What's new

[Chia sẻ] Tibet - Mái nhà của thế giới

Dù biết là miến đất Tây Tạng huyền bí k còn quá xa lạ với các phượt gia, nhưng những cảm xúc của 1 chuyến đi dài 10 ngày đầy nắng và gió cao nguyên vẫn còn nguyên vẹn trong mình, nên mình tạo 1 topic cùng chia sẻ với các phượt thủ đã từng đi và cũng đang ấp ủ ước mơ đc đặt chân tới mảnh đất linh thiêng này 1 lần trong đời :) Do chuyến đi kết hợp với cv nên 1 số địa điểm mình k đi đc chi tiết và kiến thức về những địa danh đó cũng chưa nhiều. Mong mọi ng` bỏ qua nha ;)
Tibet được biết tới như 1 miền đất thánh thần huyền bí của các Lạt ma có tuệ năng siêu phàm, của những thảo nguyên và núi đồi bát ngát tuyết phủ quanh năm, của những đoàn người hành hương trải dài bất tận với lời nguyện cầu OM MANI PADME HUM … và là “The roof of the world”. Đó chính là lý do tại sao sau 1 chặng đường dài đằng đẵng rong ruổi mình đã tới Tibet - để chiêm ngưỡng, để thán phục, để trầm trồ và để thực hiện “big promise” . Và có 1 số hình ảnh muốn chia sẻ với mọi người về chuyến đi cuối tháng 6 vừa rồi.

Potala Palace là niềm tự hào của Lhasa, là niềm kiêu hãnh của các Đạt Laị Lạt Ma, sừng sững và kiêu ngạo trước nắng gió ngút ngàn của mái nhà thế giới. Và mình đã đặt trên đến thánh địa linh thiêng đó với tất cả niềm tôn kính, ngưỡng mộ và tất nhiên là sự mệt mỏi điên cuồng, vì phải di chuyển 4 chuyến bay, 1 ngày đi tàu dằng dẵng và khi đến nơi thì hiệu ứng độ cao tấn công ngay lập tức: tia nắng mặt trời thiêu đốt, khó thở, thiếu oxy, k thể leo trèo tung tăng, lúc nào cũng phải “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” k thì sẽ bị lăn quay ra xỉu ngay lập tức :D

Và đây là hình ảnh của Potala Palace 1 ngày nắng xanh
4747088355_a1f6603cd1_z.jpg
 
Last edited:
đẹp dã man.
Chị có dùng filter không ạ? sao màu lại đẹp dường này cơ chứ. thèm quá. có tấm nào c làm hdr ko?
 
@ngaymua: c có dùng filter của Hồ Cẩm Đào em ah :) cũng có 1 số tấm c dùng HDR nhưng sẽ post sau :) thx e

Nhắc tới Tibet k thể bỏ qua những con đường láng o tuyệt đẹp (có thể 3,4 năm trước thì rất khủng khiếp, nhưng bjo` đã đc tu sửa và xây dựng lại, rất đẹp và hầu như k gặp 1 bạn ổ gà ổ voi nào trên đường )

4795568644_65b4a0fc01_z.jpg


4792791530_eb0135761c_z.jpg

Và 1 công trình thế kỷ đc cả thế giới công nhận là đường tàu cao tốc đc xây từ Beijing tới Lhasa, qua rất nhiều hầm, qua rất nhiều dãy nú, rất nhiều thảo nguyên, sông suối và rất an toàn (đôi khi đi ngang qua 1 cái hầm núi dài loằng ngoằng đen thui chỉ cầu mong sao.. nếu có sập hầm thì khi nào qua hết hầm hãy sập, chứ iem k mún chết vùi trong đá... )

4795177836_9cb4f9bd7d_z.jpg
Và có những cung đường khủng vô đối, 1 bên là vực sâu, 1 bên là núi đá khiến nhiều bác offroader quyết tâm phải tới đây = được :D

4770761920_e10200ee32_z.jpg
 
:) đẹp dã man. Em mới vào flickr của c ( hóa ra đã add friend luôn rồi ) có khi lại gặp nhau rồi cũng nên :p

tháng 9 này e cũng đi, cung đường tây tạng mới. cũng thèm thuồng và hy vọng có đc bộ ảnh ưng í
 
tháng 9 em đi thu vàng lá đỏ trời xanh mây trắng, sẽ đẹp điên cuồng đấy ngaymua ah :) Có điều sẽ lạnh tê tái, chuẩn bị đồ ấm đi hen :)
 
Phiêu lưu ở xứ Tibet cho ta nhiều cảm giác pha trộn: lãng mạn trữ tình và dữ dội hùng vĩ :) Trong đó nét kiến trúc của Tibet cũng khá đặc sắc với nhiều nhà bằng đá xây trên những vách núi cheo leo (tuy nhiên thì k đc vượt quá chiều cao của nơi ở của đức Đạt Lai Lạt Ma - Potala palace)
4770314495_d1d4412915_z.jpg
Đi xuyên qua các thảo nguyên, lâu lơ lâu lắc mới có 1 ngôi nhà nguyên bản ngày xưa (vì bjo nhà nước đã hỗ trợ kinh phí để người dân Tibet có thể sống quần tụ lại gần với nhau, nên vì thế mà các ngôi nhà mà chính phủ trợ cấp cũng xây na ná giống nhau ) Thường thì trước hoặc bên cạnh các ngôi nhà của người Tạng hay có ... 1 đống or 1 bãi to rất to phân bò... để làm j? để mùa đông ng` dân ở đây đốt sưởi ấm hoặc nấu ăn :D Vì thế mà ở Tibet có 1 mùi vị rất riêng ... he he
4751544982_a639200e17_z.jpg
Hầu hết các tấm hình ở Tibet đều được chụp trên xe, khi xe đang chạy với tốc độ khá....là say sóng :) Cảm giác là chỉ cần giơ tay ra ngoài cửa sổ 1 chút thôi thì các núi tuyết mùa hè chưa tan hết rất gần, gần rất gần ...

4754118830_ea9f464844_z.jpg
 
Tashi Lhunpo monastery nằm trên một ngọn đồi ở trung tâm của thành phố Shigatse - thành phố lớn thứ 2 của Tibet, tên đầy đủ tiếng Tây Tạng của tu viện có nghĩa là "tất cả tài sản và hạnh phúc tập trung ở đây". Tu viện gồm có hơn 3000 phòng cho hơn 4000 tu sĩ được đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên xây dựng. Từ Lhasa đi qua rất nhiều cánh đồng cải vàng, đi qua rất nhiều thảo nguyên ngút ngàn...sẽ tới được nơi ở của những người tu sĩ mang trong mình đầy vẻ huyền bí và uy nghiêm ...

4776097826_e7e5496249_z.jpg

Ca'c stupa là nơi chôn cất 1 phần thi thể của các Đức Phật , các môn đệ hoặc các vị sư trụ trì của chùa hoặc dùng để tưởng niệm. Để tới được đây thì những người hành hương phải trải qua 1 chặng đường rất dài hàng trăm thậm chí hàng nghìn km với nghi thức chatkal - có nghĩa là "tam bộ - nhất bái"; đi 3 bước quỳ lạy 1 bước - và tới được Potala palcae hay Tashi Lhunpo - tức là đã đạt được tâm nguyện của 1 đời người.

4776208506_e76e2037c4_z.jpg


4775706727_311cd5369d_z.jpg
Khi đi vòng quanh các stupa hay các prayer wheel thì người hành hương đều phải đi theo số lẻ 1,3,5,7 vòng chứ k đc đi vòng chẵn... và trong miệng luôn cầu nguyện : "Om mani padme hum" và quay vòng chuyển luân kinh, để mỗi 1 lần quay sẽ gửi được tới bề trên lời cầu nguyện của m`.

