Phần 1: Núi tuyết vẫy gọi
Tôi rất nhớ núi.
Từ khi chưa biết tới một ngọn núi nào, tôi đã nhớ núi đến khắc khoải. Trong tiềm thức của tôi luôn bị ám ảnh bởi những ký ức kỳ lạ về những ngày xưa cũ, trong bộ quần áo bằng vải thô rộng và giản dị, sống bình thản cô độc bên núi, trong nếp nhà nhỏ và một bếp lửa ấm.
Để lấp đầy khoảng trống ký ức đó, tôi bắt đầu những chuyến đi để gặp núi.
Cảm xúc thân quen như quay lại chốn xưa cuối cùng đã đến, trong những ngày tôi dạo chân bên bờ suối trên đường trekking lên đỉnh Fanxipan, lúc ngửa đầu lên ngắm những tán cây cổ thụ cao ngút xòe bóng trên đầu, lúc đôi chân mệt mỏi sục vào dòng nước lạnh buốt chảy bên những tảng đá cuội im lìm, khi vội nằm nghỉ giấc trưa bên dòng suối cạn, ngửa mặt đón ánh nắng xuyên qua tán lá, mặc cho những chú kiến đen to đang bận rộn leo lên leo xuống trên những cành lá rụng, chạm vào mặt tôi nhột nhạt. Khoảnh khắc đứng trên những bờ vực đá, gió thổi phần phật như muốn hất tôi lộn nhào từ đỉnh núi xuống, tôi lại thấy ký ức về một chú chim đại bàng, chuẩn bị tung người xuống, nương vào một cơn gió và giang đôi cánh bay lượn trên sườn núi.
Nhưng bên những ngọn núi nhiệt đới này, tôi vẫn không nguôi trông ngóng về dãy Himalaya với núi tuyết Everest trắng xóa tuyết phủ đầy kiêu hãnh, miền đất Tây Tạng cổ xưa thần bí và núi thần Kailash trinh nguyên. Nỗi nhớ nhung ám ảnh sâu sắc tới mức nó thúc giục tôi lần theo các sợi tơ duyên nhằng nhịt để âm thầm tìm kiếm, và đưa ra một quyết định mà không ngờ nó đã khởi động cho bước ngoặt của toàn bộ cuộc đời tôi.
Nếu bắt đầu tính từ một buổi chiều hè âm ỉ sốt, trong tay là cuốn Mật mã Tây Tạng, nàng Mẫu giáo lúc ấy mới bé bằng một đốt ngón tay, thì ba năm sau đó, cuộc hành trình bắt đầu…
Photo: Một góc Tibet của tôi
Taken by Trang Nguyễn T Minh (9/2016)
-------------------------------------------------------------------------------------
1. Tây Tạng: (tiếng Tây Tạng cổ: Bod; (བོད་), phương ngữ Lhasa: Pö; tiếng Quan Thoại: 西藏, Xīzàng) là khu vực được mô tả như là "nóc nhà của thế giới", là nơi có nền văn hóa và lối sống độc đáo, đặc biệt có một không hai. Toàn bộ khu vực nằm trên một cao nguyên tại châu Á, phía bắc đông của dãy Himalaya, có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900m. Loài người được cho là đã định cư tại Tây Tạng từ 21.000 năm về trước, đây cũng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana).
2. Về chính trị, Tây Tạng là một vùng tự trị của Trung Quốc, sau sự xâm chiếm của Trung Quốc năm 1950 khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn sang Ấn Độ năm 1959, thành lập một chính phủ lưu vong và từ đó tới nay không ngừng nghỉ đấu tranh theo đường lối bất bạo động để đòi quyền tự do cho Tây Tạng.
Người Tây Tạng phải sống cuộc sống mất tự do, họ không được phép đi ra ngoài lãnh thổ của Trung Quốc và bị chính quyền và người Trung Quốc chèn ép trong việc kinh doanh. Khách du lịch khi đến Tây Tạng bắt buộc phải thông qua một công ty du lịch, đoàn phải trình báo giấy tờ tại các trạm gác dọc đường, không được phép chụp ảnh, quay phim những công trình liên quan tới quân sự của Trung Quốc trên đất Tạng, nếu vô tình chụp, có thể sẽ bị bắt để tra khảo, thẩm vấn cho tới khi chắc chắn không có mục đích mới được thả ra.
