What's new
Đoàn mình mặc đủ các loại quần, từ jean, văn phòng đến quần đi mưa. Mình thấy quần vải dầy khá tốt vì phải lăn lê, bò toài, trượt đất, vì vậy jean hay vải bố là rất tốt đấy. Đoàn mình có một bạn mặc quần vải (văn phòng) bị xoạc rãnh cả đũng. Vui phết.

Về khăn quàng thì mình thấy không cần thiết, các bạn nhìn xem đoàn minh leo mồng 3 tết rét mà có cần khăn quàng đâu. Vướng víu, khó chịu lắm bạn ơi.

Giày thì cứ đi loại vừa chân bạn, quen chân bạn. Nếu mua mới thì nên đi vài hôm cho mềm ra, quen chân, cho đỡ đau.

Mang balo nhỏ thôi, chứa mấy đồ như bạn liệt kê, như áo mưa, máy ảnh, chai nước nhỏ, vài quả ăn được... Nói chung các bạn leo Trạm Tôn sẽ không quá vất vả đâu.

Đi mệt thì cứ nghỉ, thông thường đi sẽ tách nhóm. nhóm khoẻ lúc nào cũng dẫn đầu. Nhóm yếu hơn ở giữa và nhóm yếu nhất là đi sau cùng. Bạn tuỳ sức mà gia nhập nhóm nào, không phải đua tranh nhau. Cứ mệt thì kêu nhóm mình nghỉ lại. Vài phút lại đi.

Tuy nhiên, Trạm Tôn sẽ không có chặng nào phải nghỉ vì leo nhanh lắm, đường dễ.
 
Cẩm nang chinh phục đỉnh Phan Si Păng

dangoai_leonui.jpg
Cẩm nang chinh phục đỉnh Phan Si Păng
Hướng dẫn lựa chọn tuyến đường, thời gian, trang thiết bị, xử lý các tình huống có thể xảy ra và tập luyện thể lực cho chuyến chinh phục đỉnh Phan Si Păng

Phan Xi Păng hay Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng của người H’mông núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Với các “phượt thủ” Việt Nam có lẽ cái tên ngắn gọn Fan là thân thuộc hơn cả.
Phan Si Păng từ lâu đã là điểm hẹn và niềm khao khát chinh phục của rất nhiều người yêu thích khám phá thiên nhiên. Đã có nhiều người viết về hành trình leo Fan dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân và đã cung cấp rất nhiều kiến thức cho những người lần đầu tiên chinh phục ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên các bài viết chia sẻ kinh nghiệm đa phần mang tính mô tả về hành trình chứ chưa cung cấp cho những người muốn leo Fan một sự hưỡng dẫn đầy đủ để có thể thực hiện một chuyến chinh phục Phan Si Păng thành công. Bài viết này của Umove sẽ cung cấp cho các “phượt thủ” muốn leo Phan Si Păng những kiến thức cần thiết nhất để chuẩn bị cho chuyến chinh phục của mình.
ND1.jpg
Về căn bản trước khi leo Phan Si Păng các phượt thủ cần phải quan tấm đến những kiến thức sau:
1, Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
2, Thời gian leo núi
3, Trang thiết bị phục vụ chuyến đi
4, Hưỡng dẫn viên cho chuyến đi
5, Những tình huống thường xẩy ra trong khi leo núi và cách xử lý
6, Tập luyện thể lực trước chuyến đi
7, Chung tay bảo vệ môi trường sinh thái của Phan Si Păng: Do & Don’

Phần 1. Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
Có 3 tuyến leo Fan phổ biến nhất là: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn (Cổng Trời)
Đây là tên của các điểm xuất phát và kết thúc của những hành trình leo núi. Mỗi tuyến leo núi có độ dài và độ khó khác nhau vì vậy phượt thủ cần phải cân nhắc việc lựa chọn tuyến leo núi cho phù hợp với thời gian và sức khỏe của mình. Dưới đây là đặc điểm của mỗi tuyến leo núi.
ND2.jpg
Tuyến Cát Cát:
Xuất phát: Cát Cát
Kết thúc: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
Thời gian leo: thông thường là 4 ngày
Lịch trình căn bản:
Ngày 1: Leo từ Cát Cát đến 2300m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Leo lên đến 2900m. Xuống đến 2700m. Ngủ trại đêm thứ hai
Ngày 3: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2000m. Ngủ trại đêm thứ ba (có thể ngủ tại lán Việt Hùng ở độ cao 2200m)
Ngày 4: Xuống đến Trạm Tôn hoặc Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h – 14h

