Nhân có việc đến Quảng Bình, chúng tôi tranh thủ một ngày viếng thăm Quảng Trị ; vùng đất có những địa danh mong muốn được đến từ lâu: hai Nghĩa trang quốc gia, thành cổ Quảng Trị, ...
Một chuyến đi đơn giản, không có đèo dốc , không có ruộng nước bạt ngàn, không để khám phá,... điều ấn tượng nhất trong tôi là con người đất Trị - Thiên, vậy nên vài dòng chia sẻ với mấy tấm hình chỉ như thay lời bà con giới thiệu cho quê hương .
Từ Hà Nội, muốn thăm dải đất miền Trung lịch sử , tôi lên ô tô có giường nằm khoảng 12 tiếng . Nhà xe làm việc dễ chịu, không bị nhồi nhét, điều hòa, phục vụ tốt.
Kế hoạch là vào tới thị xã Đông Hà sẽ thuê xe máy chạy tuyến khoảng 160km trong một ngày để thăm tất cả địa danh như: 2 nghĩa trang quốc gia, nhà thờ thành mẫu La Vang, địa đạo Vịnh Mốc, hai cửa biển Tùng - Việt, nhưng liên hệ với chị người quen thì họ đều không biết chỗ nào có dịch vụ đó cả !?
Có thể chị đó không biết; nhưng với việc chị liên hệ nhờ qua thêm 2-3 người nữa hỏi nơi thuê xe và sẽ alo vào sáng hôm sau , chúng tôi vẫn tới điểm dừng cuối là Đông Hà.
<#1 Ảnh 1 : Cổng góc đông bắc Thành cổ >
<#1 Ảnh 1: Cổng lỗ chỗ do mảnh bom đạn xuyên thủng>
5h sáng, nhận được điện thoại rằng vẫn chưa liên hệ được xe máy để thuê . Trong lúc nói chuyện điện thoại, một anh quê ở thị xã Quảng Trị nghe được, anh chủ động bắt chuyện hỏi han, khi biết có thanh niên manh động HN muốn vào thăm đất lửa, anh đồng ý cho chúng tôi mượn xe ! Quả là may mắn.
Trên chuyến ô tô đường dài cuối tuần, hầu hết là người Quảng Trị về quê , với giọng Bắc lạc lõng, cả chuyến xe chúng tôi có không ít lần được mọi người hỏi thăm, nói chuyện.
Những con người từ tốn, nhiều nghề khác nhau: người làm kinh doanh, người là kỹ sư , sinh viên đang học tại Hà Nội, ...
6h xuống đến Đông Hà, lục đục một lúc 7h sáng chúng tôi mượn được xe, và lên đường.
<#1 Ảnh 2: Một ụ súng trong di tích thành cổ>
<#1 Ảnh 2: Ụ súng được xây dựng để đặt đại liên phòng thủ - có lẽ bị trúng đạn pháo>
Tất cả điểm dừng chúng tôi qua đều quá quen thuộc, nhưng tôi vẫn xin phép viết lại đôi chút về từng nơi.
Thành cổ Quảng Trị bi hùng, chứng kiến trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt bậc nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trước đó, với mục tiêu chính trị, đầu năm 1972 bộ đội miền Bắc đánh chiếm thành công thị xã Quảng Trị - sau gần bốn năm chiến đấu quyết liệt tại vùng phi quân sự (DMZ) với lính Mỹ và VNCH. Trận chiến 81 ngày đêm, là việc bộ đội ta thực hiện phòng thủ trước quân VNCH tấn công tái chiếm thị xã dưới sự hỗ trợ của hỏa lực hủy diệt từ không quân Hoa Kỳ.
Mọi sự tàn bạo nhất của chiến tranh nhân loại có lẽ được định nghĩa ở trận chiến này. Trước trận chiến 81 ngày đêm, có hai cuộc đối đấu giữa các đơn vị cấp sư đoàn của bộ đội ta và quân Mỹ + VNCH khác như: trận ta bố ráp quanh cứ điểm Khe Sanh và cuộc hành quân Lam Sơn 719 Mỹ Ngụy tấn công bộ đội Miền Bắc ở đất Lào.
Cuối cùng, sau 81 ngày đẫm máu bộ đội miền Bắc phải rút khỏi thành vào ngày 16 tháng 9 do thương vong quá nhiều, và thành cổ ngày nay được dựng một đài tưởng niệm chung cho hàng nghìn quân nhân hy sinh trong trận chiến bảo vệ thị xã, không ai thống kê được chính xác có bao nhiêu tử sĩ nằm lại đây, vì bom Mỹ cày xới liên tục tại một vị trí nhỏ bé mà dày đặc các tổ chiến đấu .
