What's new

[Chia sẻ] Trường Sa...... không xa

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước.
Tôi có may mắn được tham gia chuyến công tác của đoàn Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng đi thăm và kiểm tra tình hình sống, chiến đấu của các chiến sĩ thuộc quần đảo Trường Sa và DK1.
Xin chia sẻ với anh em một số hình ảnh về chuyến đi
 
Chào các bác, thấy các bác trên này mở chủ đề về Trường Sa hay quá. Rất vinh dự, em cũng là người được đến với Trường Sa 2 lần, qua 16/21 đảo trên mảnh đất thiêng nơi đầu sóng của Tổ quốc thân yêu. Em mạo muội ké vào topic này để chia sẻ một số bài viết trong 2 chuyến hải trình đó (lần thứ nhất vào 5/2008, và lần thứ 2 cũng là tháng 5/2010)


Rau xanh giữa "quần đảo bão tố"
Trường Sa nằm giữa một toạ độ địa lý khá khắc nghiệt, bởi vậy nơi đây còn được mệnh danh là "quần đảo bão tố". Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là mùa nắng, nắng chói chang, thời gian còn lại là mùa mưa mang theo những đợt gió muối mặn chát, có thể muối vàng bất kỳ loại thực vật nào sống trên đảo.

Bàng vuông, phong ba, bão táp...dãi dầu là thế nhưng vẫn gục ngã trước gió mặn biển Đông nói chi đến loài rau mỏng manh, yếu ớt. Chỉ có tình cảm của lính đảo dồn vào những cây cải xanh, rau muống, mồng tơi...coi rau xanh như một phần hình bóng đất liền, chăm chút cho rau bằng nỗi nhớ quê hương thì những loài xanh mỏng manh ấy mới lặng thầm xanh chồi, đâm rễ quanh những góc gió khắc nghiệt, ào ạt tả tơi giữa mênh mông trắng trời, thẳm biển Trường Sa.

Rau ở Trường Sa được trồng ở bất kỳ nơi đâu, có lẽ chỉ trừ...giường ngủ bộ đội. Nhưng cũng không hẳn vậy, bởi vào mùa gió chướng, lính ta sẵn sàng bê từng chậu rau vào tận phòng ngủ để tránh gió. "Chăm rau còn hơn con mọn". Đó là lời của thượng uý Nguyễn Đắc Toán, đảo Tiên Nữ trong một ngày cuối mùa nắng. Không chỉ có vậy, những cơn gió tai quái đâu chỉ có thổi một chiều, mà cứ đổi hướng, xoay chiều liên tục quanh đảo chìm nhỏ bé, chênh vênh chỉ như một tổ chim câu giữa biển khiến lính đảo phải ôm từng chậu rau xanh mà chạy vòng quanh nhà tránh gió. Đảo chìm đã vậy, đảo nổi cũng "ba chìm, bảy nổi", tao đoạn mấy lần mới có chút chất tươi rau xanh, dù ít ỏi chỉ như một thứ gia vị trong mỗi bữa cơm.

Tại phân đội 1, cụm chiến đấu 1 đảo Trường Sa lớn, chúng tôi được chứng kiến những “căn phòng” không mái xây trát cẩn thận, cao hơn đầu người, diện tích chừng 15-20 m2. Trong đó là vài ba luống rau cải, hoặc một ít mùng tơi, bầu bí...Nếu tính chi li như ở đất liền, số tiền để xây tường bao như thế phải gấp cả trăm lần giá trị tiền rau xanh được trồng bên trong. Đó cũng là một cách để tránh gió mặn. Rồi đủ thứ vật liệu được đưa ra để chắn gió cho rau, từ tấm tôn cũ, bao bì các loại, cành lá phong ba, bàng vuông, cây nhàu... đều có thể là vòng tay che chở. Rau xanh còn được treo lên tường trong những chậu chuyên dụng làm từ composit, được ở trong phòng kín có tường bao bằng mica hẳn hoi, có hệ thống tưới điều hoà như ở Công ty hải sản Trường Sa (đảo Đá Tây). Thượng uý Nguyễn Đắc Toán suốt buổi nói chuyện với tôi, cứ ao ước mãi rằng, thèm một bữa rau muống luộc chấm tương ăn vã. Bởi rất nhiều công phu cho rau là vậy, nhưng những nhánh rau đỏng đảnh kia vẫn chỉ được dùng thái nhỏ, nấu canh, còn ăn hẳn một bữa thoả thích thì quá xa xỉ ở chốn đại dương nắng lắm, mưa nhiều này. Mùa mưa tới, cũng đồng nghĩa với việc chủ yếu nguồn chất xanh kia chuyển sang dạng...hộp. Măng hộp, giá hộp...ngay cả khi có khách lên thăm đảo, món tiếp khách duy nhất của đảo cũng chỉ là...dứa hộp. Mà cũng chỉ các cô văn công (thường không thể thiếu trong các chuyến đi) mới được cánh lính trẻ ưu tiên thôi.

Ở Trường Sa, không khoán định mức tăng gia cụ thể bao nhiêu kg rau xanh/chiến sỹ mà giao hẳn cho mỗi người chăm sóc một loại rau. Như đảo An Bang, được coi là một trong những điểm đảo tiền tiêu có khí hậu khắc nghiệt nhất, mỗi chiến sỹ đều mang thêm tên một loại rau, như chiến sỹ Đức: mùng tơi, Hoà :rau muống, Bình: mướp.... Đến nỗi, có khi đấy chính là biệt hiệu để anh em gọi thay tên luôn...cho tiện. Từ tháng 7 đến hết năm, gió muối làm rau không lên được, bộ đội chuyển qua trồng bí, nguồn rau xanh dự trữ lúc giao mùa.

Nhưng sóng và gió trên “Quần đảo bão tố” cũng không làm lính ta nhụt chí, nản lòng. Cho dù mặn chát muối đại dương làm cho rau còi cọc đến mấy, màu xanh vẫn cứ lên trên mỗi thùng gỗ quanh đảo nhỏ, trên mỗi doanh trại chênh vênh giữa đảo chìm. Lần giở một vài con số tăng gia năm qua của đảo chìm Đá Tây A để biết thêm nghị lực của người lính và...rau nơi đầu sóng : Trong năm tăng gia được 3.292 kg rau, 1.101kg thịt, 1. 145kg cá và hơn 1.000 trứng.

Vừa dùng chút nước rửa mặt để cẩn thận tưới cho mấy luống rau cải mới trồng ven mép sóng, đại uý chính trị viên đảo Tiên Nữ Nguyễn Tất Thắng vừa nói với chúng tôi:” Với lính đảo, rau không chỉ là thứ thực phẩm...cao cấp, mà còn là hình bóng quê nhà. Gìn giữ cho từng cây rau xanh cũng là để thấy đất liền đang ở cạnh bên, để lính đảo xa thêm chắc tay súng, an lòng mà giữ bình yên cho hậu tuyến”. Về đất liền, thấy rau xanh đầy nơi mỗi khu chợ, chợt nhớ về từng chậu rau xanh nhỏ nhoi giữa xa vời Trường Sa, lòng lại rưng rưng nhớ đảo xa./.


1.chăm sóc rau ở đảo Đá Tây A

2. Rau trên đảo Trường Sa lớn

3.Đại uý Nguyễn Tất Thắng, chính trị viên đảo Tiên Nữ, chắt chiu từng tý nước tưới rau

4. Rau trên đảo An Bang

5.Nước rửa mặt tận dụng thành nước tưới rau

6.Vườn rau ở đảo An Bang

7.Một chậu ớt mỏng manh bên cửa sổ đảo
chìm Đá Tây A

8.Mùng tơi và bí ở đảo An Bang


9.Rau cũng được trồng trên cả tàu

10.Rau muống trong hộp nhựa
 
Last edited:
Xin góp vài hình ảnh về Trương Sa. Đây là chuyến du lịch đầu tiên ra Trường Sa, và hiện chưa có tour thứ hai (lý do chắc ai cũng biết: Vì anh béo hàng xóm không thích thế).
Chuyến đi du lịch Trường Sa- Côn Đảo đầu tiên của VN được tổ chức vào cuối tháng 4-2004.

Một bạn nữ vừa săn được cá gần cầu tàu của TSL
picture.php

lẽ ra ko nên post tấm này... nhìn hơi bị dã man,tội nghiệp chú cá, nhìn giống chú cá trong Finding Demo ...mình góp ý thật lòng, nếu có xúc phạm cũng đừng la mình nhé.
 
hay quá và đẹp quá.
mình đã đi lặn ở Nha Trang rồi, ko biết ở Trường Sa thì sao nhỉ?

Khu vực mình lặn, san hô không được đẹp bằng Hòn Mun. Tuy nhiên, nó có nhiều cảm xúc khác lạ lắm bạn ạ, hơn tất cả những nơi mà mình lặn qua.
 
Đọc lại lần nữa mà thấy chạnh lòng...Tôi ước gì mình sẽ đặt được chân lên vùng biển đảo này 1 lần ... ah không... phải là nhiều lần...
 
E vừa đi 4 đảo (STử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn) về. Cảm nhận về các đảo là xanh rì những cây là cây, cát san hô trắng lóa cả mắt, còn khi triều xuống thì lính ta đi tăng gia bắt cá về rán ăn nhậu rất là đã, hehe.
 
Ôi bao nhiêu Blog, báo, đài lấy tin, ảnh từ đây đến tháng 11/2011 này
mà ở đây chỉ cập nhật đến 08/6/2011
 
Các bác cho e hỏi làm thế nào để dân sự chúng e đc ra thăm Trường Sa một lần nhỉ . Nhìn mọi người ra đảo thèm quá:D
 
Một vài hình ảnh sinh hoạt trên đảo của các chiến sĩ
sieuthiNHANH2009041810716odq3ntvhmt2894595.jpeg

Hehe, setup kinh điển của các chiến sĩ ở đảo
sieuthiNHANH2009041810716ztg4ywqzng2398392.jpeg

Ngoài đảo, thấy anh nào cũng đẹp zai, rắn rỏi ghê cơ, chẹp....
sieuthiNHANH2009041810716yme1nda3zd2252744.jpeg

sieuthiNHANH2009041810716mgnjodrjot2012699.jpeg
chán quá, đọc thôi thì ko hình dung được hết. Tiếc là hình ảnh bị lỗi ko xem dc :((
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,116
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top