What's new

[Tin tức] Tổng Hợp Các Tháp Chàm Miền Trung Nổi Tiếng Nhất

Tháp Chăm là một trong những di sản văn hóa rất độc đáo của Việt Nam. Các công trình kiến trúc nghệ thuật Champa không chỉ là minh chứng lịch sử về thời kỳ hưng thịnh của quốc gia, mà còn là điểm đến hấp dẫn nhiều du khách ghé thăm hằng năm. Ngay bây giờ, mời bạn cùng Đất Việt Tour tổng hợp các tháp chàm miền Trung nổi tiếng nhất mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch miền Trung nhé.

THÁP BÀ PONAGAR - NHA TRANG

Tổng hợp các tháp chàm miền Trung nổi tiếng nhất, chắc chắn phải kể đến tháp Bà Ponagar. Ngọn tháp thuộc phường Vĩnh Phú, nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng tầm 2km, là một trong những công trình kiến trúc Champa có quy mô lớn nhất nước ta. Tháp Bà Ponagar được khởi công xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tu bổ, nhưng tháp vẫn giữ nguyên nét nghệ thuật huyền bí trong phong cách kiến trúc của người Champa xưa.

thap-ba-ponagar-nha-trang


Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại tháp bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar nằm nép mình trên ngọn đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa. Tất cả quần thể của tháp được chia ra thành 3 mặt: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và Khu đền tháp. Do trải qua nhiều biến động của lịch sử, hiện nay tháp Bà Ponagar chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc gồm Mandapa và khu Đền Tháp ở trên.

Du lịch Nha Trang bạn đừng quên ghé thăm tháp Bà Ponagar để chiêm ngưỡng kiến trúc Champa độc đáo này nhé. Và nếu đi đúng vào tháng 3 âm lịch, bạn sẽ được tham gia lễ hội Tháp Bà Ponagar (được tổ chức từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch hằng năm) được tổ chức rất long trọng và hoành tráng.

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN - QUẢNG NAM

Thánh địa Mỹ Sơn là khu quần thể kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Champa, nằm tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và lọt top 10 tổ hợp đền đài đẹp nhất Đông Nam Á. Khu di tích này quy tụ hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách điêu khắc tiêu biểu cho nền văn minh Champa. Tổng thể của khu thánh địa gồm hai ngọn đồi, nằm đối diện nhau theo hướng Đông - Tây và phân chia thành 4 khu vực A, B, C, D.

thanh-dia-my-son-quang-nam


Thánh địa Mỹ Sơn mang kiến trúc tráng lệ, uy nghi

Thánh địa Mỹ Sơn là công trình kiến trúc cổ chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Đặc biệt hơn, nếu du khách đến Thánh địa Mỹ Sơn vào đúng dịp lễ hội Katê thì chuyến du lịch Quảng Nam của bạn chắc chắn sẽ thú vị hơn rất nhiều, vì bạn sẽ được chứng kiến nghi lễ cúng cầu an ngay tại tháp và những điệu múa Chăm vô cùng điêu luyện. Cùng với Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn đã trở thành cụm 3 Di sản văn hóa thế giới nổi tiếng nhất miền Trung hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm.

THÁP BÁNH ÍT - BÌNH ĐỊNH

Tổng hợp các tháp chàm miền Trung nổi tiếng nhất, chắc chắn không thể không kể đến tháp Bánh Ít. Đây là một trong những cụm tháp lâu đời nhất và điểm dừng chân quen thuộc mà khách du lịch Quy Nhơn đều phải tham quan ít nhất một lần. Tháp Bánh Ít (hay còn có tên gọi là tháp Thổ Sơn, tháp Thị Thiện) tọa lạc trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Hiện nay, cụm đền Bánh Ít chỉ còn ba ngôi tháp gồm: tháp chính, tháp mái và tháp cổng. Trong đó, tháp chính có kích thước lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm ngọn đồi. Tháp Bánh Ít có lối kiến trúc rất đặc biệt, vừa mang đậm nghệ thuật Champa huyền bí nhưng vẫn có nét gì đó rất riêng của mảnh đất võ.

thap-banh-it-binh-dinh


Tháp Bánh Ít - Một trong những di tích đền tháp lớn nhất của vương triều Champa

THÁP POSHANƯ - BÌNH THUẬN

Một trong những điểm tham quan thú vị không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Phan Thiết chính là tháp Chàm Poshanư. Được xây dựng vào cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, tháp Chàm Poshanư hay còn gọi là tháp Chăm Phố Hài, tháp Po Sah Inư, là một công trình thiết kế theo lối kiến trúc Hòa Lai, một trong những kiến trúc độc đáo chắt lọc tinh hoa ấn tượng nhất của người Champa cổ.

thap-cham-poshanu-phan-thiet


Tháp Poshanư thờ thần Shiva và tưởng nhớ công chúa Po Sah Inư

Tháp nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 7km, tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài, phường Phú Hài, tỉnh Bình Thuận. Quần thể kiến trúc của tháp gồm có 3 tòa tháp, trong đó ngọn tháp chính nằm ở giữa cao 15m, với 1 cửa chính hướng về phía Đông là nơi cư trú của thần linh và 3 cửa giả ở 3 hướng còn lại. Tuy ba ngọn tháp chỉ có kích thước vừa và nhỏ nhưng tháp chàm Posahnư vẫn tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí vô cùng.

THÁP NHẠN - PHÚ YÊN

Tháp Nhạn là công trình biểu tượng đặc sắc của nền văn hóa Champa, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tòa tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, bao gồm 3 phần chính là Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Phần đế và thân tháp đều được thiết kế theo hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất, tổng chiều cao cả ba phần vào khoảng 24m. Chân tháp có kích thước lớn hơn phần thân một xíu với chiều cao 3,3m. Tháp Nhạn vừa là biểu tượng nổi tiếng của Phú Yên, vừa là điểm check-in cực chất không thể bỏ qua của hội yêu du lịch.

thap-nhan-phu-yen


Toàn cảnh tháp Nhạn từ trên cao

THÁP POKLONG GARAI - NINH THUẬN

Tháp Poklong Garai hay còn gọi là Pôklông Garai, là một trong những công trình kiến trúc Champa nổi tiếng nhất trong danh sách tổng hợp các thàm chàm miền Trung. Nằm tọa lạc trên ngọn đồi Trầu của phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng 7km, tháp Poklong Garai có kiến trúc điêu khắc gần như đạt đến độ hoàn hảo, với các tháp đều được xây dựng từ gạch nung đến đỏ sẫm, dính lại với nhau bằng dầu rái. Năm 1979, tháp được Bộ Văn Hóa xếp hạng là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia. Và đến cuối năm 2006, Pokong Garai đã trở thành Di tích quốc gia đặc biệt.

thap-poklong-garai-ninh-thuan


Tháp Poklong Garai có phong cách kiến trúc đẹp nhất của nền văn hóa Champa

Kiến trúc của tháp Poklong Garai bao gồm 3 tháp chính là tháp cổng, tháp lửa và tháp chính. Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong số các đền tháp Chăm còn tồn tại đến ngày nay, Pokong Garai là đền tháp có phong cách nghệ thuật đẹp nhất. Ngoài tháp chàm Poklong Garai, bạn đừng bỏ qua một số đặc sản hấp dẫn như nem chua, bánh căn, cơm gà Phan Rang, nho... trong chuyến du lịch Ninh Thuận nhé.

Mặc dù đã trải qua những biến cố lịch sử và sự tàn phá của thời gian, nhưng nét đẹp kiến trúc nghệ thuật Champa vẫn được lưu giữ nguyên vẹn với những hiện vật và giá trị truyền thống trường tồn. Qua bài chia sẻ tổng hợp các thàm chàm miền Trung trên đây, chắc chắn các tín đồ yêu du lịch đã bỏ túi thêm được một số điểm tham quan thú vị, mang đậm nét văn hóa để khám phá trong chuyến du lịch sắp tới rồi nhỉ. Nếu bạn cần thêm thông tin các tour du lịch miền Trung giá tốt, đừng quên liên hệ tổng đài 1800 6700 của công ty du lịch Đất Việt để được tư vấn cụ thể.

Đất Việt Tour
 
Đúng bài viết điển hình của cty du lịch, hoặc của hướng dẫn viên du lịch nhỉ. Nói để mà nói thôi chứ chả có mấy thông tin có giá trị, nhiều cái sai lung tung:

  • Các cụm tháp được nói đến, rất ... lung tung, không theo trình tự thời gian hay là trình tự vị trí địa lý.
  • Mỹ Sơn không chỉ có 4 khu vực A, B, C, D mà còn khu G nằm riêng trên một ngọn đồi cao hơn hẳn các khu còn lại; khu E, F rộng không kém khu B, C, D mà du khách cưỡi ngựa xem hoa check-in hay tụ tập nghe HDV thao thao bất tuyệt; khu H mới được phục dựng tổng thể, cũng rộng và hoành tránh không kém khu D; và một số khu khác đã được phục dựng, trùng tu.
  • Xem Lễ hội Kate mà xem ở Mỹ Sơn thì khác gì xem kịch trong nhà hát. Bở Kate vốn không phải lẽ hội của khu vực miền Bắc Champa cổ. Nó là lễ hội của miền Nam Champa (khu vực Panduranga cổ) và tận khoảng thế kỷ XVII mới xuất hiện, thời đại người Champa còn cúng tế ở Mỹ Sơn, họ không biết Kate là cái gì. Muốn xem Kate phải về Ninh Thuận, ngay cả Lễ hội Kate ở tháp Po Sha Inu là cũng ... ăn theo, bởi lễ Kate chỉ dâng cúng các thần/vua: Po Klaung Garai, Po Romé, nữ thần Po Ina Nagar tại các đền tháp thờ các vị này - cùng một số vị thần bản địa khác (trước đây có diễn ra ở tháp Bà Po Nagar, từ cuối thế kỷ XVIII dời về đền thờ Po Nagar ở Ninh Thuận)

- Cụm tháp Bánh Ít còn lại 4 ngôi tháp chứ không phải 3, và cũng không có cái tháp nào gọi là "tháp mái".

- Nói "tháp Poklong Garai có kiến trúc điêu khắc gần như đạt đến độ hoàn hảo" là chẳng đọc gì về kiến trúc Champa, vì cụm đền tháp Po Klaung Garai này được xây dựng theo "phong cách kiến trúc muộn" - một trong số các phong cách kiến trúc Champa được giới khoa học định danh. Và ở phong cách kiến trúc này, các tháp Champa khó sánh được với các tháp ở những phong cách kiến trúc sớm hơn về nhiều mặt. Nói cụm tháp này còn nguyên vẹn nhất, may ra chấp nhận được - dù cũng đã trải qua tu bổ.
 
Đúng bài viết điển hình của cty du lịch, hoặc của hướng dẫn viên du lịch nhỉ. Nói để mà nói thôi chứ chả có mấy thông tin có giá trị, nhiều cái sai lung tung:

  • Các cụm tháp được nói đến, rất ... lung tung, không theo trình tự thời gian hay là trình tự vị trí địa lý.
  • Mỹ Sơn không chỉ có 4 khu vực A, B, C, D mà còn khu G nằm riêng trên một ngọn đồi cao hơn hẳn các khu còn lại; khu E, F rộng không kém khu B, C, D mà du khách cưỡi ngựa xem hoa check-in hay tụ tập nghe HDV thao thao bất tuyệt; khu H mới được phục dựng tổng thể, cũng rộng và hoành tránh không kém khu D; và một số khu khác đã được phục dựng, trùng tu.
  • Xem Lễ hội Kate mà xem ở Mỹ Sơn thì khác gì xem kịch trong nhà hát. Bở Kate vốn không phải lẽ hội của khu vực miền Bắc Champa cổ. Nó là lễ hội của miền Nam Champa (khu vực Panduranga cổ) và tận khoảng thế kỷ XVII mới xuất hiện, thời đại người Champa còn cúng tế ở Mỹ Sơn, họ không biết Kate là cái gì. Muốn xem Kate phải về Ninh Thuận, ngay cả Lễ hội Kate ở tháp Po Sha Inu là cũng ... ăn theo, bởi lễ Kate chỉ dâng cúng các thần/vua: Po Klaung Garai, Po Romé, nữ thần Po Ina Nagar tại các đền tháp thờ các vị này - cùng một số vị thần bản địa khác (trước đây có diễn ra ở tháp Bà Po Nagar, từ cuối thế kỷ XVIII dời về đền thờ Po Nagar ở Ninh Thuận)

- Cụm tháp Bánh Ít còn lại 4 ngôi tháp chứ không phải 3, và cũng không có cái tháp nào gọi là "tháp mái".

- Nói "tháp Poklong Garai có kiến trúc điêu khắc gần như đạt đến độ hoàn hảo" là chẳng đọc gì về kiến trúc Champa, vì cụm đền tháp Po Klaung Garai này được xây dựng theo "phong cách kiến trúc muộn" - một trong số các phong cách kiến trúc Champa được giới khoa học định danh. Và ở phong cách kiến trúc này, các tháp Champa khó sánh được với các tháp ở những phong cách kiến trúc sớm hơn về nhiều mặt. Nói cụm tháp này còn nguyên vẹn nhất, may ra chấp nhận được - dù cũng đã trải qua tu bổ.
Mình xin nhận thông tin, cảm ơn bạn đã đọc và góp ý
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,327
Latest member
huuquang33456
Back
Top