Đi 1 đoạn, gặp tấm biển Di tích lịch sử sân bay Tà Cơn, gã tự nhủ vào xem sân bay quân sự chiến lược của Mỹ - ngụy là thế nào
Có lẽ vì tới sớm lúc 7h nên chưa có đoàn khách nào tới thăm quan, đến cả gọi mấy lần cũng không thấy bảo vệ đâu để chỉ chỗ dựng con Wave ghẻ, chắc chỗ này không hấp dẫn, ít khách nên chả cần ai trông nom cả. Khi bước chân vào nhà lưu niệm cũng thế, không bóng người,, chỉ toàn hiện vật là hiện vật, những thứ làm nổi bật sự so sánh tương phản giữa đời sống vật chất, sinh hoạt của lính Mỹ - ngụy so với người lính Việt Cộng. Điều đó làm gã lại ngẫm nghĩ tới xã hội ngày nay, có phải càng được trang bị hiện đại, đầy đủ, thì con người sẽ càng trở nên lười biếng hơn và ít ý chí đi phải ko?
Lật giở tấm sổ lưu niệm ghi bút kí, hình như rất ít người tới hay sao, vì gã thấy 1 ngày chỉ có 1 người ghi sổ. Ờ, gã cũng nguệch ngoạc ghi vài dòng, với cái suy nghĩ nếu chẳng may mất tích dọc đường thì người ta sẽ biết gã từng đi qua đây
![Smile :) :)]()
)
Rời khỏi nhà lưu niệm, gã lững thững rảo bước quanh cái gọi là sân bay, chắc quy mô hiện tại của nó đã được thu nhỏ đi nhiều, chứ sân bay khét tiếng ngày xưa sao lại nhỏ bé thế này được, vài cái xe tăng, trực thăng, xe bọc thép, tiêm kích hạng nhẹ. Cái thứ to lớn nhất là vận tải cơ C130, gần đó là hệ thống đường hào dã chiến và công sự. Gã bước xuống đường hào khi nó vẫn còn những vũng nước của trận mưa tối qua. 1 mình gã bước bì bõm, đất lún dưới chân, cái mùi ẩm thấp của đất, của rêu phong xộc vào mũi, cảm giác hơi rờn rợn khi bước vào những căn phòng trống nửa tối nửa sáng. Cái không gian tĩnh mịch và âm u đó khiến gã phải bước vội lên trên tìm lấy ánh nắng mặt trời. Không biết cái cảm giác của lính Mỹ - ngụy thế nào khi cứ ẩn nấp trong những dãy hầm hào thế, hứng chịu những đợt pháo trút xuống từ dãy núi bao quanh, bên cạnh là mớ lương khô, nước uống đang cạn kiệt dần. Đó có lẽ là những hình ảnh thường thấy trong cuộc chiến mang tên "Điện Biên Phủ" thứ 2 mà người Mỹ đã rất tự tin rằng không thể bị đánh bại.
Trích từ Wikipedia để thấy cái sự sai lầm của người Mỹ khi tin rằng có thể cố thủ vững chắc nơi núi rừng này:
Có một câu chuyện được kể lại bởi thủy quân lục chiến Mỹ trong trận đánh Khe Sanh: Trong nhiều tuần, có một xạ thủ bắn tỉa Việt Nam núp trên một ngọn đồi bắn vào căn cứ Mỹ, gây ra một vài tổn thất và hạn chế hoạt động của lính Mỹ. Lính Mỹ đã mở nhiều cuộc tuần tiễu có pháo binh bắn phá nhưng vẫn không triệt hạ được tay súng này. Cuối cùng, Mỹ mở một đợt không kích với rất nhiều máy bay và đủ loại bom đạn, từ bom napalm đến pháo 20mm, bắn dữ dội thật lâu, cho đến khi cả ngọn đồi trở nên tan hoang. Trước sức mạnh hỏa lực, ngay cả lính Mỹ cũng phải trú ẩn trong các hào, hầm cá nhân. Tưởng như không gì có thể sống sót được, thì tiếng súng trường lại vang lên. Tất cả lính thủy quân lục chiến Mỹ trong căn cứ nhất loạt đứng dậy reo hò để bày tỏ sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ trước người lính Việt Nam đó
Nhớ lại khoảng thời gian bị vây hãm tại Khe Sanh, cựu binh John Scott Jones vẫn không thôi bị ám ảnh: "Chúng tôi đã ở dưới những căn hầm trú ẩn nhỏ, có rất nhiều bom đạn thả xuống, rất nhiều người chết và bị thương. Đó là khoảng thời gian rất khó khăn. Chúng tôi không có nước uống và thiếu lương thực trầm trọng, chỉ cố gắng cầm cự để mong sống sót"
Ảnh về sân bay này trên mạng có nhiều rồi, nên gã thích ghi lại cái không gian rộng lớn của nó
[/URL][/IMG]
Trước khi rời nơi đây, gã trầm ngâm nhìn dãy núi bao quanh sân bay, những ngọn núi sừng sững được bao phủ bởi mây mù đã tồn tại ở đây từ hàng triệu năm, là nơi trú ẩn của những thứ đặc trưng mang hồn Việt. Liệu những tướng tá Mỹ khi đứng ở không gian rộng lớn bằng phẳng tại sân bay, nhìn về phía dãy núi, có cảm thấy bị đe dọa bởi những cỗ pháo, tăng, sẽ khai hỏa bất chợt đâu đó dọc dãy núi, hay những đợt xuất kích thoắt ẩn thoắt hiện lùi vào rừng của đặc công VN không? 1 sân bay trống trải bên cạnh rừng núi, chẳng phải là điều kiện quá tốt cho sở trường chiến tranh du kích của VN sao?
Trích từ Wikipedia:
Việc tiếp vận cho các ngọn đồi quanh lòng chảo cũng có ý nghĩa sống còn với Mỹ, bởi nếu mất các ngọn đồi này thì pháo binh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ có thể bắn trực xạ vào căn cứ với độ chính xác rất cao. Mỹ phải huy động hàng trăm trực thăng mỗi ngày để tiếp tế cho các ngọn đồi này. Thậm chí việc tắm rửa của lính Mỹ cũng bằng nước thả xuống từ trực thăng. Một sĩ quan Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã viết trong hồi ký: "Chúng tôi vượt hàng trăm cây số đường rừng chỉ với 1 bi đông nước, trong khi lính Mỹ dùng tới cả trực thăng chỉ để tắm giặt. Khi thấy cảnh này, tôi tin chắc nếu kiên trì, chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc chiến này".
Mây cuộn bên hồ Quảng Trị
Đa phần đường HCM Tây sẽ như này, cũng may lốp vừa mới thay nên chịu được cái sự nham nhở của nó
![](/proxy.php?image=https%3A%2F%2Fbeta-static.photobucket.com%2Fimages%2Ft366%2Flongmv%2F20180628_075156_HDR.jpg&hash=13374502855908c8cb75a5323e42181d)