phải bên trái nên trước khi đi xuống nên tìm coi nó chỉ mũi tên cái nơi bạn muốn đến là phía nào ,không thôi xuống lộn lề đường lại phải leo ngược lên mới băng qua đường được chớ ở nước ngoài băng qua đừong bậy bạ xe nó cán xẹp ruột không đền đâu nha. Được cái là bảng chỉ dẫn ở Thái Lan rất rõ ràng, chớ hem phải như ở VN
Rồi ai muốn đi từ Bangkok tới Pataya cũng đi y chang zị nhưng ngược lại thôi. Lấy skytrain ( or taxi nếu bạn ở những nơi xa xôi) tới Ekamai bus station ( or Mochit nếu bạn ở đâu đó gần phía sân bay DongMuong) mua zé đi Pattaya, bus sẽ dừng tại North Pattaya rồi lấy xe ôm hoặc songteow mà về nơi KS mình muốn.
Từ sân bay đi Pattaya có bus màu vàng xinh đẹp ở tầng 1 á, mua vé chờ nó kêu lên xe rồi đi, bus này mới, ghi rõ bên hông là Suvarnabhumi – Pattaya bằng 1 font chữ cong cong lượn lượn ngựa ô, dừng trên đường Sukumvit của Pattaya ngay đầu của các đường Naklua ( phía Bắc Pattaya) , North Pattaya st. ,Central Pattaya st. , và Jomtien. Xe bus ở Thái đi được lắm, to bự như con khủng long, có 2 tầng và có toilet ở trong nữa. Bus Thái ghế nằm ngồi thỏai mái, bạn có thể đi Lào và Cambuchia bằng bus luôn, hem có cực khổ chi lắm nếu bạn có budget thấp cho chuýên đi bụi của mình. Người Thái lên xe hay nơi công cộng nói chuyện rất nhỏ, để hem làm fiền người xung quanh. Họ hay cúi đầu cảm ơn, xin lỗi khi đi ngang wa mình, đề nghị các bạn cũng bắt chước cho người ta mát lòng và mình thì mát dạ. Vô mall mà nghe ồn ào náo nhiệt thì đó chỉ là khách Tàu, Việt, Ấn Độ … mà thôi,

Đề nghị các bạn muốn đi du lịch bụi cho an tâm phải có 1 cuốn guide book và map. Guide book tui thấy ok nhứt là của Eye Witness, chớ của Lonely Planet thấy gứm thấy bà, tòan information của dân tình đi du lịch gởi về hem được chính xác cho lắm , lại có nhiều thành kiến ( nhứt là nói về VN á, mất dạy dễ sợ) còn Eye Witness thì bản đồ, thông tin, kiến thức … rất là ngon, sách đẹp. Đề nghị các bạn nhớ rõ số đt của Đại sứ quán VN ở BKK ( mà tui đã quên số mấy gòi hehe) để có gì còn gọi cầu kíu. Tui thấy sứ quán VN ở BKK dễ thương ghê, người Việt được vô trong mang luôn giày còn người nước ngoài bị bắt bỏ giày ở ngòai hehehe …

Kể chuyện về Thái Lan mà không nói gì về ẩm thực Thái đúng là 1 thiếu sót lớn. Thai food, nổi tiếng không kém chi Japanese Food hay Indian Food hay Italiano Food, món ăn đa dạng, tốt cho sức khỏe và không bị ngán ngậy như các món Pháp hay món ăn của vùng Địa Trung Hải.
Theo tui thì ta có thể chia món ăn Thái ra làm 3 phần:
_ Món giống Chinese Food:
Vì Xiêm La cũng đã hấp thu 1 số lớn văn hóa Trung Hoa ( triều đại Chakri đương vị cũng gốc Hoa chớ đâu) nên các món như hủ tiếu ( họi gọi là củi- tiểu, mì ( họ gọi là bà mì) , vịt tiềm, cơm gà ( luộc, nướng), các món xào ( như sườn xào chua ngọt, v.v…) heo quay, hòanh thánh sủi cảo và các món tráng miệng như sâm bổ lượng, chè …. Y chang như mình, vì mình cũng lai Tàu hết *** ròai.
_ Món giống mình:
tụi nó cũng có canh bí đao ( nấu chung với nấm đông cô và bỏ cần vào cho thơm), rau muống xào,thịt bò xào, cá chiên, trứng chiên v.v… nói chung món ăn cơm phần lớn cũng giống VN luôn. Ai muốn an tòan thì gọi cơm chiên là chắc cú ( ở đây riết tui hay vắt chanh vộ cơm chiên ăn, cũng ngon, ăn giống như người miền Nam TL)
_ Món Thái:
đây là những món tui muốn giới thiệu để bà con có đi Thái chơi muốn thưởng thức cho biết ( cái này bà con nào đi tự túc mới có cơ hội nha, còn đi theo tour thì khả năng lớn là bị ăn đồ ăn Hoa kô đóa kekeke) gồm có:
_ Pad Thai: tức là bún xào kiểu Thái. Ai không thích ngọt thì đừng gọi, và đây là 1 trong những món không cay, dành cho những ai kô thể ăn cay. Gồm có bún xào dai dai, có khi nó bọc lại trong trứng, có giá sống, hẹ và bông chuối, chanh vắt vô ăn cho nó chua chua ( khẩu vị chua là của tui) và đậu phộng giã. Pad Thai trong food court mấy mall chừng 30 THB – 120 THB ( tùy mall lớn nhỏ).
Tom Yam: ai thích sea food thì kêu Tom Yam Tha Lê ( sea food), ai thích gà thì kêu Tom Yam Gai , ai thích tôm thôi thì kêu Tom Yam Kung . Tui thích ăn kiểu miền Bắc Thái ,tức là không bỏ coconut milk và thích có cà chua, nước trong, bỏ ớt tươi. Còn ai thích có nước cốt dừa thì tô Tom Yam sẽ có nước đục và đỏ ( vì nó sẽ bỏ ớt khô và satế) .Món này ngon vì chua chua ( không ngọt ngọt như VN nấu lẩu Thái) do vị của nước cốt chanh chứ không phải chua theo kiểu bỏ me như ở mình. Muốn nấu món này bạn cần có riềng, sả, ớt, nước cốt chanh hoặc vắt chanh vô cũng được ( nước cốt đậm đà hơn) cà chua nếu thích, nấm rơm , gà hoặc tôm, mực,… , nấu xong thì bỏ thêm lá chanh , xong, đem ra ăn măm măm. Chua chua, cay cay, thơm mùi sả, riềng,

