What's new

[Chia sẻ] Trekking Ngũ Chỉ Sơn 03/07/2013 - Ngoắc tay với bầu trời

Vốn chỉ là một anh chàng tưng tửng ham chơi không phải phượt thủ chuyên nghiệp gì, những chuyến đi của tôi thường hiếm khi được chia sẻ đi đâu xa ngoài vài người bạn trên facebook. Nhưng thỉnh thoảng đột ngột làm được một chuyến đi đáng nhớ vì được tham gia vào đoàn phượt đầu tiên bò lên tới đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, tự nhiên nảy ra ý muốn post lên đây cho bà con tham quan chút kỷ niệm đáng nhớ. (giọng văn có hơi giống kể chuyện cổ tích một tí, hy vọng độc giả không thấy nhớ tuổi thơ quá mà trùm chăn đi ngủ luôn)

Cũng như mọi lần khác, chuyến đi của tôi luôn có một khởi đầu kỳ lạ ...

Ngũ Chỉ Sơn là một trong những ngọn núi cao nhất vùng Tây Bắc, gồm năm ngọn núi chĩa lên như hình bàn tay.
http://nld.com.vn/2011120609395571p0c1201/len-ta-giang-phinh-ngam-ngu-chi-son.htm
Search trên mạng có rất ít thông tin về việc leo lên ngọn núi này, đã có một số đoàn leo lên đây nhưng đều chưa tới đỉnh vì vách đá dựng ngược, thời tiết gió mưa khắc nghiệt và thiếu hụt lương thực khi phải đi rừng dài ngày. Những thông tin ít ỏi chúng tôi kiếm được, đều hứa hẹn một thách thức không đơn giản.

... Cô bé Nhím, một ngày nọ đẹp trời, ngẩng mặt lên mây xanh gió trắng mà hú : "Tui muốn đi Ngũ Chỉ Sơn !!! Một mình luônnnn !!!". Cáo nghe được, tái xanh mặt mày và đòi bay từ TP HCM ra đi theo để bảo vệ Nhím. Vấn đề là Nhím cao to trâu bò còn Cáo bé nhỏ íu đuối, nên Nhím ra điều kiện là Cáo phải có một người đi theo để bảo kê hỗ trợ (với âm mưu là nếu nửa đường Cáo chịu không nổi lăn ra ăn vạ sẽ có người đưa Cáo về để Nhím một mình lên đỉnh). Thế là tôi - được gọi là Sói, cho hợp với mấy cái tên động vật kia - được đi theo với nhiệm vụ cao cả : ủn mông Cáo. Ngẫm nghĩ thế nào đó, nhưng sau đấy Nhím lại cho rằng chuyện Cáo thì có bảo kê mà mình thì không có là không thể chấp nhận được. Và thế là anh Cá Mèo, vừa nghỉ phép từ công trường Thanh Hóa về, trở thành thành viên cuối cùng của đoàn với nhiệm vụ cao cả không kém : Để Nhím cũng được ủn mông giống Cáo (dù sự thật thì Nhím chả mấy khi cần tới cái sự ủn của anh, mà chủ yếu là cả 2 anh em tôi xúm vào bọc tiền bọc hậu cho con Cáo chân ngắn lon ton). Như vậy, đoàn chúng tôi lần này rất ít, chỉ có tôi, 2 cô bé Cáo, Nhím, anh Cá Mèo và 2 chú porter người Mông là chú Giàng và anh Tòng (thật ra chúng tôi chủ yếu gọi anh là anh Toòng, thỉnh thoảng chú Giàng lại bảo là anh Tùng, nhưng kết luận lại tôi sẽ gọi là anh Tòng cho dễ viết).



Khâu chuẩn bị cũng rất ư là ghê gớm. Nhím là một cô gái chu đáo, lo toan, có tài khiến cho việc bé xé ra to và hăm dọa người khác. Chung quy là một leader rất có tiềm năng (ăn gạch). Em lên cung khá ổn, một tay chuẩn bị đồ ăn thức uống đâu ra đó (tôi chỉ hỗ trợ mấy thứ râu ria), và chốt kế hoạch bằng một câu để đời: "Chuyến này em đi bằng niềm tin !". Cứ cái gì tôi và anh Cá Mèo hỏi mà em không chắc chắn, em lại lấy cái khiên Niềm Tin ra đỡ một cách rất hăng hái và hứng khởi, khiến cho chúng tôi cũng ... tin theo. Dữ dội và ấn tượng nhất là trước chuyến đi, không rõ bị ai hăm dọa, Nhím quay sang hăm lại chúng tôi rằng mùa này rắn đẻ trứng, và chúng tôi có một nguy cơ rất chi là nguy hiểm là có thể bị rắn cắn, rồi bắt chúng tôi mỗi đứa mang một cái ống tiêm đi để ... hút máu độc ra sau khi bị cắn. Sau khi vượt qua cái nhìn dò xét nghi ngờ xì ke mua ống về chích của bà chủ hiệu thuốc một cách đầy vất vả, tôi đã trở về thành công với chiếc ống tiêm mà mãi đến tận sau chuyến đi, tôi mới nhận ra rằng : thứ nhất là đường vất vả thế này thì bị cắn là chết chắc, thứ hai là làm qué gì có con rắn nào (đến cả vắt cũng chỉ vớ được 1 con bám trên lưng áo anh Cá Mèo hôm đầu, chứ các loài động vật khác thì tiệt không thấy bóng dáng đâu). Thật là mất công thanh minh nghiện ngập quá đi.



