What's new

[Tổng hợp] Trấn Sơn Nam - Nam Định long rong

Thăng Long bốn phía, Đông Tây Nam Bắc đều có các chính trấn. Trấn Bắc là xứ Kinh Bắc, trấn Tây là Sơn Tây, trấn Đông là Hải Đông, còn trấn phương nam là Sơn Nam, bao gồm một phần Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên. Sử gia Phan Huy Chú gọi trấn Sơn Nam là bình phong và kho của cải của kinh đô Thăng Long.

Cứ đặt gạch cái. Lúc nào có thời gian tớ sẽ viết vớ vẩn về phía Nam của Thăng Long cái...
 
Last edited:
Chùa Cổ Lễ, cách Nam Định không xa

picture.php
 
Last edited:
Cái khác thường nhất của chùa Cổ Lễ đó là kiến trúc đầu thế kỷ 20, dựng kiểu kết hợp với phong cách nhà thờ, với tòa chính cao thật cao, thế nhưng lại không đủ rộng như nhà thờ, cho nên cao mà hẹp.

Thành thật mà nói, tớ không thích chùa Cổ Lễ. Khác thường thì có, nhưng đẹp thì không đẹp. Muốn nhìn thấy tượng Phật thì phải chui vào trong, ngước lên mỏi cổ mới nhìn thấy lấp ló. Cảm giác Phật xa xôi và ở cao quá, không hề gần gũi chúng sinh như ở các nơi khác.

Vì thế, tớ cũng chả thích viết nhiều về nơi đây, dù rằng ngôi chùa này cũng có nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa.


picture.php
 
Last edited:
Quả chuông chùa Cổ Lễ mới được làm gác treo lên. Đây nguyên là quả chuông 9 tấn cao hơn 4m, đúc năm 1936, to nhất Việt Nam thời đó. Chiến tranh loạn lạc, để tránh hư hại cho chuông, người ta đã lăn chuông xuống cái ao giữa chùa, sau này mới kéo lên.

Hiện chuông được treo giữa gác. Nhưng điều tôi thấy thú vị hơn cả, là cái gác đó được dựng trên một chiếc giếng cổ, quanh miệng giếng xếp bằng những cối đá. Ắt hẳn khi đánh chuông thì tiếng chuông sẽ có âm thanh khác với các chuông khác, vì có một khoảng trống ngay bên dưới nền như thế.

picture.php
 
Last edited:
Cách chùa Cổ Lễ chỉ chừng một cây số là nhà thờ xứ Tương Nam. Nhà thờ thì cũng không có gì đặc biệt. Chỉ là cái hang đá phía trước hoành tráng thôi.

Phong cách dựng các tòa hang đá ở cạnh nhà thờ có từ châu Âu cũng lâu, khoảng nghìn năm rồi. Sang Việt Nam thì phong cách này được phát triển triệt để, do sở thích dựng hòn non bộ, núi giả cũng đã có từ lâu. Hang đá có thể là hang Belem, kỉ niệm nơi Giêsu ra đời, hoặc hang Lộ Đức, nơi Đức Mẹ hiện ra.

Cái núi giả ở nhà thờ Tương Nam thì đúng là một hòn non bộ rất to, là ba đống đá hoành tráng nằm giữa hồ nước, đen sì, lổn nhổn. Cá nhân tớ không thích ba đống đá này, vì nó tối tăm quá, nhưng giáo dân ở đây có vẻ tự hào lắm, vì đây là hang đá thuộc loại to nhất cả vùng.

picture.php
 
Last edited:
Quanh vùng này là cả xứ đạo Tương Nam, mà nhà thờ Tương Nam là nhà thờ chính xứ. Xung quanh còn nhiều nhà thờ họ đạo nữa, không đi hết được.

Nhìn qua cánh đồng, thấy nổi lên hai tòa tháp của một nhà thờ ở xa xa khá đẹp. Đang rỗi, băng qua đồng, tôi đến nhà thờ họ Xối Thượng.

Phía trước nhà thờ là một hồ nước nhỏ, soi bóng hai tòa tháp chuông.

picture.php
 
Last edited:
Tôi đến Xối Thượng đúng lúc 12 giờ trưa. Đang lững thững đi dạo quanh nhà thờ thì từ xa tiếng chuông nhà thờ vang lên từng hồi. Rồi tiếp theo đó, tiếng chuông vang lên rất to ngay bên cạnh. Nhà thờ Xối Thượng đổ chuông sau nhà thờ cạnh đó.

Người kéo chuông nhà thờ là một anh chàng ngớ ngẩn. Điều này không lạ. Tôi gặp không phải một lần những người có chút khiếm khuyết, thiểu năng, hoặc những người già cô đơn làm người kéo chuông nhà thờ. Có lẽ đây cũng là một cách làm phúc, khi người dân xứ đạo sẽ chu cấp cho những người này, để họ làm công việc đơn giản nhưng cần thiết. Anh chàng ở đây có lẽ cũng chỉ có việc là khi nghe thấy tiếng chuông từ nhà thờ bên cạnh thì kéo chuông ở đây.

Anh ta đang nhìn tôi và ngơ ngẩn cười. Nụ cười ngây ngô nhưng thân thiện mà không phải lúc nào ta cũng có thể gặp được từ những người chưa quen biết trên chặng đường dài...

picture.php
 
Last edited:
Xuyên qua những ngôi làng nhỏ im ắng trong buổi trưa, nắng tràn ngập, tôi đi sang xứ đạo Trung Lao.

Một thủy đình nhỏ, và bên kia hồ nước là ngôi nhà thờ gỗ đẹp loại nhất nhì Nam Định. Nhà thờ Trung Lao.

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,413
Bài viết
1,175,695
Members
192,089
Latest member
Thai192001
Back
Top