What's new

Tin tức lượm lặt !

Mau mau mà đến Amsterdam!

Hôm qua nhà em đọc tờ Thế giới (Đức) báo tin sắp tới Amsterdam sẽ đóng cửa khoảng 400 ô cửa sổ của các ẻm vẫn uốn éo ưỡn ẹo cũng như nhiều coffeeshop ở khu đèn đỏ - vì tình hình an ninh khu này nhộm nhoạm quá. Các bác nào có nhu cầu thì lượn nhanh sang đó kẻo rồi lại tiếc :D
 
Không thể được, để mai em bảo cái tay Thị trưởng Job Cohen. Ai lại tước bỏ đi một thú vui "tao nhã" như thế của Amsterdam bao giờ. Đến Hà Lan chỉ để xem đê điều, cối xay gió và hoa Tuylip... thì thật là "phàm tục". Vả lại đóng cửa là phải đền bù thiệt hại ối tiền chứ chơi đâu.
Có chăng thì lùa hết bọn "mọi" chuyên theo sau du khách mời chào chơi ma tuý hạng nặng thôi. Các em xinh xắn thế, chân không yếu tay cực mềm, từ cả 5 châu đến đây "công tác", ai lại nỡ trả về địa phương cho đành. Thật là nhẫn tâm.
Viva Redlight District. I AMSTERDAM!
 
Last edited:
Những thành phố hạng nhất châu Âu

Nguồn Tuổi trẻ OL
http://dulich.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247423&ChannelID=100

Có bạn nào hay tham khảo thông tin trên TripAdvisor không? Tớ rất ít dùng

-----------------------------

London là thành phố bẩn nhất và đắt nhất châu Âu, trong khi Brussels ồn ào nhất và Paris là điểm đến tốt nhất để thưởng thức ẩm thực, theo một nghiên cứu của website du lịch TripAdvisor.

Theo TripAdvisor, đa số những khách du lịch tham gia cuộc điều tra nghiên cứu về chất lượng các thành phố ở châu Âu đồng tình chọn London, thủ đô nước Anh, đứng đầu danh sách các thành phố bẩn nhất châu Âu. Paris (Pháp), Rome (Ý) và Athens (Hi Lạp) tiếp nối sau London trong lĩnh vực này.

Ngược lại, thành phố sạch nhất châu Âu thuộc về Zurich (Thụy Sĩ). Thành phố sạch còn có tên các nơi như Copenhagen (Đan Mạch) và Stockholm (Thụy Điển).

Cũng theo số đông du khách, ngoài London đứng đầu danh sách, Paris, Rome, Venise (Ý), Oslo (Na Uy), Matxcơva (Nga) cũng là một trong những thành phố đắt đỏ của châu Âu. Trong khi đó, Prague (CH Czech) là thành phố có giá rẻ nhất. Theo sau là Budapest (Hungary) và Lisbon (Bồ Đào Nha).

Nơi buồn chán nhất thuộc về Brussels, thủ đô nước Bỉ.

Khía cạnh lãng mạn được trao cho cả ba nơi Paris, Venise và Rome. Thủ đô nước Pháp Paris còn được bình chọn là nơi có ẩm thực tuyệt vời nhất châu Âu. Khách du lịch cũng thích chọn Paris là nơi mua sắm, trước cả London và Rome.

Theo Ian Rumgay, người phát ngôn của TripAdvisor, mặc dù là nơi đắt đỏ nhất và dơ nhất châu Âu nhưng London vẫn luôn là một trong những điểm đến được ưa chọn nhất khi có một cuộc sống về đêm đầy sắc thái và sở hữu nhiều công viên tuyệt vời nhất.

Và sau cùng, có đến 65% người tham gia điều tra khẳng định sẽ đi du lịch châu Âu trong 12 tháng tới và 50% phiếu thăm dò có địa chỉ từ Mỹ cho biết họ có ý định chọn châu Âu làm điểm đến du lịch mặc dù đồng euro đang có những kỷ lục hối đoái mới trước đồng USD...

ĐỨC TRƯỜNG (Theo AFP)
 
So sánh các thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới

Điều tra của TripAdvisor trong bài post trước chỉ là dựa trên khảo sát ý kiến của dân Phượt, tớ tóm lược lại kết quả của một khảo sát khác được thực hiện dựa trên phương pháp tính toán khoa học hơn do 1 ngân hàng lớn của Thụy Sĩ tiến hành (trên cơ sở hợp tác với các ngân hàng, các tổ chức tiêu dùng, các phòng thương mại và các trường ĐH) với kết quả mới được công bố tuần trước

Khảo sát này giúp bạn lường trước, lên kế hoach và lập ngân sách cho những chuyến du lịch của minh hoặc lựa chọn nước làm việc nếu tiêu chí quan trọng của bạn là lương cao :)

Phương pháp
Đây là lần thứ 2 ngân hàng này tiến hành khảo sát, lần thứ nhất là năm 2006 với 71 thành phố được lựa chọn trên toàn cầu, kết quả lần này nhằm cập nhật cho kết quả lần trước

Bảng câu hỏi về 122 hàng hóa và dịch vụ cùng với 120 mục dữ liệu về lương, các khoản giảm trừ và giờ làm việc đã được gửi cho 14 ngành nghề khác nhau. 30 nghìn dữ liệu đầu vào đã được thu thập và phân tích Kết quả đưa ra đã tính đến các yếu tố về lạm phát và chênh lệch tỉ giá của từng nước có tp được chọn Rổ hàng hóa được lựa chọn là dựa trên tiêu chuẩn và thói quên tiêu dùng của các nước phương Tây

Danh sách 15 thành phố đắt đỏ nhất thế giới ko tính tiền thuê nhà theo thứ tự như sau (trong ngoặc là thứ tự sau khi gộp tiền thuê nhà)

1. Oslo (2)
2. Copenhagen (4)
3. London (1)
4. Dublin (3)
5. Zurich (6)
6. Stockholm (11)
7. Helsinki (9)
8. Geneva (7)
9. Paris (9)
10. Vienna
11. Luxembourg (10)
12. Tokyo (8)
13. Brussels
14. Munich
15. Lyon
16. Amsterdam
17. Frankfurt
18. New York (5)
19. Toronto
20. Barcelona

So với kết quả tiến hành cho năm 2006 thì Oslo, Copen và London vẫn là 3 tp đắt đỏ nhất, Dublin từ vị trí 13 vượt qua Zurich để đứng thứ 4 và thứ 3 nếu gộp tiền thuê New York cũng như các tp của Mỹ trôi xuống dưới danh sách cũng do sự mất giá của đồng đô la Mỹ

Các tp tô đậm ở trên là những tp tớ đã qua và tớ có thể khẳng định khảo sát là tương đối chính xác

Tớ lấy ví dụ nhé.

Giá 1 số nơi tớ nhớ và có thể ktra lại qua quyển sổ dán vé của tớ cho vé đi lại dùng 1 lần và cho Zone 1 trung tâm: ở New York là 2$ (1.3e), Paris 1.5e, ở Helsinki là 2.2e, Oslo là 22Kr (2.75e) nếu mua từ máy và 30Kr (3.75e) nếu mua từ nv lái xe, London 4 GBP (5e) hay 1.5 GBP (2e) nếu dùng Travelcard hay Oystercard.

Giá 1 chai nước uống mua ở 1 minimart ví dụ 7Eleven: ở London hình như tương đương 2e-3e, Oslo 3e (các tp châu Âu khác ko quá 1e)

(còn tiếp với so sánh về lương và sức mua)
 
Tiếp bài trước

Xếp hạng thu nhập


Chỉ số tổng thu nhập của 20 tp đứng đầu trong danh sách 71 thành phố được chọn trong khảo sát và thứ tự xếp hạng, trong ngoặc là xếp hạng theo chỉ số net lương nhận sau khi trừ thuế và bảo hiểm xã hội

1. Copenhagen 140.9 (6)
2. Oslo 139.1 (3)
3. Zurich 130 (1)
4. Geneva 125.4 (4)
5. Dublin 111.7 (2)
6. Frankfurt 104.8 (9)
7. Brussels 103.6 (16)
8. Helsinki 103.6 (8)
9. Luxembourg 102.07 (5)
10. London 102.2 (7)
11. Munich 102 (10)
12. Berlin 100.9 (12)
13. New York 100 (11)
14. Stockholm 96.6
15. Vienna 94.8
16. Amsterdam 92.6
17. Sydney 89.8
18. Chicago 87.8
19. Los Angels 86.1
20. Toronto 84.5

Như vậy là người lao động ở Zurich thực nhận được nhiều tiền nhất Thuế và bảo hiểm xã hội ở 1 số tp như Dublin và Luxembourg là thấp so với các tp lớn khác do chính sách kinh tế thu hút đầu tư

Theo khảo sát thì Dubai, đang nổi lên như 1 trung tâm tài chính mới, với tài nguyên "giầu" dồi dào, có mức thuế và mức đóng BHXH gần như thấp nhất (tớ xác nhận). Dubai đứng thứ 30 trong d/s tổng thu nhập ở trên

Jakarta là thành phố lương trả thấp nhất sau đó là Delhi, Manila và Mumbai trong d/s 71 tp chọn khảo sát So với các tp hàng đầu châu Âu thì lương được trả ở Jakarta thấp hơn 95% :( Tuy người lao động ở các tp nằm cuối danh sách được hưởng mức thuế thu nhập thấp, họ lại phải chịu những chi phí dấu mặt như bảo hiểm y tế và xã hội ko tốt, cơ sở hạ tầng ko phát triển....

Sức mua nội địa (Domestic purchasing power)

Với chỉ số giá cả và lương net nhận thì có thể phần nào đoán ra người lao động ở tp nào có sức mua lớn nhất với số tiền họ nhận được Chỉ số này mới là điều người lao động quan tâm

Tớ liệt kê tiếp 20 tp có sức mua hàng đầu với cách tính là tiền công 1 giờ làm việc nhận (net) chia cho chi phí của rổ hàng hóa được chọn có gộp tiền thuê nhá

1. Zurich
2. Geneva
3. Luxembourg
4. Berlin
5. Dublin
6. Frankfurt
7. Auckland
8. Los Angeles
9. Munich
10. Oslo
11. Helsinki
12. Sydney
13. Chicago
13. Brussels
14. Toronto
15. Copenhagen
16. Vienna
17. Motreal
18. Lyon
19. Nicosia
20. Barcelona

Như vậy tiền lương nhận được là cao ở London nhưng so sánh tương đối với các nước còn lại, thì khả năng chi tiêu của người dân London lại thấp hơn

Nếu ko tính tiền thuê nhà thì người dân 4 thành phố Zurich, Geneva, Luxembourg và Dublin có thể mua được nhiều hàng hóa nhất với tiền công 1h lao động nhận được

Một khảo sát thú vị

(AV)
 
Từ bây giờ (thực hiện rồi), các bác sang geneve bằng đường chim bay, sau khi lấy hành lí, ra quầy, chìa vé máy bay là được phát 1 cái vé bus/tram miễn phí trong vòng 1h nhé.

Anyway, sân bay geneve gần thành phố, chẳng bõ các bác nhỉ!
 
Tin của baxu rất thú vị.

Còn ở Đức, đi lại bằng tàu rất thuận tiện (tàu chạy trên đường ray, bây giờ chạy điện chứ không như ở VN bằng nhiệt năng, gọi là tàu hoả) với các loại tàu khác nhau nối các vùng, các thành phố trong nước Đức và quốc tế.
Tàu RB (Regionalbahn) là tàu nội vùng, chạy chậm, đỗ nhiều ga, nhưng bù lại có rất nhiều chuyến trong ngày.
Tàu ICE (InterCity Express): tàu nhanh nối các thành phố lớn trong nước Đức, chỉ đỗ ga chính.
Tàu EC (EuroCity): tàu nhanh nối các thành phố lớn của châu ÂU (hình như các nước Tây Âu cũng ký hiệu là EC thì phải)
Nếu mình có vé tàu (train hay tiếng Đức là Zug) dù loại RE, RB, ICE hay EC đến Berlin, sẽ dùng được vé đó di chuyển bằng tàu S-Bahn trong thành phố (loại tàu nội ô gọi là S-Bahn) đến 24h cùng ngày trên vé tàu của mình.

Ở Đức còn có loại vé tàu giảm giá vào cuối tuần, đi khắp nước Đức cho tối đa 5 người, cũng chỉ có một giá, hình như hiện tại là 33EUR/vé, đi được trong ngày. Vé cuối tuần này có thể đi được tất cả các phương tiện giao thông công cộng ở Berlin như là xe bus, tram, S-Bahn, U-Bahn (tàu điện ngầm).

Vì vé tàu liên thành phố khá đắt, nên thường xuyên có những loại vé giảm giá đặc biệt thu hút những hành khách thường xuyên. Chẳng hạn như vé liên bang Sachsen, Sachsen-Anhalt và Thueringen, giá vé 27EUR/vé dùng cho 5 người đi trong ngày. Loại vé này chỉ dùng vào ngày thường từ thứ 2 đến thứ 6, thời hạn sử dụng từ 09h00 tới 03h00 sáng hôm sau.

Ngoài ra còn nhiều loại vé tập thể, vé gia đình cho 2 người lớn và 4 trẻ em, vé gia đình cho ông bà, bố mẹ và 4 cháu, vé cho 2 gia đình gồm 4 người lớn, 6 trẻ em...

Mua vé online trước ngày khởi hành 72h cũng có giá vé giảm mạnh. Ví dụ vé tàu nhanh ICE từ Dresden đi Berlin khoảng 32EUR/lượt, nhưng nếu mua khứ hồi online cho 2 người trước 72h thì chỉ phải trả khoảng 65EUR mà thôi.

Những hành khách thường xuyên đi tàu nên mua một loại thẻ của ngành đường sắt (Bahn Card) tuỳ theo mệnh giá thẻ mà được giảm 20%, 30%, 50% khi mua vé.

Các bác vào site của Đường sắt CHLB Đức mà tra thêm thông tin:
www.bahn.de

Site này tra được giờ tàu của khắp các nước châu Âu nữa đấy.
 
Điện thoại di động sẽ được sử dụng trên máy bay

Hành khách sẽ sớm được phép sử dụng điện thoại di động như bình thường trên các chuyến bay trong nội bộ châu Âu sau khi Ủy ban châu Âu chính thức đưa ra những qui định nhằm hài hòa hóa các điều kiện về kỹ thuật và cấp giấy phép cho dịch vụ viễn thông trên các chuyến bay trong khu vực châu Âu ngày hôm nay

Passengers' phones will be linked to an onboard cellular network connected to the ground via scatellite. The system will at the same time prevent phones from connecting directly to mobile networks on the ground below. This will ensure that transmission powers are kept low enough for mobile phones to be used without affecting the safety of aircraft equipment or the normal operation of terrestrial mobile networks.

Harmonising the technical requirements for the safe deployment of in-flight mobile communication services will enable the national licences granted to individual airlines by the Member State in which they are registered to be recognised throughout the EU. For example, an aircraft registered in France or Spain will be able to offer mobile communication services on aircrafts to passengers when flying over Germany or Hungary without any additional licensing procedures.


(AV: trích từ web của Liên minh châu Âu)
 
Miss "Independence of the Seas"

Nhu cầu du lịch bằng tàu biển (sea cruise) có vẻ ngày càng tăng (ít nhất có bác hoankiem nhà ta cũng toan tính đi 1 chuyến Nam TBD).

Tớ báo cáo là thứ năm tuần này sẽ có thêm một chiếc tàu nữa, và thuộc trong những chiếc tàu biển chở hành khách lớn nhất thế giới, được hạ thủy gia nhập cộng đồng tàu biển với cái tên tớ ko biết dịch thế nào :) Hai người chị cùng họ với "Independence of the Seas" là "Freedom of the Seas" (2006) và "Liberty of the Seas" (2007). Cả 3 đều thuộc sở hữu của hãng Royal Carribean điều hành 1 mạng lưới các cruise trên khắp thế giới

Hành trình đầu tiên của tàu sẽ bắt đầu từ giữa tháng 5 từ Southampton (Anh) và đi xuống vùng Địa Trung Hải cho 14 ngày. Mùa đông (từ tháng 11) thì tàu lại chuyển địa bàn hoạt động sang vùng Trung Mỹ Carribean xuất phát từ Florida.

Nàng "Independence of the Seas" (ko hiểu sao những chiếc tàu biển khổng lồ lại thường được đặt tên Miss hay Lady mà ko phải Mr. nhỉ :D ) có chiều dài 339m, 18 tầng (deck), và sức chứa 4300 hành khách và đội ngũ thủy thủ và nhân viên phục vụ 1400

RCI_Freedom_Exterior_14.jpg


Lúc nào tớ kết thúc các topic khác của tớ, tớ sẽ mở topic review các sea cruise :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,739
Members
192,665
Latest member
tylekeonhacaiinfo2025
Back
Top