Điểm dừng tiếp theo của chúng tôi là nhà thờ thánh mẫu La Vang, nơi được mệnh danh là điểm hành hương thiêng thứ hai thế giới của những người theo đạo thiên chúa ! Được kể: Đức mẹ Maria hiển linh tại đây vào năm 1798.
<#1 Ảnh 3>
<#1 Ảnh 3>
Đến đây, một khu không gian rộng lớn, có sức chứa cả vạn người. Khu vực quanh tượng đức mẹ hiển linh , nhiều giáo dân cầu nguyện thành kính. Một cảm giác hoành tráng thường thấy nơi các nhà thờ thiên chúa. Vào ngày 15 tháng 8, tại đây có lễ khởi công xây dựng vương cung thánh đường, giáo dân mọi xứ đạo đang đổ về hạ trại để chờ tham dự lễ, trại ở, đón tiếp dân được tổ chức quy củ, trang hoàng và miễn phí . Theo một người giáo xứ La Vang, có thể sẽ có 100 ngàn người tới dự lễ !!
Tạm biệt La Vang, chúng tôi trở lại QL1, xuôi theo đường 9 huyền thoại về thăm hai nghĩa trang. Nghĩa trang đường 9 đang được nâng cấp cải tạo thêm phần đá lói đi và tượng đài trung tâm, khu mộ chí cũng được bố trí theo tỉnh thành như nghĩa trang Trường Sơn. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, phần nhiều mộ phần ở đây là liệt sỹ chưa biết tên. Nghĩa trang đường 9 có vài phần mộ là mộ chí tập thể lớn, có phần mộ tập thể lớn nhất là của 105 chiến sỹ thuộc trung đoàn 48 thuộc sư 320 hy sinh cùng 1 ngày ! Trung đoàn 48 và 27 cũng là hai đơn vị chịu nhiều thiệt hại nhất của F320 chủ lực trong trận chiến bảo vệ thành cổ năm 1972.
Từ nghĩa trang đường 9 sang nghĩa trang Trường Sơn đi khoảng 35km theo Hò Chí Minh Đông, bạt ngàn với hơn 10 ngàn ngôi mộ . Bước chân muốn đi hết từng hàng ngang hàng dọc; nhưng dĩ nhiên tôi không đủ thời gian.
Một chi tiết nhỏ nhặt, gặp mấy chú nhóc gầy guộc, nhưng nhanh nhảu tay mỗi nhóc cầm khoảng 10 thẻ hương mới nguyên, tôi hỏi mua, nhóc đáp "hương này cho không bán !" bằng giọng na ná tiếng dân tộc ít người K'Hor (giống trên phim) . Quả thật lúng túng, may sao có mấy gói kẹo cho các em, hỏi ra các em là học sinh trường dân tộc nội trú gần đó, lên nghĩa trang chơi - cũng có thẻ giúp khách tới phần mộ các tỉnh.
Từ tượng đài trung tâm, bên trái tượng đài (khi nhìn xuống) là phần mộ của liệt sỹ các tỉnh phía Nam; sát bên là khu mộ liệt sỹ các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tiếp theo là khu an nghỉ của liệt sỹ thuộc thành phố Hà Nội; thẳng sau lưng tượng đài là khu mộ liệt sỹ các tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Thái Bình; bên phải tượng đài là khu của Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa; bên kia con đường chính bên trái tượng đài là khu mộ liệt sỹ tỉnh Hà Nam Ninh, Hòa Bình và Hà Tây cũ ... mênh mông toàn mộ.
Còn những quả đồi của liệt sỹ Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn tôi vẫn chưa lên kịp được nơi đặt nhà bia. Đi xe trong đường chính khu nghĩa trang tôi có cảm giác như đang lang thang khắp bắc bộ ! !
<#1 Ảnh 4 Một góc nghĩa trang Trường Sơn>
<#1 Ảnh 4 Khu yên nghỉ của liệt sỹ thành phố Hà Nội>
Khu yên nghỉ liệt sỹ thành phố Hà Nội với danh sách liệt sỹ huyện Từ Liêm dài nhất trên bia.
Ngày nay nghĩa trang Trường Sơn vẫn đang được phạt cây, mở rộng các quả đồi xung quanh để đón thêm các anh về yên nghỉ, quá khó diễn tả cảm giác khi bước chân ở đây. Tạm biệt những quả đồi thông vi vu, nơi nghi ngút khói hương day dứt, coi như mong ước bấy lâu cũng thực hiện được phần nào .
Chúng tôi may mắn đi vào ngày hè mà không gặp nắng, tuy nhiên gió to cộng việc nấn ná ở hai nghĩa trang quốc gia khá lâu nên tôi hủy đi thăm địa đạo Vịnh Mốc, chạy từ đường HCM qua tỉnh lộ 75, 76 ra thăm biển cửa Tùng luôn.
Dừng xe tại một bãi tắm đang được người ta xây dựng kè bê tông gần đó, nên khách du lịch năm nay vắng hẳn, bãi cửa Tùng có cát gần như là cát trắng giống Quan Lạn, nước sạch, sóng êm - nhưng không hiểu sao không đông các đoàn du lịch. Tiền đồ ăn, thuê bơi cũng rất phải chăng, không hề có chuyện làm thịt khách
Dọc đường từ cửa Tùng chạy về cửa Việt có con đường ven biển mới làm - dễ thấy trên GG map, đường tốt, bãi biển dọc đường về ở đâu cũng cát trắng, biển êm thế này.
<#1 Ảnh 5 Bờ biển cửa Tùng - cửa Việt>
<#1 Ảnh 5>
<#1 Ảnh 6>
<#1 Ảnh 6>
Khu vực bãi biển cửa Tùng lúc tôi đến còn sớm, quan sát thấy nhiều khu dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi, dọc tuyến có nhiều bãi tắm đẹp mà gần như còn nguyên sơ chưa có ai dựng nhà dứng quán.
Gần Cửa Việt có khách sạn Tùng Việt nhìn bề ngoài cũng tương đối lớn. Lúc này trời đã dần tối, tôi không ngắm nghía được nhiều bãi tắm và khu dịch vụ khác của cửa biển sông Thạch Hãn, vội rẽ nhanh để ra đường 9 trở về Đông Hà trả xe.
<#1 Ảnh 7 Khách sạn Tùng Việt>
<#1 Ảnh 7>
Lời kết, sau chuyến đi tôi có ấn tượng rất tốt với người dân nơi đây, thật thà, gần gũi.
Viết mấy dòng, mong các bạn đi nghỉ mát, một lần thử quá xe đến bờ biển Quảng Tri xem có khác Sầm Sơn, Cửa Lò không !
Một chuyến đi đơn giản, không có đèo dốc , không có ruộng nước bạt ngàn, không để khám phá,... điều ấn tượng nhất trong tôi là con người đất Trị - Thiên, vậy nên vài dòng chia sẻ với mấy tấm hình chỉ như thay lời bà con giới thiệu cho quê hương .
Từ Hà Nội, muốn thăm dải đất miền Trung lịch sử , tôi lên ô tô có giường nằm khoảng 12 tiếng . Nhà xe làm việc dễ chịu, không bị nhồi nhét, điều hòa, phục vụ tốt.
Kế hoạch là vào tới thị xã Đông Hà sẽ thuê xe máy chạy tuyến khoảng 160km trong một ngày để thăm tất cả địa danh như: 2 nghĩa trang quốc gia, nhà thờ thành mẫu La Vang, địa đạo Vịnh Mốc, hai cửa biển Tùng - Việt, nhưng liên hệ với chị người quen thì họ đều không biết chỗ nào có dịch vụ đó cả !?
Có thể chị đó không biết; nhưng với việc chị liên hệ nhờ qua thêm 2-3 người nữa hỏi nơi thuê xe và sẽ alo vào sáng hôm sau , chúng tôi vẫn tới điểm dừng cuối là Đông Hà.
<#1 Ảnh 1 : Cổng góc đông bắc Thành cổ >
<#1 Ảnh 1: Cổng lỗ chỗ do mảnh bom đạn xuyên thủng>
5h sáng, nhận được điện thoại rằng vẫn chưa liên hệ được xe máy để thuê . Trong lúc nói chuyện điện thoại, một anh quê ở thị xã Quảng Trị nghe được, anh chủ động bắt chuyện hỏi han, khi biết có thanh niên manh động HN muốn vào thăm đất lửa, anh đồng ý cho chúng tôi mượn xe ! Quả là may mắn.
Trên chuyến ô tô đường dài cuối tuần, hầu hết là người Quảng Trị về quê , với giọng Bắc lạc lõng, cả chuyến xe chúng tôi có không ít lần được mọi người hỏi thăm, nói chuyện.
Những con người từ tốn, nhiều nghề khác nhau: người làm kinh doanh, người là kỹ sư , sinh viên đang học tại Hà Nội, ...
6h xuống đến Đông Hà, lục đục một lúc 7h sáng chúng tôi mượn được xe, và lên đường.
<#1 Ảnh 2: Một ụ súng trong di tích thành cổ>
<#1 Ảnh 2: Ụ súng được xây dựng để đặt đại liên phòng thủ - có lẽ bị trúng đạn pháo>
Tất cả điểm dừng chúng tôi qua đều quá quen thuộc, nhưng tôi vẫn xin phép viết lại đôi chút về từng nơi.
Thành cổ Quảng Trị bi hùng, chứng kiến trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt bậc nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trước đó, với mục tiêu chính trị, đầu năm 1972 bộ đội miền Bắc đánh chiếm thành công thị xã Quảng Trị - sau gần bốn năm chiến đấu quyết liệt tại vùng phi quân sự (DMZ) với lính Mỹ và VNCH. Trận chiến 81 ngày đêm, là việc bộ đội ta thực hiện phòng thủ trước quân VNCH tấn công tái chiếm thị xã dưới sự hỗ trợ của hỏa lực hủy diệt từ không quân Hoa Kỳ.
Mọi sự tàn bạo nhất của chiến tranh nhân loại có lẽ được định nghĩa ở trận chiến này. Trước trận chiến 81 ngày đêm, có hai cuộc đối đấu giữa các đơn vị cấp sư đoàn của bộ đội ta và quân Mỹ + VNCH khác như: trận ta bố ráp quanh cứ điểm Khe Sanh và cuộc hành quân Lam Sơn 719 Mỹ Ngụy tấn công bộ đội Miền Bắc ở đất Lào.
Cuối cùng, sau 81 ngày đẫm máu bộ đội miền Bắc phải rút khỏi thành vào ngày 16 tháng 9 do thương vong quá nhiều, và thành cổ ngày nay được dựng một đài tưởng niệm chung cho hàng nghìn quân nhân hy sinh trong trận chiến bảo vệ thị xã, không ai thống kê được chính xác có bao nhiêu tử sĩ nằm lại đây, vì bom Mỹ cày xới liên tục tại một vị trí nhỏ bé mà dày đặc các tổ chiến đấu .
Điểm dừng tiếp theo của chúng tôi là nhà thờ thánh mẫu La Vang, nơi được mệnh danh là điểm hành hương thiêng thứ hai thế giới của những người theo đạo thiên chúa ! Được kể: Đức mẹ Maria hiển linh tại đây vào năm 1798.
<#1 Ảnh 3>
<#1 Ảnh 3>
Đến đây, một khu không gian rộng lớn, có sức chứa cả vạn người. Khu vực quanh tượng đức mẹ hiển linh , nhiều giáo dân cầu nguyện thành kính. Một cảm giác hoành tráng thường thấy nơi các nhà thờ thiên chúa. Vào ngày 15 tháng 8, tại đây có lễ khởi công xây dựng vương cung thánh đường, giáo dân mọi xứ đạo đang đổ về hạ trại để chờ tham dự lễ, trại ở, đón tiếp dân được tổ chức quy củ, trang hoàng và miễn phí . Theo một người giáo xứ La Vang, có thể sẽ có 100 ngàn người tới dự lễ !!
Tạm biệt La Vang, chúng tôi trở lại QL1, xuôi theo đường 9 huyền thoại về thăm hai nghĩa trang. Nghĩa trang đường 9 đang được nâng cấp cải tạo thêm phần đá lói đi và tượng đài trung tâm, khu mộ chí cũng được bố trí theo tỉnh thành như nghĩa trang Trường Sơn. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, phần nhiều mộ phần ở đây là liệt sỹ chưa biết tên. Nghĩa trang đường 9 có vài phần mộ là mộ chí tập thể lớn, có phần mộ tập thể lớn nhất là của 105 chiến sỹ thuộc trung đoàn 48 thuộc sư 320 hy sinh cùng 1 ngày ! Trung đoàn 48 và 27 cũng là hai đơn vị chịu nhiều thiệt hại nhất của F320 chủ lực trong trận chiến bảo vệ thành cổ năm 1972.
Từ nghĩa trang đường 9 sang nghĩa trang Trường Sơn đi khoảng 35km theo Hò Chí Minh Đông, bạt ngàn với hơn 10 ngàn ngôi mộ . Bước chân muốn đi hết từng hàng ngang hàng dọc; nhưng dĩ nhiên tôi không đủ thời gian.