3. Núi thiêng Kailash: Cao 6.638m, Kailash hay còn gọi là Ngân Sơn, cách thủ phủ L’hasa của Tây Tạng trên 1.000 km về hướng Tây, theo tín ngưỡng cổ đại, ngọn núi thần bí này tượng trưng cho trục Trái Đất hay chiếc thang dẫn lên Trời, được coi là ngọn núi linh thiêng nhất trên thế giới, nơi trú ngụ của các vị thần và là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân.
Kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di, cũng là nơi duy nhất ngày xưa được cho là Đức Phật và 500 vị A la hán đã đặt chân đến. Kailash là linh địa được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm.
Kailash còn được gọi là ngọn núi trinh nguyên bởi chưa có bất kỳ một ai đặt chân vì hành động đó là phạm thượng.
(Một số thông tin thu thập trên Internet và từ trải nghiệm thực tế)
Phần 2: Lên đường!
Chuyến đi này tôi quyết định gia nhập một nhóm 9 người không quen biết, trong đó có 8 người miền Bắc, 1 người miền Nam, chúng tôi đều cần chia sẻ chi phí nên tìm tới nhau thông qua trang phuot.vn nổi tiếng để tìm kiếm bạn đồng hành.
Trưởng nhóm là một đôi vợ chồng trẻ trung và vô tư, cô bé vợ rất nhanh nhẹn và tháo vát, họ có một chú chó trắng muốt rất cưng, coi như con, đặt tên là Mèo, tôi tạm gọi là “Đôi Yêu Mèo”. Họ dắt theo một người bạn, một cậu tính tình vui vẻ bằng tuổi tôi - “Người Quen” - đặt tên cậu như vậy bởi tôi nom cậu rất quen nhưng cho dù có vặn nhau ra tra hỏi, tôi với cậu cũng chẳng ai biết ai.
Thành viên tiếp theo gồm có “Mơ Thấy Everest” – một cô nàng mơ ước được nhìn thấy Everest từ năm 12 tuổi trong một tiết học Địa lý, rất yêu du lịch – thường cười nói nhanh với một tông giọng cao lảnh lót, điều ám ảnh cô nhất đối với chuyến đi này là Hội chứng độ cao AMS (*) - hội chứng xảy ra khi tới vùng núi cao trên 2.500m so với mực nước biển, ở cấp độ nghiêm trọng nhất có thể tử vong. Cô bị nó ám ảnh tới mức cứ mỗi buổi họp offline là cô ấy lại nhắc đi nhắc lại một cách vô cùng lo lắng rồi nhân tiện gieo rắc nỗi sợ ấy cho khắp toàn thể các thành viên.
“Mơ thấy Everest” rủ bạn cô ấy là “Đồng Hương” – một cô bạn cùng quê Hải Phòng và bằng tuổi tôi – gia nhập đoàn.
Trong ba thành viên còn lại, người gây chú ý nhất là anh “Cảnh Giác” – một anh kính cận nghiêm nghị, các cử chỉ lời nói của anh cũng toát lên vẻ nghi ngờ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Thú thật với các bạn, khi tôi còn nhỏ, tôi vừa sợ vừa thích nghe Chuyên mục “Kể chuyện cảnh giác” trên sóng phát thanh mỗi tối thứ Bảy hàng tuần. Hồi ấy nhà nghèo chỉ có mỗi cái radio màu trắng nhỏ treo trên góc tường là phương tiện giải trí duy nhất của cả nhà, mỗi lần nó phát chuyên mục ấy, kinh sợ nhất chính là đoạn nhạc tèn tèn ten như kiểu có trộm đang lò dò vào nhà hòa cùng giọng đọc nghe rởn tóc gáy của cái bác gì nổi tiếng giờ hẳn đã khuất núi, thông thường tới khi chuyên mục kết thúc thì sẽ nguyện nhịn đái đi ngủ. Sau mỗi lần nghe chương trình, đi ra ngoài đường nhìn ai cũng thấy đầy khả năng tiềm ẩn là một tội phạm buôn người hoặc lừa đảo.
