Tây La Mã quyết hình thành 1 hệ đóng, tương tự theo kiểu hệ đóng của Khổng Tử. Hệ thống này hình thành từ những thành phần lỏng lẻo, tức là các lãnh địa do các lãnh chúa cai quản. Giữa các lãnh chúa với nhà vua chỉ có quan hệ vua tôi ràng buộc bởi tinh thần thượng võ kỵ sĩ (giống như các bác đọc Ivanhoe) và quan hệ hôn nhân huyết thống. Chính vì vậy, vua chúa lấy vợ lấy chồng không phải vì tình mà vì chính trị. Ví dụ như hoàng đế Magnus Karolus Vĩ đại mà người VIệt ta biết đến với tên Charlesmagnes. Ông này vốn là rợ Goth đa thần giáo. Ông lấy 1 công chúa Kito giáo và cải đạo cho toàn bộ thần dân của mình tỏng 1 đêm, nhờ đó có được mối quan hệ đồng minh với các lãnh địa Kito giáo, có được món hồi môn khổng lồ của công chúa là vùng lãnh địa mà công chúa được thừa kế, lại có được sự bảo kê của Nhà thờ và Giáo hoàng. Tuy nhiên, sau khi ông chết thì đế quốc chia 3 cho các con trai và sau đó là tan rã vì mối quan hệ lỏng lẻo từ bản chất. Do nền kinh tế lãnh địa tự cung tự cấp, nghề thủ công và khoa học kỹ thuật không phát triển. Ta hãy tưởng tượng những người đẹp Trung Cổ da xanh như da nhái vì ở trong những lâu đài tường dày 2-3m, do đó rất ít cửa sổ, cửa cũng bé tẹo (do kỹ thuật xây tường và vòm kém), không tắm vì dân rợ phương Bắc xem nước là nguồn lây bệnh, dùng những chiếc kim dài mạ vàng giết rận trong áo.
Đến tk 10, kiến trúc của Tây La Mã được gọi là phong cách Roman, đặc trưng là những vòm cuốn và cung tròn như thế này:
Châu Âu tiêu thụ lụa từ TQ, hương liệu và gia vị từ Mã Lai và Ấn Độ, xem những gì của phương Đông là sang và quý, còn của mình là thấp kém. Mà thấp kém thật - bữa ăn của Charlesmagnes chỉ là con lợn nước trên lò than, sau đó từng vị quý tộc tới dùng con dao săn xẻo 1 miếng chấm muối, nhạt nhẽo, vô vị. Một khi Châu Âu biết ăn hạt tiêu, ớt, tỏi, ngũ vị hương... họ khoái đến nỗi món rượu ưa thích ngâm hạt tiêu xé lưỡi. Họ mặc áo lụa mua từ Trung Hoa, lụa thì ấm áp mùa hè, mát mẻ mùa đông mà lại nhẹ nhàng bóng mịn chứ không to sụ như áo lông thú. Và thế là cán cân thương mại lệch hẳn về phương Đông, giống như tk 19 trước khi xảy ra chiến tranh nha phiến. Vàng chảy hết về tay người Byzantine, Arab, Ấn và trung hoa.
TRong khi đó, Byzantine là 1 hệ mở (bao gồm cả 1 số lãnh thổ ven biển Địa Trung Hải như Venezia). Hệ này dựa trên nền kinh tế thương mại và thủ công nghiệp, do đây là vị trí ngã ba đường buôn bán giữa Châu Á (TQ), thế giới Arab và Châu Âu. Byzantine và Arab giàu sụ nhờ thương mại. Như nhà văn Áo Stepan Sweig viết "mọi thứ băt nguồn từ gia vị". Người Hồi giáo (từ tk 7 SCN) là người đầu tiên có những bệnh viện làm phúc cho người nghèo (kinh Qran yêu cầu phải bố thí cho người nghèo), tại đó người ta còn được chữa bệnh cả bằng liệu pháp âm nhạc. Âm nhạc Arab réo rắt, trầm bổng (xem Ivanhoe), kiến trúc Arab cao rộng (nhờ học được từ Byzantine, mà Byzantine thì biết kế thừa kỹ thuật của La Mã) và đẹp mắt, trang phục Arab trang nhã, lộng lẫy, toán, lý hóa, nhạc họa, thiên văn bói toán, hình học, đại số... cái gì cũng văn minh.
Tới tk 11, Byzantine bị Hồi giáo tấn công, chiếm mất thánh địa Jerusalem. Byzantine kêu gọi Tây La Mã giúp sức. Nhân dịp này, Vatican phát động Thánh chiến (Crusade) chiếm lại đền thánh. 7 cuộc thánh chiến thất bại
http://en.wikipedia.org/wiki/Crusade
Nhưng các hiệp sĩ đem về Châu Âu tinh thần và kiến thức khoa học (toán, lý hóa, nhạc họa, thiên văn bói toán, hình học, đại số... ), và kỹ thuật xây dựng Hồi giáo.