What's new

[Chia sẻ] Trương Gia Giới, Phượng Hoàng, Hồng Giang của các "Đại quan"

Trương Gia Giới, Phượng Hoàng, Hồng Giang của các "Đại quan"

Tên chính xác là:
- Khu bảo tồn Trương Gia Giới (Zhangjiajie) và Vũ Lăng Nguyên (Wulingyuan), Di sản thiên nhiên thế giới.
- Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang)
- Hồng Giang cổ thương thành (Hongjiang)


Tất cả đều thuộc tỉnh Hồ Nam (Hunan), Trung Quốc.
Lịch trình: 8 ngày, từ 30/8 đến 6/9.

Đường đi như sau


picture.php

Lịch trình

30/8: Hà Nội - Lạng Sơn - Bằng Tường - Nam Ninh - tàu hỏa đi Trương Gia Giới

31/8: Đến Trương Gia Giới, thăm rừng nguyên sinh và leo núi Trương Gia Giới; ngủ đêm tại làng người Thổ Gia trên núi

1/9: Thăm Thiên Tử Sơn, trưa về Ô Long Trại tại khu Dương Gia Giới; chiều xuống núi, bắt tàu hỏa đi Cát Thủ, xe bus đi Phượng Hoàng cổ trấn

2/9: Thăm Miêu Gia Trại, chợ Miêu, thành cổ Phượng Hoàng

3/9: Cả ngày ở Phượng Hoàng

4/9: Sáng ở Phượng Hoàng, chiều đi xe đến Hoài Hóa, tiếp xe đến Hồng Giang

5/9: Chơi ở Hồng Giang, chiều về Hoài Hóa, tối lên tàu về Nam Ninh

6/9: Nam Ninh, Hà Nội.
 
Last edited:
Trương Gia Giới

Thôi, các quan chưa đi Thiên Môn Sơn, các quan ứ thích bàn về Tianmenshan nữa, kẻo xót ruột. Các quan quay lại với Trương Gia Giới.

Trương Gia Giới được xếp hạng Di sản Thiên nhiên Thế giới, là khu bảo tồn thiên nhiên số 1 của Trung Quốc, Rừng quốc gia được bảo tồn đầu tiên, thì phải hơn Thiên Môn Sơn là danh thắng cấp tỉnh chứ !!!

Trương Gia Giới rất rộng, bao gồm cả khu vực hàng nghìn km vuông. Trong hai ngày ở đó chỉ đi được một phần phía Tây của vùng núi này.

Hàng trăm triệu năm trước, vùng này ngập trong nước biển, rồi dần nâng lên cao. Trong nhiều triệu năm, những dòng nước đã xói mòn đá tạo thành những khe núi, cột đá cao 300 - 400m dựng thẳng giữa trời. Và rừng nguyên sinh bán ôn đới tỏa bóng các khe đá. Nếu đến đây vào mùa lá đỏ thì còn tuyệt diệu hơn.

Vì Trương Gia Giới quá rộng, nhiều đường vòng vèo, lại rất lắm chỗ lên thang xuống thang, các quan quyết định phải theo tour và có người hướng dẫn. Đó là quyết định đúng đắn, bởi khi đi rồi mới biết không có người hướng dẫn thì lạc như chơi, và cũng chả biết chỗ nào đẹp cả.
 
Khu bảo tồn thiên nhiên Trương Gia Giới và Vũ Lăng Nguyên cách đô thị TGG gần 40km, phải đi xe đến đó.

Có nhiều loại tour cho khách tham quan Trương Gia Giới: loại 1 ngày, 2 ngày, 4 ngày... còn như người ta nói, để đi ngắm hết nơi đây phải mất 10 ngày. Và mỗi mùa một khác, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Tại tất cả các điểm giới thiệu tour, bán tour đều để số điện thoại nóng gọi là số "Đấu tố", để khi cần thì phản ánh trực tiếp với Chính quyền.