Tuy vậy không thể chối cãi được là cũng nhờ anh có cái đầu lạnh mà chúng tôi bớt hẳn trạng thái "high" đầy nguy hiểm mỗi lần bàn luận để quyết định một vấn đề nào đó.
Tiếp theo là “Hot boy” – một cậu trai trẻ đầy “quyền lực” (theo công thức của chị Hội đã phát biểu trong “Để mai tính”: “Em đợp thì em có wền”), là thành viên xuất hiện gần cuối cùng của đoàn. Ngoài vẻ đẹp trai, cao to mà không hề đen hôi, cậu còn có vẻ phóng khoáng, vui vẻ, ngay buổi gặp offline đầu tiên của cậu với hội đã hào hiệp lôi ví ra đề nghị chiêu đãi toàn bộ cả đoàn, cái tác phong rộng rãi, hào hiệp rất giống tôi nên tôi lập tức có cảm tình với cậu ngay.
Và người cuối cùng gia nhập vào những phút cuối, sau cậu, là một cô giáo đã đứng tuổi đến từ Sài Gòn - “Người Thứ Chín”- chúng tôi chưa bao giờ gặp cô cho tới tận ngày khởi hành.
“Người Thứ Chín” có vẻ khá kỳ bí, là một cô giáo dạy về bộ môn rất lạ tên là "Cảm nhận", cô thường thỉnh thoảng hỏi những câu bâng quơ khiến các thành viên trong đoàn không để ý nhiều nhưng hình như chỉ có tôi cảm thấy chú ý và tò mò. Thỉnh thoảng, cô hỏi: “ Này các em ơi, chúng ta không đi vào Thung lũng Tử thần (**) sao? Trong đó có nhiều thứ rất hay nha!” Các bạn lễ phép trả lời không và dường như không để ý, nhưng điều đó lại khiến tôi thích thú, bởi Thung lũng Tử thần, lãnh địa của Tử vương Yama – nỗi kính sợ của người mộ đạo và cả khách du lịch bởi tương truyền những người bước sâu vào Thung lũng này nếu không thể vượt qua được sự phán xét của Tử Vương sẽ bỏ mạng nơi đây - nơi tôi đặc biệt muốn chiêm ngưỡng, chỉ sau núi Kailash linh thiêng sau khi đã nghiền ngẫm các cuốn sách của Muldashev (***) về Tây Tạng.
Tới tận hôm đi, tôi mới gặp “Người Thứ Chín” ở sân bay, điều đặt biệt nhất ở cô chính là đôi mắt với đường nét hết sức rõ ràng sau cặp kính với con ngươi đen láy, toát lên sự tinh anh khiến người ta cảm thấy chúng có thể nhìn thấu tâm can người khác, tôi lại gần chào cô và không ngờ rằng chuyến đi và cuộc gặp định mệnh đó đã khởi đầu cho những bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi sau này.
Ngày chúng tôi đi, không có ai ra tạm biệt, chẳng có tiếng khóc thút thít hay đôi bàn tay nào vẫy khăn mù soa, ngoại trừ Mèo được người đưa ra tiễn bố mẹ nó tận sân bay, giãy giụa và kêu ủng oẳng dưới mưa ôm và hôn của đôi trẻ.
28/08/2016, đoàn quân bát nháo lên đường...
(*), (**), (***) sẽ được giải thích tại Phần 3
----------------------------------------------------------------------
Ảnh: Đoàn quân tại Sân bay Gonggar Lhasa.
Đón đoàn là Sonnam – anh hướng dẫn viên người Tạng và anh lái xe hiền hậu (mà tôi đã trót quên tên), Sonnam quàng cho mỗi người một chiếc khăn trắng, biểu tượng của lời chúc bình an của người Tạng.
Taken by: Sonnam & ngón tay của anh bên góc trái ảnh, Haizzz...