Tối thứ 4, chúng tôi bắt đầu lên xe khởi hành từ cổng trường ĐH Quốc gia với lỉnh kỉnh lều lán, túi xách, thức ăn nhiều đến nỗi phải xâu tất cả vào một cái dây rồi quàng lên chứ chả lấy đâu ra đủ tay mà xách hết. Tôi nằm tán chuyện với anh Cá Mèo, dù tự tin về sức khỏe và sự bền bỉ của mình nhưng lòng vẫn hơi gợn chút lo lắng về những hiểm nguy bất ngờ không lường trước được mơ hồ nào đó. Tôi và anh Cá Mèo thống nhất với nhau là đi tới đâu hay tới đó, nếu như gặp điều gì quá nguy hiểm sẽ ưu tiên an toàn lên hàng đầu, và rồi tất cả từ từ chìm vào giấc ngủ …

533998_10200149387651403_1287865630_n.jpg


Sáng hôm sau hạ cánh tại Sa Pa ăn sáng, thuê xe chạy tới gần bản rồi cả lũ bắt đầu dạo bộ trên con dốc thoai thoải tới nhà porter (anh Tòng) khoảng hơn 1 giờ đồng hồ coi như khởi động. Không hiểu số tôi đen đủi sao đó, mà cứ đi leo núi là lại gặp mưa, và lần này cũng không ngoại lệ. Mưa lâm râm vài hạt ngay từ khi mới khởi hành. May mắn là do leo trong mưa quá nhiều nên tôi trở nên có kinh nghiệm trong vụ đối phó với những khó khăn phát sinh từ nó, nên cũng không quá vất vả.

16288_10200149388131415_103231998_n.jpg


Tới nhà anh Tòng, nghỉ ngơi xếp đồ hết buổi sáng và ăn trưa. Bữa trưa nhà anh Tòng có món rượu gạo ngâm lá rừng tự chế rất thơm và nặng, nhưng tôi muốn dành sức leo núi nên chỉ uống một ít.

1146712_10200149388531425_934880316_n.jpg


Thỉnh thoảng cũng có chút trục trặc (chuyến đi nào chả có trục trặc), nhưng rồi Nhím cũng giải quyết ổn thỏa. Riêng tôi ngồi rị mọ sờ mó cái máy GPS (Nhím đi mượn), rốt cuộc bó tay chịu chết vì không có thời gian nghiên cứu và cả nhóm quyết định quẳng nó ở nhà cho đỡ nặng. Tuy đã cố gắng để lại mọi thứ có thể, nhưng balo của mỗi chúng tôi vẫn rất nặng vì chở theo khá nhiều thức ăn cho mấy ngày trong rừng, thậm chí anh Tòng lúc đầu còn không chịu đi vì cho rằng có quá nhiều đồ. Chú Giàng cảnh báo : rắn thì chả có con nào đâu, nhưng đường leo lên đỉnh sẽ rất khó đấy. Tôi thầm nghĩ : chỉ sợ nguy hiểm, chứ không ngại khó khăn.

Đi thôi !

998462_10200149388891434_1936851310_n.jpg


Để cho dễ phân biệt vì chủ yếu là chụp mông nhau, tôi sẽ chú thích từ đầu : áo mưa bộ đội balo cam là tôi, áo mưa hồng balo đen là Cáo, áo mưa và balo cùng màu xanh da trời là Nhím, không áo mưa và balo xanh lơ là anh Cá Mèo.

1001092_10200149389291444_1674526122_n.jpg


Chặng đường đầu tiên là leo lên một con đường mòn dốc đá và băng qua vài con suối nhỏ. Đường đi không quá khó nhưng khá tốn sức, và tôi cảm thấy hơi lo ngại khi hai cô gái trong đoàn tỏ ra xuống sức rất nhanh vì balo nặng. Tôi cứ nghĩ : theo như đồn đại thì Nhím khỏe lắm mà, rồi quay sang nhìn Nhím mặt xanh như tàu lá chuối thì hình tượng bấy lâu tan vỡ như bọt xà phòng. Tôi và anh Cá Mèo đề nghị chuyển thêm một phần đồ để giảm tải cho hai nàng, và tôi tình nguyện đi chốt để vừa động viên vừa ủn mông nàng Cáo chân ngắn đang thở phì phò lết từng bước trước mặt (Vâng trong ảnh chính là tôi đang giơ hai nắm đấm lên trời hô Xung phong để cổ vũ cho nhân vật đứng ì ra phía trước đấy ạ).

601396_10200149390251468_368957429_n.jpg


Chiếc quạt nan thần thánh của tôi lại được lôi ra sử dụng triệt để, một thứ vô cùng quan trọng để làm mát cơ thể và đốt bếp lửa mà tôi không hiểu tại sao tất cả các trekker tôi gặp từ trước đến nay không ai quan tâm đến nó.