4820556434_eef9d66edf_z.jpg

Và bên trong Tashi Lhunpo Monastery các Lạt Ma vẫn hay ngồi tụng kinh hay cầu nguyện như thế na`

4776780512_4f68db71e4_z.jpg
 
Last edited:
Thx Chitto đã góp ý, như đã nói ở phần trên, nếu có gì sơ suất thì các bạn góp ý và chia sẻ thêm để mình có thể hiểu hiều và sâu hơn về văn hóa cũng như tôn giáo của Tây Tạng, vì chuyến đi này mình cũng k có nhiều điều kiện để tìm hiểu kỹ về Tây Tạng (vì đi kết hợp cv nên quá gấp ). Và khi tới nơi thì quá choáng ngợp với 1 nền văn hóa mang đậm màu sắc tâm linh như vậy. Hi vọng rằng các phượt gia đã từng đi và có kiến thức sâu về mảnh đất này sẽ cùng chia sẻ để có 1 cách nhìn chính xác và toàn diện hơn . Thx nhiều ah

Tiện thể đây mình cũng có 1 số thắc mắc về nghi thức tôn giáo của ng` Tạng, ví dụ như mình hay thấy Người Tạng thường hay treo, chăng những lá cờ cầu nguyện của mình ở những chỗ có nước và núi. Lá cờ cầu nguyện gồm có 5 màu: trắng đại diện cho mây, đỏ - lửa, vàng - đất, xanh lá - màu của cây và xanh trời màu của vũ trụ, trên mỗi lá cờ đều được in kinh Phạn và ng` Tibet tin rằng mỗi 1 lần gió làm cờ lay động sẽ như 1 lần đọc kinh cầu nguyện. Không biết là cách hiểu của mình về 5 màu sắc như trên có đúng k?
4798052226_3db5f18fb0_z.jpg
Hay như khi đi trên đường cũng thuong` bắt gặp hình cầu thang được vẽ trên núi đá hoặc các viên đá được xếp chồng lên nhau ở gần ven đường, hồ nước...v..v Người Tạng dùng những hình thức như thế để cầu nguyện cho kiếp sau của mình sẽ tốt đẹp hơn, chứ k phải là cầu mong cho kiếp này của mình đang sống, theo như em hiểu như vậy, đúng vậy k ah? Mong các pak có nhiều kiến thức về Phật học giải thích dùm ah

4772508947_659c78ea2f_z.jpg
 
Mình cũng ko có hiểu biết nhiều lắm về Phật giáo nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng, chỉ là đam mê du lịch và khám phá thêm những điều lý thú. Sẵn tiện đã có dịp viết về Văn vật trong Phật giáo Tây Tạng ở topic của mình, chia sẻ lại ở đây với Alina:

---

a. Đại kỳ ngũ sắc:

Đi thăm Tây Tạng nói riêng và các quần thể Phật giáo nói chung, du khách hay bắt gặp các cờ phướn 5 màu tung bay trong gió. Nếu để ý kĩ, cờ ngũ sắc Tây Tạng có 5 màu (trắng, đỏ, lục, vàng, lam) hơi khác so với lá cờ Phật giáo (trắng, đỏ, cam, vàng, lam). Một trong các lý do có thể giải thích là: lá cờ Phật giáo chính thức ra đời năm 1889, còn Phật giáo Tây Tạng mà ảnh hưởng bắt nguồn từ Ấn Độ giáo thì đã có từ lâu đời, trải qua thời gian sẽ xuất hiện vài sai khác, tuy nhiên điều này không làm thay đổi ý nghĩa biểu trưng.

IMG_3642.jpg


Số 5 không chỉ tượng trưng cho Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) tương sinh tương khắc làm nên vạn vật, còn ứng với Ngũ Trí của Mật tông miêu tả về trí của con người (Pháp giới trí, Đại viên kínha trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tác trí), đồng thời hợp với Ngũ Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức) là 5 yếu tố tạo thành thân tâm, và là Ngũ Bộ Chú - nghi thức trì niệm của Mật Giáo (Tịnh Pháp Giới, Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân, Lục Tự Đại Minh, Chuẩn Đề Cửu Thánh, và Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh); nhưng trên hết là biểu thị sức mạnh và sự thống nhất giữa Ngũ Phương và Ngũ Phật:

