(*) Tiêu đề bài viết em lấy theo tên một album của NS Quỳnh Hợp
Lần đầu tiên đi biển là đến với Lý Sơn, ngày 28.1.2010. Đoàn đi hôm đó ra Lý Sơn để tặng quà cho ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, trong đoàn có cả nhà văn Trương Anh Quốc. Anh ấy hỏi:
- Bọn em đã đi Trường Sa chưa?
Em cười:
- Không dám mơ anh ạ
- Dại gì mà không mơ. Anh nhất định sẽ đi một chuyến cho mà xem. Bọn em mà không đi thì tuyên truyền kiểu gì được?
Hơn 1 năm sau, em bị "cơ cấu hụt" một chuyến đi vào tháng 3, lần "cơ cấu" thứ 2 thì ok, nhân duyên tình cờ, bắc cầu qua 2 - 3 người mới xong. Chuyến đó, đi cùng với FPT, tên gọi chính thức là Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam. Khi ấy, em 20.
Chuyến đi của em kéo dài 7 ngày, từ 21/4/2011 tới 28/4/2011 nhưng trưa ngày 19/4 em mới nhận được tin báo đi Trường Sa. Thế là em bỏ hết, tiểu luận, thuyết trình, kiểm tra...vì một người anh đã nói: "Em có thể học lại nhưng em chưa chắc có thể có lại chuyến đi này lần thứ 2". Và đến bây giờ, em vẫn không có gì hối tiếc. Chắc chắn là như thế.
Đoàn em đi con tàu HQ936 do Liên Xô đóng từ năm 1957 (?). Ngày xưa, nó là con rùa vàng của vùng 4, vì chở được nhiều nước ngọt. Các bác biết rồi, trên biển tiền chẳng có ý nghĩa gì, chỉ có nước ngọt mới quý . Thời gian đi khá ngắn nên tụi em chỉ tới 4 đảo và 1 nhà giàn: Đá Lát - Trường Sa Lớn - Đá Tây A - Cô Lin và nhà giàn DK1/2 bãi cạn Phúc Tần A
Điểm đầu tiên trong hành trình là nhà giàn DK1/2. Sau 1 ngày rưỡi lang thang, ko sóng điện thoại, không internet, không công việc, không học hành,chỉ những người hăm hở tiến về phía Đông biên giới tám chuyện với nhau. Không phân biệt tầng lớp, địa vị, giàu sang nghèo hèn (nếu không thì em tự kỷ chết,vì mỗi mình em là sinh viên trong đoàn ).
Nhà giàn như tổ chim cúc cu giữa biển, 4 chân sắt vững chãi đội mây trời, đạp sóng gió. Chiến sỹ sống ở đây khổ hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất nước này. Ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, nhưng chỉ có thể nhìn bầu trời mà không thể bước ra khỏi ngôi nhà đó. Bốn bề một màu xanh. Nơi này cũng thèm hơi đất nhất, thiếu thốn nhất, đắng cay nhất. Nước ngọt hứng từ mưa, và đa phần là nhờ tiếp tế của tàu vận tải từ đất liền ra cho nên cứ phải chắt chiu từng giọt một. Khi tắm, ngồi trong thau để tiết kiệm nước. Nước nào tắm không có xà bông thì dùng để tưới rau. Nói đến rau, đây là một thứ xa xỉ của lính đảo nói chung. Khổ lắm! Đã đành thời tiết khắc nghiệt khó sống, lại còn phải hỏi đến nước ngọt ở đâu nuôi chúng? Cho nên, thấy màu xanh của cây là thấy bộ đội mình giỏi. Cái khó ló cái khôn.
Thiếu tá Trang Hải Âu - Giàn trưởng giàn DK1/2, 16 năm sống trên nhà giàn.
Lần đầu tiên đi biển là đến với Lý Sơn, ngày 28.1.2010. Đoàn đi hôm đó ra Lý Sơn để tặng quà cho ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, trong đoàn có cả nhà văn Trương Anh Quốc. Anh ấy hỏi:
- Bọn em đã đi Trường Sa chưa?
Em cười:
- Không dám mơ anh ạ
- Dại gì mà không mơ. Anh nhất định sẽ đi một chuyến cho mà xem. Bọn em mà không đi thì tuyên truyền kiểu gì được?
Hơn 1 năm sau, em bị "cơ cấu hụt" một chuyến đi vào tháng 3, lần "cơ cấu" thứ 2 thì ok, nhân duyên tình cờ, bắc cầu qua 2 - 3 người mới xong. Chuyến đó, đi cùng với FPT, tên gọi chính thức là Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam. Khi ấy, em 20.
Chuyến đi của em kéo dài 7 ngày, từ 21/4/2011 tới 28/4/2011 nhưng trưa ngày 19/4 em mới nhận được tin báo đi Trường Sa. Thế là em bỏ hết, tiểu luận, thuyết trình, kiểm tra...vì một người anh đã nói: "Em có thể học lại nhưng em chưa chắc có thể có lại chuyến đi này lần thứ 2". Và đến bây giờ, em vẫn không có gì hối tiếc. Chắc chắn là như thế.
Đoàn em đi con tàu HQ936 do Liên Xô đóng từ năm 1957 (?). Ngày xưa, nó là con rùa vàng của vùng 4, vì chở được nhiều nước ngọt. Các bác biết rồi, trên biển tiền chẳng có ý nghĩa gì, chỉ có nước ngọt mới quý . Thời gian đi khá ngắn nên tụi em chỉ tới 4 đảo và 1 nhà giàn: Đá Lát - Trường Sa Lớn - Đá Tây A - Cô Lin và nhà giàn DK1/2 bãi cạn Phúc Tần A
Nhà giàn như tổ chim cúc cu giữa biển, 4 chân sắt vững chãi đội mây trời, đạp sóng gió. Chiến sỹ sống ở đây khổ hơn bất kỳ nơi nào khác trên đất nước này. Ngôi nhà có rất nhiều cửa sổ, nhưng chỉ có thể nhìn bầu trời mà không thể bước ra khỏi ngôi nhà đó. Bốn bề một màu xanh. Nơi này cũng thèm hơi đất nhất, thiếu thốn nhất, đắng cay nhất. Nước ngọt hứng từ mưa, và đa phần là nhờ tiếp tế của tàu vận tải từ đất liền ra cho nên cứ phải chắt chiu từng giọt một. Khi tắm, ngồi trong thau để tiết kiệm nước. Nước nào tắm không có xà bông thì dùng để tưới rau. Nói đến rau, đây là một thứ xa xỉ của lính đảo nói chung. Khổ lắm! Đã đành thời tiết khắc nghiệt khó sống, lại còn phải hỏi đến nước ngọt ở đâu nuôi chúng? Cho nên, thấy màu xanh của cây là thấy bộ đội mình giỏi. Cái khó ló cái khôn.
Thiếu tá Trang Hải Âu - Giàn trưởng giàn DK1/2, 16 năm sống trên nhà giàn.