Tôi rất nhớ núi.
Từ khi chưa biết tới một ngọn núi nào, tôi đã nhớ núi đến khắc khoải. Trong tiềm thức của tôi luôn bị ám ảnh bởi những ký ức kỳ lạ về những ngày xưa cũ, trong bộ quần áo bằng vải thô rộng và giản dị, sống bình thản cô độc bên núi, trong nếp nhà nhỏ và một bếp lửa ấm.
Để lấp đầy khoảng trống ký ức đó, tôi bắt đầu những chuyến đi để gặp núi.
Cảm xúc thân quen như quay lại chốn xưa cuối cùng đã đến, trong những ngày tôi dạo chân bên bờ suối trên đường trekking lên đỉnh Fanxipan, lúc ngửa đầu lên ngắm những tán cây cổ thụ cao ngút xòe bóng trên đầu, lúc đôi chân mệt mỏi sục vào dòng nước lạnh buốt chảy bên những tảng đá cuội im lìm, khi vội nằm nghỉ giấc trưa bên dòng suối cạn, ngửa mặt đón ánh nắng xuyên qua tán lá, mặc cho những chú kiến đen to đang bận rộn leo lên leo xuống trên những cành lá rụng, chạm vào mặt tôi nhột nhạt. Khoảnh khắc đứng trên những bờ vực đá, gió thổi phần phật như muốn hất tôi lộn nhào từ đỉnh núi xuống, tôi lại thấy ký ức về một chú chim đại bàng, chuẩn bị tung người xuống, nương vào một cơn gió và giang đôi cánh bay lượn trên sườn núi.
Nhưng bên những ngọn núi nhiệt đới này, tôi vẫn không nguôi trông ngóng về dãy Himalaya với núi tuyết Everest trắng xóa tuyết phủ đầy kiêu hãnh, miền đất Tây Tạng cổ xưa thần bí và núi thần Kailash trinh nguyên. Nỗi nhớ nhung ám ảnh sâu sắc tới mức nó thúc giục tôi lần theo các sợi tơ duyên nhằng nhịt để âm thầm tìm kiếm, và đưa ra một quyết định mà không ngờ nó đã khởi động cho bước ngoặt của toàn bộ cuộc đời tôi.
Nếu bắt đầu tính từ một buổi chiều hè âm ỉ sốt, trong tay là cuốn Mật mã Tây Tạng, nàng Mẫu giáo lúc ấy mới bé bằng một đốt ngón tay, thì ba năm sau đó, cuộc hành trình bắt đầu…
Photo: Một góc Tibet của tôi
Taken by Trang Nguyễn T Minh (9/2016)
-------------------------------------------------------------------------------------
1. Tây Tạng: (tiếng Tây Tạng cổ: Bod; (བོད་), phương ngữ Lhasa: Pö; tiếng Quan Thoại: 西藏, Xīzàng) là khu vực được mô tả như là "nóc nhà của thế giới", là nơi có nền văn hóa và lối sống độc đáo, đặc biệt có một không hai. Toàn bộ khu vực nằm trên một cao nguyên tại châu Á, phía bắc đông của dãy Himalaya, có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900m. Loài người được cho là đã định cư tại Tây Tạng từ 21.000 năm về trước, đây cũng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana).
2. Về chính trị, Tây Tạng là một vùng tự trị của Trung Quốc, sau sự xâm chiếm của Trung Quốc năm 1950 khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn sang Ấn Độ năm 1959, thành lập một chính phủ lưu vong và từ đó tới nay không ngừng nghỉ đấu tranh theo đường lối bất bạo động để đòi quyền tự do cho Tây Tạng.
Người Tây Tạng phải sống cuộc sống mất tự do, họ không được phép đi ra ngoài lãnh thổ của Trung Quốc và bị chính quyền và người Trung Quốc chèn ép trong việc kinh doanh. Khách du lịch khi đến Tây Tạng bắt buộc phải thông qua một công ty du lịch, đoàn phải trình báo giấy tờ tại các trạm gác dọc đường, không được phép chụp ảnh, quay phim những công trình liên quan tới quân sự của Trung Quốc trên đất Tạng, nếu vô tình chụp, có thể sẽ bị bắt để tra khảo, thẩm vấn cho tới khi chắc chắn không có mục đích mới được thả ra.