NguPhat0.jpg


Ngũ Phật (Five Wisdom Buddhas) có thể coi là biểu hiện siêu việt nhất trong thế gian, các vị này là thầy của các Bồ Tát. Đồng thời, trong mỗi thời đại loài người, các vị lại hoá thân thành Phật lịch sử - có hình dạng người sống trên thế gian. Trong thời đại chúng ta, vị Phật lịch sử đó chính là Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha), còn vị Phật được tin rằng sẽ xuất hiện trong tương lai (Future Buddha) là Phật Di Lặc (Maitreya Buddha). Vì thế mỗi khi nhắc đến Ngũ Phương Phật, người ta sẽ nhắc đến vị Phật lịch sử và vị Bồ Tát tương ứng:

- Trung ương: Đại Nhật Như Lai (Tathagata); Phật lịch sử là Ca-la-ca-tôn-đại (Krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (Samantabhadra)
- Hướng Đông: Bất Động Như Lai (Aksobhya); Phật lịch sử là Ka-na-ca-mâu-ni (Kanakamuni) và Kim Cương Bồ Tát (Vajrapani)
- Hướng Nam: Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava); Phật lịch sử là Ca-diếp (Kasyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (Ratnapani)
- Hướng Tây: Di Đà Phật (Amitabha); Phật lịch sử là Thích-ca-mâu-ni (Shakyamuni) và Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara)
- Hướng Bắc: Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi); Phật tương lai là Di-lặc (Maitreya) và Phổ Chùy Thủ Bồ Tát (Vishvapani)

Quan niệm trên chỉ xuất hiện từ khi Đại thừa Phật giáo ra đời, và càng được củng cố bởi Mật tông Tây Tạng, điều đó cho thấy sự khác biệt và phức tạp, bao hàm muôn yếu tố trong Phật giáo Tây Tạng. Đi khắp cao nguyên Thanh-Tạng, du khách sẽ gặp rất nhiều nơi thờ cúng Ngũ Phật cũng như các Phật lịch sử và chư vị Bồ Tát, bên cạnh các vị Tạng vương và Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma. Những sự sắp xếp trên luôn có nghiêm luật chặt chẽ mà hiếm có ai hiểu được, thậm chí phần lớn chúng ta không bao giờ hiểu rõ được mà chỉ biết chiêm bái để kính phục trí tuệ, công sức và sự sáng tạo của người xưa!

---

Riêng về việc xếp các đống đá nhỏ thì mình cũng đồng ý với bạn, đó là cho kiếp sau. Về hình dáng, các đống đá nhìn như các stupa nhỏ, mà chắc bạn biết stupa vốn để lưu giữ phần hồn, khác với các bức tượng (statue) lưu giữ phần xác. Người Tạng có câu biết đâu ngày mai của bạn là kiếp sau, cũng ý chỉ những việc mình làm hôm nay có hệ quả trực tiếp đến những gì tiếp diễn mai sau, cho đến cả kiếp sau. Thực ra việc cầu cho tốt đẹp thì không hẳn, người mộ đạo thường chỉ xem đó là cách bày tỏ lòng thành kính với Phật pháp chứ không nhất thiết cầu giàu sang phúc lộc.

Các cầu thang bạn thấy được vẽ trên đá biểu trưng cho con đường tu học hướng đến Niết bàn, vận dụng sự thâm diệu của Bát Chính Đạo để diệt Khổ, thực hành con đường Tứ Diệu Đế, có như thế mới tự giải thoát. Trong các stupa cũng sẽ có các bậc thang này xếp làm 4 tầng đáy tượng trưng cho Tứ Diệu Đế, phía sát trên cùng là 13 vòng cũng giống như những bậc thang phấn đấu của đời người vậy. Trong số 8 stupa vĩ đại (8 Great Stupas) thì chỉ có Stupa thứ 8 - Nirvana là ko có 4 bậc Tứ Diệu Đế ở tầng đáy, bởi lúc đó là giác ngộ đã đạt được rồi!

8Stupas.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,032
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top