Venice đẹp thật, đẹp nhất là những lúc vắng người (nhưng mấy khi mà vắng)
Lế hội carnevale, lạnh cứng chân buốt tay mà vẫn đông, chen nhau mà đi, lách nhau mà chụp ảnh.
Khách sạn Venice có hẳn bảng giá riêng cho mùa lễ carnevale. May cho mình, vẫn giữ mối quen với cha (cha cố padre) quản lý ký túc cho sv thuê ngay trung tâm thành phố. Mỗi lần muốn đến Venice lại gọi điện cho cha, nhắc nhở trí nhớ của cha (mà chắc là cũng ko nhớ ra) để cha cho ở nhờ miến phí. Cũng may (rất may) là cứ nhắc đến 1 con sv vietnamita là cha nhớ ra ngay, bố trí ngay cho 1 phòng, ko đến nỗi muốn ở bao lâu thì ở, nhưng 1-2 tuần thì no problem
Carnevale nghe nói có ở Ý từ những năm 1900. Đặc biệt là từ khi Pháp và Hà lan có ý không khuyến khích (or cấm) thì carnevale Venice là dịp để quí tộc châu Âu về đây khoe quần khoe áo (costume & mask)
Theo quan sát sau nhiều lần đến Venice, nhiều ngày lang thang thì có lẽ 3 đối tượng trên là quí tộc xin. Không dễ gặp những bộ quần áo và mặt nạ đẹp như thê. Của họ không giống của mọi người, chất liệu cũng đặc biệt hơn, và có lẽ rất đắt (chắc không dưới 50k Eur). Sự xuất hiện của họ luôn kéo theo những cái đuôi đông đảo các photographer chuyên nghiệp và nghiệp dư (như mình). Các tay máy dù đang chụp dở ai đó mà thấy họ xuất hiện cũng đều bỏ đấy mà đuổi theo ho. Bởi vì, khác với mọi người thông thường tham gia lễ hội, những đối tượng cao cấp này không có nhu cầu giao lưu khoe quần khoe áo với công chúng ngoài phố, họ thường đi rất nhanh (chắc đến pubs, casinos) và rất sợ bị đám đông làm hỏng quần áo. Thế nên thấy họ là phải bám theo cho nhanh!
Ngược lại khách du lịch đến tham gia lễ hội rất thích lại có nhu cầu giao lưu, trao đổi ý kiến về trang phục của mọi người từ khắp nơi về tham gia. Họ cũng rất thích được mọi người khen đẹp và chụp ảnh họ. Thấy mọi người giơ máy lên chụp, họ rất vui vẻ đứng lại cho mình chụp, xong xuôi còn chào hỏi rất tươi. Tuy nhiên họ đến đây "vui là chính", quần áo của họ ko mấy đặc sắc, về sau mình toàn delete!
Khá đẹp, và động tác cực kỳ chuyên nghiệp là đội ngũ người mẫu chụp ảnh, đóng phim.
Có những người mấu đã được đặt sẵn. Thấy 1 đoàn đạo cụ đi theo 1 cô, mình cũng tớn tác đuổi theo:
Còn lại đông đảo nhất là đội ngũ người mẫu tự biên tự diễn. Về sau nhìn là phân biệt được ngạy Những người ngày tự thuê trang phục, trông cũng chuyên nghiệp nhưng rất cũ và ko đặc sắc (kiểu như ở nhà mình thuê áo dài La Hằng, áo tứ thân lên sân khấu í). Họ thường đi thong dong ở quảng trường, đến khi thấy cái đuôi đi theo đã hòm hòm thì dừng lại (thường dừng ở những chỗ như trước cổng nhà thờ, trên cầu, gần bãi thuyền gondole...) rồi diễn các động tác (soi gương, phẩy quạt, tay chân này nọ trông rất đẹp để mọi người chụp.
Những người mẫu chuyên nghiệp (mà lại chưa có ai thuê) này thỉnh thoảng dừng lại, rút ra cái ví nhỏ đựng name card phát cho mọi người, tất nhiên chỉ những người họ đánh giá là khách hàng tiềm năng thôi. Chắc chắn là thế, vì thấy họ chỉ phát cho các bác có hàng khủng mà không thấy phát cho mình có cái máy du lịch bé tí, dù mình ngồi ngay hàng đầu!
