What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh 4 đảo lớn Nhật Bản trong 14 ngày

Lần đầu tới Nhật Bản là tháng 9 - 2005, việc đi lại còn bỡ ngỡ. Lần này, nhờ mua được JR Railpass cho người nước ngoài giá chỉ 45.000 yen (450 USD) cho phép đi trên bất cứ tuyến JR nào trong 14 ngày, hai vợ chồng tui đã lang thang Nhật Bản từ 18-3 tới 31-3 (14 ngày), lần này đi dọc từ Nam lên Bắc để ngắm sakura, qua các địa điểm: Fukuoka, Kumamoto, Nagasaki, Aso, Kokura (đảo Kyushu), Kochi (đảo Shikoku), Okayama, Kyoto, Kanazawa, Tokyo, Yokohama, Sendai (đảo Honshu), Hakudate, Sapporo, Abashiri, Shari, Utoro và Toya (đảo Hokkaido), sẽ dần dần kể ra trong topic này.
 
Trụ sở công ty bia Asahi, phong cách Hậu Hiện Đại


IMG_1727_resize.jpg



KHU ROPPONGHI

IMG_1739_resize.jpg



IMG_1736_resize.jpg




IMG_1755_resize.jpg



IMG_1752_resize.jpg



IMG_1761_resize.jpg



IMG_1767_resize.jpg

Ăn Pizza và Spaghetti
 
Ngày thứ 13: 12/9/2005

IMG_1790_resize.jpg

Bảng quảng cáo lề đường: Dịch vụ cho ngủ miễn phí trên tàu điện 1 ngày 1 đêm. Nếu ngủ trong 2 ngày thì phải trả 1580 yên.
 
Ngày hôm nay giành để đến thăm ĐH Nữ Showa (Chiêu Hòa)


Bức tượng Lev giữa sân trường đại học

Các đại học Nhật hầu hết đều nằm xa trung tâm thành phố, nhằm tạo bầu không khí học tập yên tĩnh. Bên trong khuôn viên trường có đủ các công trình phục vụ học tập, nghỉ ngơi và giải trí cho sinh viên như nhà ăn, thư viện, công viên, sân thể thao trong nhà và ngòai trời, phòng nghỉ cho giáo viên và sinh viên v.v. Hệ thống ga metro rất gần với trường, thuận tiện cho sinh viên đi lại. Nhà ăn trang trí sáng sủa đẹp mắt, có 4 lọai bếp cho nhiều nhu cầu: giàu dinh dưỡng, ít dinh dưỡng, ăn nhanh, v.v. Các món ăn trong nhà ăn có giá rẻ hơn bên ngòai từ 2-3 lần, sạch sẽ và đa dạng. Các hành lang được tổ chức thành các không gian triển lãm sản phẩm nghiên cứu của sinh viên, cũng là nơi đặt các tủ chứa đồ dùng cá nhân cho sinh viên. Các giáo sư có thâm niên cao đều có phòng nghiên cứu và thư kí riêng. Trong các dịp hội họp quan trọng, sinh viên mặc đồng phục rất đẹp và lịch sự, thái độ rất nghiêm túc. Cách tổ chức này tạo nên một môi trường thuận tiện cho việc học tập nghiên cứu, cách ly với những ảnh hưởng xấu từ bên ngòai, tạo ra một không khí học tập nghiêm túc nhưng vẫn thỏai mái, tự do.


Điều bất ngờ thú vị trong chuyến đi xảy đến với tôi tại Đại học Nữ Showa, Tokyo. Ngay giữa không gian trang trọng nhất của sân trường là bức tượng Lev Tolstoi trong dáng đứng trầm tư quen thuộc. Tôi được các giáo sư ở đây cho biết rằng vị sáng lập ra trường này rất say mê tư tưởng của Lev Tôlstôi, nên đã đứng ra xây trường và tổ chức việc giáo dục theo phương pháp Tôlstôi với châm ngôn “Thắp sáng cho thế giới” nhằm trau dồi “Tình yêu thương, sự hiểu biết và hòa hợp”. Trên tường các dãy hành lang có treo chân dung các cụ Lev Tôlstôi, Đôstôievski, Lermontôv v.v. (tuy vậy tôi không tìm thấy chân dung của A. Pushkin). Hàng năm các thầy cô và sinh viên về miền quê để thu họach mùa màng và sống chung với nông dân. Năm ngóai, chắt của Lev Tolstoi đang sống ở Nga có ghé thăm trường, được tòan trường đón tiếp rất long trọng.

IMG_1791_resize.jpg


Hai vợ chồng ông Enkichi Hitomi và Midori Hitomi, vốn rất ngưỡng mộ triết lý phổ cập giáo dục của Lev Nhikolaiêvich Tôlstôi, đã đứng ra thành lập và điều hành một trường học miễn phí trên lãnh địa của mình. Các khuôn phép nghi lễ được duy trì ở mức độ tối thiểu, những kiến thức thực hành đời thường được nhấn mạnh giảng dạy cùng với những nỗ lực tột bực nhằm kích thích lòng ham hiểu biết của học viên. Việc giúp đỡ học viên tự khám phá bản thân và đưa họ tới mối quan hệ hài hòa gần gũi với thiên nhiên cũng là một phương châm cơ bản của trường. Những điều này có thể xem là một cuộc cách mạng vào thời kỳ đó. Bà Midori Hitomi là người đã nghĩ ra ý tưởng thành lập nên một ngôi trường theo kiểu này, dựa trên triết lý của Tôlstôi và đã cống hiến cả cuộc đời mình để phát triển nó. Còn ông Enkichi Hitomi, ngòai trách nhiệm làm hiệu trưởng trường, ông còn là một giáo sư dạy Văn học Nhật Bản trong suốt nửa thế kỷ. Ông cũng đóng vai trò rất quan trọng trọng lĩnh vực phê bình văn học và thơ ca Nhật Bản. Ông đã viết và biên sọan nhiều tác phẩm, bao gồm cả bộ sách “Nghiên cứu về Văn học Hiện đại” mà nhờ đó ông được trao tặng Giải thưởng Kikuchi Kan về văn học.

Hình ảnh những người trí thức Nhật hết lòng hết sức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đất nước thật cảm động và đáng học tập.

IMG_1792_resize.jpg


Hành lang còn treo nhiều chân dung các cụ Lev Tolstoi, Dostoievski, Lermontov v.v. Tuy nhiên không thấy cụ A. Pushkin.


IMG_1795_resize2.jpg


IMG_1796_resize.jpg



IMG_1799_resize.jpg



IMG_1797_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,045
Latest member
hoangngoc29
Back
Top