Tiếp tục hành trình hướng đến TP Buôn Ma Thuột
Lúc đi ngang qua thị trấn huyện Ma Đrak mình bỗng nhớ lại kỷ niệm khó quên vào năm 18 tuổi. Năm đó mình đang là học sinh lớp 11, Dì ruột của mình đem hai con nhỏ từi hà tĩnh vào làm việc ở trạm xá nông trường quân đội ở huyện MĐrak tỉnh Đắc lắc. vào năm đó ba mình muốn xin cho Dì về làm cùng ở đon vị ba mẹ mình đang làm việc. thủ tục hành chính thì phức tạp khỏi chê, khi ba mình lo được hồ sơ tuyển dụng cho Dì ở Phan Rang hồi đó còn là tỉnh Thuận Hải. vấn đề là ai sẽ lên Đắc lắc đưa Mẹ con Dì về.Ba Mẹ mình vì công việc nhà nước không đi được, anh Hai của mình thì không lanh lẹ mấy, thế là mình được cử đi. Mang theo giấy giới thiệu của đơn vị với chức danh cán bộ phòng hành chính Trường công Nhân kỹ thuật cơ khí Thuận Hải cùng bộ hồ sơ tuyển dụng lên đường. Thời đó việc đi lại rất khó khăn, những chiếc xe đò chạy bằng than củi chỉ đi quãng ngắn nên ngày đầu tiên mình mua vé đến Nha Trang, nghỉ đêm tại nhà Cậu bà con, Nhờ người quen mới mua được vé hôm sau đi Đắc lắc. Ngày thứ hai ra bến xe Nha Trang lên xe, câu mình đưa cho một túi xoài còn đồ đạc của minh2thi2 toàn bộ trong một cái túi có dây đeo theo người. Qua khỏi ngã ba Ninh Hòa xe ghé lại nơi có nhiêu quán xá, tài xế nói bà con xuông ăn uống vì phải quá trưa mới tới BMT. Mình để lại túi xoài trên xe đi xuống ngồi uống ly cà phê. Vì có nhiều xe vào nên chỗ mình ngồi không nhìn thấy chiếc xe đò mình đi. Lúc uông xong ly cà phê quay ra thì ôi thôi xe nó chạy mất tiu. cũng may túi đồ mình mang theo người nên không mất gì, chỉ bị mất túi xoài, Bài học đầu tiên khi ra giang hồ là: "người đâu của đó", học phí một túi xoài haha...
Thế là mình chạy sang hỏi những xe khác cho mình đi, vì cũng đi về hướng BMT nên họ cũng cho, mất thêm ít tiền vậy cũng là may lắm rồi. Đến chỗ sư đoànbộ 333 hay 330 gì đó mình không nhớ rõ, Bây giờ là Huyện MĐrak mình xuống xe. Vào khu vực doanh trại quân đội hỏi thăm đi về trạm xá trung đoàn 717 thì họ bảo đường này không có xe đò, nếu chờ thì vài ba ngày hay có khi cả tuần mới có xe quân đội đi thì cho đi nhờ. Mình hỏi bao nhiêu cây số thì họ nói hơn 30 cây số. 30 cây số không phải là quá xa nhưng mình chưa biết đường với lại đã là buổi chiều nếu đi bộ không kịp bị tối giữa rùng thì bỏ mẹ, thế là mình xin ngủ nhờ doanh trại quân đội, các anh chị cũng rất tốt chuẩn bị cho mình một giường có cả chăn gối.
5h sáng mình đả thức dậy chào các anh chị trong doanh trại, sau đó ra quán ăn sáng uống cà phê và hỏi đường đi, 6h mình xuất phát, con đường đất đỏ lên đồi xuống dốc dài hun hút giữa rừng già. Cũng may mình có căn cơ thể lực rất tốt nên việc đi bộ leo dốc không thành vấn đề. Vậy là cứ một mình với con đường mải miết đi, thỉnh thoảng gặp cái ngã ba không có ai để hỏi đường thì mình cứ đi đại theo nhánh rộng hơn, lâu lắm mới gặp một hai người dân tộc mình tranh thủ hỏi đường. Nghĩ lại thấy mình đúng là gan lỳ, 32 cây số giữa rùng già không có một cái nhà cửa nào, rừng Đắc lắc hồi đó chưa bị phá còn thâm u hoang dã lắm, đi ngoài đường nhìn vào rừng ban ngày mà thấy tối om toàn những cây cổ thụ dày đặc che kín ánh nắng mặt trời, thỉnh thoảnh một con thú như là chồn hay cáo gì đó chạy vụt qua đường, có lúc nghe thấy tiếng ùm ùm vang vọng xa xa trong rừng, sau này mới biết đó là tiếng hổ gầm. Rất may là mình không đi vào ban đêm, nếu đi vao ban đêm thì đã làm mồi cho hổ vì khi vào đến nơi nghe mấy anh bộ đội trong chỗ trung đoàn 717 nói con đường đi qua lãnh địa của hai con hổ rất lớn. Cách vài tháng trước đã vồ chết hai lính trinh sát của sư đoàn có đầy dủ súng ống, nghe muốn rụng rún luôn.
Cuối cùng cũng nhìn thấy những mái nhà lúc 11h trưa, vậy là mình cuốc bộ 5 tiếng đồng hồ quãng đường 32km. Sau ba ngày làm thủ tục với đơn vị trong đó có một ngày đạp xe đạp ra lại chỗ sư 333 cắt khẩu cho Dì mình gần như hoàn thành nửa nhiệm vụ. Và điều không ngờ đã xảy ra, mình bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.Thật kinh khủng, sốt rét rừng gây nôn ói không thể ăn được, ăn vào là ói rahe6t1ne6n chỉ hai ngày là không còn sức đứng dậy nữa, hèn gì những người vào rừng sâu khi bị sốt sét là chết trong rừng vì họ không thể đi bộ được, chỉ nằm liệt một chỗ tới khi chết, rất may cho mình là Dì mình ở trong trạm xá của trung đoàn nên có những loại thuốc đặc trị và được chăm sóc rất tốt. Mình còn nhớ chị Y sĩ phó trạm tên là Nhị, hình như là Đoàn Thị NHị hơn mình khoảng 6 hay 7 tuổi, có vẻ như có tình cảm với mình, một thằng con trai đồng bằng 18 tuổi chưa từng trải thì có chăng cũng chỉ là một chút yêu một chút thích chứ làm gì hơn. Trong những ngày mình nằm trạm xá chị trực tiếp chăm sóc mình y như chăm sóc người yêu, đút cháo cho mình ăn, canh từng giấc ngủ của mình, khi mình thức chị ngồi bên cạnh hát cho mình nghe. Có hôm trung đoàn được đội chiếu phim lưu động về phục vụ, tất cả mọi người đi xem hết riêng chị vẫn ở nhà với mình. Và có lẽ một phần nhờ sức trẻ, một phần nhờ thuốc tốt và phần quan trọng nhất là nhờ có sự yêu thương chăm sóc của chị mình đã hồi phục rất nhanh. sau bảy ngày mình đã hết sốt và ăn uống bình thường được, sức khỏe cũng tốt hơn và đã đi lại được. Thú thật là trong thâm tâm mình biết mình đã yêu chị rồi, và mình cũng cảm nhận được là chị cũng yêu mình. Nhưng không ai dám thổ lộ, vì chắc chắn một điều là chỉ vài ngày nữa mình sẽ rời xa chị mãi mãi, còn chị thì vướng bận nhiều thứ không dễ dàng vứt bỏ được. Thôi thì cùng nhau chôn kín trong lòng để khỏi gieo thêm nỗi sầu tương tư tình ái.
Rồi cái ngày chia ly ấy cũng đến, Dì mình đóng gói tất cả đồ đạc, chia tay mọi người mình cùng Dì đi nhờ một chiếc xe của quân đội để ra ngoài sư 333 đón xe về xuôi. Tạm biệt núi rừng, tạm biệt chị, tạm biệt một tình yêu vừa chớm nở và tự hỏi lòng không biết sau này còn có dịp gặp lại nhau nữa không. Dù sao mình cũng sẽ không quên những kỷ niệm đẹp của những ngày bên chị.
Về Phan Rang mình còn phải Đi Phan thiết làm thủ tục nhập hộ khẩu cho Dì và hai đứa em, cuối cùng cũng hoàn thành nhiệm vụ.
Lúc đi ngang Huyện MĐrak mình thấy mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, 38 năm rồi còn gì, Vì chuyến đi này mình có rất ít thời gian nên không đi tìm chị Nhị, khi nào có thời gian nhiều hơn nhất định mình sẽ đi tìm, có lẽ bây giờ tóc chị đã bạc, có lẽ chị đã là Bà Nội hay Bà Ngoại của những đứa trẻ. Chị bây giờ ở đâu? nếu chị đọc được những dòng này thì hãy để lại địa chỉ hay số DT vào bài viết này, em sẽ đến thăm chị.