Xuất phát ở thung lũng Cát Cát (làng Cát Cát), cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km và có độ cao so với mặt nước biển là 1245m. Cát Cát là tuyến dài nhất cũng là tuyến có độ dốc lớn nhất. Đây được đánh giá là tuyến tuyến leo Fan thú vị nhất bởi cảnh quan và địa hình đa dạng nhất trong cả 3 tuyến cộng với hành trình đi từ điểm đầu đến điểm cuối không hề bi lặp lại một đoạn nào. Tuyến leo núi này phù hợp nếu bạn có thời gian và sức khỏe đáp ứng với yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

Tuyến Sín Chải: bao gồm hai lựa chọn
Xuất phát: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
Kết thúc: Sín Chải hoặc Trạm Tôn
Thời gian leo: thông thường là 3 ngày

Lịch trình căn bản:
Trạm Tôn – Sín Chải
Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ nhất (hoặc lán Việt Hùng)
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán Việt Hùng)
Ngày 3: Từ 2200m xuống Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

Sín Chải – Trạm Tôn
Ngày 1: Leo từ Sín Chải đến 2400m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán Việt Hùng)
Ngày 3: Từ 2200m xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h

Sín Chải có độ cao so với mặt nước biển là 1260m, cách trung tâm thị trấn Sapa 5km. Tuyến Sín Chải – Trạm Tôn được ít người lựa chọn hơn tuyến Trạm Tôn – Sín Chải vì có độ dốc cao hơn. Tuyến Sín Chải cũng có cảnh quan tương đối đa dạng tuy nhiên so với tuyến Cát Cát thì ngoài đặc điểm thời gian chinh phục ngắn hơn 1 ngày còn có một đặc điểm khác là đoạn từ độ cao khoảng 2100 đến đỉnh Fan sẽ phải lặp lại khi leo xuống, phù hợp cho các phượt thủ không có nhiều thời gian và thể lực đáp ứng được yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

Tuyến Trạm Tôn:
Xuất phát: Trạm Tôn
Kết thúc: Trạm Tôn
Thời gian leo: thông thường là 2 ngày, có thể thực hiên trong 1 ngày với nhưng người có sức khỏe rất tốt.

Lịch trình căn bản:
Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2900m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

Tuyến Trạm Tôn là tuyến có nhiều người chọn nhất vì thời gian chinh phục ngắn và đòi hỏi về thể lực không cao như hai tuyến kia. Trạm Tôn có độ cao so với mặt nước biển là 1900m. Tuyến leo núi này có cùng 1 đường lên và xuống vi vậy không có sự đa dạng về cảnh quan nhiều như hai tuyến kia.

ND2.jpg
Trên đây chỉ là lịch trình xuất phát tại Sapa, để đến được Sapa chúng ta sẽ phải đi tầu đêm từ Hà Nội để sáng ngày hôm sau có mặt ở Lào Cai. Từ Lào Cai đến Sapa đi mất 1h bằng ô tô. Có thể dễ dàng bắt xe đi Sapa ở ga Lào Cai.
Sau khi kết thúc hành trình leo núi các bạn có thể đi tầu đêm về Hà Nội ngay trong ngày hoặc ở lại Sapa 1 ngày nữa để hồi phục sức khỏe trong không khi mát mẻ của vùng cao.
Tầu đêm đi Lào Cai một ngày có 4 chuyến. Tầu Lào Cai về Hà Nội một ngày có 3 chuyến. Thông thường chiều đi lên Lào Cai rất đông vào các tối thứ 5, thứ 6 còn chiều về Hà Nội thường rất đông vào tối Chủ Nhật. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại ga Hà Nội hoặc gọi điện đặt vé với các tầu ngủ đêm sau:

Tulico http://www.tulicotrain.com/
ET-Pumkin: http://www.etpumpkin.com/modules.php?name=CMS&mcid=25
Fansipan Express http://www.fansipantrain.com/
Cũng có thể gọi điện trực tiếp đến một công ty du lich nội địa để đặt vé tầu.