3. Núi thiêng Kailash: Cao 6.638m, Kailash hay còn gọi là Ngân Sơn, cách thủ phủ L’hasa của Tây Tạng trên 1.000 km về hướng Tây, theo tín ngưỡng cổ đại, ngọn núi thần bí này tượng trưng cho trục Trái Đất hay chiếc thang dẫn lên Trời, được coi là ngọn núi linh thiêng nhất trên thế giới, nơi trú ngụ của các vị thần và là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân.
Kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di, cũng là nơi duy nhất ngày xưa được cho là Đức Phật và 500 vị A la hán đã đặt chân đến. Kailash là linh địa được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm.
Kailash còn được gọi là ngọn núi trinh nguyên bởi chưa có bất kỳ một ai đặt chân vì hành động đó là phạm thượng.
(Một số thông tin thu thập trên Internet và từ trải nghiệm thực tế)
Phần 2: Lên đường!
Chuyến đi này tôi quyết định gia nhập một nhóm 9 người không quen biết, trong đó có 8 người miền Bắc, 1 người miền Nam, chúng tôi đều cần chia sẻ chi phí nên tìm tới nhau thông qua trang phuot.vn nổi tiếng để tìm kiếm bạn đồng hành.
Trưởng nhóm là một đôi vợ chồng trẻ trung và vô tư, cô bé vợ rất nhanh nhẹn và tháo vát, họ có một chú chó trắng muốt rất cưng, coi như con, đặt tên là Mèo, tôi tạm gọi là “Đôi Yêu Mèo”. Họ dắt theo một người bạn, một cậu tính tình vui vẻ bằng tuổi tôi - “Người Quen” - đặt tên cậu như vậy bởi tôi nom cậu rất quen nhưng cho dù có vặn nhau ra tra hỏi, tôi với cậu cũng chẳng ai biết ai.
Thành viên tiếp theo gồm có “Mơ Thấy Everest” – một cô nàng mơ ước được nhìn thấy Everest từ năm 12 tuổi trong một tiết học Địa lý, rất yêu du lịch – thường cười nói nhanh với một tông giọng cao lảnh lót, điều ám ảnh cô nhất đối với chuyến đi này là Hội chứng độ cao AMS (*) - hội chứng xảy ra khi tới vùng núi cao trên 2.500m so với mực nước biển, ở cấp độ nghiêm trọng nhất có thể tử vong. Cô bị nó ám ảnh tới mức cứ mỗi buổi họp offline là cô ấy lại nhắc đi nhắc lại một cách vô cùng lo lắng rồi nhân tiện gieo rắc nỗi sợ ấy cho khắp toàn thể các thành viên.
“Mơ thấy Everest” rủ bạn cô ấy là “Đồng Hương” – một cô bạn cùng quê Hải Phòng và bằng tuổi tôi – gia nhập đoàn.
Trong ba thành viên còn lại, người gây chú ý nhất là anh “Cảnh Giác” – một anh kính cận nghiêm nghị, các cử chỉ lời nói của anh cũng toát lên vẻ nghi ngờ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Thú thật với các bạn, khi tôi còn nhỏ, tôi vừa sợ vừa thích nghe Chuyên mục “Kể chuyện cảnh giác” trên sóng phát thanh mỗi tối thứ Bảy hàng tuần. Hồi ấy nhà nghèo chỉ có mỗi cái radio màu trắng nhỏ treo trên góc tường là phương tiện giải trí duy nhất của cả nhà, mỗi lần nó phát chuyên mục ấy, kinh sợ nhất chính là đoạn nhạc tèn tèn ten như kiểu có trộm đang lò dò vào nhà hòa cùng giọng đọc nghe rởn tóc gáy của cái bác gì nổi tiếng giờ hẳn đã khuất núi, thông thường tới khi chuyên mục kết thúc thì sẽ nguyện nhịn đái đi ngủ. Sau mỗi lần nghe chương trình, đi ra ngoài đường nhìn ai cũng thấy đầy khả năng tiềm ẩn là một tội phạm buôn người hoặc lừa đảo.
