Vậy là cuối cùng, chúng tôi cũng thực hiện được giấc mơ Tây Nguyên. Chạm vào em, vùng đất đầy nắng gió với những vạt dã quỳ vàng rực góc trời gọi tháng 11 về.
Chợp mắt được gần 2 giờ, 5h sáng chúng tôi lồm cồm bò dậy, leo lên xe thẳng tiến sân bay, lâu lắm mới dậy sớm như vậy. Anh lái taxi nhiều chuyện chém gió cả chặng đường ra sân bay, họa vô đơn chí, buồn ngủ mà chả ngủ được. Đến sân bay, check in dưới tầng 1, chuyến bay sáng sớm lại đi Pleiku nên cả em Foker 70 chỗ vỏn vẹn hơn 20 chục mạng. Giờ G đã đến, và em chuồn chuồn xanh cất cánh đưa chúng tôi đến Pleiku. Bầu trời hôm đó trong xanh báo hiệu 1 ngày nhiều nắng. Sân bay Pleiku đường băng cực ngắn, trộm vía, bác tài giỏi nên hạ cánh an toàn êm ru. Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố không xa (chừng 4 - 6km). Theo kế hoạch chúng tôi cuốc bộ 1000m ra đường chính bắt bus đi Kontum, được nửa đường, taxi vẫy gọi, giai vẫy gọi, vậy là trèo lên xe Kontum thẳng tiến.
Kontum cách TP Pleiku không xa, chừng 50km, có nhiều đoạn đường xấu, quang cảnh hai bên hầu như không khác nhiều so với Miền Bắc, có chăng chỉ có những lùm Cari và vài loại hoa dại bên đường. Đường xá Kontum - mà con phó hoành tráng nhất là Phan Đình Phùng oánh số cũ mới lẫn lộn, chúng tôi lòng vòng 1 hồi mới tìm ra khách sạn. Indochine là một khách sạn 3 sao to nhứt Kontum với hệ thống phòng được trang bị khá ổn, mặt tiền nằm trên phố Bạch Đằng nhìn thẳng ra cầu Dakbla bắc qua dòng sông Dakbla.
Bonus thông tin phòng: Indochine - Đông Dương 3 sao, Giá phòng đơn 240k/p/đ, phòng đôi 300k/p/đ, Người thứ 3 + thêm 75k, giá phòng đã bao gồm ăn sáng buffet
Địa chỉ : 30 Bạch Đằng, P.Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, Việt Nam
Điện thoại : +8460 3863 334 | Fax: +8460 3862 762
Website : indochinehotel.vn | Hotline : +8491 876 66 11
Thiên hạ thì kháo nhau rằng Kon Tum chả có gì chơi đâu. Em thì em không tin, nói cho đúng thì thành phố Kontum vốn yên bình, du lịch chưa phát triển nên trong thành phố có vài điểm chạy chừng 2 tiếng xe là hết.
+ Ngục Kon Tum: Giá vé 5k/người: Khu vực này giờ nhà nước dựng mô hình trong hộp kính chứ không còn nguyên bản. Qua những hiện vật và Sa bàn, con đường 14 với những nhà ngục chính trị hiện ra trước mắt thật sống động.
+ Nhà thờ Gỗ Kontum: Nhà thờ này nằm cách trung tâm không xa, chừng chưa đầy 1km. Nhà thờ " Mặc dù "tuổi đời" gần 100, nhưng nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ nguyên nét đẹp hài hoà giữa lối kiến trúc người Roman và nhà sàn của người Bana"
+ Tổng Tòa Giám mục: Nằm trên phố Trần Hưng Đạo, lối đi vào chính là 2 hàng hoa sứ tuyệt đẹp
+ Cầu treo Kon Klor: chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
+ Buôn Kon Ktu: Buôn này hầu như là người Ba Na sinh sống, muốn tới thăm quan phải có HDV liên hệ trước. Lối vào là đường đất, nhỏ, hẹp nên chúng tôi đã bỏ lỡ, mặc dù đã chạy sâu vào phía trong
Ngoài những điểm chính thăm quan trong thành phố, Kontum cũng là trung tâm để ngả về các địa danh đầy ý nghĩa.
Này thì Măng Đen - Mệnh danh là Đà Lạt của Kon Tum, cách thành phố 50km
Này thì sân bay Tân Cảnh - Sân bay quân sự cũ (Gần Ngã ba Ngọc Hồi)
Ngã ba Đông Dương, nơi giáp ranh giữa Việt Nam - Lào - Campuchia (Chừng gần 100km đến đích tính từ trung tâm thành phố Kontum)
(Lưu ý: Có 2 lối đi tới Cột Mốc biên giới, 1 theo lối truyền thống không qua Cửa khẩu Bờ Y, Lối đi ko chính thống dành cho các bác khéo xin, dẻo miệng xin qua 2 cửa hải quan, lách qua barie, đường bê tông thẳng tiến 9km - có 2 đoạn đường xấu do sạt lở đất là đến cột mốc, Đen như lão bạn già thì phải phi lên đồn Biên Phòng xin phép cho đi rồi mới tiến được)
Xuất phát sau 8h30, đường thênh thang tiến, chúng tôi cưỡi trên con chiến mã màu đỏ đã kinh qua bao nắng gió bụi đường, cuối cùng cũng đến được cửa khẩu Bờ Y, sau một hồi trình bày, xin xỏ chúng tôi thông qua 2 cửa hải quan, chạy chừng 9km là đến cột mốc 3 nước. đường đi vắng tanh, 1 bên là đồi, 1 bên là thung lũng, những hàng cây cổ thụ vút lên cao lừng lững, tôi chắc mẩm trong bụng, có lẽ trong vô vàn loại cây kia có cây Ko nia - Biểu tượng của đất trời Tây Nguyên. Nhưng có lẽ tôi đã nhầm, Dù đã search Gúc Gồ thần chưởng nhưng nhìn ngoài thực tế tôi vẫn không nhận ra em. Một điều khá hài hước nữa, Rất nhiều những người sinh ra và lớn lên hay tới nơi đây bươn trải cuộc sống cũng...chưa một lần biết đến cây Ko nia mà người đời vẫn ong ỏng hát "Em hỏi cây Ko Nia, gió mày thổi về đâu........."
Gúc gồ bảo, Nếu Ko nai là biểu tượng của những chàng trai Tây Nguyên, thì Pơ Lang là loài hoa của những cô gái, tên gọi của loài hoa này thật đẹp, nó còn có tên khác là Hồng Miên, Mộc Miên. Hóa ra Pơ Lang mà đồng bào hay gọi là...Hoa Gạo
Sau 1 hồi làm dáng với các cây cột, leo lên cớ 200 bậc đá, chúng tôi cũng chạm tay vào Cột Mốc. Vâng, chúng tôi đã đến đây!
15h00 chúng tôi nhập bọn cùng 1 Mỹ Nam đến từ miền Đông nước Anh (Hay còn gọi là Đông Anh - HN) =))
Tối hôm đó, chúng tôi cuốc bộ dọc đường Bạch Đằng qua Nguyễn Huệ tìm Gỏi Lá - Món đặc sản của Kontum theo lời giới thiệu của cô lễ tân khách sạn. Mạn phép được giải thích món Gỏi Lá bao gồm các thành phần chính rư sau: Các loại lá trên đời, thính cay, thịt lợn luộc thái lát mỏng, cơ số ớt trộn muối, cách ăn lấy lá to, lót bao nhiêu lớp, bao nhiêu loại tùy khả năng thành hình phễu, rồi thì trộn thính, thịt, ớt, tôm...rồi các bác múc vào bát nước chầm sền sện thơm thơm cho chạy thẳng qua lớp răng rồi chui xuống dạ dày. "nguyên liệu làm nước chấm là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ (một loại nguyên liệu mà người Bắc thường dùng để chế biến thịt chó) và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Bên cạnh còn có thêm đĩa tiêu hạt tươi, ít muối và ớt trái (loại ớt trái nhỏ chổng ngọn lên trời của đồng bào dân tộc)"
Các bạn trẻ muốn ăn vặt, xin bonus thêm các địa chỉ: Bánh Canh, trứng Vịt, ốc các loại nằm trên đường Nguyễn Huệ
Gói Lá: đường Trần Cao Văn
Sau khi chiến đấu no nê, chúng tôi thả bộ tới quán Cafe Eva được thiên hạ truyền miệng kháo nhau là đẹp nhứt Kontum, Cafe Eva đã trước mắt - Nhưng qua 10h đêm rồi nhé, em không tiếp khách. )
Điểm chung hầu hết những nơi chúng tôi đến, dù bình yên ở Kontum, sầm uốt như Pleiku - Gia Lai hay Ban mê lộng gió - Daklak, các hàng quán hầu như đóng cửa sau 22h00.
Sáng sớm hôm sau, anh bạn trẻ lại lên em Harley David Minsk bỏ lại 2 nàng bạn "chẻ" bắt xe khách quay lại Phố núi Pleiku. Từ Kontum - Pleiku có xe khách 16 chỗ: Thành Danh, Liên Hoa...Chúng tôi thì vội vàng lên chiếc xe không tên tuổi, cửa sổ mở hết cỡ đón gió, lái xe thả dốc ầm ầm. Giá xe thì rẻ đừng hỏi: 30k/mạng. Sau vài vòng cua đón khách, Tài bị xxx chặn đầu xe, giơ tay chào và hỏi giấy tờ ) Quả đúng như những cao thủ đã truyền lại kinh nghiệm, Honda em chạy chỉ dám vít ga không quá 40km/giờ. xxx thì thoắt ẩn thoắt hiện. Sau một hồi trình bày hoàn cảnh, tài nhà chúng tôi cũng được cho đi, xe băng băng chạy qua cầu bắc qua con sông Dakbla, để lại Kontum phía sau, chúng tôi tiến về Gia Lai, nơi phố núi Pleiku.
Bonus: Ý nghĩa của tên Kontum: wiki bảo: Kon tum là "Làng có nhiều hồ"
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách Sài Gòn 600 km về phía bắc.Có đường HCM đi qua
Chợp mắt được gần 2 giờ, 5h sáng chúng tôi lồm cồm bò dậy, leo lên xe thẳng tiến sân bay, lâu lắm mới dậy sớm như vậy. Anh lái taxi nhiều chuyện chém gió cả chặng đường ra sân bay, họa vô đơn chí, buồn ngủ mà chả ngủ được. Đến sân bay, check in dưới tầng 1, chuyến bay sáng sớm lại đi Pleiku nên cả em Foker 70 chỗ vỏn vẹn hơn 20 chục mạng. Giờ G đã đến, và em chuồn chuồn xanh cất cánh đưa chúng tôi đến Pleiku. Bầu trời hôm đó trong xanh báo hiệu 1 ngày nhiều nắng. Sân bay Pleiku đường băng cực ngắn, trộm vía, bác tài giỏi nên hạ cánh an toàn êm ru. Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố không xa (chừng 4 - 6km). Theo kế hoạch chúng tôi cuốc bộ 1000m ra đường chính bắt bus đi Kontum, được nửa đường, taxi vẫy gọi, giai vẫy gọi, vậy là trèo lên xe Kontum thẳng tiến.
Kontum cách TP Pleiku không xa, chừng 50km, có nhiều đoạn đường xấu, quang cảnh hai bên hầu như không khác nhiều so với Miền Bắc, có chăng chỉ có những lùm Cari và vài loại hoa dại bên đường. Đường xá Kontum - mà con phó hoành tráng nhất là Phan Đình Phùng oánh số cũ mới lẫn lộn, chúng tôi lòng vòng 1 hồi mới tìm ra khách sạn. Indochine là một khách sạn 3 sao to nhứt Kontum với hệ thống phòng được trang bị khá ổn, mặt tiền nằm trên phố Bạch Đằng nhìn thẳng ra cầu Dakbla bắc qua dòng sông Dakbla.
Bonus thông tin phòng: Indochine - Đông Dương 3 sao, Giá phòng đơn 240k/p/đ, phòng đôi 300k/p/đ, Người thứ 3 + thêm 75k, giá phòng đã bao gồm ăn sáng buffet
Địa chỉ : 30 Bạch Đằng, P.Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum, Việt Nam
Điện thoại : +8460 3863 334 | Fax: +8460 3862 762
Website : indochinehotel.vn | Hotline : +8491 876 66 11
Thiên hạ thì kháo nhau rằng Kon Tum chả có gì chơi đâu. Em thì em không tin, nói cho đúng thì thành phố Kontum vốn yên bình, du lịch chưa phát triển nên trong thành phố có vài điểm chạy chừng 2 tiếng xe là hết.
+ Ngục Kon Tum: Giá vé 5k/người: Khu vực này giờ nhà nước dựng mô hình trong hộp kính chứ không còn nguyên bản. Qua những hiện vật và Sa bàn, con đường 14 với những nhà ngục chính trị hiện ra trước mắt thật sống động.
+ Nhà thờ Gỗ Kontum: Nhà thờ này nằm cách trung tâm không xa, chừng chưa đầy 1km. Nhà thờ " Mặc dù "tuổi đời" gần 100, nhưng nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn giữ nguyên nét đẹp hài hoà giữa lối kiến trúc người Roman và nhà sàn của người Bana"
+ Tổng Tòa Giám mục: Nằm trên phố Trần Hưng Đạo, lối đi vào chính là 2 hàng hoa sứ tuyệt đẹp
+ Cầu treo Kon Klor: chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
+ Buôn Kon Ktu: Buôn này hầu như là người Ba Na sinh sống, muốn tới thăm quan phải có HDV liên hệ trước. Lối vào là đường đất, nhỏ, hẹp nên chúng tôi đã bỏ lỡ, mặc dù đã chạy sâu vào phía trong
Ngoài những điểm chính thăm quan trong thành phố, Kontum cũng là trung tâm để ngả về các địa danh đầy ý nghĩa.
Này thì Măng Đen - Mệnh danh là Đà Lạt của Kon Tum, cách thành phố 50km
Này thì sân bay Tân Cảnh - Sân bay quân sự cũ (Gần Ngã ba Ngọc Hồi)
Ngã ba Đông Dương, nơi giáp ranh giữa Việt Nam - Lào - Campuchia (Chừng gần 100km đến đích tính từ trung tâm thành phố Kontum)
(Lưu ý: Có 2 lối đi tới Cột Mốc biên giới, 1 theo lối truyền thống không qua Cửa khẩu Bờ Y, Lối đi ko chính thống dành cho các bác khéo xin, dẻo miệng xin qua 2 cửa hải quan, lách qua barie, đường bê tông thẳng tiến 9km - có 2 đoạn đường xấu do sạt lở đất là đến cột mốc, Đen như lão bạn già thì phải phi lên đồn Biên Phòng xin phép cho đi rồi mới tiến được)
Xuất phát sau 8h30, đường thênh thang tiến, chúng tôi cưỡi trên con chiến mã màu đỏ đã kinh qua bao nắng gió bụi đường, cuối cùng cũng đến được cửa khẩu Bờ Y, sau một hồi trình bày, xin xỏ chúng tôi thông qua 2 cửa hải quan, chạy chừng 9km là đến cột mốc 3 nước. đường đi vắng tanh, 1 bên là đồi, 1 bên là thung lũng, những hàng cây cổ thụ vút lên cao lừng lững, tôi chắc mẩm trong bụng, có lẽ trong vô vàn loại cây kia có cây Ko nia - Biểu tượng của đất trời Tây Nguyên. Nhưng có lẽ tôi đã nhầm, Dù đã search Gúc Gồ thần chưởng nhưng nhìn ngoài thực tế tôi vẫn không nhận ra em. Một điều khá hài hước nữa, Rất nhiều những người sinh ra và lớn lên hay tới nơi đây bươn trải cuộc sống cũng...chưa một lần biết đến cây Ko nia mà người đời vẫn ong ỏng hát "Em hỏi cây Ko Nia, gió mày thổi về đâu........."
Gúc gồ bảo, Nếu Ko nai là biểu tượng của những chàng trai Tây Nguyên, thì Pơ Lang là loài hoa của những cô gái, tên gọi của loài hoa này thật đẹp, nó còn có tên khác là Hồng Miên, Mộc Miên. Hóa ra Pơ Lang mà đồng bào hay gọi là...Hoa Gạo
Sau 1 hồi làm dáng với các cây cột, leo lên cớ 200 bậc đá, chúng tôi cũng chạm tay vào Cột Mốc. Vâng, chúng tôi đã đến đây!
15h00 chúng tôi nhập bọn cùng 1 Mỹ Nam đến từ miền Đông nước Anh (Hay còn gọi là Đông Anh - HN) =))
Tối hôm đó, chúng tôi cuốc bộ dọc đường Bạch Đằng qua Nguyễn Huệ tìm Gỏi Lá - Món đặc sản của Kontum theo lời giới thiệu của cô lễ tân khách sạn. Mạn phép được giải thích món Gỏi Lá bao gồm các thành phần chính rư sau: Các loại lá trên đời, thính cay, thịt lợn luộc thái lát mỏng, cơ số ớt trộn muối, cách ăn lấy lá to, lót bao nhiêu lớp, bao nhiêu loại tùy khả năng thành hình phễu, rồi thì trộn thính, thịt, ớt, tôm...rồi các bác múc vào bát nước chầm sền sện thơm thơm cho chạy thẳng qua lớp răng rồi chui xuống dạ dày. "nguyên liệu làm nước chấm là tôm, thịt nạc băm nhỏ trộn đều với mẻ (một loại nguyên liệu mà người Bắc thường dùng để chế biến thịt chó) và đun chín. Một tô nước chấm hoàn chỉnh phải ở dạng sền sệt, không đặc quá để tiện múc úp lên gỏi lá. Bên cạnh còn có thêm đĩa tiêu hạt tươi, ít muối và ớt trái (loại ớt trái nhỏ chổng ngọn lên trời của đồng bào dân tộc)"
Các bạn trẻ muốn ăn vặt, xin bonus thêm các địa chỉ: Bánh Canh, trứng Vịt, ốc các loại nằm trên đường Nguyễn Huệ
Gói Lá: đường Trần Cao Văn
Sau khi chiến đấu no nê, chúng tôi thả bộ tới quán Cafe Eva được thiên hạ truyền miệng kháo nhau là đẹp nhứt Kontum, Cafe Eva đã trước mắt - Nhưng qua 10h đêm rồi nhé, em không tiếp khách. )
Điểm chung hầu hết những nơi chúng tôi đến, dù bình yên ở Kontum, sầm uốt như Pleiku - Gia Lai hay Ban mê lộng gió - Daklak, các hàng quán hầu như đóng cửa sau 22h00.
Sáng sớm hôm sau, anh bạn trẻ lại lên em Harley David Minsk bỏ lại 2 nàng bạn "chẻ" bắt xe khách quay lại Phố núi Pleiku. Từ Kontum - Pleiku có xe khách 16 chỗ: Thành Danh, Liên Hoa...Chúng tôi thì vội vàng lên chiếc xe không tên tuổi, cửa sổ mở hết cỡ đón gió, lái xe thả dốc ầm ầm. Giá xe thì rẻ đừng hỏi: 30k/mạng. Sau vài vòng cua đón khách, Tài bị xxx chặn đầu xe, giơ tay chào và hỏi giấy tờ ) Quả đúng như những cao thủ đã truyền lại kinh nghiệm, Honda em chạy chỉ dám vít ga không quá 40km/giờ. xxx thì thoắt ẩn thoắt hiện. Sau một hồi trình bày hoàn cảnh, tài nhà chúng tôi cũng được cho đi, xe băng băng chạy qua cầu bắc qua con sông Dakbla, để lại Kontum phía sau, chúng tôi tiến về Gia Lai, nơi phố núi Pleiku.
Bonus: Ý nghĩa của tên Kontum: wiki bảo: Kon tum là "Làng có nhiều hồ"
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách Sài Gòn 600 km về phía bắc.Có đường HCM đi qua
(Còn tiếp)