Trang bị khi đi motorbike
Mũ bảo hiểm - Thiên thần hộ mệnh (Hình ảnh trong bài viết chỉ mang tính tham khảo )
Thiên thần hộ mệnh không phải lúc nào cũng có nhân dạng và có cánh (Đôi khi nhìn nó còn xuất hiện dưới dạng cái... nồi cơm điện vậy). Nhưng dù dưới hình thù nào, thiên thần hộ mệnh vẫn luôn bảo vệ chúng ta trước những vấp ngã của cuộc đời. Mũ bảo hiểm chính là một thiên thần hộ mệnh.
1. Tại sao nên đội một chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu (full face)?!
(by Jeff Dean)
http://i661.photobucket.com/albums/uu334/megabikevn2/a0a322f0.jpg
Ảnh trên là chiếc mũ bảo hiểm trùm đầu của Dave Swisher, một tay lái kì cựu sống tại Virginia, sau một cú ngã. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể dựng xe và tiếp tục chạy về nhà, nhờ có chiếc mũ và bộ đồ bảo hiểm. Điều gì đã xảy ra nếu anh ta đội một chiếc mũ 3/4 hoặc, tồi hơn, một chiếc mũ nửa đầu?
Các bạn hãy xem:
Sơ đồ trên cho thấy tỉ lệ % các vùng mũ bảo hiểm chịu tác động trong các vụ tai nạn giao thông (Nguồn: Otte Dietmar, ĐH Y Hannover, Bộ phận. Nghiên cứu tai nạn giao thông, Đức.)
Có thể thấy 35% sự cố va chạm tác động đến vùng cằm. Và vì vậy, nếu bạn chỉ đội một chiếc mũ 3/4 (open face) thì có nghĩa chỉ còn lại 65% vùng được bảo vệ so với một chiếc mũ full face. Và nếu bạn đội một chiếc mũ bảo vệ nửa đầu thì có nghĩa là chính bạn từ chối 61% vùng bảo vệ của mũ dành cho bộ não của bạn rồi.
Đây là mũ bảo hiểm 3/4:
Đây là mũ bảo hiểm nửa đầu (half helmet):
Còn "novelty helmet" - loại này chỉ mang tính trang trí mà gần như KHÔNG có sự bảo vệ nào dành cho đầu của bạn khi xảy ra va chạm:
2. Vậy mũ bảo hiểm bảo vệ chúng ta như thế nào?
Mời các bạn xem hình dưới:
Có thể bạn nghĩ rằng vỏ ngòai của mũ chịu trách nhiệm chính bảo vệ đầu (Nếu quả như vậy thì chúng ta thửa quả mũ sắt thời thế chiến thứ 2 cũng được). Thực tế là, sự bảo vệ được tạo ra từ cả vỏ ngòai và những lớp lót xốp bên trong. Lớp vỏ ngòai chống lại sự ma sát, còn lớp lót xốp sẽ hấp thu xung lực do va chạm sinh ra. Các bạn hết sức lưu ý rằng lớp lót xốp chỉ có khả năng hấp thu xung lực một lần duy nhất.Vì vậy nếu đã một lần va chạm, bạn có thể coi như chiếc mũ đã "hết hạn sử dụng"(!) Chiếc mũ có thể nhìn vẫn rất đẹp, có khi chỉ là một vết xước nhỏ, nhưng hãy nhớ rằng có thể khu vực va chạm đó không còn khả năng hấp thụ xung lực nữa (Điều đó có nghĩa là bao nhiêu xung lực của lần va chạm khác sẽ đi thẳng vào vỏ não của người đội).
Bạn không nên mua một chiếc mũ bảo hiểm đã qua sử dụng, hoặc một chiếc đã được sản xuất từ lâu. Mũ bảo hiểm có thể bị lão hoá, một chiếc sản xuất được 2 năm sẽ không bảo vệ tốt bằng một chiếc mới tinh, nhất là với một chiếc đã qua sử dụng. Vì vậy nếu đã phải bỏ tiền mua mũ thì nên mua một chiếc mới tinh, ngày sản xuất càng "tươi" thì càng tốt. Snell (một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu mũ bảo hiểm rất uy tín) khuyến cáo bạn nên hủy những mũ sử dụng quá 5 năm (chất từ da đầu của bạn cũng ảnh hưởng đến chất lượng mũ đấy). Sau 5 năm sử dụng, bạn có thể tự lừa phỉnh mình rằng mũ vẫn còn đẹp chán và chắc là vẫn còn nguyên khả năng bảo vệ, cứ đội chả làm sao cả. Nhưng làm sao bạn lừa được những cú va chạm?! Bạn đội mũ bảo hiểm đâu để trang trí! Bạn đội mũ bảo hiểm để đối phó với những cú ngã khủng khiếp có thể xảy ra cơ mà!
3. Vậy hãy cho tôi biết mũ như thế nào là đạt tiêu chuẩn?
Nếu có điều kiện, các bạn có thể đặt mua các mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn của DOT (Department of Transportation- Bộ giao thông Mỹ ) và/hoặc Snell.
Tại Việt Nam, Mũ BH sản xuất trong nước bắt buộc fải có tem Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001(cho người lớn) và TCVN 6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em.
Tham khảo:
Tiêu chuẩn Việt Nam đối với mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm dùng cho người đi trên mô tô, xe máy phải đảm bảo được các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 hoặc TCVN 6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em, cụ thể như sau:
1. Vật liệu làm mũ phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, không gây độc hại, dị ứng cho da tóc và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người;
2. Khối lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu; Mũ cho trẻ em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và 0,8 kg đối với mũ che nửa đầu;
3. Mũ và các vật gắn trên mũ không được có các gờ sắc, nhọn; Không sử dụng các bu lông, ốc, vít bằng kim loại ;
4. Vỏ cứng của mũ phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu và phải đảm bảo tầm nhìn cho người đội;
5. Mũ phải chịu được va đập ( không nứt vỡ) và hấp thụ được xung động;
6. Khi thử đâm xuyên, mũi chuỳ không được chạm tới phần đầu;
7. Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ giãn phải nằm trong giới hạn cho phép; đảm bảo độ ổn định theo tiêu chuẩn;
8. Kính chắn gió (nếu có) không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn dễ gây thương tích cho người đội.
9. Nếu là mũ BH nhập khẩu thì phải được kiểm tra chất lượng và chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756-2001. Khi đã được chứng nhận, MBH nhập khẩu phải được in hoặc dán tem chứng nhận, hoặc logo của Tổ chức Chứng nhận được chỉ định trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Khi tìm đặt mua mũ tại nước ngòai, bạn nên chú ý đến giá tiền (Các hãng mũ nước ngòai uy tín có thể kể đến Arai, HJC, Nolan, Bell, KBC, Icon, Shark, Shoei...). Mặc dù có câu nói đại loại như '"Nếu như đầu bạn chỉ đáng 10 USD thì mua mũ 10 USD" để ám chỉ rằng không nên mua mũ quá rẻ, không đáp ứng được các yêu cầu an tòan. Nhưng chúng ta cùng vui khi hiểu rằng nếu một chiếc mũ đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn (DOT, Snell...) thì có nghĩa là nó có khả năng bảo vệ bạn tốt như tất cả những chiếc đạt tiêu chuẩn (DOT, Snell...) khác, bất chấp giá cả chênh lệch như thế nào! Sự khác biệt giữa một chiếc mũ 100 USD và 500 USD chỉ ở hình dạng, vẻ đẹp, sự thông thóang, sự thỏai mái... chứ không có khác biệt về khả năng bảo vệ. Vì vậy, để có một chiếc mũ "tuyệt vời", ta không nhất thiết phải chi quá nhiều tiền.
Có thể bạn đủ may mắn để không bao giờ fải thử xem mũ BH của mình bảo vệ ra sao khi va chạm kinh dị. Nhưng đừng quên mũ bảo hiểm còn giúp bạn:
- Tránh va chạm với côn trùng trên đường đi (mất kiểm soát tay lái như chơi khi va chạm)
- Tránh gió, bụi.
- Tránh sạm nắng.
- Đi trong mưa ok.
- Giữ ấm.
Đây cũng là lí do vì sao mũ không kính chắn, mũ nửa đầu và đặc biệt là mũ novelty (mũ không lót) không fải là một lựa chọn tốt.
4. Mũ xịn đủ tiêu chuẩn chưa phải là đủ. Bạn cần chọn một chiếc mũ thích hợp với cỡ đầu của mình.
Nếu mũ quá rộng, khi va chạm nó sẽ bị vặn (Bắt đầu ở tốc độ ~130km/h, bạn sẽ thấy chiếc mũ rộng giật đùng đùng trên cổ). Nếu mũ quá chật, bạn sẽ cảm thấy rất bị ép rất khó chịu.
- Một chiếc mũ BH đúng cỡ fải là một chiếc mũ sát với đầu, nhưng không được gây nên cảm giác trói chặt - nghĩa là không tạo nên những "điểm nóng", không được có những điểm thấy bị nén chặt hơn nhiều so với những điểm còn lại.
- Mỗi hãng mũ khác nhau sẽ có hình dáng khác nhau (đang nhấn mạnh phần bên trong), vì vậy bạn nên thử mũ của các hãng khác nhau để tìm loại thích hợp nhất.
- Đội mũ và thắt dây (dây fải đủ chặt, căn khe hở giữa dây và dưới cằm bằng cách móc hai ngón tay vào là ok)
- Giữ đầu đứng im, dùng cả hai tay để xoay mũ theo chiều từ trên xuống và từ tai xuống vai như hình dưới:
Nếu có khỏang cách giữa đỉnh đầu và mũ thì mũ quá nhỏ. Nếu có thể dịch chuyển mũ dễ dàng thì mũ quá to.
Còn nữa
Sưu tầm