Tuy vậy không thể chối cãi được là cũng nhờ anh có cái đầu lạnh mà chúng tôi bớt hẳn trạng thái "high" đầy nguy hiểm mỗi lần bàn luận để quyết định một vấn đề nào đó.
Tiếp theo là “Hot boy” – một cậu trai trẻ đầy “quyền lực” (theo công thức của chị Hội đã phát biểu trong “Để mai tính”: “Em đợp thì em có wền”), là thành viên xuất hiện gần cuối cùng của đoàn. Ngoài vẻ đẹp trai, cao to mà không hề đen hôi, cậu còn có vẻ phóng khoáng, vui vẻ, ngay buổi gặp offline đầu tiên của cậu với hội đã hào hiệp lôi ví ra đề nghị chiêu đãi toàn bộ cả đoàn, cái tác phong rộng rãi, hào hiệp rất giống tôi nên tôi lập tức có cảm tình với cậu ngay.
Và người cuối cùng gia nhập vào những phút cuối, sau cậu, là một cô giáo đã đứng tuổi đến từ Sài Gòn - “Người Thứ Chín”- chúng tôi chưa bao giờ gặp cô cho tới tận ngày khởi hành.
“Người Thứ Chín” có vẻ khá kỳ bí, là một cô giáo dạy về bộ môn rất lạ tên là "Cảm nhận", cô thường thỉnh thoảng hỏi những câu bâng quơ khiến các thành viên trong đoàn không để ý nhiều nhưng hình như chỉ có tôi cảm thấy chú ý và tò mò. Thỉnh thoảng, cô hỏi: “ Này các em ơi, chúng ta không đi vào Thung lũng Tử thần (**) sao? Trong đó có nhiều thứ rất hay nha!” Các bạn lễ phép trả lời không và dường như không để ý, nhưng điều đó lại khiến tôi thích thú, bởi Thung lũng Tử thần, lãnh địa của Tử vương Yama – nỗi kính sợ của người mộ đạo và cả khách du lịch bởi tương truyền những người bước sâu vào Thung lũng này nếu không thể vượt qua được sự phán xét của Tử Vương sẽ bỏ mạng nơi đây - nơi tôi đặc biệt muốn chiêm ngưỡng, chỉ sau núi Kailash linh thiêng sau khi đã nghiền ngẫm các cuốn sách của Muldashev (***) về Tây Tạng.
Tới tận hôm đi, tôi mới gặp “Người Thứ Chín” ở sân bay, điều đặt biệt nhất ở cô chính là đôi mắt với đường nét hết sức rõ ràng sau cặp kính với con ngươi đen láy, toát lên sự tinh anh khiến người ta cảm thấy chúng có thể nhìn thấu tâm can người khác, tôi lại gần chào cô và không ngờ rằng chuyến đi và cuộc gặp định mệnh đó đã khởi đầu cho những bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi sau này.
Ngày chúng tôi đi, không có ai ra tạm biệt, chẳng có tiếng khóc thút thít hay đôi bàn tay nào vẫy khăn mù soa, ngoại trừ Mèo được người đưa ra tiễn bố mẹ nó tận sân bay, giãy giụa và kêu ủng oẳng dưới mưa ôm và hôn của đôi trẻ.
28/08/2016, đoàn quân bát nháo lên đường...
(*), (**), (***) sẽ được giải thích tại Phần 3
----------------------------------------------------------------------
Ảnh: Đoàn quân tại Sân bay Gonggar Lhasa.
Đón đoàn là Sonnam – anh hướng dẫn viên người Tạng và anh lái xe hiền hậu (mà tôi đã trót quên tên), Sonnam quàng cho mỗi người một chiếc khăn trắng, biểu tượng của lời chúc bình an của người Tạng.
Taken by: Sonnam & ngón tay của anh bên góc trái ảnh, Haizzz...
Last edited: