Vai trò của đạo Phật trong xã hội hiện nay
Tôi thấy bài này trên talawas và rước về đây. Thật ra tôi đã đọc bài này trên Văn hóa Phật giáo nhưng vì bản in nên không chia sẻ cùng các bạn được. Bài viết này đặt vấn đề đúng quá và hay quá."Sự thô bạo hung ác được ướp hương hoa của nền văn minh chúng ta đặt nền tảng trên những nhận thức sai lầm về ý nghĩa cuộc sống, từ đó đã kéo theo sự đánh giá sai lầm về những giá trị của cuộc sống. …Chính ở điểm này giáo lý đức Phật đã đến như một bậc đạo sư, một nhà giáo dục, một nhà cách mạng thay đổi các giá trị, tóm lại như là phúc âm cho tư tưởng và tạo ra một bước ngoặt mới cho “cuộc đấu tranh sinh tồn” mù quáng, mà tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào như những kẻ điên cuồng.” Chợt nhớ nhạc sĩ Phạm Duy có nói một câu mà tôi nhớ hoài: VN sau thời chiến chỉ có tôn giáo và âm nhạc mới làm cho người ta gần lại hơn. Ấy thế mà một thời gian dài, tôn giáo bị xem như là ... á phiện. Đến khi người ta thấy giá trị của tôn giáo thì tôn giáo lại biến thành mê tín dị đoan! NVT
Vai trò của đạo Phật trong xã hội hiện nay
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chiến
It is when the horizon is darkest and human reason is beaten down to the ground that the faith shines brightest and comes to our rescue.
(Chính khi chân trời trở nên u ám nhất và khi lý trí con người bị đập vỡ nát tan tành thì niềm tin lại bừng lên sáng chói và cứu rỗi chúng ta.)
Mahatma Gandhi[1]
Sự băng hoại đạo đức, sự phá sản những giá trị tinh thần trong xã hội chúng ta hiện nay đang gióng lên những hồi chuông báo động. Xã hội chúng ta đang đứng trước những cơn địa chấn tinh thần khiến toàn thể toà lâu đài đạo lý của cha ông bị lung lay dữ dội. Bức tranh truyền thống đạo lý tốt đẹp bao đời đã loang lở quá nhiều. Luân thường bị đảo lộn, giềng mối bị xới tung. Từ gia đình đến học đường, từ cá nhân đến xã hội, đâu đâu cũng có thể thấy những mảng xám đen về đạo đức. Bạo lực, giết chóc, tệ nạn xã hội diễn ra hằng ngày như cơm bữa. Con người đâm ra dửng dưng trước mọi biến cố. Những tin tức đáng kinh hãi về vấn đề đạo lý đăng tải trên báo cũng chỉ được đọc với thái độ hững hờ, như tin móc túi hay giật dọc. Mấy chục năm qua, đời sống vật chất tuy có được nâng cao, nhưng chua xót thay khi đời sống tinh thần lại ngày càng xuống dốc. Ngay cả giáo dục và y tế -hai môi trường được xem như là sự phản ánh lương tri của mọi xã hội trong mọi thời đại- cũng diễn ra cảnh bạo lực, thậm chí còn bị biến thành một thương trường suy đồi về đạo đức. Trí tuệ và mạng sống con người – những thứ được xem là cực kỳ cao quý – cũng trở thành những món hàng kinh doanh, được mua bán bằng tiền, thậm chí được trao đổi bằng cả thân xác. Người người đều hối hả chạy theo cuộc sống vật chất, dùng mọi thủ đoạn để chiếm hữu, để hưởng thụ, để tranh danh đoạt lợi, biến cuộc đời thành một bãi chiến trường theo kiểu “đấu tranh sinh tồn” của Darwin. Mọi giá trị tinh thần, mọi tiêu chuẩn đạo lý, mọi thước đo nhân phẩm trong cuộc sống dường như đều được quy thành vật chất, và giá trị con người được tính tỷ lệ thuận theo độ dày của những xấp giấy bạc.