Người hướng dẫn du lịch cho các quan là một chị người dân tộc Bạch, tên là Hùng, gọi là Húng-xỉa tức Hùng tỷ. Chị nhỏ bé, nhanh nhẹn, giọng cao vút chói lói, nói rất nhiều khiến quan Thông ngôn phải lắm phen khốn đốn.

Xe đưa các quan xuyên qua núi non, vòng vèo trên triền núi, xuyên qua một đường hầm dài 3km, men theo vực, cuối cùng cũng đến cửa. Đây chỉ là một trong năm cửa vào Trương Gia Giới, nằm ở phía nam. Ngoài ra còn các cửa khác, cách nhau cả chục km.
 
Vừa xuống xe, TGG đã chào đón bởi một biểu tượng mạnh mẽ, khiến ai cũng xuýt xoa, hoặc là thích thú khao khát hoặc là ghen tị ngấm ngầm (tùy theo đó là quan bà hay quan ông)


picture.php
 
Giá vé vào cửa của Trương Gia Giới là 248 tệ, có thể vào cửa bất cứ lúc nào trong vòng 2 ngày từ khi mua vé, và ở lại trong đó bao lâu cũng được. Nghĩa là nếu thích, bạn có thể ra khỏi khu vực, rồi ngày hôm sau quay lại.

Để tránh tình trạng "quay vòng" vé, mỗi người mua vé đều phải chụp vân tay. Không biết mức độ nhận biết phân biệt của máy đến mức nào, tuy nhiên tạo cảm giác sự nghiêm ngặt của khu vực. Đúng ra các xe đều phải dừng bên ngoài cửa, nhưng một số vẫn hồn nhiên chạy vào, và barie nhấc lên ngoan ngoãn. Hùng tỉ bảo: "Có tiền có chức thì chỗ nào cũng vào được hết".

Ô hay, đây toàn là đại quan, mà sao nhiều chỗ không được vào thế?

Dưới chân ngọn núi Ngênh Tân (đón khách) là trụ đá ghi dòng chữ "Trương Gia Giới Quốc gia Thâm lâm Công viên"

picture.php
 
Tranh thủ Chitto vắng nhà, post trộm ba lăng nhăng vài bức nhặt được trên mạng hí hí :)

Này thì Trương Da Dê này:

picture.php

Này thì Ngự Bút Phong ở Thiên Tử Sơn

picture.php

Note: sưu tầm

Này thì lãnh đạo Phượt đã tới nơi này:

picture.php

Lưu danh thiên cổ


picture.php


Còn đây là một phần của bút tích ặc ặc

picture.php
 
Hồng Giang cổ thương thành

Đi qua Trương Gia Giới- kỳ quan thiên nhiên của thế giới với núi non trùng điệp sừng sững cách mặt có một sải tay, dừng chân ở Phượng Hoàng- cổ trấn đông dân đông khách du lịch quán xá cửa hàng san sát hấp dẫn muôn màu, sao lại cứ nhớ và nghĩ nhiều đến Hồng Giang, nơi lẽ ra là đáng thất vọng nhất vì quy mô không như mong đợi và sự buồn tẻ tĩnh lặng không một bóng du khách, vì đường xa tàu chật, vì khởi đầu là anh lái taxi bỏ cả bọn xuống giữa đường đông nhưng đích đến vẫn còn đâu đó hai ba chục cây số không biết theo phương nào phía trước…

picture.php


Hồng Giang cổ thương thành hiện nay thuộc khu Hồng Giang, thành phố Hoài Hóa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, được bắt đầu xây dựng cuối đời nhà Nguyên đầu đời nhà Minh và đỉnh cao phồn thịnh chính là đời Minh- Thanh, lúc đó là nơi buôn bán và tập kết dầu Hồng (một loại dầu thành phần chủ yếu lấy từ cây ngô đồng, dùng để sơn tàu thuyền, đồ dung bằng gỗ trong nhà, vật dụng trong nông nghiệp, vừa chống thấm, chống được hà biển bám vừa có màu sắc đẹp, là sản vật nổi tiếng của Hồng Giang nên được gọi là dầu Hồng), gỗ quý, nha phiến, nguyên liệu làm thuốc, làm giấy,… Nơi đây còn được ví là “thất tỉnh thông giai”, “tiểu Trùng Khánh”, “tiểu Nam Kinh”, “hòn ngọc Tương Tây”, “Tây Nam đại đô hội”, là trung tâm kinh tế, quân sự, tôn giáo, văn hóa của vùng Tương Tây thời Minh- Thanh. Khi đó thương gia từ khắp 18 tỉnh, 24 châu, phủ đến làm ăn sinh sống, nên lưu truyền câu nói: “Nhất bả bao phục nhất bả tản, bào đáo Hồng Giang đương lão bản” nghĩa là “tay khăn gói tay cầm dù, đến Hồng Giang làm ông chủ”.

picture.php


Thương khách đến từ nhiều nơi khác nhau nên họ lập ra hội quán để tương trợ đồng hương, nhớ về quê nhà, được xây trong ngõ sâu hoặc ngay trên sườn dốc và đặt theo tên các cung: hội quán của người Giang Tây là Vạn Thọ cung, người Phúc Kiến là Thiên Hậu cung, Bảo Khánh hội quán là Thái Bình cung,… hiện vẫn mở cửa cho khách tham quan. Ngoài ra những di tích miếu chùa, chợ, trạm dịch (trạm truyền văn thư bằng ngựa), nha môn (sở của quan), tiền trang, ngân hàng, thư viện, trường học, tác phường (nơi chế tạo các đồ đạc thông dụng hàng ngày), khách sạn, nhà hút thuốc phiện, kỹ viện, trà lầu, báo xã xen kẽ nhau minh chứng cho một thời phồn thịnh của thương thành.

picture.php


Cả khu thành cổ hiện nay là một khối đen được vây quanh bởi kiến trúc hiện đại xung quanh, bao bọc nhưng tách bạch. Nhà cổ tường cũ, lối đi bậc đá cũng cũ kỹ rêu phong.
Kiến trúc của Hồng Giang cổ thương thành điển hình cho phong cách xây dựng ở khu vực phía Nam sông Trường Giang đời Minh- Thanh, lại mang đặc sắc của vùng Nguyên Tương (tên hai con sông lớn), mỗi tòa nhà đều là một sự kết hợp hài hòa hợp nhất giữa thiên nhiên và con người, vật liệu xây dựng từ gạch, gỗ và đá, đặc biệt không dùng đến kim loại dù chỉ một cái đinh sắt, đảm bảo kiên cố, thực dụng và mỹ quan. Hoa văn chạm khắc ở cửa gỗ, lan can gỗ rất tinh tế, tò mò ghé mắt nhìn vào trong sẽ thấy xen lẫn với đồ đạc cũ kỹ lên nước bóng loáng là quần jean trên dây phơi, lồng bàn phích nước vỏ nhựa đỏ như màu giấy viết câu đối, cuộc sống vẫn diễn ra và tiếp nối lịch sử, trẻ con vẫn được sinh ra và đi học, người già phơi nắng và ăn mì.

picture.php
 
Ngàn năm phong vũ trôi qua, phù hoa vẫn còn lẩn quất quanh thương thành, cảnh vật gợi hương sắc cổ xưa tình cờ trùng với bức tranh “Thanh Minh thượng hà đồ” in trên thanh thủy tinh chặn giấy tôi mua cho bố tôi trong một quầy lưu niệm ở Phượng Hoàng để trong ba lô đây - bức tranh với cảnh tàu thuyền qua lại mua bán tấp nập nhộn nhịp no đủ, bên nào sông Nguyên, bên nào sông Vu?

picture.php


Một chuyên gia lịch sử Trung Quốc nói: “Không đến Bắc Kinh thì không thể biết được vẻ đẹp kiến trúc cổ đại Trung Hoa, không đến Tây An thì không lĩnh hội được tinh túy văn hóa lịch sử Trung Hoa, và không đến Hồng Giang sẽ không cảm nhận được sự huy hoàng của văn minh thương nghiệp cổ đại Trung Hoa”. Tôi không có hoài bão đi tìm những dấu tích lịch sử to tát đó, chỉ vì duyên bạn bè duyên du lịch mà lưu lại thương thành chưa đầy một ngày đêm, thế mà đã dạo bước trên dấu xưa hai lần, một lần trong đêm đánh thức cổ thành liêu trai bằng những ánh đèn flash và tiếng đọc biển chỉ đường như trong mê cung se sẽ; một lần vào sáng sớm mai cùng với tiếng rao bán màn thầu khi mặt trời chưa xuyên qua nổi những bức tường cao.

picture.php


Hồng Giang nay– bao gồm cả thành cổ và khu vực dân cư đường xá mới bé đến mức một cuốc xe ôm đi đến bất kỳ điểm nào cũng đồng giá hai tệ (tương đương năm ngàn đồng), người lái xe chỉ nhìn chứ không chào mời, người bán hoa quả biết khách không phải dân ở đây chứ cũng không tò mò hỏi từ đâu đến, người chủ tiệm ăn sáng kiên nhẫn đợi khách gọi thử từng món từng món, bỏ thêm đường vào bát cháo đậu xanh đến khi khách vừa ý, khách sạn gia đình muốn bật điều hòa phải trả thêm mười tệ, khách về nhà mở cửa mà không thấy chủ đâu bèn tự tìm chìa khóa trong hộp mở cửa phòng…

picture.php


Nhớ Hồng Giang hơn, phải chăng là vì sự yếu mềm đàn bà phù suy không phù thịnh, thấy cái gì nhỏ bé cũ kỹ chậm chạp đều mủi lòng thương, giận anh taxi không đi nốt hai mấy cây số nên cãi thật lực, trừ tiền tối đa, xong lại áy náy tự hỏi phải chăng anh có chuyện riêng tư gì không cố đi được nốt, từng ấy tiền liệu đã đủ tiền xăng và phí cầu đường…
 
Ghi chú: ảnh "ông bà già phơi nắng ăn mì, ông bà trẻ chụp ảnh buôn chuyện" và ảnh "lồng bàn đỏ đậy kỹ" là của jinxia chụp. Các ảnh còn lại do Jinxia chôm trên mạng.
 
Nhớ Hồng Giang hơn, phải chăng là vì sự yếu mềm đàn bà phù suy không phù thịnh, thấy cái gì nhỏ bé cũ kỹ chậm chạp đều mủi lòng thương, giận anh taxi không đi nốt hai mấy cây số nên cãi thật lực, trừ tiền tối đa, xong lại áy náy tự hỏi phải chăng anh có chuyện riêng tư gì không cố đi được nốt, từng ấy tiền liệu đã đủ tiền xăng và phí cầu đường…

Mình ko phải đàn bà yếu mềm, sao khi trở về cũng nhớ nhất Hồng Giang??? :)

Mà đằng nào thì nàng trinh nữ u sầu cũng bị ngài Chitto mắng vì tội - mà - ai - cũng - biết - là - tội - gì - đấy, tớ lại tranh thủ tát nước theo mưa...

Jinxia nàng ơi, khóa trinh tiết là đây:

picture.php


Lòng ta là những hàng thành quách cũ
Tự ngàn năm vẫn vẳng tiếng loa xưa


picture.php

Nhà có 3 ống khói

picture.php

Người ngồi, có một người ngồi...

picture.php


Hong nắng, có nhiều hơn một người hong nắng...

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,000
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top