What's new

[Tổng hợp] Thông tin phượt cung đường Hà Giang (2016 từ trang 41)

digivina đã đo khoảng cách chi tiết đường đi trên bản đồ điện tử MapInfo roài đây:
Ngày 1: Tổng 260km
Hà Nội - Tuyên Quang: 120km
Tuyên Quang - Việt Quang: 140km

Ngày 2: Tổng 230km
Việt Quang - Hà Giang: 63km
Hà Giang - Quản Bạ: 34,5km
Quản Bạ - Phó Bảng: 34,5km
Phó Bảng - Lũng Cú: 40km
Lũng Cú - Đồng Văn: 40km

Ngày 3: Tổng 113km
Đồng Văn - Mã Pí Lèng - Mèo Vạc: 28km
Mèo Vạc - Ngã ba Lũng Phìn: 10km
Ngã ba Lũng Phìn - Dinh Vua Mèo: 10km
Dinh Vua Mèo - Yên Minh: 35km
Yên Minh - Quản Bạ: 30km

Ngày 4: Tổng 357,5km
Quản Bạ - Hà Giang: 34,5km
Hà Giang - Tuyên Quang: 203km
Tuyên Quang - Hà Nội: 120 km
 
Last edited:
Bác copy mấy cái bản đồ này về và in ra đút túi nhé:

1. Tuyên Quang - Hà Giang
hag12.jpg


2. Hà Nội - Tuyên Quang
hag1-1.jpg


3. Tuyên Quang - Việt Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần
hag11.jpg
 
Cõi đá - Tỉnh Hà Giang

Thế giới của người H''Mông ở Hà Giang
Mùi rượu ngô gay gắt của những quán nhỏ ven đường như muốn níu kéo khách tham quan ở lại và dù đã vượt qua rất xa, vẫn có cảm giác nó ở quanh mình. Phải chăng hơi rượu đã thấm đẫm vào không gian, đánh bạt đi lam sơn, chướng khí của miền "đất dữ" để tiếp thêm sức mạnh cho người khách bộ hành?
Nếu được đứng trên triền núi ngắm những buổi hoàng hôn mênh mông nắng vàng hay đêm nằm run rẩy trong cái tịch mịch của rừng đá, mới thấy hết được ý nghĩa của cuộc sống nơi hoang vu, khi con người trở nên quá bé nhỏ trước sự hùng vĩ của thiên nhiên. Ở nơi thâm sơn cùng cốc này, rượu ngô là thứ đồ uống chính của đồng bào dân tộc. Ăn có thể thiếu, mặc có thể không đủ nhưng rượu ngô luôn phải đầy bình. Rượu ngô uống cùng ớt ngâm, rượu ngô hoà vào bát cơm gạo hẩm, lùa vội hai miếng cho qua bữa... Thế nhưng, không phải lúc nào người H''Mông ở Đồng Văn cũng có cơm ăn. Sống trên đá, nguồn nước không có, họ chỉ có thể trồng ngô thôi chứ lấy đâu ra gạo. Ngô, cũng chỉ chế biến được thành món "mèn mén" mà thôi. Người dân nơi đây có câu "Sống trên đá, chết vùi trong đá".Năm 2005 tôi đã chứng kiến một người chét được chôn mà đất không vùi được hết người còn hở nguyên đôi chân ra,tại chỉ có đá và đá.Thế giới của người H''Mông ở Hà Giang thật đơn sơ, nó chỉ là đá, là rừng và nhiều sinh khí nhất là những nương ngô xanh rờn. Một quả núi lớn được chia theo từng hộ dân để canh tác. Đá núi mấp mô, nhọn hoắt, đâm thủng chân người, vậy mà họ vẫn đào được hố, được hốc rồi tra hạt, tỉa bắp. Bò kéo cày, có khi chỉ đi được vài bước chân đã phải quay đầu, vì "nương" nhỏ quá, đá xanh rắn qua. Đúng là dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Sống trên độ cao 1200m so với mặt nước biển, nguồn nước sinh hoạt của người H''Mông dựa hoàn toàn vào "thiện ý" của ông trời. Năm nào ông cho mưa nhiều thì người dân bớt khổ, chứ năm nào nắng to thì dù "có sức người, sỏi đá cũng thành ngô". Đồng Văn không hề có suối và nước mạch như các vùng núi khác, đá xanh Hà Giang lại nổi tiếng cứng hơn cả đá trắng Ninh Bình nên cũng không thể nào khoan giếng để trữ nước được. Sau mỗi cơn mưa, nước ở lại trong các hốc đá tai mèo và người dân phải đập đá để tạo ra dòng chảy về một hốc đá lớn với trữ lượng khoảng 100 lít. Những nhà ở xa hốc nước cũng phải mất cả ngày trời mới mang được can nước về, mà cũng vơi đi rất nhiều, vì họ phải uống trên đường đi. Nhà nào khá giả còn có ngựa thồ nước, chứ nhà nghèo chỉ biết dùng chính sức khoẻ của mình mà "cõng" nước về. "Nước chảy đá mòn", thế nhưng những giọt mồ hôi của người H''Mông nhỏ xuống không đủ thấm vào lòng đá, không làm cho đá mòn đi mà trái lại, dường như nó còn mài sắc thêm những cạnh đá để cào nát đôi chân trần của những người quanh năm sống cảnh "bán mặt cho đá, bán lưng cho trời".
Vùng đá tai mèo đã tạo cho người dân nơi đây tính cách thậtdữ dội, nhưng cũng vô cùng chân thật. Dù khó, dù khổ đến mấy nhưng hiếm khi nụ cười tắt trên đôi môi họ. Một bữa ăn, một đêm ngủ trong căn nhà trống trải tường đá toả hơi lạnh buốt, một buổi len lỏi trên những con đường trải đá tới nương ngô nằm ở lưng chừng núi cũng đủ cho bạn quyến luyến vùng "đất dữ" này. Mọi người dân nơi đây ngay từ lúc sinh ra đã được đá tôi luyện, đá chính là cuộc sống của họ, còn đá thì còn họ, sức sống của họ là sức sống của đá. Những sinh linh tồn tại một cách hoang dã trong thế giới của đá là hình ảnh đẹp nhất của ý chí con người quyết chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.Nhưng những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước và Đảng nên các huyện lị nhỏ của hà giang đã được cải thiện một phần đáng kể.
(nguồn:st)(c)
 
Last edited:
Cháo ấu tẩu - Đặc sản ẩm thực tỉnh Hà Giang

Được nấu từ một loại thuốc quý và gạo nếp cái hoa vàng của đồng bào dân tộc vùng cao, cháo ấu tẩu Hà Giang vị bùi, dẻo và thơm đặc biệt. Cháo có tác dụng chữa bệnh tốt, và là đặc sản chỉ có ở miền núi phía Bắc.
Những đầu bếp lâu năm cho biết, món cháo bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao. Củ ấu có chất độc, thường ngâm rượu để thoa lên các vết thương kín. Nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Hà Giang, vị thuốc này đã được chế biến thành món ăn ngon, lại có tác dụng chữa bệnh. Thuở ban đầu, đây là món cháo "giải cảm" đơn giản của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau này, người dân Hà Giang thêm một số gia vị, phụ gia khác, nấu thành món cháo "đặc sản" của xứ sở mờ sương, ăn ngon miệng lạ lùng.
Nấu được bát cháo ấu tẩu cũng cầu kỳ và nhiều công đoạn. Củ ấu tẩu được ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm, sau đó rửa sạch và đem ninh hơn 4 giờ, tới khi củ mềm, bở tơi. Vị ngon của cháo còn phụ thuộc bí quyết của từng nhà hàng. Gạo tẻ thơm, trộn ít nếp cái hoa vàng cho cháo đặc sánh. Bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn. Bát cháo được gia giảm thêm hành, rau mùi, trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ, dậy lên mùi thơm ngọt ngào.
Cháo mang sắc nâu đậm, khi ăn có vị hơi đăng đắng như tam thất. Nhưng cái đắng hòa cùng miếng ấu tẩu bùi, dẻo, quyện với cái ngọt của nước xương ninh và thơm ngậy của trứng đọng lại thành hương thơm, vị ngọt ngào trong cổ, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn. Theo kinh nghiệm dân gian, cháo ấu tẩu có tác dụng dãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương, xua tan mệt mỏi của người đi đường xa, khi ăn cùng lá tía tô có tác dụng giải cảm tốt.
Giữa tiết trời giá rét, sương núi giăng giăng, ngồi trong quán nhỏ xuýt xoa bên tô cháo ấu tẩu nóng sực, thơm lừng thì thật thú vị. Nếu có dịp ghé qua Hà Giang, mời bạn hãy thưởng thức một lần món cháo đặc sắc của vùng cao nguyên đá.
(nguồn :st)
 
CHÚ Ý: khi các bạn lên Hà Giang, phải chuẩn bị rất kĩ đấy, nhất là mùa lạnh này:


1. Xe máy phải cực khoẻ, có xe côn đi càng tốt vì leo lên mấy huyện như Đồng Văn, Xí Mần, Mèo Vạc ... thì toàn cua tay áo, dốc thẳng đứng, xe yếu là quang tèo ngay, tự tụt dốc luôn, trời sáng sớm và chiều muộn sương mù dầy đặc ko nhìn thấy đường núi non, cua, vực.. nên hết sức cẩn thận, tớ là dân bản địa đi còn sợ phát khiếp, huống hồ là các bạn toàn đi đường đồng bằng, nên có thể chủ quan... em nghĩ Nhân nên mượn xe hoặc đổi xe 1 một ai đó vì xe MAX II của Nhân yếu lắm không đi được đâu, leo mấy cái dốc của Mộc Châu mà đã ì ạch ...


2. Quần áo, khăn, mũ phải chuẩn bị đầy đủ trên đó gần núi đá nên lạnh lắm, không chuẩn bị cẩn thận lên đấy khóc không ra tiếng mẹ đẻ đâu, vì nhà dân thưa thớt, không vào xin sưởi ấm được, tốt nhất nên mang ít diêm đi nếu lạnh quá nhặt củi ven đường mà đốt lên sưởi ấm.


3. Gặp cây xăng bất kỳ nào thì đổ luôn không lên càng cao dân cư thưa thớt nói gì có trạm xăng mà bán, đấy là nói chung chung những vùng sâu cách huyện lớn khá xa nên phải vậy.


4. Lên Mèo Vạc nhiều xã còn chưa có điện lưới, nên trang bị mỗi xe máy 1 đèn pin. À hí hí tớ thấy về đêm nhìn lên bầu trời đầy sao, cứ cảm giác như với được thích lắm, còn nhiều lắm nhưng cứ tạm thế đã, tự nhiên hỏi đến lại quên, khi nào nhớ ra viết tiếp.(BB)
 
Last edited:
tớ định 30/4 này phượt HG cùng hội bạn, vì chưa đến đó bao h, mà lại đi = xe máy nên muốn biết là từ HN lên đến đó mất mấy tiếng để sắp xếp thời gian đi lại ăn nghỉ cho hợp lý, đi 4 ngày liệu có đủ ko? mong các bác đã đi rồi giúp đỡ nhé :L
thanks!!

Hà Nội - Hà Giang khoảng cách khoảng 300km, thời gian hết bao lâu còn tuỳ thuộc vào tốc độ di chuyển trung bình của bạn và cả việc bạn có dừng lại tham quan, chụp ảnh dọc đường hay không. Nếu chỉ tập trung vào đi thì mất khoảng 8h cho đoạn đường này. Thông thường thì nếu đi bằng xe máy thì 4 ngày là vừa đủ để đi hết những điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Giang.

Tớ chỉ có thể trả lời chung như vậy còn chi tiết bạn tham khảo thêm ở các topic dưới đây và tự mình khám phá, kiểm chứng trong thực tế nhé!

Hà Giang câu chuyện của chúng tôi
https://www.phuot.vn/showthread.php?t=3272

Thương mến Hà Giang
https://www.phuot.vn/showthread.php?t=2790

Cao nguyên Đồng Văn sau những bờ rào đá
https://www.phuot.vn/showthread.php?t=1269
 
Đi HG đường Tam Dương - Sơn Dương sẽ ngắn hơn đường Việt Trì - Đoan Hùng 30km, nhưng đường không ngon bằng, nên tổng thời gian đi cũng như nhau thôi. Tùy bạn chọn đường nào thôi. Khỏi cần nhớ rẽ trái phải cho mệt, cứ chú ý nhìn biển dẫn đường là sẽ đi được, nếu cần gì thì hỏi người dân. Nói chung không cứ hỏi đường mà có bất cứ vấn đề gì về chỗ nghỉ, ăn uống, chơi bời,... cứ hỏi dân địa phương là ra hết. Mua quyển bản đồ đường bộ nữa.
Nói thật là không nên chạy đêm để đảm bảo an toàn bạn ạ, thu xếp đi ban ngày là tốt nhất, nhất là nếu bạn đi phượt lần đầu. HN - Tân Quang (ngã 3 Hoàng Su Phì) là 250km, Tân Quang - HSP là 60km, HSP - Xín Mần 40km. Như vậy tổng là 350km.
Ngày cuối CN bạn về, như thế thì khó mà đi được chợ nào trên vùng cao cả. Vì Hà Giang chủ yếu chợ phiên họp CN, 1 vài chợ là chợ lùi, họp 6 ngày 1 phiên thôi, nếu may mắn thì bạn sẽ gặp được.
 
cảm on bạn!
HN - Tân Quang (ngã 3 Hoàng Su Phì) là 250km, Tân Quang - HSP là 60km, HSP - Xín Mần 40km. Như vậy tổng là 350km
nếu cung đường trên bạn nói tổng 350km mà chỉ đến Xín mần, đâu có chỗ để mình ngủ đêm, mình nghe nói là HSP mới có hotel ngủ đêm. như vậy công thêm xín mần - HSP 40km. tổng la 390km chắc không nổi rùi..hu huuuu.
không biết là từ Phố Lu đi xín mần - HSP tổng cộng là bao nhiêu km vậy bạn ha???? nếu mình biết rõ km cung đườngn này thì mình sẽ xem lại lịch trình
 
đi xe máy đoạn HN-HG đường đẹp lắm chạy phóng toàn 70^^ mát lắm:D

Không biết các bạn thế nào chứ tớ chạy kể cả đường có đẹp đến mấy cũng không bao giờ quá 60km/h :D.
Phố Lu - XM 100km, tớ cũng chưa đi bao giờ, định cuối tháng này đi. Nghe nói đường từ Bắc Hà sang XM khó đi, nên sẽ mất khá nhiều thời gian.
XM có chỗ ngủ đấy chứ.
Tam Dương - Sơn Dương không khó đi lắm, căn bản nó không được "mịn" như đường Đoan Hùng thôi. Cách Tx TQ khoảng 20km có 1 chốt cá vàng, bạn đi nhớ mang đủ giấy tờ nhé. Cứ đi bt thôi thì nó không tóm đâu, chứ thấy nó mà hơi chậm lại là ăn tuýt đấy :D. Cách 5km thì có 1 đoạn đang sửa, toàn đất, nếu mưa thì khá phiền.
 
Địa chỉ cụ thể đây ạ. (Chỉ là ý kiến tham khảo thui.)
1_Trên đường từ HN - TQ - Bắc Quang, dừng chân ăn trưa
- Ăn trưa ở Bắc Quang: Hùng Nhạn (phía bên trái đường đọ khoảng km 75-78)
ĐT: 0219.3892747; 0979055532
Cơm canh ngon, rất rẻ. Đặc biệt cà trắng giòn tan. Ăn xong có ngủ luôn tại chỗ chiều đi tiếp.
2-Từ HG - Quảng Bạ. nghỉ ăn tối
- Nghỉ tối ở Tam Sơn, Quản Bạ
Có mấy cái nhà nghỉ là 567 (to đẹp nhất vùng) và nhà khách Tam Sơn
Nói chung là cũng nhiều chỗ ngủ nên không phải lo.



- Ăn sáng bún chả gần chợ Quản Bạ ( HTX Thuốc Q bạ - trên đường đôi)
- Ăn tối Quảng Bạ
3- Quảng bạ - Đ văn
+ quán cơm phở Tú Lan đối diện chợ Đồng Văn. ĐT: 0219.3856148, 01663276042 (ăn cũng được nhưng thái độ phục vụ rất vớ vẩn, chọn anh nào đẹp chai, dẻo mỏ oder thì sẽ được phục vụ chu đáo hơn :D)
Nên nghỉ ở Nhà nghỉ Hoàng Ngọc. ĐT: 0219.3856020 (nhà nghỉ sạch sẽ, giá cả tốt)

- Ăn sáng tại quán bánh cuốn đối diện chợ Đồng Văn ( ngon tuyệt)
- Ăn trưa tại Bảo Lạc, cũng ven đường nốt :D
- Ăn tối và ngủ tại Ba Bể. Nhà nghỉ Suối Mơ, ĐT:0281.3894049
bạn hãy đi và hãy cảm nhận cảm giác thật tuyệt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,326
Bài viết
1,175,238
Members
192,050
Latest member
khoangsanamico
Back
Top