Tui không khóai các món cà ri, nhưng tụi Thái có nhiều món cà ri theo người khác nói thì rất ngon như cà ri nấu thịt heo, cà ri xanh nấu với gà và trái cà Thái, cà ri đỏ nấu thịt heo …. Ăn cay xì khói lun, trộn với cơm trắng dẻo, ăn ta nói, má dòm không ra lun.
_ Các món gỏi ( Thái gọi là yam): khóai khẩu của tui là món yam won sen, tức gỏi miến , trộn với nước mắm chua ngọt, tôm cua mực hoặc chỉ là thịt heo bằm, với hành, cầm và ớt … gọi mà đầu bếp quen tay cho ớt nhiều vô ăn cũng xì khói lỗ tai lun. 1 món khác nhiều bạn thích là gỏi đu đủ, gọi là Som Tam: Som Tam Poo ( có con ba khía) và Som Tam Thai ( o có con nào) , gồm có đu đủ xanh và cà rốt bỏ vô cái cối, giã cho nó mềm và thấm nước mắm chua ngọt, đậu phộng, cà chua mini, vậy thôi .. .dễ thấy ***… dọn ra dĩa để kế bên là đậu cô ve ( ở Thái tụi nó ăn đậu cô ve sống) và ăn không hoặc với cơm nếp.
- Món ăn cơm: tui khóai món ổ qua nấu với dưa cải và ớt ( ***, món Thái nào hẻm có ớt?) và cà chua, nó đăng đắng, chua chua, cay cay… ăn hẻm phê hẻm trả tiền. Món này có trong food court thui chứ ngòai nhà hàng hẻm có. Mực hoặc cá hấp nước cốt chanh, chua chua, cay cay… ăn hòai hổng ngán! Trên lề dường có cá lóc bọc muối nướng nguyên con , xé ra ăn lớp thịt trắng ngần bốc khói ....
_ Món ăn chơi thì có cá lăn bột chiên, rau cải lăn bột lăn trứng chiên lên …v.v…. tất cả bày trên 1 cái mâm , ở giữa là 1 chén mắm tôm… chẹp, gắp, chấm, lủm…. ta nói, bụng hẻm có phưỡn ra hẻm zìa.
MK restaurant : bán đồ ăn Hoa, đặc sắc nhất là lẩu MK ( giống giống shabu shabu) ,bạn gọi các thứ muốn ăn ( như miến hay mì, gà, cá, tôm rau v.v…. rồi bỏ vô lẩu)
Sizzler Restaurant : thường xuyên đông nghẹt, không thành công lắm ở Mỹ nhưng ở Thái rất thành công. Đặc sắc là có 1 cái salad bar, gồm có 4 lọai soup ( trong đó có soup nghêu nấu sữa và Tom Yam là khóai khẩu của tui , ngòai ra có soup nấm, soup hành) và nhiều lọai salad, rau trái , v..v..... tui hay chọn ăn salad bar ( buffet) giá 120 THB ăn mệt nghỉ, còn ai chọn món ( như steak, gà nướng cay cũng ngon lém... ) thì salad bar là free.(beer)
Sưu tầm thêm sẽ post tiếp
 
Đó là cảm nhận của riêng tôi . Tôi chưa sống chung lâu với người Thái , mới lợt phợt bên ngoài mà đã có cảm giác như vậy . Tôi không nói người Việt xấu , tôi chỉ nói người Thái hiền hơn người Việt từ những gì tôi nhìn thấy : Hải quan Thái vui vẻ , hải quan Việt cau có .... Người bán hàng ở Thái không chửi vào mặt tôi khi tôi trả giá thấp , người bán hàng Việt chửi và đốt phong long ... Xe máy tôi chạy bên Thái ( Chiang Mai ) ghé vào bất cứ nơi nào không cần gửi xe và không mất ...ở Việt thì có khóa cũng mất .... và còn nhiều thứ nữa .... Bạn cứ đi rồi sẽ có cảm nhận nhé ...

chuẩn ạ, có đến Thái sẽ cảm nhận được tính cách Thái.
Còn so sánh không phải để chê nước mình, chỉ đơn giản là lý giải tại sao 70% khách du lịch đến VN không quay lại còn sau Tsunami, sau protest mà du lịch Thái vẫn sống tốt?

Thôi, không chém ngang, em xin chia sẻ chút thông tin ạ:
Ở BKK: bạn cứ lên taxi và kêu tới KHao San là mọi vấn đề đều được giải quyết: nhà trọ từ rẻ đến đắt, nightlife tuyệt vời, 7eleven, boót, burger king đủ hết cho các nhu cầu cá nhân, travel agency ở khắp nơi, nhà hàng tây tàu đủ cả. Em recommend hệ thống nhà nghỉ Sawasdee vì giá ổn, an toàn và sạch sẽ
Khao San là chốn đi về khi đêm xuống, còn ban ngày, mọi người đi chơi ở khu sông Chao Phraya, China Town và khu MBK, Siem để mua sắm. Các điểm must-see có ghi đầy đủ trên bản đồ outline rất đẹp, để đầy ở sân bay.
Around BKK có Ayutthaya, cố đô với những chiếc xe sơn màu đặc biệt sinh động và Kachanabury, cầu sông Kwai.
Tình yêu đích thực của em là Chieng Mai:
Nhà nghỉ yêu thích là Fang guesthouse (giá ở 400bth). Bác cứ lên xe taxi nói về Fang GH là ok ạ
Chieng Mai có Sunday Market là số 1, thành phố sinh ra để enjoy vì quá thanh bình và đáng yêu. Mua sắm ở Chieng Mai còn có Airport Plaza, đáng yêu và dễ mua hơn BKK
Từ Chieng Mai, bạn nên đi Chieng Rai, Golden Triangle, làng người Karen, bằng tour vì tour đưa đi các điểm rất lạ, phương tiện độc đáo (bè, lừa, bò voi...) mà lunch thì ngon nghẻ, giá không đắt (800-1000bth)
Còn Doi Tung, Doi Sunthep thì nên thuê xe máy (100bth/ ngày thì phải) đi thích lắm ạ vì đường đèo nhưng lại an toàn, thoáng mát thôi rồi (c)
Bạn đi tàu/ máy bay đến Chieng Mai đều rẻ cả. Em vừa rồi mua vé về Chieng Mai có 700bth return, yêu chưa! :L

Em cứ mỗi lần có vé Thái rẻ, em đi, sống bên ấy 5 ngày rẻ hơn ở Hà Nội và giải tỏa stress tuyệt đối. Thứ 5 này em ở BKK, bác nào đi muốn night out thì ới em nhé. Mỗi tội SIM điện thoại Thái mất tiêu rồi, em chỉ online tối thôi ạ
 
Last edited:
à, ăn uống thì em cũng xin bổ sung (tại em là gái, nên ăn vặt nhiệt tình)
- Kem bác bẩu thì em xin giới thiệu kem McDonald's 15 bth, to, rẻ, mát, ngon :L
- Nước quýt (không đường, không đá, hơi bẩn, nhưng y lời bác trên, sạch hơn ở nhà mình và tuyệt đối không có thuốc bảo quản Trung Quốc)
- Hải sản (chẹp chẹp), các khu ẩm thực tầng 1 của các trung tâm mua sắm lớn là chỗ ăn rẻ, ngon và sạch nhất
- Chè Thái, mọi người đừng quên
- Cơm gà (không ngon bằng Sing nhưng rất đáng thử). mà một điều chú ý là không hiểu sao, ở đây, gà và tôm sú rất rẻ và nhiều.
 
đi lại ở bangkok

Từ sân bay tại Bangkok, nếu đi vào thành phố có thể có các cách sau:

1. Xe taxi: Check out xong là thấy mấy cô gái đứng đó mời đi taxi, nếu đi theo lời mời của các cô sẽ mất thêm tiền gọi taxi (khoảng 50 baht), tiền taxi (mặc cả thì khoảng 250 baht + phí đường cao tốc 40 baht, để đồng hồ chạy thì khoảng 200 baht + phí đường cao tốc 40 baht). Tự gọi taxi sẽ không tốn 50baht, không đi đường cao tốc thì không tốn phí.

2. Đi xe bus của sân bay: airway express, giá 150 baht /người, có 4 hướng đến khác nhau, gọi là AE 1, 2, 3, 4. Tra chỉ dẫn để biết điểm đến của mình và mua vé. Xe rộng rãi, ít người cũng chạy, hồi mình đi vào giữa tháng 4/2009, chỉ có 4 người trên xe. Xe sẽ dừng lại chỗ mình muốn xuống. Khi lên xe có người hỏi địa điểm mình đến, đánh dấu vào tờ giấy và đưa cho lái xe, khi đến địa điểm đó, lái xe sẽ gọi bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, xe này có điểm kết thúc như kiểu xe của Vietnam airlines, dừng lại ở deawoo chẳng hạn, nên muốn đi tiếp thì lại phải kiếm phương tiện khác

3. Đi xe bus công cộng, có 35 -40 baht thôi. Khi ra khỏi sân bay, xuống tầng 1 đi xe shuttle bus của sân bay tới điểm chờ xe bus công cộng, tra tuyến xe về khách sạn, mua vé lên xe và vào thành phố

4. Đi Sky train: (tàu điện trên cao) tuy nhiên phải chờ tàu hơi bị lâu vì 1 hoặc 2 năm nữa mới hoàn thành đoạn từ sân bay tới thành phố, khi đó đi thẳng vào thành phố khỏi lo tắc đường và ngược lại.


Đi lại trong thành phố:

Mình thấy đi skytrain ở Bangkok rất tiện lợi, nó nối hầu hết các trung tâm mua sắm với nhau và nhiều điểm du lịch. Đi rất nhanh, có khi chỉ mất 3-4 phút là tới một điểm mới, giá thấp nhất cho 1 chuyến là 15 baht, cao nhất là 40 baht. Mua vé tự động bằng tiền xu, có chỗ đổi tiền ngay tại đó. Nếu chọn nhầm tuyến thì có thể cầm vé ra quầy đổi lại. Nếu đi nhiều trong ngày bằng skytrain thì bạn mua vé theo ngày, 120 baht/ngày, có giá trị từ khi mua tới 24 h của ngày mua, đi được tất cả các tuyến và không giới hạn số lần.

Bankok có cả Metro(tàu điện ngầm), đi lại cũng tiện lợi.

Đi lại trên sông Chaophaya bằng tàu công cộng (public boat), có rất nhiều điểm du lịch trên sông, các điểm này được đánh số, nếu muốn đi tất cả các điểm, bạn mua vé 120baht/ngày (tàu tốt hơn), còn nếu chỉ muốn đến một vài điểm, bạn lên tàu công cộng, trả 13 baht cho một chuyến (tính từ lúc lên tới lúc xuống một điểm), cứ xuống 1 điểm thì trả 13 baht, do đó nếu bạn đi từ điểm đầu xuống tận điểm tham quan cuối cùng (chỉ xuống tàu 1 lần) thì cũng chỉ phải trả 13baht. Nó y như là xe bus công cộng ý, chỉ có điều chạy trên sông. Người thái lan còn đi làm bằng phương tiện này.

Muốn đi tới bến tàu trên sông, bạn đi sky train đến bến cuối cùng là Saphan Thaksin, xuống cầu thang, đi bộ vài bước là ra tới bờ sông, ở đó chờ tàu tới, lên tàu, có người sẽ đi thu tiền, chỉ bản đồ nhờ họ báo cho mình biết điểm mình muốn xuống, nếu không dễ bị đi quá đấy, tuy nhiên phải chắc chắn là họ biết rõ mình xuống điểm nào.

Xe bus có nhiều loại, có loại bé tí, trông cũ kỹ lắm, xe to thì đỡ hơn, giá 12 baht/chuyến. Khi mình hỏi chuyến xe bus nên đi từ một bác Thái lan ở trong cung điện, (Lần đó chủ quan không chịu hỏi cửa vào cung điện nên đi bộ đúng một vòng quanh cung điện hết 8km mới tìm thấy cửa vào, vào tới nơi, mua được vé thì mưa tầm tã, đành ở trong cửa hàng bán đồ lưu niệm chờ và gặp bác thái lan này). Bác Thái lan tốt bụng cầm điện thoại di động gọi ngay cho công ty xe bus, hỏi chuyến cho mình và chỉ dẫn rõ ràng đi tuyến nào tiếp chuyến nào để đến được nơi cần đến. Họ nhớ được số của công ty xe bus mới lạ.


Bangkok có nhiều xe ôm, tất cả các lái xe ôm mặc áo màu cam nên rất dễ nhận ra, họ cũng hay đứng tập trung tại các điểm đế chờ khách.
 
vài nơi đắt đỏ tại bangkok nhưng cũng đáng để đi chứ

1. Tòa nhà State Labor 64 tầng: để ngắm toàn cảnh bangkok, giá đồ ăn, đồ uống đắt, tương tự như Sirocco mà một bạn đã chia sẻ trên phuot.

2. Buổi diễn Siam Niramit: giá 1200 baht/đêm diễn có ăn tối (nếu đặt qua mạng), 1500 baht không ăn tối (nếu mua tại chỗ), bắt đầu từ 6h tối, biểu diễn chính thức từ 8h tối, có tới 1500 diễn viên nên không cần phải nói cũng có thể tưởng tượng ra nó hoành tráng đến mức nào. Nếu chỉ muốn trả 1200 baht, bạn có thể liên hệ với công ty du lịch của Thái lan.
 
Bạn ơi, cuối tháng sau tôi cũng có dự định đi Thái, thời gian khoảng 1 tuần (đã đặt vé MB khứ hồi HN-BKK của Air Asia).

Lịch trình dự kiến: HN-BKK-Chiengmai-Chiengrai-BKK-Phuket-BKK-HN
Bạn cho tôi hỏi nên dùng phương tiện di chuyển giữa những chặng trên? Khoảng cách giữa các điểm trên?
Có tuyến Bus hay train chạy đêm không? Giờ khởi hành và thời gian di chuyển giữa các địa điểm?
Lịch trên có điểm gì bất hợp lý không?
Thanks các bạn nhiều.
 
tuyến chuyên của tớ là BKK-Chieng Mai-Chieng Rai còn Phuket tớ chưa đi
BKK-Chieng Mai thì tớ thấy 2 cách tiện lợi là máy bay AirAsia (tớ đặt mua tháng này có 700bth khứ hồi, rẻ thôi rồi. Bạn đặt bây giờ chắc vẫn còn giá đó); cách 2 là đi tàu (giá cùng 600-700bth khứ hồi gì đó, giường nằm rất tiện lợi và thú vị. Bạn thích trải nghiệm có thể thử tàu BKK-Chieng Mai vì độc đáo lắm, lại vui. Chạy một đêm, 8h sáng đến nơi). .Ga có tên là Hualamphong Station, sạch sẽ và dễ dàng
Từ Chieng Mai, bạn đi bus hay ô tô đi Chieng Rai rất dễ dàng. Nhưng Chieng Rai thì tớ không khuyên ở qua đêm vì khách sạn tốt thì đắt (hồi tớ ở Dusit), còn giá ổn thì reception không nói được tiếng Anh. Buổi tối ở Chieng Rai cũng ít cái chơi lắm, có cái Night Bazzar nhưng thua xa Night Bazzar ở Chieng Mai. Đi một ngày rồi về Chieng Mai cho vui (c)(c)
Còn đi Phuket bạn cũng có thể bay, 40 phút (Airasia đang giảm giá nội bộ Thái khá rẻ) hoặc đi bus. Bến xe Bangkok's Southern Bus Terminal, đi khoảng 12h, có aircon
call the Southern Bus Terminal, 0 2894 6122
Theo tớ biết thì không có tàu đến thắng Phuket, bạn xuống ga Phun Phin railway station ở Surat Thani rồi đi bus tiếp đến Phuket. Cũng ga Hualamphong luôn nhé
Chúc bạn vui và yêu Thái... như tớ :L
 
Dạ có bác nào trên này có kinh nghiệm sleep over ở sân bay Bangkok thì chỉ bảo cho em chút ạ. Em có hỏi anh Gúc rồi nhưng vẫn thấy mù mờ vì chỗ thì bảo ngủ được, chỗ thì bảo ít ghế lắm, không ngủ được đâu. Em đến BK khoảng gần hơn 12h đêm, mà sáng hôm sau 10h đã bay đi Kathmandu rồi nên ko muốn vào trung tâm Bk để ngủ. Ở airport thì theo như bác tibet3217 phải có thẻ VIP mới thuê được phòng, giá rổ lại rất "chát" nữa.

Tks các bác,
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,763
Bài viết
1,137,562
Members
192,651
Latest member
ae888fmradiovoz
Back
Top