What's new

Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Câu chuyện thì thực tớ không biết bắt đầu từ đâu nên chắc cứ thế này cho đơn giản. Tớ quyết phục thù vụ ăn trượt hoa điên điển 1 cơ số lần cộng với việc hóng hớt được cái tên Trà Sư nên dăm ba cái tiện thể tớ lên kế hoạch đưa tất tuốt những thứ trên vào danh sách cần phải tiêu diệt của chuyến này. Kế hoạch ban đầu là ngay ngày thứ 2 (17/10) lúc xong việc nhưng ủn đi ủn lại sau khi kết nối Bắc - Trung - Nam cuối cùng chốt hạ vào cuối tuần.
Phương tiện đi lại:
Xe Phương Trang chuyến 12h15 ghế ngồi đến Châu Đốc tầm 6h sáng.
Vé người 125k, vé xe 150k (mỗi xe chỉ mang được 2 xe máy nhưng hoàn toàn có thể gửi các chuyến khác nhau để lấy xe được). Tớ rất là ưng hãng xe này trong chuyến vừa rồi vì xe có gối ngủ chữ U, bác tài hát ngay từ khi xe khởi hành rất hay và đầy chất nghệ sĩ. Có đặt vé qua điện thoại, có xe trung chuyển và phòng chờ ở bến xe (Châu Đốc) thì khá tiện nghi, phòng vệ sinh còn có thể tắm được :). Gửi xe thì ra bến trước chừng 45p để làm thủ tục (Ở bến xe miền Tây thì đến phòng gửi hàng của PT ngay ở sát cổng ra của bến còn ở bến xe Châu Đốc thì chung luôn phòng xuất vé). Nếu muốn dùng xe trung chuyển thì đến điểm tập kết trước 1h để xe đón, ở HCM đặt ở Lê Hồng Phong còn ở Châu Đốc theo như tớ hóng điện thoại thì họ đón được khách nhiều điểm theo yêu cầu. Họ sẽ gọi để check trước giờ xuất phát chừng 20-30p.
1.Số điện thoại đặt vé tại TP HCM:
Lê Hồng Phong: 08 3833 3468
Bến xe: 08 3752 7649
2. Số điện thoại đặt vé tại Châu Đốc: 076 3565 888

Trà Sư đẹp nhất lúc hoàng hôn bắt đầu tầm 15h và bình minh tầm 7h. Vậy nên bọn tớ dành thời gian cho Núi Cấm và Tri Tôn trước khi đổ bộ Trà Sư.
Theo BQL rừng thì đúng bắt đầu từ thời điểm bọn tớ đến không cho phép ngủ lại nữa vì xảy ra hiện tượng săn bắn chim nhiều nhưng theo thông tin tiểu ngạch thì khi vào có thể chạy xe máy theo đường bộ đến thẳng chân đài quan sát rồi xin ngủ tại mấy quán ở đó hoặc lên hẳn đài quan sát ngủ. Nhưng về mặt sinh hoạt theo kiểu già cả của tớ thì tớ thấy cứ chạy xuôi lại cái dốc cách Nhà Bàn chừng 7-8km nghỉ ở nhà nghỉ Hùng Đỉnh, đối diện có mấy quán thịt nướng rứt ngon rồi sáng dậy sớm đón bình minh trên đường và vào Trà Sư vẫn hay hơn. Bọn tớ gặp ngày đặc biệt Hùng Đỉnh hết chỗ nên chạy lại hẳn Nhà Bàn để nghỉ ở khách sạn Ngọc Hân phòng 4 giường 2 toilet có 280k.

