1 tệ = 3.300 VNĐ (địa danh tiếng trung dùng google)
Hà Nội – Nam Ninh – Cát Thủ - Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới
Cách 1:
- Hà Nội - Nam Ninh (tàu)
- Nam Ninh – Trương Gia Giới (air or train)
- Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Phượng Hoàng Cổ Trấn – Cát Thủ - Nam Ninh
Cách 2:
- Hà Nội – Nam Ninh (train)
- Nam Ninh – Cát Thủ (train)
- Cát Thủ - Phượng Hoàng Cổ Trấn (bus)
- Phượng Hoàng Cổ Trấn – Trương Gia Giới (train)
- Trương Gia Giới – Nam Ninh (air)
- Nam Ninh – Hà Nội (train)
Lịch trình dưới đây tham khảo của 1 đoàn đi theo cách 1
Tàu Hà Nội – Nam Ninh (河内 - 南宁): đi đêm: 338.000 VNĐ/người
- Giá 338K NÀY CHỈ ÁP DỤNG CHO ĐOÀN TỪ 6NG TRỞ LÊN NHÉ.
- TÀU SẼ ĐI QUA CỬA KHẨU BẰNG TƯỜNG LÚC 12H ĐÊM. KHÔNG PHẢI MANG HÀNH LÝ XUỐNG.
- MUA VÉ TÀU THÌ LẬP BẢNG KÊ HỌ TÊN , NGÀY THÁNG NĂM SINH, SỐ HỘ CHIẾU, NGÀY CẤP , ĐỊA CHỈ CỦA TỪNG NGƯỜI NHÉ.
- TỚI GA THÌ VÀO PHÒNG TRƯỞNG GA Ở CHỖ QUẦY BÁN VÉ XIN PHÉP KÝ DUYỆT VÀO ĐƠN TRC, CÁI NÀY PHẢI LÀM ĐƠN NỮA NHÉ. . NÊN MANG 1 -2 HỘ CHIẾU ĐI KÈM ĐỂ CHO NG TA BIẾT.
- ĐƠN: TRÌNH BẢY THÌ NÓI LÝ DO.....
Ngày 1:
8h sáng tới Nam Ninh (南宁).
Ăn sáng + Ăn trưa Nam Ninh: 10 tệ/người
Chơi ở Nam Ninh:
Đoàn tham quan Công viên Thanh Tú Sơn (涂清子)- ngắm cảnh đẹp thiên nhiên với
- Tháp Ngự Long (恩古隆大厦)
- Tháp Đầu Phượng (第一塔芳)
- Chùa Thái Lan (寺泰国)
- Vùng đất được người Quảng Tây (广西)coi là vùng đất Thánh mà du khách bốn phương thường đến để cầu Phúc - Tại - Lộc.
17h50 lên tàu Nam Ninh - Trương Gia Giới (南宁 -张家界市Zhāngjiājiè Shì): 130 tệ/người
Mua đồ để ăn tối và ăn sáng trên tàu: 10 tệ/người
Nhờ mua vé tàu giường nằm trước.
Ngày 2:
8h20 đến Trương Gia Giới (张家界).
Taxi từ ga đến Trương Gia Giới: 10 tệ/người
- VÉ TAXI MẶC CẢ THEO XE NHÉ, ĐỪNG MẶC CẢ 1 NG.
- ĂN SÁNG Ở 1 CỬA HÀNG GẦN CỔNG TGG, SAU ĐÓ GỬI ĐỒ NHÀ HỌ, CÒN LẠI MANG ÍT ĐỒ ĐỂ TỐI NGỦ TRONG TGG THÔI NHÉ.
Mua vé vào Trương Gia Giới: 163 tệ/người (phải có thẻ SV)
Cáp treo Hoàng Thạch Trại (黄石市营): 28 tệ/người (phải có thẻ SV)
Hoàng Thạch Trại gồm những cảnh đẹp như :
- Điểm Tương Đài (点纪念碑)
- Thiên Thư Bảo Hạp (天工邮件安全厦门)
- Lục Kỳ Các (六国)
- Trích Tinh Đài (报价戴静)
Ăn trưa: 10 tệ/người
- Đại Hiệp Cốc
- Kim Tiên Khê được mệnh danh là phố tình nhân đẹp nhất Trung Quốc
- Tham quan các cảnh đẹp bên đường:
+ Kim Tiên Nham
+ Tử Thảo Đàm
+ Phách Sơn Cứu Mẫu
+ Bảo Liên Đăng
+ Thiên Lý Tương Hội
+ Thủy Nhiễu Tứ Môn…
Ăn tối: 20 tệ/người
Ngủ tại Trương Gia Giới: 30 tệ/người.
- NÊN XÂY DỰNG 30Y/NG ĐỂ PHÒNG NGỦ CÓ NƯỚC NÓNG, ĐIỀU HOÀ NÓNG.
Ngày 3:
Ăn sáng: 10 tệ/người
Cáp treo Thiên Tử: 30 tệ/người (phải có thẻ SV)
Núi Thiên Tử được mệnh danh là Phong tam thiên thủy bát bách, cao 1214m so với mặt nước biển, đến đây du khách sẽ được tự mình trải nghiệm cảnh thơ trong câu “Hội đương lăng đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu”. Từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy Tây Hải, Thiên Tử Các, Thiên Nữ Hiến Hoa - thiếu nữ tung hoa, Ngự Bút Đỉnh - ngọn bút của vua, công viên Hạ Long.
Ăn trưa: 10 tệ/người
Núi Viên Gia Giới với Cầu Thiên Sinh, Viên Gia Trại - tìm hiểu về các phong tục tập quán của người Thổ Gia.
Phong cảnh Khê Hiệp Thập Lý Họa Lang - phòng tranh với vô vàn cảnh như Kỳ Thông Dị Thạch, Mãnh Hổ Tiểu Thiên, Thái Dược Lão Nhân, Thị Tinh Ngênh Tân, Thư Muội Phong…
Ăn tối: 20 tệ/người
Ngủ tại Trương Gia Giới: 10 tệ/người
Ngày 4:
- TRONG KHU TGG CÒN CÓ HỒ BẢO PHONG: GIÁ VÉ 73Y VÀO ĐẮT MÀ LẠI KO CÓ GÌ, ĐI CÓ 2 TIẾNG LÀ RA. -> KO NÊN ĐI
- TỪ TGG KHI RA NGOÀI NÊN ĐI THIÊN MÔN SƠN. NÓ RẤT ĐẸP.
Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn (凤凰古镇)
Ăn sang Trương Gia Giới: 10 tệ/người
- TỪ TGG THUÊ 1 CHUYẾN ÔTÔ RA GA TÀU MẤT KHOẢNG 150Y/XE 8NG. CÓ THỂ THUÊ XE CỦA 1 NHÀ HÀNG ĂN NGAY TRƯỚC CỔNG. HỌ CŨNG CÓ DỊCH VỤ THUÊ XE.
- RA GA MUA VÉ TÀU 20Y/NG VÉ NGỒI. ĐI TÀU HẾT KHOẢNG 2 TIẾNG.
- TỪ GA TÀU ĐI XE TAXI VÀO PHCT MẤT 1 TIẾNG 50KM. MẶC CẢ TAXI 150Y/XE/4NG. ĐƯỜNG XẤU NHƯ ĐG TÂY BẮC, LÁI XE THÌ LƯỢN RẤT ÁC KO KÉM DÂN PHƯỢT.
- NÊN Ở PHCT CHƠI 2 NGÀY. ĐẶC BIỆT KO NÊN ĐI MIÊU GIA TRẠI.
Phượng Hoàng Cổ Trấn - là một thành cổ nhỏ bé được biết đến như một thành nhỏ đẹp nhất Trung Quốc nằm ở tình Hồ Nam – Trung Quốc, với những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang, là nơi sinh sống của dân tộc Miêu. Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn,
Lầu Miêu Miêu, Bắc Môn Cổ Thành, Lầu Phong Thúy Hồng Kiều, Viện Bảo Tàng Cổ Thành…
Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số , nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc : 1300 năm.
Người dân tộc ở đây vẫn đang giữ lại cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của quán và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Đoạn bờ sông của của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu - nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.
Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo. Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.
Con sông đã trở thành một kiểu du lịch cực kỳ thú vị, những con đèo chèo cho du khách đi du ngoạn khám phá cuộc sống người dân. Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến dòng sông trở thành một điểm nhấn đặc biệt của thành.
Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.
Ăn trưa: 10 tệ/người
Đoàn đi Cát Thủ (吉首). (Thuê xe chưa check giá).
Ăn tối. 20 tệ/người
19h37 về Nam Ninh. 120 tệ/người
Mua đồ ăn sang: 10 tệ/người
Nghỉ đêm trên tàu.
Ngày 5:
Nam Ninh – Hà Nội: 338.000 VNĐ/người
NẾU VỀ NAM NINH SỚM NÊN ĐI TAXI VỀ LUÔN HỮU NGHỊ : 500Y/XE CÓ THỂ ĐI 4 HOẶC 5 NG. DỌC ĐƯỜNG SẼ BỊ BỌN TAXI NÓ ĐỔI XE, VÀ ĐÒI THÊM TIỀN NHƯNG KỆ NÓ. VÌ XE NÓ ĐỔI LÀ ĐƯƠNG NHIÊN. CÓ ĐIỀU MẶC CẢ TRƯỚC VỚI TAXI LÀ VỀ TỚI CỬA KHẨU HỮU NGHỊ MỚI TRẢ TOÀN BỘ TIỀN.