Đằng sau sự háo nhoáng giả tạo, quá đỗi giả tạo của một xã hội chỉ biết chú tâm vào tiêu dùng và hưởng thụ, là cảnh sa mạc hoang lương của đời sống tinh thần và đạo lý. Chưa bao giờ sinh hoạt tinh thần và đời sống văn hóa lại xuống thấp đến thế. Khoảng mười năm gần đây, đi đâu chúng ta cũng dễ dàng thấy khẩu hiệu “văn hóa” ở khắp mọi nơi. Gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, xóm văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa, bưu điện văn hóa, công viên văn hóa …. Chữ “văn hóa” đã bị lạm dụng đến mức chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được đời sống văn hóa của chúng ta đã có vấn đề trầm trọng, như một người đau răng thì chỉ luôn nghĩ đến cái răng đau. Chưa bao giờ tính ích kỷ cá nhân, sự dửng dưng vô cảm, sự tham lam chiếm hữu và hưởng thụ, sự dối trá lọc lừa, sự tàn bạo nhẫn tâm và sự trơ tráo lại tràn lan trong xã hội chúng ta nhiều đến thế, chưa bao giờ tình người lại thiếu vắng đến thế. Cuộc sống thực dụng, quá đỗi thực dụng, đã khiến tiếng những đồng tiền rơi xủng xoẻng át đi tiếng nói của lương tri. Thủ đoạn lọc lừa cùng sự trơ tráo đã trở thành tấm giấy thông hành trong cuộc sống, khiến ai nấy đều co cụm lại để tìm chỗ trú an toàn, và nhìn chung quanh với đôi mắt ngờ vực, đầy ác cảm.
Mọi nỗ lực vãn hồi đạo lý theo kiểu khẩu hiệu hoặc phong trào đều như muối bỏ bể, vì chúng ta chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc, giống như để làm nguội một nồi nước đang sôi trên bếp, thay vì tắt lửa, chúng ta chỉ biết tất bật châm thêm nước. Châm nước xong, nồi nước có thể dịu lại một lúc nhưng rồi sẽ tiếp tục sôi. Căn nguyên sâu xa, theo thiển ý, là do xã hội chúng ta hiện nay đang thiếu một sự định hướng tinh thần chân chính. Có một giai đoạn chúng ta đã quá vội vã và hăng hái một cách sốc nổi trong việc đạp đổ những giá trị văn hóa và tâm linh truyền thống để thay thế vào đó bằng những giá trị được cho là mới mẻ. Chúng ta xóa bỏ những cái “bất biến” để chỉ chạy theo những thứ “tùy duyên”. Chúng ta nghĩ rằng có thể xây dựng được một xã hội hoàn toàn mới bằng niềm tin tất thắng đầy cảm tính ngây thơ, bằng những lý luận chắc nịch tưởng chừng không thể lay chuyển nổi. Chúng ta dự đoán đà tiến hóa của lịch sử chỉ thuần bằng lý luận theo kiểu lập trình trong máy tính, để rồi khi cơn thủy triều thời gian nhanh chóng cuốn sạch đi những gì ta khổ công tạo dựng và cố gắng níu kéo bằng mọi cách, ta mới thấy rằng cuộc sống vẫn cứ âm thầm trôi theo một chiều khác hẳn với những bài bản trong lý thuyết. Khi cơn thủy triều thời gian rút xuống, dưới đáy cuộc sống lại hiện ra, ẩn hiện trong những lớp phù sa, những giá trị mà ta ngỡ rằng có thể vất bỏ đi. Giờ đây chúng ta lại hối hả đi nhặt nhạnh những mảnh vụn đó để chắp vá lại, với ước mong tái tạo được hình tượng ban đầu. Nhưng những hình tượng chắp vá đó chỉ còn là hình thức, mà đã đánh mất hoàn toàn phần tinh thần, là phần đem lại giá trị đích thực cho hình tượng đó. Xã hội chúng ta đang có nguy cơ đối diện với cái mà thánh Gandhi gọi là “chân trời đen tối nhất”, hay một biến cố tương tự với cái mà mà triết gia Heidegger gọi là “sự tăm tối âm u trên cõi thế” (die Verdüsterung der Welt)[2], nhưng thực tế còn nguy hiểm hơn, khi bên cạnh sự suy đồi tinh thần thì “sự tăm tối âm u” đó lại kéo theo sự suy đồi của đạo lý.
Suốt một thời gian dài, chúng ta chưa hiểu đầy đủ về bản chất con người, nên chúng ta muốn vượt qua giai đoạn làm người để trở thành những anh hùng. Chúng ta tưởng có thể dùng lý trí để xoay chuyển càn khôn, đem lý luận để chuyển dời lịch sử. Những gì không hiểu được đều bị chúng ta phủ định sạch trơn, theo kiểu vua quan triều Nguyễn cho rằng cái đèn chúc ngược mà vẫn sáng chỉ là trò lừa bịp, hay cậu học trò cấp 2 cho rằng các phương trình vi phân chỉ là điều vô bổ. Sự tự mãn đã đẩy xã hội chúng ta rơi vào sự ấu trĩ, giống như một đứa bé, sau khi dùng ná cao su bắn chết được một con chim, bèn giương ná lên trời và tin rằng có thể bắn rụng cả vầng trăng. Với những quan điểm cực đoan về tôn giáo và mơ hồ về sự phát triển thực tế của cuộc sống, chúng ta vội vã phủ nhận những giá trị văn hóa tâm linh, vì cho rằng lòng kính tín siêu nhiên có thể trói buộc tâm thức con người trong sợ hãi, không cho con người tiến đến tự do. Chúng ta không hiểu rằng làm một con người chân chính khó hơn làm một thiên thần. Chừng nào con người còn là con người với tham- sân-si, thì sự sợ hãi từ lòng kính tín siêu nhiên đó là điều cần thiết giúp con người biết kiềm chế dục vọng để tự mình đi theo con đường đạo lý, giống như một cậu học trò nghịch ngợm không dám làm điều càn quấy trước vị thầy đức độ nhưng nghiêm khắc. Lịch sử nhân loại cho thấy lòng kính tín siêu nhiên, mặc dù lắm phen bị lạm dụng, vẫn góp phần điều hòa được những giếng mối đạo lý trong xã hội, giúp xã hội ổn định mà không cần đến sự ước thúc của pháp luật. Tín đồ Thiên chúa giáo sẽ khoan hòa hơn nếu biết tin sợ đức Chúa Trời, tín đồ Tin Lành sẽ nhân ái hơn nếu biết tin sợ đức Jésus, tín đồ Hồi giáo sẽ tốt đẹp hơn nếu biết tin sợ đức Ala, tín đồ Phật giáo sẽ thuần thành hơn nếu biết tin vào Phật pháp. Ở xã hội Á Đông, hơn mấy ngàn năm qua, nhiều người dù không theo một tôn giáo nào thì vẫn tin vào ông Trời và sợ luật nhân quả. Ngay cả kẻ nắm toàn quyền sinh sát trong tay như các ông vua Trung Quốc thời phong kiến vẫn phải có đấng Tối cao để sợ. Nhiều người không hiểu thâm ý của hai chữ “Thiên tử ” nên vội vàng cho đó là lối thậm xưng đầy huênh hoang của kẻ nắm quyền cai trị. Vua là kẻ nắm toàn quyền sinh sát trong tay, không có gì khiến “ông trời con” kia sợ hãi nữa. Mà khi không có gì để sợ hãi thì “ông trời con” kia sẽ biến thành thiên thần hoặc biến thành ác quỷ, mà chắc chắn đến 99,9% là biến thành ác quỷ, nên người xưa phải đặt ra khái niệm “thiên tử” để khống chế vua. Mỗi khi có thiên tai bão lụt đẩy nhân dân vào cảnh khốn khó, các vị quan thường vin vào cớ đó, xem như là lời răn đe cảnh cáo của “ông bố vua ” là ông Trời để can ngăn vua bớt hoang dâm, mà lo tu nhân tích đức. Vua vẫn phải có cái để sợ là ông Trời thì mới có thể tự kiềm chế được mình mà thành ông vua tốt. Khi con người luôn thấy mình là những kẻ anh hùng vĩ đại, muốn bắt lịch sử và vũ trụ phải cúi đầu, thì họ sẽ không sợ gì cả. Nhưng khi một xã hội không còn cái gì để sợ nữa, khi không còn một thế lực siêu nhiên nào có thể ước thúc hành vi con người được nữa thì xã hội đó sẽ có nguy cơ đối mặt với sự hỗn loạn và suy đồi. Một xã hội chỉ có thể sống an vui tự tại mà không cần đến sự kính tín siêu nhiên, khi nào xã hội đó gồm toàn những triết nhân thấu đạt được lẽ sinh tử huyền vi hay những bậc chân nhân giác ngộ.
Copy từ: http://nguyenvantuan.net/online-vhvn/894-vai-tro-cua-dao-phat-trong-xa-hoi-hien-nay
Tôi thấy bài này trên talawas và rước về đây. Thật ra tôi đã đọc bài này trên Văn hóa Phật giáo nhưng vì bản in nên không chia sẻ cùng các bạn được. Bài viết này đặt vấn đề đúng quá và hay quá."Sự thô bạo hung ác được ướp hương hoa của nền văn minh chúng ta đặt nền tảng trên những nhận thức sai lầm về ý nghĩa cuộc sống, từ đó đã kéo theo sự đánh giá sai lầm về những giá trị của cuộc sống. …Chính ở điểm này giáo lý đức Phật đã đến như một bậc đạo sư, một nhà giáo dục, một nhà cách mạng thay đổi các giá trị, tóm lại như là phúc âm cho tư tưởng và tạo ra một bước ngoặt mới cho “cuộc đấu tranh sinh tồn” mù quáng, mà tất cả chúng ta đều lệ thuộc vào như những kẻ điên cuồng.” Chợt nhớ nhạc sĩ Phạm Duy có nói một câu mà tôi nhớ hoài: VN sau thời chiến chỉ có tôn giáo và âm nhạc mới làm cho người ta gần lại hơn. Ấy thế mà một thời gian dài, tôn giáo bị xem như là ... á phiện. Đến khi người ta thấy giá trị của tôn giáo thì tôn giáo lại biến thành mê tín dị đoan! NVT
Vai trò của đạo Phật trong xã hội hiện nay
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chiến
It is when the horizon is darkest and human reason is beaten down to the ground that the faith shines brightest and comes to our rescue.
(Chính khi chân trời trở nên u ám nhất và khi lý trí con người bị đập vỡ nát tan tành thì niềm tin lại bừng lên sáng chói và cứu rỗi chúng ta.)
Mahatma Gandhi[1]
Sự băng hoại đạo đức, sự phá sản những giá trị tinh thần trong xã hội chúng ta hiện nay đang gióng lên những hồi chuông báo động. Xã hội chúng ta đang đứng trước những cơn địa chấn tinh thần khiến toàn thể toà lâu đài đạo lý của cha ông bị lung lay dữ dội. Bức tranh truyền thống đạo lý tốt đẹp bao đời đã loang lở quá nhiều. Luân thường bị đảo lộn, giềng mối bị xới tung. Từ gia đình đến học đường, từ cá nhân đến xã hội, đâu đâu cũng có thể thấy những mảng xám đen về đạo đức. Bạo lực, giết chóc, tệ nạn xã hội diễn ra hằng ngày như cơm bữa. Con người đâm ra dửng dưng trước mọi biến cố. Những tin tức đáng kinh hãi về vấn đề đạo lý đăng tải trên báo cũng chỉ được đọc với thái độ hững hờ, như tin móc túi hay giật dọc. Mấy chục năm qua, đời sống vật chất tuy có được nâng cao, nhưng chua xót thay khi đời sống tinh thần lại ngày càng xuống dốc. Ngay cả giáo dục và y tế -hai môi trường được xem như là sự phản ánh lương tri của mọi xã hội trong mọi thời đại- cũng diễn ra cảnh bạo lực, thậm chí còn bị biến thành một thương trường suy đồi về đạo đức. Trí tuệ và mạng sống con người – những thứ được xem là cực kỳ cao quý – cũng trở thành những món hàng kinh doanh, được mua bán bằng tiền, thậm chí được trao đổi bằng cả thân xác. Người người đều hối hả chạy theo cuộc sống vật chất, dùng mọi thủ đoạn để chiếm hữu, để hưởng thụ, để tranh danh đoạt lợi, biến cuộc đời thành một bãi chiến trường theo kiểu “đấu tranh sinh tồn” của Darwin. Mọi giá trị tinh thần, mọi tiêu chuẩn đạo lý, mọi thước đo nhân phẩm trong cuộc sống dường như đều được quy thành vật chất, và giá trị con người được tính tỷ lệ thuận theo độ dày của những xấp giấy bạc.
Đằng sau sự háo nhoáng giả tạo, quá đỗi giả tạo của một xã hội chỉ biết chú tâm vào tiêu dùng và hưởng thụ, là cảnh sa mạc hoang lương của đời sống tinh thần và đạo lý. Chưa bao giờ sinh hoạt tinh thần và đời sống văn hóa lại xuống thấp đến thế. Khoảng mười năm gần đây, đi đâu chúng ta cũng dễ dàng thấy khẩu hiệu “văn hóa” ở khắp mọi nơi. Gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, xóm văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa, bưu điện văn hóa, công viên văn hóa …. Chữ “văn hóa” đã bị lạm dụng đến mức chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được đời sống văn hóa của chúng ta đã có vấn đề trầm trọng, như một người đau răng thì chỉ luôn nghĩ đến cái răng đau. Chưa bao giờ tính ích kỷ cá nhân, sự dửng dưng vô cảm, sự tham lam chiếm hữu và hưởng thụ, sự dối trá lọc lừa, sự tàn bạo nhẫn tâm và sự trơ tráo lại tràn lan trong xã hội chúng ta nhiều đến thế, chưa bao giờ tình người lại thiếu vắng đến thế. Cuộc sống thực dụng, quá đỗi thực dụng, đã khiến tiếng những đồng tiền rơi xủng xoẻng át đi tiếng nói của lương tri. Thủ đoạn lọc lừa cùng sự trơ tráo đã trở thành tấm giấy thông hành trong cuộc sống, khiến ai nấy đều co cụm lại để tìm chỗ trú an toàn, và nhìn chung quanh với đôi mắt ngờ vực, đầy ác cảm.
Mọi nỗ lực vãn hồi đạo lý theo kiểu khẩu hiệu hoặc phong trào đều như muối bỏ bể, vì chúng ta chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải phần gốc, giống như để làm nguội một nồi nước đang sôi trên bếp, thay vì tắt lửa, chúng ta chỉ biết tất bật châm thêm nước. Châm nước xong, nồi nước có thể dịu lại một lúc nhưng rồi sẽ tiếp tục sôi. Căn nguyên sâu xa, theo thiển ý, là do xã hội chúng ta hiện nay đang thiếu một sự định hướng tinh thần chân chính. Có một giai đoạn chúng ta đã quá vội vã và hăng hái một cách sốc nổi trong việc đạp đổ những giá trị văn hóa và tâm linh truyền thống để thay thế vào đó bằng những giá trị được cho là mới mẻ. Chúng ta xóa bỏ những cái “bất biến” để chỉ chạy theo những thứ “tùy duyên”. Chúng ta nghĩ rằng có thể xây dựng được một xã hội hoàn toàn mới bằng niềm tin tất thắng đầy cảm tính ngây thơ, bằng những lý luận chắc nịch tưởng chừng không thể lay chuyển nổi. Chúng ta dự đoán đà tiến hóa của lịch sử chỉ thuần bằng lý luận theo kiểu lập trình trong máy tính, để rồi khi cơn thủy triều thời gian nhanh chóng cuốn sạch đi những gì ta khổ công tạo dựng và cố gắng níu kéo bằng mọi cách, ta mới thấy rằng cuộc sống vẫn cứ âm thầm trôi theo một chiều khác hẳn với những bài bản trong lý thuyết. Khi cơn thủy triều thời gian rút xuống, dưới đáy cuộc sống lại hiện ra, ẩn hiện trong những lớp phù sa, những giá trị mà ta ngỡ rằng có thể vất bỏ đi. Giờ đây chúng ta lại hối hả đi nhặt nhạnh những mảnh vụn đó để chắp vá lại, với ước mong tái tạo được hình tượng ban đầu. Nhưng những hình tượng chắp vá đó chỉ còn là hình thức, mà đã đánh mất hoàn toàn phần tinh thần, là phần đem lại giá trị đích thực cho hình tượng đó. Xã hội chúng ta đang có nguy cơ đối diện với cái mà thánh Gandhi gọi là “chân trời đen tối nhất”, hay một biến cố tương tự với cái mà mà triết gia Heidegger gọi là “sự tăm tối âm u trên cõi thế” (die Verdüsterung der Welt)[2], nhưng thực tế còn nguy hiểm hơn, khi bên cạnh sự suy đồi tinh thần thì “sự tăm tối âm u” đó lại kéo theo sự suy đồi của đạo lý.
Suốt một thời gian dài, chúng ta chưa hiểu đầy đủ về bản chất con người, nên chúng ta muốn vượt qua giai đoạn làm người để trở thành những anh hùng. Chúng ta tưởng có thể dùng lý trí để xoay chuyển càn khôn, đem lý luận để chuyển dời lịch sử. Những gì không hiểu được đều bị chúng ta phủ định sạch trơn, theo kiểu vua quan triều Nguyễn cho rằng cái đèn chúc ngược mà vẫn sáng chỉ là trò lừa bịp, hay cậu học trò cấp 2 cho rằng các phương trình vi phân chỉ là điều vô bổ. Sự tự mãn đã đẩy xã hội chúng ta rơi vào sự ấu trĩ, giống như một đứa bé, sau khi dùng ná cao su bắn chết được một con chim, bèn giương ná lên trời và tin rằng có thể bắn rụng cả vầng trăng. Với những quan điểm cực đoan về tôn giáo và mơ hồ về sự phát triển thực tế của cuộc sống, chúng ta vội vã phủ nhận những giá trị văn hóa tâm linh, vì cho rằng lòng kính tín siêu nhiên có thể trói buộc tâm thức con người trong sợ hãi, không cho con người tiến đến tự do. Chúng ta không hiểu rằng làm một con người chân chính khó hơn làm một thiên thần. Chừng nào con người còn là con người với tham- sân-si, thì sự sợ hãi từ lòng kính tín siêu nhiên đó là điều cần thiết giúp con người biết kiềm chế dục vọng để tự mình đi theo con đường đạo lý, giống như một cậu học trò nghịch ngợm không dám làm điều càn quấy trước vị thầy đức độ nhưng nghiêm khắc. Lịch sử nhân loại cho thấy lòng kính tín siêu nhiên, mặc dù lắm phen bị lạm dụng, vẫn góp phần điều hòa được những giếng mối đạo lý trong xã hội, giúp xã hội ổn định mà không cần đến sự ước thúc của pháp luật. Tín đồ Thiên chúa giáo sẽ khoan hòa hơn nếu biết tin sợ đức Chúa Trời, tín đồ Tin Lành sẽ nhân ái hơn nếu biết tin sợ đức Jésus, tín đồ Hồi giáo sẽ tốt đẹp hơn nếu biết tin sợ đức Ala, tín đồ Phật giáo sẽ thuần thành hơn nếu biết tin vào Phật pháp. Ở xã hội Á Đông, hơn mấy ngàn năm qua, nhiều người dù không theo một tôn giáo nào thì vẫn tin vào ông Trời và sợ luật nhân quả. Ngay cả kẻ nắm toàn quyền sinh sát trong tay như các ông vua Trung Quốc thời phong kiến vẫn phải có đấng Tối cao để sợ. Nhiều người không hiểu thâm ý của hai chữ “Thiên tử ” nên vội vàng cho đó là lối thậm xưng đầy huênh hoang của kẻ nắm quyền cai trị. Vua là kẻ nắm toàn quyền sinh sát trong tay, không có gì khiến “ông trời con” kia sợ hãi nữa. Mà khi không có gì để sợ hãi thì “ông trời con” kia sẽ biến thành thiên thần hoặc biến thành ác quỷ, mà chắc chắn đến 99,9% là biến thành ác quỷ, nên người xưa phải đặt ra khái niệm “thiên tử” để khống chế vua. Mỗi khi có thiên tai bão lụt đẩy nhân dân vào cảnh khốn khó, các vị quan thường vin vào cớ đó, xem như là lời răn đe cảnh cáo của “ông bố vua ” là ông Trời để can ngăn vua bớt hoang dâm, mà lo tu nhân tích đức. Vua vẫn phải có cái để sợ là ông Trời thì mới có thể tự kiềm chế được mình mà thành ông vua tốt. Khi con người luôn thấy mình là những kẻ anh hùng vĩ đại, muốn bắt lịch sử và vũ trụ phải cúi đầu, thì họ sẽ không sợ gì cả. Nhưng khi một xã hội không còn cái gì để sợ nữa, khi không còn một thế lực siêu nhiên nào có thể ước thúc hành vi con người được nữa thì xã hội đó sẽ có nguy cơ đối mặt với sự hỗn loạn và suy đồi. Một xã hội chỉ có thể sống an vui tự tại mà không cần đến sự kính tín siêu nhiên, khi nào xã hội đó gồm toàn những triết nhân thấu đạt được lẽ sinh tử huyền vi hay những bậc chân nhân giác ngộ.
Copy từ: http://nguyenvantuan.net/online-vhvn/894-vai-tro-cua-dao-phat-trong-xa-hoi-hien-nay