972334_10200149390611477_1163067877_n.jpg


Chúng tôi đi đúng đợt mưa bão nên các con suối phải vượt đều khá nhiều nước và chảy siết. Chỉ một mình tôi đi giày bộ đội, còn ba kẻ kia nhà giàu toàn đi giày leo núi thể thao chống thấm nước to uỵch, dày cộp. Thế nhưng xuống đến suối thì cái lợi của anh nhà nghèo thể hiện rõ ngay : Tôi cứ thế phăm phăm đi xuống lòng suối, băng ngang qua vì kiểu gì cũng ướt, nước thấm vào nhanh thì chảy ra cũng nhanh. Thế nhưng Nhím, Cáo và Cá Mèo phải tìm cách nhảy qua từng mô đá khá vất vả, để rồi cuối cùng thì giày đứa nào cũng … lõng bõng nước như nhau. Và ba cái giày xịn dày cộp kia thì dĩ nhiên cũng khó thoát nước, thế là đứa nào đứa nấy có cảm tưởng như đang đeo 2 cái bể cá mini dưới chân mà đi, lâu lâu được nghỉ lại phải tranh thủ … đổ nước.

1173791_10200149391211492_2104507573_n.jpg


1170650_10200149391691504_1141886297_n.jpg


Ba người bạn đồng hành do làm việc văn phòng nhiều nên mới leo núi bị xuống sức nhanh. Riêng tôi có một kiểu xuống sức rất quái gở : cạn năng lượng. Tôi không bị mệt mấy, nhưng đến lúc giữa buổi thì đột ngột trở nên đói và háu ăn khủng khiếp (mặc dù buổi trưa đã cơm nước khá đầy đủ ở nhà anh Tòng). Mọi người nghỉ lại, lấy đồ ăn ra tiếp sức và tôi đã ngay lập tức ngốn hết lượng đồ ăn bằng ba người kia gộp lại. Nhận được luôn biệt danh “Mồm gầu”, “Mồm rách” từ leader Nhím. Tôi lo cho sức khỏe của các cô gái bao nhiêu thì cũng lo cho cái dạ dày của mình bấy nhiêu, cứ cái đà tàn phá thức ăn này thì đến ngày cuối cùng chắc tôi sẽ phải cạp đất như Ngọc Trinh mà sống mất.

1005490_10200149392251518_1596317783_n.jpg
 
Last edited:
Do trời quang và vẫn còn ít cây cối nên phong cảnh khúc dạo đầu này khá đẹp, nhìn ra xa xuống bản Tả Giàng Phình dưới chân thực là tuyệt mỹ.

1097949_10200149393091539_1748783685_n.jpg


Có một loại quả rất kỳ lạ, có mùi hăng hắc mà chú Giàng bảo chúng tôi bóp ra bôi lên giày có thể chống được vắt. Tôi không tin lắm, vì nghĩ rằng đi rừng 10 phút thì nó trôi bố nó hết cả mùi rồi còn chống cái nỗi gì nữa, nhưng cũng bắt chước bôi bôi cho hợp thời.

1170888_10200149393731555_1360189173_n.jpg


Chúng tôi dần dần vào sâu trong núi, đi xuyên qua một rừng cây bụi thấp, vạch lá mà tiến tới.

994268_10200149394251568_187734538_n.jpg


Đây đó những bông hoa đủ màu sắc không tên.

999868_10200149394971586_16031564_n.jpg

1146579_10200149395691604_720962427_n.jpg


Khoảng 4:00 PM, chúng tôi tới một lán thảo quả trong rừng. Lán này là của những người thu hoạch thảo quả dựng lên để nghỉ ngơi trong những chuyến đi rừng. Mặc dù vẫn còn sức và có thể leo tiếp, nhưng chúng tôi nghe lời khuyên của chú Giàng rằng nếu đi nữa sẽ không kịp tới điểm có nước uống và mặt phẳng hạ trại, đành quyết định dừng tại đó để dành sức cho ngày mai.

1001256_10200149396211617_1882497130_n.jpg


Đây là lần đầu tiên tôi biết đến thứ gọi là thảo quả.

1150821_10200149396651628_2017341072_n.jpg


Ngay sau lán là một máng dẫn nước suối, nhưng lán dựng cheo leo trên một vách dốc nên đi ra đó phải qua một đoạn cành cây trên vực khá kinh.

1098067_10200149397171641_101701445_n.jpg

971059_10200149397731655_214159868_n.jpg


Tôi và anh Cá Mèo bắt tay vào dựng lều, còn chú Giàng và anh Tòng đốt lửa làm thức ăn, chuẩn bị bữa tối. Trong lúc dựng lều, tôi bắt gặp con vắt duy nhất trong toàn bộ chuyến đi đang bò lên lưng anh Cá Mèo, và chú vắt xấu số đã bị tóm cổ ném đi mất dạng.

936529_10200149398451673_1021769944_n.jpg
 
Người Mông có con rựa đi rừng thật là đa năng. Họ có thể dùng nó để chặt cây mở đường, đốn củi, tự vệ và thậm chí là thái thịt nấu ăn.

1094811_10200149399091689_245659036_n.jpg


Chú Giàng vốn là một porter chuyên nghiệp, thường dẫn các đoàn leo Fansipan nên tài nghệ nấu ăn chuẩn không phải bàn. Tuy nhiên, khi mâm cơm được dọn ra đầy đủ, tôi vẫn rất ngạc nhiên xen lẫn thích thú với khá nhiều món và độ ngon thì có thể sánh ngang với các nhà hàng nấu ăn tử tế ở dưới xuôi (mặc dù các món này chỉ được nấu từ một cái bếp củi, dăm món nồi chảo và một ít gia vị mang theo). Nhím còn đặt tên cho chuyến đi này là “nghỉ dưỡng trá hình” vì ăn uống quá đỗi là đầy đủ sung sướng.

1150819_10200149399691704_1991768913_n.jpg


Sau khi ăn cơm còn có màn uống café thật là tao nhã.

971063_10200149400491724_49577783_n.jpg


Chúng tôi bàn bạc về con đường ngày mai sẽ ra sao. Sau một hồi hỏi qua hỏi lại mà tôi chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, anh Tòng đưa ra một vấn đề hoàn toàn mới lạ : đường Bình Lư cũng có thể đi được dù suối hơi lớn, và chúng tôi quyết định sẽ xuống theo hướng Bình Lư chứ không lặp lại con đường Tả Giàng Phình lúc lên nữa. Nhím có vẻ vô cùng háo hức với phát hiện mới này và mặt mũi vô cùng hăm hở. Tôi vẫn giữ thái độ bình thản như thường lệ, trong đầu chỉ nghĩ tới những khó khăn ngày mai đã được chú Giàng báo trước (thiếu nước, đường dốc, ít chỗ hạ trại) và dành sức sẵn sàng chiến đấu. Tuy vậy, hai cô nàng Nhím và Cáo thì có vẻ bắt đầu muốn lên tới đỉnh một cách tuyệt vọng vì đã lỡ khoe khoang với cả làng hai đầu Nam Bắc rằng chúng tôi đi Ngũ Chỉ Sơn. 6:00 tối nhưng trời vẫn rất sáng và phong cảnh tuyệt đẹp.

1001944_10200149401531750_792046762_n.jpg


Buổi tối, chúng tôi chui vào lán nghe chú Giàng kể chuyện. Sự tích ra đời cái tên anh Cá Mèo Đục Lỗ là từ đây. Chú Giàng kể rằng người Mông đi rừng thì sẽ làm Cá Mèo, tức là không đánh răng rửa mặt, không tắm. Chúng tôi rất lấy làm thích thú với chuyện này và lấy tên đó đặt luôn cho anh Cá Mèo để cho đủ bốn đứa động vật. Còn Đục Lỗ là vì sáng nào anh Cá Mèo cũng dậy thật sớm, kiếm một chỗ xa xa khuất khuất, cầm theo con dao đục một cái lỗ dưới đất để … giải quyết. Thực là một cái tên hay ho, lột tả lắm thay. Nghe chuyện chán, chúng tôi lôi bài bạc ra chơi theo kiểu của người H’mong : không quan tâm đến chất, cứ số to là thắng. Vì thế cho nên tôi mới có một phát kết thúc ván bài trong 10 giây : 2 cơ, bộ 4 5 6 7 8 9, bộ Q K A. Vô cùng hào hứng.

971264_10200149402571776_1599668415_n.jpg


Trong lán có một số vị khách không mời hình thù rất kỳ dị. Và khi chúng tôi chỉ nó cho anh Tòng, anh cầm lên vứt vào bếp lửa như vứt rác một cách vô cùng bình thản.

954822_10200149402131765_979676538_n.jpg


Bọn côn trùng và ruồi bướm trong lều chúng tôi cũng được đuổi ra hết bằng chiếc quạt nan thần thánh. Đến giờ ngủ, chúng tôi vào lều, còn anh Tòng và chú Giàng nằm trong lán. Cáo và anh Cá Mèo ngủ lăn quay, còn Nhím nhăn nhó với tôi về cái tiếng kéo gỗ rồn rột của anh Cá Mèo. Và đêm đầu tiên này cũng là đêm ác mộng nhất của tôi, khi trời chợt đổ cơn mưa rào. Chiếc lều được quảng cáo là “tuyệt đối chống thấm” bị ngấm nước qua các đường kẻ may, nước chảy lênh láng. Tôi nằm ở mép lều, trên đầu nước chảy tong tỏng, sau lưng nước đọng thành vũng, dù đã nhón và ghé hết cỡ nhưng vẫn bị ướt thê thảm. Gần như không thể ngủ nổi. Hình chụp cái vũng sáng hôm sau (đã chảy về cuối lều):

1150235_10200149403131790_1149890343_n.jpg


Đồ hong trong lán vẫn ẩm ướt và bốc mùi thịt nướng, cá biệt còn có đôi tất cháy dở của Nhím.

1150124_10200149403691804_1410860953_n.jpg


Tuy mệt và rét sau một đêm vật lộn với lều dột, nhưng chúng tôi vẫn đầy hào hứng xếp lều, ăn sáng, dọn rác và chuẩn bị khởi hành.

1098082_10200149403971811_1375608339_n.jpg
 
Chúng tôi men theo con suối hôm trước, xuyên qua một rừng cây bồ đề ken chặt như nêm. Đội hình giờ đã cố định : Anh Tòng đi trước phạt cây mở đường, Nhím đi theo, anh Cá Mèo đi giữa hỗ trợ Nhím đằng trước và thỉnh thoảng Cáo đằng sau, tiếp đó đến Cáo, tôi đi sau hỗ trợ Cáo và chốt cuối là chú Giàng. Cho đến lúc này thì tôi cảm thấy rất mến chú Giàng vì sự ân cần, cẩn trọng và tác phong chuyên nghiệp của chú khiến tôi rất yên tâm, còn anh Tòng thì thỉnh thoảng vẫn có vấn đề. Rừng cây bồ đề cứ thế kéo dài mãi …

998281_10200149404971836_371606407_n.jpg


946348_10200149405451848_1602502484_n.jpg


Mùa mưa ẩm ướt, chúng tôi gặp rất nhiều nấm dọc đường đi, nhưng hầu hết là nấm độc (do chú Giàng cảnh báo). Từ đó, tôi rút ra được một kinh nghiệm rằng : không phải cứ nấm xấu là ăn được, nấm đẹp là nấm độc, mà … tất cả các loại nấm cái qué nào cũng có thể là nấm độc hết. (trong hình toàn là nấm độc hết đấy ạ)

1006050_10200149406251868_1814169931_n.jpg


1157735_10200149408091914_209197659_n.jpg


Chúng tôi cũng gặp một đoàn thanh niên dân tộc đang leo lên sau đó. Họ leo thoăn thoắt, một số đeo những khẩu súng dài chưa từng thấy, khoảng 1.5-1.8m phía sau lưng (vâng, dài ngoẵng thế đấy ạ, tôi đã đo thử nó với chiều cao của mình), bảo là để đi săn hay phòng thú dữ gì đó. Chúng tôi nhanh chóng tranh thủ mượn và chụp hình luôn.

970918_10200149408731930_1866392426_n.jpg


996926_10200149409211942_870436105_n.jpg


Buổi trưa, chúng tôi nghỉ lại cạnh một khe nước dưới tảng đá, tranh thủ hứng nước luôn (dĩ nhiên là uống trực tiếp luôn, có đun nấu bao giờ đâu). Cá nhân tôi cảm thấy nước không quá thiếu thốn như lời chú Giàng nói hôm trước, có lẽ do mùa mưa chăng ?

1002190_10200149409651953_2067219446_n.jpg


Anh Tòng đã tạo ra một cái phễu hứng nước tự chế rất kỳ quái bằng cách nhồi cỏ vào nửa chai nước.

998454_10200149410131965_1446994258_n.jpg


Anh Cá Mèo đã làm một việc mà tôi cho là hết sức liều lĩnh và ăn chơi, đó là mang theo iPad để chụp hình leo núi (với đầy đủ pin dự trữ luôn). Máu đến thế là cùng.

1170921_10200149410611977_1407265988_n.jpg


Chiều hôm đó, chúng tôi vẫn tiếp tục điên cuồng leo leo leo. Những con dốc giờ chủ yếu bằng các tảng đá vươn lên cao mãi. Các cô gái trong đoàn có vẻ đã quen với guồng vận động, tiếp tục leo núi một cách hăng say, dù vẫn vất vả nhưng không còn vẻ mặt thất thểu như ngày hôm qua. Tôi cũng vậy, thật may mắn là sức ăn đã giảm bớt chứ không còn tàn phá khốc liệt như ngày đầu tiên nữa.

1170735_10200149411411997_1687999200_n.jpg
 
Chúng tôi đi tới vách núi được coi là “kẽ ngón tay” giữa hai ngón của Ngũ Chỉ Sơn. Một phần do anh Tòng và chú Giàng không giỏi tiếng Kinh lắm, phần nữa là giải thích không rõ rệt nên chúng tôi không thể xác định chắc chắn được ngón nào là ngón nào. Nhưng vách núi sừng sững dựng đứng trước mặt, là một minh chứng hùng vĩ không thể chối cãi, cũng là thách thức tràn đầy hấp dẫn. Leo ở đoạn này rất khó chịu vì nước trên vách núi phía trên cứ chảy tong tỏng vào đầu như mưa rào.

1173881_10200149412532025_598568324_n.jpg


1002905_10200149413172041_622324203_n.jpg


Đây là kẽ ngón tay giữa hai vách núi. Tại kẽ ngón tay này, gió hút lạnh ghê gớm. Chúng tôi phải nép mình vào các khóm trúc tránh gió cho đỡ lạnh.

1148982_10200149414052063_2009102319_n.jpg


Chúng tôi đã quyết định treo lại một dải ruy băng hồng để đánh dấu điểm đến của đoàn (Lúc tôi giơ dải ruy băng này Nhím và Cáo rất khoái chí vì cái màu hồng của nó). Ngước lên trên, chúng tôi nhìn thấy những vách đá dựng đứng, phẳng lì. Tôi cho rằng không thể vượt qua vách đứng đó được vì không nhìn thấy chỗ bám, nhưng không biết tại sao Nhím lại tin tưởng có thể chinh phục được đỉnh núi đó. Chúng tôi tiếp tục rẽ xuống theo hướng Bình Lư.

1002886_10200149414892084_1155529365_n.jpg


Đoạn này mọc nhiều cụm hoa dại màu xanh trắng rất đẹp.

935893_10200149415892109_79056869_n.jpg


Hoa đỗ quyên đỏ cũng mọc rải rác đó đây.

1011588_10200149416332120_623980811_n.jpg


Chúng tôi tiếp tục đi xuống một đoạn rồi ngồi nghỉ. Anh Tòng và chú Giàng bỏ lại gùi, xách rựa đi tìm lối lên đỉnh. Lúc này là khoảng 2:00 chiều, chúng tôi nghĩ bụng nếu hai người kia leo mất 2 tiếng thì cùng lắm chúng tôi leo mất 6 tiếng, bàn bạc xem có thể lên đỉnh trong ngày hôm nay hay không (dù có phải trek đêm). Chúng tôi ngồi chuyện phiếm, ngáp ngủ trên một vách cây cheo leo mà anh Tòng vừa phạt, chờ mãi mà gần 4:00 mới thấy hai người porter trở về. Chúng tôi nêu ý kiến, nhưng chú Giàng gạt đi, bảo : đường leo rất khó, chúng ta phải nghỉ lại đêm nay để mai thời tiết tốt thì mới trek lên đỉnh được.