Xem tiếp phần 2 - Thời gian leo Phan Si Păng
TRAVEL AND OUTDOOR
 
Last edited by a moderator:
Mình cũng vừa leo Fan tháng 9 vừa rồi. Thấy các bạn leo Fan thích quá, năm sau có cơ hội chắc lại bon chen tiếp ^^. Mọi người không phải chuẩn bị tất chống vắt đâu vì rừng Hoàng Liên ko có vắt, mình có mang theo tất chống vắt nhưng đến cổng Trạm tôn các anh bộ đội đã bảo là ko có vắt rồi, không tin nên mình vẫn mang nhưng về đến 2800 thì tặng poster luôn. Mọi người nên mua tất bó ống quần vào đi dễ hơn ko lo bị mắc vào cây rừng là bùn bẩn vào quần, đi giầy chống thấm nước là tốt nhất vì có suối và gần đỉnh bùn lầy nhiều đoạn ngập cả chân... Mang theo orezol thì tốt hơn là C sủi theo kinh nghiệm của mình vì nó giúp mình ít bị khát và đỡ mệt hơn. Việc đặt tuor mọi người nên đọc kĩ các khoản trong đó về chi phí cho từng bữa ăn gồm những gì.. sáng, trưa, chiều ăn món gì, nước uống như thế nào? Tránh tình trạng như đoàn mình đi leo Fan 3 ngày nhà tuor phát cho có 1 chai nước 0,5lit còn lại là phải mua ở 2200 và uống nước poster đun. Ăn tối thì còn tàm tạm chứ ăn trưa và ăn sáng thì ... Còn nhiều điêu muốn chia sẻ nữa... hì hì.
Chúc cả đoàn chinh phuc Fan thành công nhé
 
Tất bó ống quần ko bít có phải ủng nylon ko? Có em ra thử số 9 hay 10 Yết Kiêu í. Ở đó có cửa hàng bảo hộ lao động chuyên bán đồ này. Hum trc, Tết dương bọn tớ đi Mộc Châu, trời mưa phùn, ẩm ướt cộng với sương khói mờ ảo, dùng ủng này tiện lắm.
 
em cũng muón leo lắm nhưng sợ sức yếu ko leo nổi hicc

Về thể lực thì có ý kiến như sau, các bạn lượng sức mình mà đăng kí nhé!

Thể lực: ai cũng có thể leo được phan nhưng leo đến nơi như thế lào mới quan trọng, leo đến nơi trong tình trạng sức khỏe đủ để cảm nhận vẻ đẹp thì nên đi. Cho nên mình nghĩ việc tập là bắt buộc nhưng nên xuất phát từ sự tự giác của mỗi thành viên, mỗi người nên tự có kế hoạch tập luyện riêng cho mình chẳng hạn đi bộ đi làm, leo cầu thang....

Nếu bạn đi Trạm Tôn thì:
- từ 1900-2200 là khoảng 5km đường núi (đường không dốc ).
- 2200-2800: khoảng 9-10km đường núi đường khá dốc và trơn.
- 2800-3143: cỡ 1.5-2 km đường dốc.
Như vậy nếu các bạn đi Trạm Tôn thì riêng chiều đi của các bạn đã là khoảng 15-17km đường núi.

Mọi người lưu ý mà tự có cách tập luyện thích hợp nhé. Riêng mình thì khuyên các bạn nên cố gắng 1 ngày đi bộ tầm 7-10km và leo tầm 10 tầng lầu khoảng 2 lần :(.Vì nếu như các bạn nhìn lịch trình mình đưa ra thì sẽ thấy trung bình một ngày các bạn đi bộ không dưới 10 km và sẽ trải qua khá nhiều đoạn dốc cao, khi tập luyện các bạn tập càng giống thực tế thì khi đi sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều! 10 Km đi bộ thì áng chừng bằng 30 km đạp xe đạp (mình tự quy đổi vận tốc trung bình người đi bộ là 5km/h và đi xe đạp là 15km/h). Khi các bạn có ý thức tập luyện thì sẽ tự nghĩ ra cách tập ở mọi nơi, mọi lúc và phù hợp với mình nhất!

Trên đây là ý kiến mình tham khảo từ bạn dangkhoaquan, thấy chương trình tập luyện thế này cũng muốn choáng luôn... hic hic...
 
Sau đợt đi bộ Ba Vì vừa rồi, tớ đánh giá là sức khỏe của mọi người mới chỉ ở mức trung bình kém, mới đi bộ dưới 14 km với độ dốc không cao mà nghỉ rất nhiều, đi rất chậm, khi về nhà thì nhiều bạn kêu ca mệt mỏi (đa số là các bạn nữ) mặc dù đi người không (chỉ có e Hà béo là đeo balo).

Dù mới chỉ là buổi đầu tiên nhưng nếu thể lực như vậy thì rất khó có thể đi đến chân núi chứ chưa nói đến việc leo lên.

Do đó, để có thể có đủ sức khỏe để leo Phanxpang mọi người cần cố gắng hơn rất nhiều trong việc tự tập luyện ở nhà bằng cách chạy bộ hàng ngày với quãng đường ngày càng dài, đi bộ đeo balo nặng (chắc chắn các bạn sẽ phải đeo ba lô, nam 6-7kg, nữ 3-4kg khi leo vì các bạn phải mang đủ quần áo rét, thức ăn, nước và các vật dụng cần thiết đi dọc đường, không có chuyện người ta đi hộ tống ngay cạnh bạn để tiếp nước với thức ăn đâu ạ), tập các cơ toàn thân, tập tạ (vì các bạn sẽ phải trèo núi, bám cây, leo dây như khỉ trong rừng chứ không có chuyện đi thủng thẳng mà đến nơi được).

Cũng xin nói luôn là tớ với Hoàng béo và Minh tây leo còn thấy cực kỳ oải đấy mà lần này chúng ta đi theo lộ trình dài và khó nhất nữa!

Vì tuần này chúng ta nghỉ và chuyển sang tuần sau trekking nên các bạn tranh thủ thời gian tập luyện để lần sau chúng ta đi trekking Tam Đảo sẽ khó và mệt hơn rất nhiều với quãng đường 24 km (cả đi lẫn về) và độ dốc cao hơn nhiều sơ với Ba Vì (14 km cả đi lẫn về). Lần này chúng ta sẽ đi nhanh hơn, nghỉ ít hơn và nghiêm túc hơn lần trước, do đó tớ khuyến cáo các bạn nào đi theo với ý định đi chơi thì nên ở nhà để không làm ảnh hưởng đến mọi người như hôm trước nếu không mọi người sẽ không hoàn thành quãng đường và tớ buộc phải đánh rớt các bạn trong việc đánh giá sức khỏe.

Các bạn đừng nghĩ bọn tớ khỏe rồi nên đi nhanh hơn mà bọn tớ cũng tự tập luyện = cách đeo balo nặng hơn + chạy để mau hao sức hơn đấy.

Mục đích là nhằm cổ động các bạn rèn luyện sức khỏe một các nghiêm túc vì mục tiêu của chúng ta là "nóc nhà Đông Dương" cơ mà. Chúc các bạn ngày càng khỏe mạnh nhá! :D

(Cái này tớ mượn tạm của bạn Đinh Hoàng Lâm, dù chỉ là trekking thui nhưng cứ cho dần để mọi người chuẩn bị tinh thần, nhỉ ^^)


Trekking sơ bộ là như sau:
- Chuyến đầu tiên sẽ bắt đầu vào tuần thứ 2 của tháng. Một tháng chúng ta có 2 đến 3 buổi trekking
Kế hoạch trekking dự kiến như sau:

- Lần 1: Ba Vì (đi từ cổng lên Vườn Lan - nhà thờ đổ)
- Lần 2: Ba Vì (đi từ nhà nghỉ - Đền Bác Hồ)
- Lần 3: Tam Đảo (Chân Suối - Thị trấn Tam Đảo)
- Lần 4: Tam Đảo 2-3 (có guide)
- Lần 5: Pù Luông (có guide)

Mục đích:
- Làm quen, bởi chúng ta sẽ ở cùng lều, ăn cùng mâm với nhau suốt 3 ngày trong rừng :D, sẽ có rất nhiều trò vui đấy ;))
- Kiểm tra thể lực (mọi người phải join 2/3 các buổi trekking mới đạt tiêu chuẩn để đi) nhắc lại chúng ta sẽ đi Sín Chải - Cát Cát (2 đường dài và dốc nhất).

Yêu cầu:
- Nam đeo balo 5kg, nữ 3kg (chuyến đầu tiên có thể đi người không để làm quen dần).
- Trang phục càng gọn nhẹ càng tốt.
- Giày (chuyến đầu có thể đi giày thể thao, hoặc sandals thể thao) những chuyến sau mọi người nên mang giày trekking (giày bộ đội hoặc giày chuyên đi trekking) - chúng ta nên mang giày sẽ dùng để leo Fan đi trekking nhằm giúp chân quen với giày.
+ Về giày thì có rất nhiều loại, rẻ nhất là giày bộ đội (140k/đôi - Lê Duẩn bán đầy), đắt hơn 1 chút thì có Trek (300k/đôi - loại này đã được BTC sử dụng trong chuyến đi lần trước và feedback là good, P/P ổn), đắt hơn chút nữa có Starforce (600~700k - Shop Huy Phương - Lê Duẩn, loại này có lỗ thoát khí ở đế và chống trơn trượt), Quechua (rất ổn nhưng dở ở chỗ ở VN ko có size <45, ở có bán Bà Triệu), sành điệu hơn thì cứ vô Parkson làm đôi Timberland :D.

Cách chọn giày:

- Chúng ta ko đi giày chật (lúc leo xuống dễ bị thối móng) hay quá rộng (leo lên mất sức).
- Nếu bạn đi giày cỡ 43 thì khi mua giày trekking nên mua size 44, khi đi chúng ta sẽ đi 2 tất thể thao dày vừa giữ ấm vừa giúp êm chân.
- Nên chọn loại giày cao cổ (quá mắt cá) giúp tránh trật mắt cá và chống vắt :D.
- Mua thêm miếng băng mắt cá và băng gối (cái này Trịnh Hoài Đức bán đầy nhớ đừng mua loại 20k ngứa lắm đấy :D).

Review:

- Giày bộ đội (Lê Duẩn) - 140k
+ Ưu: rẻ, bền, cổ cao chống vắt
+ Nhược: khá nặng, đế cứng, dễ thấm nước
+ Price/Performance: 6/10

- Giày Trek (thương hiệu Quốc tế, giá cả Việt Nam) bán tại cửa hàng giày VN Bà Triệu (cách ngã tư Nguyễn Du 50m) 152 Lò Đúc (đối diện phố Yersin) - 300k
+ Ưu: rẻ, khá êm, chắc chắn, trông rất có dáng trekking, khó thấm nước.
+ Nhược: hàng tuồn từ nhà máy nên chất lượng may rủi (đứt dây, vỡ đế)
+ Price/Performance: 7/10

- Giày Starforce (Lê Duẩn - shop Huy Phương) - 600k (lão chủ nói thách phết đấy, a e cứ trả giá thoải mái)
+ Ưu: cao cổ, bền, khá êm, chống trơn trượt, rất hầm hố (giày của lính Mẽo mà)
+ Nhược: hơi nặng
+ P/P: 9/10

- Giày Quechua (Bà Triệu với LĐ có bán xem địa chỉ ở trên).
+ Ưu: nhẹ, chống nước, êm
+ Nhược: ko có size nhỏ
+ P/p: 8/10

- Giày Timberland, Bata, Dr Martens
+ Ưu: khỏi bàn
+ Nhược: đắt (nhìn tiền triệu nhúng xuống bùn lầy xót xa lém)
+ P/p: 5/10

(Cái này tớ mượn của bạn Hoàng Phan để mọi người tham khảo)
 
Trekking sơ bộ theo tớ (cho group ở Hà Nội, mượn từ các topic leo Fan khác) là như sau:
- Chuyến đầu tiên sẽ bắt đầu vào tuần thứ 2 của tháng. Một tháng chúng ta có 2 đến 3 buổi trekking
Kế hoạch trekking dự kiến như sau:

- Lần 1: Ba Vì (đi từ cổng lên Vườn Lan - nhà thờ đổ)
- Lần 2: Ba Vì (đi từ nhà nghỉ - Đền Bác Hồ)
- Lần 3: Tam Đảo (Chân Suối - Thị trấn Tam Đảo)
- Lần 4: Tam Đảo 2-3 (có guide)
- Lần 5: Pù Luông (có guide)

Mục đích:
- Làm quen, bởi chúng ta sẽ ở cùng lều, ăn cùng mâm với nhau suốt 3 ngày trong rừng , sẽ có rất nhiều trò vui đấy )
- Kiểm tra thể lực (mọi người phải join 2/3 các buổi trekking mới đạt tiêu chuẩn để đi)

Yêu cầu:
- Nam đeo balo 5kg, nữ 3kg (chuyến đầu tiên có thể đi người không để làm quen dần).
- Trang phục càng gọn nhẹ càng tốt.
- Giày (chuyến đầu có thể đi giày thể thao, hoặc sandals thể thao) những chuyến sau mọi người nên mang giày trekking (giày bộ đội hoặc giày chuyên đi trekking) - chúng ta nên mang giày sẽ dùng để leo Fan đi trekking nhằm giúp chân quen với giày.
Tớ vừa bắt đầu khởi động chương trình tập luyện bằng cách đi bộ lên xuống 5 lần cầu thang 4 tầng với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao độ :dien:dien Phải cố gắng để khi leo Fan mọi người không phải đi sau ủn mông tớ (c)
 
Dear All,
Theo như thông tin có được, hiện nay có một số các bạn đã có sự chuẩn bị về mặt thể lực nhằm đảm bảo sức khoẻ cho đợt đi Fan bằng cách đi thang bộ.
Để các bạn có thể tập luyện sát hơn với thực tế khi leo núi. Qua trao đổi với bạn dangkhoaquan, Mình khuyến nghị các bạn tập luyện theo cách thức sau nhé:
Không nên đi 1 bước chân 1 bậc thang mà nên đi 1 bước chân 2-3 bậc thang.
Chúc các bạn hăng hái tập luyện.
 
Em cũng không khoái tour nhưng tại nghe các bác nói toàn theo tour nên băn khoăn, nếu không phải lập đoàn. Em muốn bụi 1 mình, có thể thuê porter cũng được, bác có thể hướng dẫn em chút được không ạ :)

Đi bụi một mình lên Sapa sớm 1,2 ngày trong dự định, canh tour ghép đoàn từ các khách sạn hay nhà nghỉ (nhiều lắm), đặc biệt nơi có tây balo nhiều. Năm 1994 mình leo Fan một cách liều lĩnh, bằng cách đi tàu chợ Hà Nội - Lào Cai, vẩn vơ Sapa vớ được một bạn gốc Hà Nội lên Sapa sống bằng nghề chụp ảnh dạo. Bạn ấy vào bản tìm thêm hai bạn đồng bào thế là ...leo Fan. Sau này, quay lại Sapa nhiều lần mình cố tìm Dũng, bạn lưu lạc phương nào? có còn ở Sapa?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,739
Bài viết
1,136,716
Members
192,550
Latest member
totini636048
Back
Top