2xu chẵn 10 cái ảnh
Lế hội carnevale, lạnh cứng chân buốt tay mà vẫn đông, chen nhau mà đi, lách nhau mà chụp ảnh.
Khách sạn Venice có hẳn bảng giá riêng cho mùa lễ carnevale. May cho mình, vẫn giữ mối quen với cha (cha cố padre) quản lý ký túc cho sv thuê ngay trung tâm thành phố. Mỗi lần muốn đến Venice lại gọi điện cho cha, nhắc nhở trí nhớ của cha (mà chắc là cũng ko nhớ ra) để cha cho ở nhờ miến phí. Cũng may (rất may) là cứ nhắc đến 1 con sv vietnamita là cha nhớ ra ngay, bố trí ngay cho 1 phòng, ko đến nỗi muốn ở bao lâu thì ở, nhưng 1-2 tuần thì no problem
Carnevale nghe nói có ở Ý từ những năm 1900. Đặc biệt là từ khi Pháp và Hà lan có ý không khuyến khích (or cấm) thì carnevale Venice là dịp để quí tộc châu Âu về đây khoe quần khoe áo (costume & mask)
Theo quan sát sau nhiều lần đến Venice, nhiều ngày lang thang thì có lẽ 3 đối tượng trên là quí tộc xin. Không dễ gặp những bộ quần áo và mặt nạ đẹp như thê. Của họ không giống của mọi người, chất liệu cũng đặc biệt hơn, và có lẽ rất đắt (chắc không dưới 50k Eur). Sự xuất hiện của họ luôn kéo theo những cái đuôi đông đảo các photographer chuyên nghiệp và nghiệp dư (như mình). Các tay máy dù đang chụp dở ai đó mà thấy họ xuất hiện cũng đều bỏ đấy mà đuổi theo ho. Bởi vì, khác với mọi người thông thường tham gia lễ hội, những đối tượng cao cấp này không có nhu cầu giao lưu khoe quần khoe áo với công chúng ngoài phố, họ thường đi rất nhanh (chắc đến pubs, casinos) và rất sợ bị đám đông làm hỏng quần áo. Thế nên thấy họ là phải bám theo cho nhanh!
Ngược lại khách du lịch đến tham gia lễ hội rất thích lại có nhu cầu giao lưu, trao đổi ý kiến về trang phục của mọi người từ khắp nơi về tham gia. Họ cũng rất thích được mọi người khen đẹp và chụp ảnh họ. Thấy mọi người giơ máy lên chụp, họ rất vui vẻ đứng lại cho mình chụp, xong xuôi còn chào hỏi rất tươi. Tuy nhiên họ đến đây "vui là chính", quần áo của họ ko mấy đặc sắc, về sau mình toàn delete!
Khá đẹp, và động tác cực kỳ chuyên nghiệp là đội ngũ người mẫu chụp ảnh, đóng phim.
Có những người mấu đã được đặt sẵn. Thấy 1 đoàn đạo cụ đi theo 1 cô, mình cũng tớn tác đuổi theo:
Còn lại đông đảo nhất là đội ngũ người mẫu tự biên tự diễn. Về sau nhìn là phân biệt được ngạy Những người ngày tự thuê trang phục, trông cũng chuyên nghiệp nhưng rất cũ và ko đặc sắc (kiểu như ở nhà mình thuê áo dài La Hằng, áo tứ thân lên sân khấu í). Họ thường đi thong dong ở quảng trường, đến khi thấy cái đuôi đi theo đã hòm hòm thì dừng lại (thường dừng ở những chỗ như trước cổng nhà thờ, trên cầu, gần bãi thuyền gondole...) rồi diễn các động tác (soi gương, phẩy quạt, tay chân này nọ trông rất đẹp để mọi người chụp.
Những người mẫu chuyên nghiệp (mà lại chưa có ai thuê) này thỉnh thoảng dừng lại, rút ra cái ví nhỏ đựng name card phát cho mọi người, tất nhiên chỉ những người họ đánh giá là khách hàng tiềm năng thôi. Chắc chắn là thế, vì thấy họ chỉ phát cho các bác có hàng khủng mà không thấy phát cho mình có cái máy du lịch bé tí, dù mình ngồi ngay hàng đầu!
2xu chẵn 10 cái ảnh
Last edited: