What's new

[Chia sẻ] Thư tình từ New York

- Nhìn cảnh New York hoa lệ mến thương ko chen chân nổi trong phượt, em ko nỡ cam lòng. Em sẽ ko bắt đầu bằng department store Macy's với đôi mắt sáng trong Tây nhìn phát nhớ cả đời cuả chị HK. Em cũng sẽ ko bắt đầu bằng tượng Cô Già Nô Lệ cả đời cầm đuốc ngóng ra biển rét mướt. Và tất nhiên, em càng ko bắt đầu bằng cả một nhà máy điện vận hành hết công suất để đêm ngày lấp lánh Times Square ... New York này ko dành cho dân du lịch cưỡi ngựa đạp hoa vô tình chỉ để khoe nhé :LL !

Kỳ 1: Tại sao thiên hạ lại yêu New York?

5480.jpg
new_york_cover_2007_for_site.jpg
0901.jpg

Vào đề, em dùng luôn Reasons To Love New York đăng trên New York Magazine hàng năm. Ý tưởng cuả chuyên đề này rất hay. Hàng năm tạp chí sẽ thu nhặt và tổng hợp cảm nhận và suy nghĩ cuả bạn đọc về thành phố này, để cuối cùng, New York hiện ra muôn màu vẻ, độc đáo, duyên dáng, vưà rất tôi vưà rất bạn, thoát hẳn ra khỏi cái bóng hào nhoáng và cliché mọi khi. Tất nhiên ở ngang cùng ngõ hẻm nào thì ai cũng có những cái tí ti yêu thương thế thôi, nhưng em ko thể phủ nhận niềm vui và tự hào nho nhỏ ánh lên trong đôi mắt cuả nhiều người khi được nói về trải nghiệm cuả họ ở thành phố này (wait)

Giờ em lược dịch vài điểm vui vui nha:

Vì:
1. Tân Tổng Thống Obama đã từng sống ở NY, như bao thanh niên Mỹ khác.
2. Thiên hạ vẫn làm đủ chuyện điên dồ để tồn tại ở đây. Chuyện kể thanh niên Danh Le (gốc VN là chắc) post trên craiglist sẵn sàng làm đủ mọi việc nhà, ngủ ở garage hay ngoài vườn để sống được ở NY với $100 tiền nhà mỗi tháng.
3. Thống đốc bang là một ông khiếm thị (Paterson)
4. Thành phố làm từ thiện nhiều ghê gớm. Cái này các bác nhìn mô hình New York Cares thì thích, người người nhà nhà tham gia công tác xã hội, mà vui.
5. Empire State Building, 102 tầng, 77 năm tuổi, lại là toà nhà cao nhất thành phố sau vụ 11/9. Cái nhà này thay đổi đèn màu theo dịp, ở đâu trong thành phố cũng nhìn thấy.
6. Thậm chí quán bán hot dogs cũng rất chính trị, treo biển ủng hộ Obama ầm ầm. New York thì Obama lắm. Trộm viá tiệm hotdog này nổi tiếng cực, ngay ở 72th Str với Broadway, ngày xưa quay You've got Mail á.
loveny081222_36_560.jpg
7. Thi thoảng dân tình nhảy trên phố.
8. Có bà đẻ trên tàu điện ngầm, mọi người xúm xít giúp đỡ.
9. Tàu điện ngầm vưà cũ vưà bẩn, nhưng mà quan sát thiên hạ cuộc đời rất thú, chả kém gì ngồi bar.
10. Thủ đô triết học cuả thế giới hiện đại
11. Ủng hộ nghệ thuật quần chúng, nghệ thuật hiện đại lắm lắm.
12. Có thể tìm đuợc cả 12 hàng rau quả với nguồn gốc từ đủ mọi nơi trên thế giới trong vòng có 6 block nhà
...

Đại khái thế, kỳ sau em kể thêm (NT)
 
Kỳ 7: Thành phố cuả những giấc mơ

Thực ra thành phố lớn nào mà chẳng là thánh đường cuả những giấc mơ. Từ Hà Nội, Sài Gòn, từ giấc mơ thoát khỏi luỹ tre làng lên thành phố, đến những Paris, London và giấc mơ cuả kẻ xa xứ mong mỏi một tương lai đầy đủ hơn.

New York cũng không phải là ngoại lệ, chỉ có điều những giấc mơ sinh ra và được nuôi dưỡng trên thành phố này có vẻ đa sắc màu hơn.

3405991188_9692b2fcdb_o.jpg


New York là thành phố nghệ thuật, và chỉ có Chuá mới biết mỗi năm có bao nhiêu bạn trẻ chuyển đến đây, vật vã làm đủ thứ để kiếm sống, với hy vọng mong manh một ngày nào đó sẽ cast vai hay thử giọng thành công, hoặc bán được một ít nhạc, một ít văn, hoặc thiết kế được một công trình / một bộ sưu tập có tính thương mại và được đánh giá cao. Giấc mơ biến thành hiện thực chắc có nhiều, toàn mồ hôi và công sức cả, nhưng hình như cuộc đời trớ trêu và vật vã, người ta cứ hay tận mắt thấy các trường hợp kém may mắn hơn.

Cá nhân em biết một quý bà, học hát opera ở một trường danh tiếng, mang giấc mơ thành ca sĩ opera lớn đến NY cả hai chục năm rồi. Thử giọng ko thành công, vì yếu tố may mắn và nhiều yếu tố khác, bả vẫn chăm chỉ luyện tập và tham gia các vở diễn nhỏ. Ngày ngày làm việc, tối về lại tập, thi thoảng dựng được vở nào thì hào hứng mời bạn bè đến xem như một đêm opera thứ thiệt. Mà ở NY, chuyện như bả, hay như bấy nhiêu các nghệ sĩ đường phố miệt mài biểu diễn, chẳng phải là chuyện lạ gì. Hỏi người bất kỳ nói chuyện với bạn, xác suất gặp được nghệ sĩ là rất lớn.

3405975536_96ef48d97c_o.jpg

Rồi thì giấc mơ xinh đẹp và nổi tiếng. Đại lộ số 5, Fifth Avenue huyền thoại, là nơi lý tưởng cho các anh chị em được vài lần long lanh tưởng tượng mình trên thảm đỏ, vận trên mình những bộ đồ mắc tới cả vài ngàn đô. Ai cũng có thể ngắm nhìn say sưa và bước chân vào những tiệm đồ xa xỉ, ai cũng có thể thử đồ, và nếu cần, có thể dùng credit card để mua cho một lần rực rỡ, rồi mấy ngày sau... đem trả lại. Buổi tối ở NY, nếu có dịp đi qua những khu có nhiều nightclub, hay đơn giản chỉ ra đường thôi, bạn sẽ thấy dân tình ăn mặc hỡi ôi là nhóng nhánh nhung nhinh. Cũng là một khoảnh khắc loé sáng cuả giấc mơ, để sáng hôm sau, hangover tỉnh lại, họ lại tất tả ngược xuôi với ngàn ngàn các công việc có tên và không tên trong thành phố này.




New York - ranh giới mong manh giữa mơ ước và hiện thực. Không phải tại vì nếu sẩy chân một bước bạn sẽ rơi vào khoảng hư không cuả số phận, mà đơn giản vì ở đây, bất cứ lúc nào bạn cũng có quyền cố tình lạc bước để lại có cảm giác như đang mơ.
 
Hehe, kiểu em post cái topic này như tự sướng, chắc tại thư tình mây quá :D Cám ơn bác Châu và bác AV đã rất chăm chỉ vào sướng cùng em nha, giờ em kệ em lại post tiếp nha (c)

Kỳ 8: Lát cắt văn hoá

Xa New York lâu lâu, bị hỏi mày có nhớ ko, nhớ thì nhớ gì, em cứ toàn ú ớ luyên thuyên một hồi. Đã gọi là nhớ thì làm sao thành hình thành khối thành mùi thành vị nổi, haha. Sau mới chợt nhận ra có rất nhớ cái cảm giác được học hỏi, trải nghiệm và "nếm thử" (taste) nhiều phong vị văn hoá khác nhau ở ngay thành phố này, có chi chỉ là tốn công chuyển động vài bến tàu điện ngầm thôi.

Nói New York làl một lát cắt cuả văn hoá thế giới quả không sai.

Khỏi phải tả lại sự đa dạng cuả thành phố. Hình như ở NY người ta có thể tìm thấy dân xuất xứ từ hầu hết mọi ngóc ngách trên thế giới. Từ những anh chàng lái taxi đến từ Bắc Phi, đến những cô cậu bé sinh viên mang trong mình vài ba dòng máu, từ những khu người Dominicans ở Washington Heights đến khu người Ấn ở Jamaica, rồi cả phố toàn nhà hàng Hàn Quốc hay các hội carnival cuả người West Indian American... muôn màu sắc văn hoá tụ hội khiến cả những kẻ thờ ơ với thế giới nhất cũng phải tự trang bị ít nhiều kiến thức cơ bản và trở nên cởi mở hơn.

toshtuk-kg-cw-hands-0426.jpg
toshtuk-kg-cw-gogdu-0813.jpg

Giả như em khoe hôm nay em đi xem sử thi chuyển thể thành tác phẩm sân khấu cuả người Kyrgyz, một quốc gia ở Trung Á được bao bọc bởi Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và Trung Quốc mà mãi em gúc mới biết. Vầng, xem kịch bằng cả thổ ngữ và tiếng Anh ngay chính giữa New York, bộ sử thi lâu đời và đồ sộ thứ hai cuả dân tộc du mục này, cả một công trình nghiên cứu gây dựng bao nhiêu năm đấy. Hoàn toàn ko thể tưởng tượng nổi!!! Ngạc nhiên hơn là sân khấu tuy nhỏ nhưng thường xuyên chật kín khán giả thuộc đủ nguồn gốc lưá tuổi, ai cũng rất hào hứng khám phá những nét văn hoá mới, mà những sự kiện như vầy ko phải là hiếm (Xem thêm về Er Toshtuk tại đây)


Cũng là một trong hàng nghìn đoàn nghệ thuật qua NY lưu diễn thường xuyên, tô điểm thêm cho bức tranh văn hoá sôi động sẵn có cuả thành phố, Việt Nam ta thi thoảng có gửi các đoàn phim, kịch, muá sang biểu diễn. Điều trớ trêu là ở NY em mới có dịp tiếp xúc gần gũi với một cơ số các nghệ sĩ Việt Nam, kiểu ngồi sát sân khấu hỏi bao nhiêu câu cũng được á, mà cái này thì ở VN dạng dân đen như mình gần như là ko tưởng. Đuà nhau lắm khi bảo sang đây còn có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều mặt về văn hoá quê mình hơn là ở nhà. Ví như đoàn muá toàn các em khiếm thính cuả vợ chồng nghệ sĩ Lê Vũ Long, hay đoàn làm mấy cái phim toàn đi dự LHP mà chả chiêú ở VN mấy , hoặc kịch Người Đàn Bà Mất Tích cuả chị Minh Ngọc, ...


Có thể các thành phố lớn khác cũng rất tự hào vì sự đa dạng cuả mình, nhưng em tin chắc chỉ New York mới muôn màu được đến mức như kính vạn hoa như thế. Đấy, vầy nên nếu nhu cầu ngắm cảnh ko cao mà chỉ có nhu cầu tìm hiểu văn minh nhân loại thôi thì cứ đi chơi ở NY rồi tối về gúc gồ vậy (wait)
 
Mình cũng yêu NYC!!! Mà thích nhất là cái khoản shopping. và dĩ nhiên Fifth Avenue nằm trong top list hihihi Diamond ở đây bán nhiều vô kể mà sales off đến tận 40% or more :D

Ngoài ra nếu ai có dịp đến Ground Zero - World Trade Center hồi trước đều cảm thấ bùi ngùi xúc động như chuyện mới ngày hôm qua!

St. Paul's chapel đối diện World Trade Center station, cũng là nơi đã nằm xuống của nhiều người trong thảm họa 911

UStrip2006-NYCpart1156.jpg


UStrip2006-NYCpart1144.jpg


UStrip2006-NYCpart1149.jpg


UStrip2006-NYCpart1146.jpg
 
Last edited:
Những người đã hi sinh quên mình được lưu giữ tại nhà thờ

UStrip2006-NYCpart1151.jpg


UStrip2006-NYCpart1154.jpg


UStrip2006-NYCpart1155.jpg


Tưởng chừng đã bị lãng quên nhưng đến khu vực Lower Manhattan này, vẫn còn nhiều người phát leaflet, biểu ngữ chống đối khủng bố

UStrip2006-NYCpart1158.jpg
 
New York là thành phố đông đúc nhất, nhưng cũng là thành phố cô đơn nhất.*

Người New York hẳn là vẫn nhớ mùa đông năm 2010 với vụ việc một người đàn ông 31 tuổi bị đâm và bỏ mặc đến chết trên hè phố.
Sáng hôm đó, Hugo đang đi trên đường và bắt gặp một thanh niên đang cố giật túi xách của một người phụ nữ. Chứng kiến cảnh này, anh đã chạy tới và giúp người phụ nữ, để rồi nhận được một nhát dao của kẻ đang hăng máu. Chàng trai người Guatemala gục ngã xuống vỉa hè.
Một camera an ninh đã ghi lại toàn bộ sự việc này. Sau khi cuộc giẳng co kết thúc, kẻ giật túi và người phụ nữ mỗi người biến mất theo một hướng. Trong suốt hơn một giờ sau đó, có hơn hai muơi người đi ngang qua Hugo, trong đó có một người lật anh lên rồi lại đặt xuống, hai người khác đứng bàn tán một lúc rồi một người rút điện thoại di động ra chụp ảnh; những người còn lại chỉ liếc nhìn và đi qua.
Tới lúc có người gọi 911, đội cứu hộ đến thì Hugo đã qua đời vì mất máu.

2010 có thể đã trôi xa, sức lan tỏa đã giảm đi nhiều, nhưng rồi cách đây vài ngày, 5/12/2012, chúng ta lại được chứng kiến một sự việc tuơng tự.
Ki Suk Han, 58 tuổi, sau khi lời qua tiếng lại với một người ăn xin, anh bị người ăn xin này đẩy xuống đường ray.
Có khá nhiều người trong ga tầu lúc đó, một số người la hét, một số người hoảng sợ, người lùi xa ra,và người lấy máy ảnh ra chụp.
victim122928--525x325.jpg

Với đoạn video (trong bài báo, link đính kèm ở dưới), có thể thấy khi xẩy ra xô sát, số người đứng xung quanh khu vực đó đủ nhiều để kéo Ki Suk Han lên, nhưng không ai làm vậy.
Va chạm với đoàn tầu khối lượng phải đếm bằng đơn vị trăm tấn khiến người đàn ông 58 tuổi có một vợ và một con gái 20 tuổi văng xa 5 mét.

Có rất nhiều lý giải, rất nhiều cách để phản biện, không thể nói được ai đúng ai sai, chỉ biết đó là một phần của New York mà hàng ngày chúng ta vẫn phải chứng kiến.
Nguồn sự việc năm 2010 nytimes
Nguồn sự việc năm 2012 nypost
* Khái niệm nhất được sử dụng tương đối. New York không phải là khu vực đô thị đông đúc nhất thế giới.
 
Bạn toeooc viết hay quá nhưng tiếc ở là phuot.vn ít người qua lại để đọc được.

Mình đang công tác ở Connecticut, cuối tuần này xong việc sẽ xuống New York chơi mấy hôm trước khi về nhà. Vào đây đọc được mấy bài này thấy New York hấp dẫn quá, chỉ sợ khi xuống thật thì vỡ mộng :D Tất nhiên, cái nhìn của khách du lịch chỉ là bề ngoài kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", những người ở lâu sẽ có nhiều mối quan hệ và hiểu văn hóa New York lẫn con người New York hơn. Lúc bay sang đây, mình ngồi cạnh một em cũng sang NY học và làm việc, đối với em ấy NY là "một trong nhưng tiểu bang bẩn nhất nước Mỹ, cũng không có nhiều thứ để xem ngoài tượng nữ thần tự do" :D

Không biết có bạn nào cũng tình cờ ở NY từ 15 tới 17 tháng này không nhỉ?
 
Hôm e đọc tin này cũng thấy buồn vì người dân giờ không có tính cộng đồng cao như xưa, mệnh ai người nấy lo vì người ta sợ trách nhiệm sợ đủ thứ. Cũng từ vụ việc này mà lần nào ra subway là e cũng cảnh giác cao độ ko tiến gần vạch vàng cho chắc ăn
 
Lúc bay sang đây, mình ngồi cạnh một em cũng sang NY học và làm việc, đối với em ấy NY là "một trong nhưng tiểu bang bẩn nhất nước Mỹ, cũng không có nhiều thứ để xem ngoài tượng nữ thần tự do" :D
Nói thế này thì cũng không chính xác lắm. Tiểu bang NY không đến mức như vậy đâu. Chỉ cần bỏ vài chục phút ra mấy county ở Long Island ngay sát NYC như Nassau, Suffolk là thấy mọi thứ khác hẳn liền. Trên Upstate có những Albany, Buffalo, etc, là những nơi cuộc sống rất yên bình, không khí sạch đẹp.
Đến NYC mà chỉ là thăm quan thắng cảnh kiểu như tượng nữ thần tự do, nhẩy lên open top bus đi vòng vòng, thì đúng là chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" thôi :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,223
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top