1173902_10200149416812132_831327163_n.jpg


Rốt cuộc là chúng tôi lại phải nghỉ sớm, y hệt như hôm qua. Xuống thêm một chút thì chúng tôi gặp một quãng đất rộng, có thể hạ trại được nhưng rất mấp mô. Anh Tòng xách rựa đi chặt củi. Chú Giàng dẫn đầu, tôi và anh Cá Mèo hỗ trợ dọn quang những cục đá to bằng con lợn con nặng chình ịch và những cây gỗ lớn, xếp lại thành một đống để làm điểm tựa mặt phẳng dựng lều.

1148920_10200149417212142_1432627403_n.jpg


1095081_10200149417492149_1641113878_n.jpg


Sau khi có đá và gỗ làm bệ đỡ, chúng tôi tiếp tục xếp các cành củi, gỗ nhỏ hơn lên trên tạo thành một mặt phẳng.

1173874_10200149417932160_340825356_n.jpg
 
Cuối cùng là lót lá cây lên trên cùng cho êm. Thành quả (bị con Cáo nó hớn ké) :

1150353_10200149419052188_1760453102_n.jpg


Tôi có mang theo một sợi dây cao su, nên cũng tranh thủ tự chế một cái dây phơi cho bản thân.

1150374_10200149419492199_678103957_n.jpg


Anh Tòng đã chặt cành củi gác thành một cái bếp dã chiến vô cùng điệu nghệ.

282949_10200149420092214_879321026_n.jpg


Thịt gà mang theo được ngâm xuống nước suối lạnh để giữ độ tươi ngon.

1150988_10200149420732230_66995606_n.jpg


Và đây là cái thớt nấu ăn của chú Giàng, vừa được tạo ra trong vòng 5 phút.

970467_10200149421132240_1981216286_n.jpg


998915_10200149421532250_1401215261_n.jpg


Trong lúc đó, tôi và anh Cá Mèo tiếp tục dựng lều làm chỗ ngủ cho 4 đứa tối nay.

1014201_10200149422172266_486062024_n.jpg


Giống như mọi lần, bữa ăn của đầu bếp Giàng và Tòng vô cùng ngon miệng.

1150304_10200149422652278_1901749005_n.jpg


1170781_10200149422892284_360082718_n.jpg


Và vẫn có café như ai (đằng sau là lán ngủ của 2 porter).

944621_10200149423292294_1371108183_n.jpg
 
Chúng tôi quyết định đi ngủ sớm, không đánh bài để dồn sức cho ngày mai lên đỉnh. Ở nhà thì cứ toàn mấy giờ sáng mới ngủ, ở đây thì ăn cơm xong gà đã lên chuồng, thật là ngoan đạo hết chỗ nói. Đêm đó vẫn mưa, nhưng không quá to và tôi thì cũng đã có kinh nghiệm chống ướt nên cũng ngủ được.



Sáng hôm sau, chúng tôi ăn sáng, dỡ bỏ lều trại và quyết định để lại balo để tay không trek lên đỉnh cho nhẹ (vì chú Giàng cảnh báo là đường lên đỉnh hôm nay sẽ vô cùng khó). Balo được cho vào các túi nilon lớn để anh Tòng đem đi giấu (vì chỗ này vẫn có thể có người dân hái thảo quả đi ngang qua).

995765_10200149423772306_2137353745_n.jpg


Và cũng như thường lệ, chúng tôi lại hăm hở lên đường. (anh Tòng có quả đội tất nilon lên đầu làm mũ thật là quái chiêu)

1146648_10200149424732330_1945227309_n.jpg


Bỏ được cái balo nặng, ai nấy leo nhanh thoăn thoắt. Chỉ trừ anh Cá Mèo, vì anh tình nguyện đeo balo chứa một số đồ ăn nước uống tối thiểu của đoàn để phòng xa (chú Giàng vẫn đeo gùi đựng đồ, còn anh Tòng thì đi tay không cầm rựa phạt đường). Đi được nửa đường thì anh Cá Mèo thở ra đằng tai, nên tôi đeo giúp anh cái balo nửa đường còn lại.



Đi tới một chỗ, chúng tôi đột ngột bỏ đường mòn mà leo trực tiếp lên vách núi, tay bám vào những cành trúc dày đặc chìa ra, chân cũng đạp lên những cành trúc đó mà đứng. Và Ngũ Chỉ Sơn, với tất cả những nanh vuốt nguy hiểm và ghê gớm của nó bây giờ mới lộ ra hết. Đến lúc này, tôi mới thấy kế hoạch trek đỉnh chiều tối hôm qua của chúng tôi là điên rồ. Dốc dựng đứng 70 độ nối tiếp nhau, chúng tôi dán mình vào vách núi như những con thạch sùng, lần mò bò qua từng khóm trúc.

946372_10200149425732355_304345249_n.jpg


1150806_10200149425932360_24018507_n.jpg


Mãi về sau này, tôi cũng không hiểu được vì sao chân ngắn như Cáo mà lại leo được lên vào thời điểm đó (mà trong ảnh cũng toàn là đỡ Cáo lên thôi, haha). Có nhiều đoạn anh Tòng phải leo lên trước buộc dây thừng, rồi dòng xuống để chúng tôi bám vào đó mà leo lên (cái dây màu trắng bé xíu trong ảnh).

1097975_10200149426452373_717660919_n.jpg


Đoạn này quá nguy hiểm nên hầu như chúng tôi không thể chụp được gì, chỉ tập trung vào leo núi. Gió rít vù vù sau lưng, cảm tưởng như nếu chỉ ngơi tay, ngửa người ra một chút, lập tức sẽ rơi ngay vào khoảng không vô tận phía sau. Không chỉ có thế, các cành cây và khóm trúc mà chúng tôi bám vào có rất nhiều cái đã bị mủn vì ẩm ướt, chỉ kéo nhẹ là gãy rời ra. Vì thế, chúng tôi phải từ từ leo từng chút một, giật thử, đạp thử từng điểm tựa trước khi chuyển mình sang vị trí mới. Đầu óc căng như dây đàn. Tôi và anh Cá Mèo đi sau thậm chí còn khó khăn hơn, vì một số điểm tựa đã bị các cô gái đi trước bám vào và đạp bung ra, không thể đặt chân được nữa. Có nơi phải bám hai tay, áp người, xoãi hai chân hết cỡ nhún một cái mới đặt chân được lên điểm tựa tiếp theo. Cũng vì vận động quá mạnh nên cái quần mưa của anh Cá Mèo rách tan nát hết cả đũng và hai ống cẳng chân, anh cứ than khổ vì mới chỉ xài nó lần đầu tiên.

1157460_10200149624977336_76454006_n.jpg


Qua đoạn vách dựng đứng thì cũng đã gần trưa. Chúng tôi leo trong một cánh rừng trúc dày đặc, anh Tòng cứ thế phạt cây mở đường. Những gốc trúc bị phạt chĩa lên như những ngọn chông, ở đây mà vấp một phát ngã sấp mặt thì tiêu. Chúng tôi tới một hốc đá phẳng rất hút gió, ngày trời quang chắc có thể nhìn xuống rất xa phía dưới.

548977_10200149427212392_799110999_n.jpg


Chúng tôi đi tiếp một đoạn nữa thì tới một chỗ bằng được anh Tòng phạt quang, từ đó có thể nhìn thấy rất rõ đỉnh và vách núi bên cạnh. Dựng đứng, thẳng tuột, tạm thời chưa thấy đường nào lên. Anh Tòng và chú Giàng tiếp tục đi tìm đường, còn chúng tôi ở lại tự sướng vài tấm. Hic, lên tới đỉnh rét run rồi mà còn bắt người ta cởi đồ thay áo cờ đỏ sao vàng vào nữa chứ.

1148759_10200149427852408_101440567_n.jpg


Tôi những tưởng chuyến leo núi của chúng tôi sẽ phải dừng chân tại đây thì hai porter quay trở lại. Sau một hồi trao đổi, cả balo và gùi cũng bỏ lại đây luôn để trek tiếp vì đến tận đây thì cũng đã không còn ai leo tới. Đi tiếp một quãng ngắn nữa, tôi ngạc nhiên nhận thấy chúng tôi đã lên tới ĐỈNH. Đúng, không còn chối cãi gì nữa, một đỉnh núi thực sự, xung quanh chỉ là bốn bề mây trắng và không gì khác. Ngay cả anh Tòng cũng chưa từng đặt chân tới đây. Đỉnh núi gió cực mạnh, được phủ kín bởi những cây bụi lúp xúp.

1005676_10200149428492424_1551450382_n.jpg
 
Chúng tôi vô cùng vui mừng và bắt đầu cười nói liên tục. Mặc dù tất cả đều đã ướt nhẹp từ trong ra ngoài, nhưng những chiếc máy ảnh và điện thoại liên tục được đem ra sử dụng trong điều kiện ẩm ướt nặng nề.

60199_10200149429012437_1878790986_n.jpg


999420_10200149429732455_1901380269_n.jpg


Nude vì môi trường (thật ra là bị bắt cống nộp chiếc áo cờ đỏ sao vàng để làm cờ đánh dấu lại nơi ấy, không biết gió núi mưa rừng em nó có tồn tại được lâu không).

1098416_10200149430252468_2065749795_n.jpg


Chúng tôi cùng nhau buộc chiếc áo và mỗi người buộc một dải ruy băng mang tên mình để kỷ niệm là đoàn trek đầu tiên đặt chân lên một trong năm đỉnh Ngũ Chỉ Sơn.

1146739_10200149431092489_1386259970_n.jpg


Từ đây nhìn sang có thể thấy được đỉnh núi bên cạnh khi trời quang mây.

1157450_10200149431452498_1011116379_n.jpg


Chơi chán, chúng tôi bắt đầu đi xuống vì anh Tòng có vẻ lạnh. Với một bức vách dựng đứng thì leo xuống gian nan không kém gì leo lên. Chúng tôi phải úp người xuống, hai tay bám hai bên, đôi chân dò dẫm điểm tựa từ từ tuột xuống như leo thang. Tuy nhiên, leo xuống không mất sức nên chúng tôi xuống nhanh hơn nhiều so với leo lên.

Máy ảnh của chúng tôi hầu hết đã dính ẩm khá nhiều trên đoạn đỉnh núi, nên lúc xuống chụp rất ít. Vượt qua đoạn dốc đứng trên đỉnh, đường xuống đối với chúng tôi khá thoải mái. Chiếc iPad của anh Cá Mèo không đem lên đỉnh, giờ được dịp phát huy tác dụng.



Để đi tiếp thì phải đi trên đoạn cây này (hoặc bò bằng tứ chi, hoặc rón rén bằng cách ủn mông, kiểu nào cũng có cả)

945812_10200149431932510_532005617_n.jpg


Đường dốc hạ xuống theo các gờ đá, tuy nhiên để về được Bình Lư còn rất xa nên chúng tôi vẫn phải ngủ lại trong rừng một đêm nữa. Lúc lên thì không sao, nhưng trên đường xuống con Cáo làm cả đoàn chúng tôi đứng tim một vố nhớ đời : Có hai bờ dốc, Nhím chân dài nhót sang trước, Cáo chân ngắn với tay đu lên một cành cây to cỡ cổ tay mọc chìa ra để nhảy sang. Đu được nửa đường thì hóa ra cành cây là gỗ mục, gãy RẮC một phát, Cáo ta rơi luôn xuống dưới khoảng 2m, rất may là vẫn có gờ đá mùn cản lại nên chưa lăn luôn xuống vực. Cả đoàn từ porter đến trekker được một phen tim thót lên tận họng.

5:30 chiều, trời vẫn sáng và chúng tôi có thể đi tiếp được, nhưng mọi người cuối cùng quyết định ở lại một lán thảo quả để tiện dựng lều và lấy nước. Như vậy, nhóm chúng tôi ngày nào cũng leo vượt chỉ tiêu và nghỉ sớm hơn dự tính. Chú Giàng cũng nhận xét là chúng tôi có tốc độ leo núi rất khá *phổng mũi*

970915_10200149432332520_999751220_n.jpg


Từ lán này có thể nhìn thấy đỉnh núi bên cạnh đỉnh núi mà chúng tôi vừa chinh phục (còn nó thì bị khuất). Cũng đi được khá xa rồi đấy nhỉ ?

1150885_10200149432852533_1894908849_n.jpg


Món gà nướng và trứng rán. Đừng hỏi vì sao chúng tôi có trứng, tất cả là nhờ trình độ khinh công siêu đẳng cấp vũ trụ của chú Giàng.

946367_10200149433692554_1558015854_n.jpg


993389_10200149433932560_1922807893_n.jpg
 
Lần này thì chúng tôi ngủ trong lán còn 2 porter thì dựng lều ngủ bên ngoài. Nằm cạnh đống lửa khá ấm áp, kèm theo tâm lý đã chinh phục được mục tiêu, chúng tôi thoải mái đánh bài và ngủ rất ngon.

Ngày cuối cùng, chúng tôi ngủ dậy và tiếp tục lên đường trở về. Do suối chảy quá lớn, chúng tôi không thể đi men theo lòng suối mà phải tìm đường đi lòng vòng quanh các đồi thảo quả để xuyên ra ngoài. Có rất nhiều cây gai dọc đường, và một vài lần phải băng qua những con suối lớn chảy siết mà bị cuốn đi một phát thì khỏi nhìn thấy mặt trời luôn.

954802_10200149434452573_2037310047_n.jpg


Trên đường đi, chúng tôi gặp một con thác trắng xóa cao chót vót, hoành tráng tới mức so với nó thì các thắng cảnh thác đổ ở những khu du lịch nổi tiếng chỉ là món đồ chơi con con không đáng đếm xỉa.

944774_10200149434812582_1328851865_n.jpg


Phần lớn thời gian chúng tôi đi men theo những con đường mòn cạnh đồi rộng 20cm với một bên là vực. Mà tôi vốn là một thằng sợ độ cao chết nhát, do vậy tốc độ đi xuống của tôi trở nên chậm xuống kha khá. Trời vẫn mưa rả rích, đường đất ẩm ướt trơn tuột và quả thực, khi ra khỏi rừng thảo quả thì đoàn chúng tôi đã phải đi bằng mông khá nhiều (thế mà anh Cá Mèo vẫn lăm lăm con iPad để chụp hình được mới kinh).

1150265_10200149435412597_626314554_n.jpg


Ra khỏi rừng thảo quả, chúng tôi đến với những quả đồi hoang cây bụi khá giống với những quả đồi ngoài rìa của đường lên Fansipan. Đường đi ở đây khá dễ nên chúng tôi rất hí hởn.

Nhưng riêng đối với tôi, một nỗi đau khỏ tả dần hiện lên : đau bụng. Mấy ngày vừa qua, tôi không hề “đục lỗ” như anh Cá Mèo, phần vì không quen, phần vì hầu như bao nhiêu thức ăn cho vào bụng được tiêu thụ thành năng lượng hết. Nhưng khi leo xuống, sức lực tiêu hao ít hơn, bắt đầu có “sản phẩm dư thừa”, và bây giờ khi sắp về tới nơi nó bắt đầu hành hạ tôi. Đoàn không còn giấy, tôi cố nhịn ra gần tới bản Chu Va thì không chịu nổi nữa, bèn xin đoàn dừng lại. Chạy ra một xó, lục vội cái balo, may quá vẫn còn một mớ Bông tiệt trùng Bạch Tuyết trong túi cứu thương …
Cuối cùng lúc 3h chiều chúng tôi cũng nhìn thấy con đường quốc lộ, đường đèo Ô Quy Hồ hiện ra trước mắt cùng tiếng xe cộ.

1157682_10200149437732655_1139194184_n.jpg


Cái bọn từ trong núi chui ra đây …

935895_10200149438212667_1489560441_n.jpg


Vội vội vàng vàng thay đồ để lên xe cho kịp về Hà Nội, chúng tôi bỏ lại sau lưng một Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ, đam mê và ngập tràn kỷ niệm.



Liệu chúng ta có còn gặp lại nhau ... ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top