Lướt trên những con đường ảo ảnh

IMG_9696.jpg


Hay lướt trên hoàng hôn sóng sánh

IMG_9635.jpg
Tớ sẽ từ từ up ảnh và trình bày tiếp sau nhé ;)
 
Last edited by a moderator:
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Những "ngôi nhà trôi", "nhà lồng"... ở miền Tây gọi là "bè cá", như hình ảnh trên thì gọi là làng bè. Đứng trên cầu Cồn Tiên (bắt từ Châu Đốc qua Cồn Tiên đi An Phú), nhìn lên thượng nguồn là làng bè Vĩnh Nguơn; nhìn về hạ nguồn phía trái là làng bè Cồn Tiên, phía phải là làng bè Châu Đốc. Bè được đóng bằng gỗ và nổi nhờ hệ thống phao, thùng phuy nâng đỡ. Bên dưới ngoài khung gỗ còn được bao lưới để nuôi cá. Bên trên là nhà ở. Trị giá mỗi bè cá tương đương một ngôi nhà 2 tầng hay một biệt thư nho nhỏ. Tính theo thời gia hiện nay, ngót nghét một tỷ đồng.

Bè cá khá phổ biến ở vùng ĐBSCL và miền Đông Nam bộ. Ở các tỉnh ven biển và đảo cũng có loại hình nuôi cá trong lồng bè tương tự. Bè nuôi cá ở An Giang có từ lâu đời. Người ta lợi dụng con nước chảy trên dòng sông để nuôi cá mà khỏi phải tốn nhiều chi phí bơm nước, xả nước như nuôi ở ao hầm. Đúng như Sbn nói, con người sống dựa vào thiên nhiên và "thuần hóa" điều kiện khắc nghiệt, đỏng đảnh của môi trường. Người miền Tây vốn dĩ đã thế. Trong công cuộc khai phá vùng đất này, họ sống chan hòa thiên nhiên. Thiên nhiên được trân trọng, được bảo vệ thì thiên nhiên cưu mang con người và ngược lại. Những hệ quả và hậu quả đã có...

Hôm các bạn Hà Nội vào, phải chạy đua với thời gian và trả giá cho cái sự rề rà nên không xuống được bè nuôi cá. Âu đó cũng là cái cớ để các bạn "ủ miu" cho những lần sau. :D
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Vưn, cám ơn bác, túc tiệp thông tin làng Chăm đi bác nhá (c)(beer)
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Tung tăng hỏi han sờ sẩm mà cũng đến giờ trưa, trước khi rời làng vẫn còn được gặp các sư đi khất thực trong bộ áo vàng cam rực rỡ.
IMG_0178-1.jpg

Người Khmer Nam bộ tu theo Phật giáo tiểu thừa, ở miền Tây thường gọi là Nam tông Khmer. Con trai 17 tuổi phải gọt đầu vào chùa tu báo hiếu cho cha mẹ trước khi lập gia đình. Tùy duyên mà họ có thể ở lại chùa tu tiếp sau khi hết quota. Tuy nhiên, trong chùa vẫn thấy có nhiều chú tiễu. Đó là những đứa bé con nhà nghèo được gởi vào chùa hơặc có những đứa có duyên với phật nên xuiống tóc đi tu.

Người tu lâu năm nhất trong chùa sẽ được tấn phong trụ trì, thường gọi là sãi cả, sau khi trụ trì qua đời hoặc hoàn tục. Vì thế, có những trụ trì chỉ mới hăm mấy tuổi. Trong khi trong chùa vẫn có người 60-70 tuổi. Hỏi ra mới biết, các vị này chỉ mới xuất gia được vài năm, tức ít thâm niên hơn so với vị sư trẻ kia.

Tu theo phật giáo Nam tông Khmer, người xuất gia không sát sinh (trực tiếp). Hàng ngày, họ đi khất thực. Phật tử cúng gì ăn đó. Theo thông lệ, tất cả đồ ăn cúng dường sẽ được mang về chùa và bày ra cho tất ảc mọi người cùng ăn. Ông sãi cả ngồi trên cùng ăn trước rồi đến những người thấp hơn. Tuy nhiên, hiện nay trong chùa có người nấu đồ ăn cho sãi cả. Và việc đi "lấy bát" (khất thực) chỉ còn là hình thức để những gia đình phật tử có lòng cúng dường cho chư tăng.

Tu theo phật giáo Nam tông Khmer, người xuất gia theo phật chỉ ăn một buổi trong ngày hay còn gọi là "ăn ngọ", tức hoàn tất việc ăn uống trước 12 giờ trưa. Chỉ có con trai mới được đi tu. Con gái chỉ làm phật tử thôi nên Sbn không có cửa vào chốn phật đài đâu! =))

Sãi cả vẫn được phép hoàn tục khi không còn duyên với phật nữa. Khi đó, sãi cả được gọi là lục-à-cha. Người Khmer rất kính trọng vì có nhiều phước đức. Khi hoàn tục dù ở tuổi nào vẫn được nhiều gia đình "mời" cưới con gái nhà mình. Tục lệ là vậy. Nhưng thời buổi kinh tế thị trường, lòng người toan tính khó lường nên đằng sau đó còn nhiều lý do klhác nữa. Xin được miễn bàn tại đây! (BB)
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

NNQ sẽ trở lại với thông tin làng Chăm. SBN post hình lên đi rồi tính!
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Hình ảnh đẹp tuyệt bạn ơi. Mình đã đi qua những cung đường bạn đi nhưng thật sự chưa có đc những tấm ảnh Bình Minh, Hoàng Hôn, Tràm và sông nước đẹp như bạn. Bạn làm mình muốn đi lại lần nữa để cảm nhận thêm wá. Cảm ơn bạn, cảm ơn những dòng chia sẻ rất mượt mà, những hình ảnh sống động mà mình ko thể ngừng xem.
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

chẹp, bạn này chụp hình biết dụ người ta ghê, thèm quá trời. Ghi chú bài này lại. Sau này có dịp sẽ đi :D
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Sau khi diễn đàn sửa sang một loạt bài về làng Chăm và nhà thờ Hồi giáo mất tăm mất. Thôi thì tớ lại kì cạch gõ lại cho chuyến đi và sự chia sẻ được trọn vẹn vậy nhỉ.

Rời những hoa tiết cầu kì với mỗi chiếc cổng là một sự cống hiến nghệ thuật tỉ mỉ của các ngôi chùa Khơ me bọn tớ trôi theo cuộc sống tôn giáo bên dòng Vĩnh Tế với sự khám phá đầy hứng thú. Đó là những nhà thờ đạo Hồi với 2 màu xanh trắng và chóp mái hình vòm cơ bản

IMG_0268.jpg

Không quá cầu kì nhưng lại là sự tinh tế trong từng nét vẽ mảnh màu xanh, tinh tế trong sự đăng đối từ hoa văn đến kiến trúc rất cân xứng tạo nên một sự đơn giản nhưng lại thú vị và không hề nhàm chán trong những đường nét trang trí nhà thờ.

IMG_0270.jpg

Hành lang dài hun hút và sạch bóng

IMG_0283.jpg

Cửa nhà thờ lúc nào cũng rộng mở, phía khán thờ không hoa không quả, không tượng không màn trướng. Chỉ có 2 khuôn cửa vừa vặn và khiêm nhường nơi những con chiên hướng đến.

IMG_0288.jpg

Bọn tớ hơi hấp háy khi nhìn thấy những tấm thảm màu sắc tuyệt đẹp trải trên sàn, rực rỡ khác hẳn với 2 màu thanh nhẹ xanh và trắng của nhà thờ. Cái độ ham hố màu sắc loè loẹt làm bọn tớ hí hửng tìm quanh mong có chỗ bán để khuân về nhưng được mách nhỏ là "mua ở bển" nên đành tiu nghỉu cố kéo ánh mắt ra chỗ khác:(

Thứ duy nhất được đặt ở khuôn cửa thờ là quyển kinh Coran đặt trên kệ

IMG_0284.jpg

Chữ hoàn toàn bằng tiếng Hồi

IMG_0286.jpg
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Lâu dữ Sbn mới trở lại topic! Tiếp tục đi chứ. Chỗ thánh đường này có mấy tấm thảm cực đẹp. Mọi người thay nhau chụp choạt mà sao hổng thấy tung lên, ta? Trang "chép" có mấy tấm đẹp lắm íh!
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Phía cuối sảnh là một tủ sách đầy chật những quyển sách cũ mới chủ yếu là bằng tiếng Hồi

IMG_0295.jpg

Và một loạt các đồng hồ được lấy theo giờ như thế nào thì tớ chịu, tớ săm soi mãi cái đồng hồ ở giữa với những hoạ tiết điêu khắc cực kì tinh xảo, tớ đồ rằng rất quý(NT)

IMG_0290.jpg

Lúc vào bọn tớ gặp một cô bé rất duyên, và đặc biệt đôi mắt của những cô bé ở đây đẹp mê hồn. Cô bé vừa khéo và duyên này mời bọn tớ mua cả bánh cho bạn cô bé, ngồi sà xuống nói chuyện vừa lỏn lẻn lại vừa bạo dạn với những người khách tò mò. Theo như quy định của đạo Hồi thì phụ nữ theo đạo không được phép vào nhà thờ, vì vậy chỉ có bọn tớ hồ hởi phấn khởi lao vào ngắm nghía chứ các bé không theo chân.

IMG_0275.jpg


Nghếch mắt lên thì thấy một tờ giấy dán thế này

IMG_0271.jpg

Tớ rất hoành tráng dịch và hoàng tráng phán rằng chữ họ viết từ trái sang vì có...bản dịch ở gần đó dư lày ;)

IMG_0272.jpg
 
Re: Trà Sư, kế hoạch bất ổn mùa nước nổi và cuộc đuổi bắt mặt trời

Lâu dữ Sbn mới trở lại topic! Tiếp tục đi chứ. Chỗ thánh đường này có mấy tấm thảm cực đẹp. Mọi người thay nhau chụp choạt mà sao hổng thấy tung lên, ta? Trang "chép" có mấy tấm đẹp lắm íh!

Tại diễn đàn làm mất bài bao công kì cạch, xong rồi vào cứ báo lỗi nên em dỗi ứ vào bác ạ :">. Chỗ này "chép" chụp thảm nhiều dưng "chép" đang nằm bẹp dí roài nên em cứ độc tấu vậy. Em mải hóng mấy thứ linh tinh loanh quanh nên ko chụp thảm được dù nhìn thì ham hố thích mê đi ấy chứ, chẹp.

Bọn tớ lẽo đẽo nối đuôi nhau vào làng dệt của người Chăm đối diện chếch chếch với nhà thờ. Nước có nổi và cuộc sống ở đây thì vẫn thế. Khác mỗi đường nối giữa những ngôi nhà trong làng là chiếc cầu tre bắc tạm bé tí teo chênh vênh nhưng các cô bé cậu bé thì cứ chạy thoăn thoắt là bọn tớ có chút hâm mộ trầm trồ

IMG_0297.jpg

Có những góc nhỏ với lối đi bằng gỗ, ngôi nhà bằng gỗ, hành lang cũng bằng gỗ làm bọn tớ như bị hút vào một thế giới khác giữa cái nắng chói. Một chút gì đấy của xứ Lào hiền lành, của xứ Cam âm trầm...đôi khi chỉ là cảm nhận khi ta ngắm nhìn dù không chạm tới

IMG_0302.jpg

Những ngôi nhà ngập trong nước

IMG_0314.jpg

Những lại có những nét đẹp rất riêng

IMG_0325.jpg

Và cuộc sống thì dường như không có gì thay đổi quá nhiều

IMG_0305.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top