Một chi tiết nhỏ nhặt, gặp mấy chú nhóc gầy guộc, nhưng nhanh nhảu tay mỗi nhóc cầm khoảng 10 thẻ hương mới nguyên, tôi hỏi mua, nhóc đáp "hương này cho không bán !" bằng giọng na ná tiếng dân tộc ít người K'Hor (giống trên phim) . Quả thật lúng túng, may sao có mấy gói kẹo cho các em, hỏi ra các em là học sinh trường dân tộc nội trú gần đó, lên nghĩa trang chơi - cũng có thẻ giúp khách tới phần mộ các tỉnh.
Từ tượng đài trung tâm, bên trái tượng đài (khi nhìn xuống) là phần mộ của liệt sỹ các tỉnh phía Nam; sát bên là khu mộ liệt sỹ các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tiếp theo là khu an nghỉ của liệt sỹ thuộc thành phố Hà Nội; thẳng sau lưng tượng đài là khu mộ liệt sỹ các tỉnh Hải Hưng, Hà Bắc, Thái Bình; bên phải tượng đài là khu của Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa; bên kia con đường chính bên trái tượng đài là khu mộ liệt sỹ tỉnh Hà Nam Ninh, Hòa Bình và Hà Tây cũ ... mênh mông toàn mộ.
Còn những quả đồi của liệt sỹ Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn tôi vẫn chưa lên kịp được nơi đặt nhà bia. Đi xe trong đường chính khu nghĩa trang tôi có cảm giác như đang lang thang khắp bắc bộ ! !
<#1 Ảnh 4 Một góc nghĩa trang Trường Sơn>
<#1 Ảnh 4 Khu yên nghỉ của liệt sỹ thành phố Hà Nội>
Khu yên nghỉ liệt sỹ thành phố Hà Nội với danh sách liệt sỹ huyện Từ Liêm dài nhất trên bia.
Ngày nay nghĩa trang Trường Sơn vẫn đang được phạt cây, mở rộng các quả đồi xung quanh để đón thêm các anh về yên nghỉ, quá khó diễn tả cảm giác khi bước chân ở đây. Tạm biệt những quả đồi thông vi vu, nơi nghi ngút khói hương day dứt, coi như mong ước bấy lâu cũng thực hiện được phần nào .
Chúng tôi may mắn đi vào ngày hè mà không gặp nắng, tuy nhiên gió to cộng việc nấn ná ở hai nghĩa trang quốc gia khá lâu nên tôi hủy đi thăm địa đạo Vịnh Mốc, chạy từ đường HCM qua tỉnh lộ 75, 76 ra thăm biển cửa Tùng luôn.
Dừng xe tại một bãi tắm đang được người ta xây dựng kè bê tông gần đó, nên khách du lịch năm nay vắng hẳn, bãi cửa Tùng có cát gần như là cát trắng giống Quan Lạn, nước sạch, sóng êm - nhưng không hiểu sao không đông các đoàn du lịch. Tiền đồ ăn, thuê bơi cũng rất phải chăng, không hề có chuyện làm thịt khách
Dọc đường từ cửa Tùng chạy về cửa Việt có con đường ven biển mới làm - dễ thấy trên GG map, đường tốt, bãi biển dọc đường về ở đâu cũng cát trắng, biển êm thế này.
<#1 Ảnh 5 Bờ biển cửa Tùng - cửa Việt>
<#1 Ảnh 5>
<#1 Ảnh 6>
<#1 Ảnh 6>
Khu vực bãi biển cửa Tùng lúc tôi đến còn sớm, quan sát thấy nhiều khu dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi, dọc tuyến có nhiều bãi tắm đẹp mà gần như còn nguyên sơ chưa có ai dựng nhà dứng quán.
Gần Cửa Việt có khách sạn Tùng Việt nhìn bề ngoài cũng tương đối lớn. Lúc này trời đã dần tối, tôi không ngắm nghía được nhiều bãi tắm và khu dịch vụ khác của cửa biển sông Thạch Hãn, vội rẽ nhanh để ra đường 9 trở về Đông Hà trả xe.
<#1 Ảnh 7 Khách sạn Tùng Việt>
<#1 Ảnh 7>
Lời kết, sau chuyến đi tôi có ấn tượng rất tốt với người dân nơi đây, thật thà, gần gũi.
Viết mấy dòng, mong các bạn đi nghỉ mát, một lần thử quá xe đến bờ biển Quảng Tri xem có khác Sầm Sơn, Cửa Lò không !
Last edited: