CHECK LIST - để lấp vào những khoảng thời gian trống, và có thể chon lựa điểm đến
01 Đan viện Thiên An
Cách trung tâm thành phố Huế 10km về phía nam, bạn có thể đặt chân vào cõi riêng ở Thiên An, xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Nằm trên ngọn đồi thơ mộng quanh năm gió mát với ngàn thông reo xanh vi vút suốt đêm ngày, lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngoèo chạy vào ký ức, vẻ đẹp Thiên An còn sâu lắng, quyến rũ lòng người bởi khí hậu mát mẻ, trong lành
02 Hổ quyền (kiến trúc đẹp) & Điện Voi Ré
Theo đường Bùi Thị Xuân từ nhà ga xe hỏa, rẽ trái ở chợ Long Thọ sẽ đến Hổ Quyền
Đấu trường Hổ Quyền giờ là một trong những danh lam thắng cảnh của thành phố Huế.
03 Thôn Vĩ Dạ và Cồn Hến
Em đến Huế ở khá lâu, lại thuộc dạng thích khám phá tìm tòi nên biết khá nhiều chỗ hay ho, ngoài các Lăng tẩm, Đại Nội mà ai đến Huế cũng đi tham quan thì em thấy Cồn Hến là 1 chỗ khá đẹp, đường đi đến đấy qua thôn Vĩ Dạ ngày xưa đã từng lên thơ Hàn Mạc Tử, mỗi tội giờ chỉ còn quán cafe Thôn Vĩ hay Vĩ Dạ gì đấy là nguyên nét , còn thì cũng " đô thị hoá " mất roài, Cồn Hến nổi tiếng chè bắp , cơm hến cũng okie nhưng ko ngon bằng hàng ở số 7 Trương Định, huhu thèm cơm hến quá...
04 phố cổ Bao Vinh
05 Vương Phủ khu An Cựu (Đường Phan Đình Phùng)
số 65
PĐP Lạc Tịnh Viên
Phủ này do Đông Các Đại Học Sĩ Hồng Khẩn, con trai Tùng Thiện Vương xây năm 1889. Phủ đã được chỉnh trang, xây cất thêm nhiều lần. Lần cuối cùng với việc xây nhà Vấn Trai năm 1910. Lạc Tịnh Viên hiện nay là một trong những điểm du lịch tư nhân được tham quan nhiều nhất ở Huế
Số 91
PĐP Phương Thôn Thảo Đường
của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870), con trai thứ mười của Hoàng đế Minh Mạng. Vương và bào đệ Tuy Lý Vương là hai nhà thơ nổi tiếng của Nguyễn Triều. Vua Tự Đức đã khâm phục và khen hai ông chú tài hoa này với dòng thơ nổi tiếng: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. Nghĩa là thơ được như của Tùng Thiện, Tuy Lý thì thơ thời Thịnh Đường không còn đáng kể. Phủ còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị chữa lại hơi mới
Biệt thự 147 PĐP địa chỉ cũ 79
biệt thự của Đoan Huy Hoàng thái hậu Từ Cung.
Năm 1957, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm của miền Nam quốc hữu hóa cung An Định, nơi hoàng thái hậu cư ngụ từ năm 1945, bà phải mua căn biệt thự này để sống. Bà ở đó từ năm 1958 cho đến khi từ trần năm 1980. Trong khi chờ đợi biệt thự được sửa sang, Hoàng thái hậu đã sống tạm ở phủ Kiên Thái Vương một năm. Biệt thự số 79 Phan Đình Phùng này vẫn còn lưu giữ được phần nào nếp sống của vị Hoàng thái hậu cuối cùng của Việt Nam
Số 167 đến 171 phủ và tẩm thờ của Ngọc Lâm công chúa Nguyễn Phúc Hỷ Duyệt, trưởng nữ của Hoàng Đế Đồng Khánh. Hiện nay chỉ còn hai cái cổng ngoài cửa phủ và đền thờ còn đứng vững. Biệt thự riêng của Hoàng Tùng Đệ Vĩnh Cẩn, em họ thân tín nhất của Cựu Hoàng Bảo Đại, ở số 177, cũng chung một số phận với phủ Ngọc Lâm
Số 179 Vương phủ ở địa chỉ 179 được xây bởi Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ hai mươi sáu của Hoàng Đế Thiệu Trị. Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
Số 181 Kế cận cung An Định, ở địa chỉ 181, là ngoại từ để thờ phượng tiên tổ của Khôn Nghi Hoàng Thái Hậu Tiên Cung (1868-1944).
185 Tiếp sau đấy là phủ của An Hóa Công Bửu Tửng, con trai vua Đồng Khánh, ở địa chỉ 185
Số 189 Cuối cùng là Nguyễn Đức Đường Môn ở địa chỉ 189, phủ cũ của Bái Ân Công Chúa Nguyễn Phúc Lương Trinh (1830-1891), con gái vua Minh Mạng. Sau này phủ Bái Ân trở thành dinh của hậu duệ Phò Mã Nguyễn Đức Huy, chồng công chúa
Trên đường Phan Đình Phùng, sau phủ Tùng Thiện Vương, rẽ phải theo cầu Kho Rèn vào đường Duy Tân sẽ đến Tân Lăng. Đây là tẩm thờ và lăng của ba vua: Dục Đức (1884), Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916). Vua Dục Đức bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết bức tử vào tháng 10 năm 1884, sau khi tại vị vẻn vẹn có ba ngày và bị giam giữ ba tháng. Xác nhà vua được bó chiếu chôn tạm trong một hố trống thiên nhiên ở địa điểm Tân Lăng hiện nay. Sau này lăng của nhà vua được xây tại đấy với tên gọi là An Lăng. Năm 1899, con trai nhà vua là Thành Thái xây điện Long Ân, hay còn gọi là Tân Lăng, để thờ vua cha. Vua Thành Thái và con trai là hoàng đế trẻ tuổi Duy Tân sau này đều bị nhà cầm quyền Pháp đầy sang đảo Reunion ở châu Phi năm 1916 vì tinh thần chống thực dân của họ. Cựu Hoàng Thành Thái được về nước năm 1947, rồi từ trần ở Sài Gòn năm 1955. Nhà vua được an táng ở cạnh An Lăng. Cựu Hoàng Duy Tân tử nạn máy bay ở Cộng Hòa Trung Phi năm 1945. Đến năm 1987 xác nhà vua cũng được đem về cải táng trong khuôn viên của An Lăng. Hiện nay Điện Long Ân đã được trả lại chức năng cũ để làm nơi thờ ba vị hoàng đế bạc phước này
06 Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)
Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung
Số 98 các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp..
Số 106 phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long, tại số 106
Số 220 phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng, ở số 220
Số 274 phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này
07 Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng) - nhiều đền thờ của các bang hội Hoa kiều được xây dựng theo phong cách cung đình và vẫn còn gần như toàn vẹn
Số 145 Phủ Thọ Xuân Vương Miên Định (1810-1886), con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Mạng
155 Đền của bang hội Quảng Đông ở số 155, được xây để thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân, hiện nội thất đền vẫn còn nguyên vẹn
157 Phủ Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (1833-1877), con thứ tư của vua Minh Mạng, ở địa chỉ 157, cũng đã được tôn tạo lại
169 Phủ 169 Chi Lăng là của Hòa Thạnh Vương Miên Tuấn (1827-1907), con thứ 37 của Minh Mạng
205 Địa chỉ 205 là chùa Bà của bang hội Hải Nam, được xây cùng lúc với chùa Ông năm 1895 để thờ bà Thiên Hậu. Đền cũ bằng gỗ đã bị tàn phá trong trận chiến Mậu Thân 1968, được xây dựng lại năm 1978
211 Cạnh chùa Bà là đền của bang Triều Châu ở địa chỉ 211, thờ Quan Công và bà Thiên Hậu. Đền này bị chìm vào quần thể kiến trúc rộng lớn của đền Phúc Kiến ở địa chỉ 213 bên cạnh. Đền Phúc Kiến là nhóm đền đài hoành tráng nhất của quần thể các đền Hoa kiều ở Huế, thờ Quan Thánh, Thiên Hậu, năm vị Tinh Quân và ba Địa Tiên của Trung Quốc. Đền được xây năm 1864 dưới thời Tự Đức, với các dàn mái đồ sộ, ấn tượng.
08 Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên)
Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
phủ và điện thờ của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, phụ thân của Từ Dũ Hoàng thái hậu. Đền thờ được vua Tự Đức, cháu ngoại Đức Quốc công, cho xây năm 1849. Hiện nay nội thất của đền còn khá đầy đủ
Gần đấy là phủ của Diên Phước Công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo (1824-1848). Công chúa là chị ruột của Tự Đức. Từ Dũ Hoàng thái hậu chỉ sinh được ba người con là bà, vua Tự Đức và một vị công chúa nữa đã từ trần lúc ba tuổi. Vua Tự Đức rất yêu quý chị mình và năm 1854 đã cho xây phủ thờ công chúa trong khuôn viên Vĩnh ấm viên, phủ cũ của bà. Thỉnh thoảng vị thi nhân vương giả này vẫn đến viếng và làm thơ tưởng nhớ chị. Ngày nay nội thất trong phủ còn khá đầy đủ, và vẫn giữ được phong thái một nơi thờ phụng của hoàng gia thời Tự Đức
Số 40 - Một vài di tích cung phủ khác cũng vẫn còn được nhận ra trên tuyến đường này như phủ của Vĩnh Quốc công Nguyễn Hữu Độ, thân phụ của bà Thánh Cung Hoàng thái hậu, chính cung của vua Đồng Khánh, ở số 40
42 dinh của Khoái Châu Quận công Nguyễn Đức Xuyên, cha của bà Đức Tần Nguyễn Thị Huyên, và vua Thiệu Trị, ở số 42.
46 Nổi tiếng nhất trong nhóm dinh thự này là An Hiên viên ở số nhà 46. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình. An Hiên viên nay vẫn còn giữ phong cách của một vườn cổ ở Huế và được nhiều du khách thăm viếng
Đi tiếp tuyến đường này sẽ dẫn đến chùa Thiên Mụ, và sau đó là Văn Thánh Miếu với hàng bia tiến sỹ Nguyễn Triều. Nhưng bên kia sông Hương, đối diện với chùa Thiên Mụ mới là một khu vực độc đáo của Huế, đó là đấu trường Hổ Quyền và điện Voi Ré.
09 cầu Lương Y
Cũng ở Gia Hội, từ cầu Thanh Long trên đường Bạch Đằng sẽ thấy được toàn cảnh cầu Lương Y, một trong những cầu hộ thành cổ nhất ở Huế. Cầu được xây từ thời Gia Long (1802-1820), và vẫn còn được giữ nguyên vẹn với các ổ để đặt súng thần công.
10 Phá Tam Giang
Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
- Phá Tam Giang cách Huế 15km, đi xuôi từ biển Thuận An về Quảng Trị.
- Hải sản ở đây là thủy hải sản nước lợ với giá cả phải chăng và rất ngon.
- Từ Huế có hai đường đến Phá Tam Giang: Một đường ngay tại quốc lỗ 1A, cách thành phố Huế 11km. Một đường đi từ thành phố Huế, chạy zíc zắc trong các ngôi làng cổ của Huế.