Kiến trúc để đời muốn có được cần mấy yếu tố : niềm tin tôn giáo sâu sắc và nền kinh tế tiên tiến. Không thể biết được giữa 2 cái, cái nào có trước và cái nào có sau, hoặc cái nào quan trọng hơn, giống như câu chuyện con gà và quả trứng. Hoạt động tôn giáo quan trọng qua câu nói "một nước không thể chỉ 1 ngày vô đạo" của quân tử Tàu. Câu này đúng cho tất cả các xã hội phát triển, tất nhiên là không có VN. Thông thường thì thủa ban đầu, khi quần cư nông nghiệp phát triển thành nhà nước phong kiến thì lập tức vấn đề tôn giáo được đặt ra. Các kiến trúc lớn đầu tiên xuất hiện phục vụ nhu cầu tôn giáo. Ở VN, kinh tế làng xã làm giai cấp quý tộc phong kiến phát triển èo uột, dẫn đến nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật và kiến trúc của họ gần như số không. Nguyễn Huy Tưởng còn ca ngợi thái độ này bằng "Vũ Như Tô", trong đó vị kiếm chút xu họ Vũ còn đồng tình khi đám dân ngu khu đen đạp phá tác phẩm của mình. Điều này không bao giờ có với các xã hội phát triển. Ngày nay chúng ta nói tới sự hướng kỷ của văn minh phương Tây. Sách chính thống của ta đả phá, phê phán nó, nhưng toàn bộ phương tiện nhà nước, chính quyền, tôn giáo chính trị của ta đang ca ngợi và hỗ trợ sự hướng kỷ. Thực ra nó là 2 phần của sự phát triển tư duy nhân loại, không có nó thì nhân loại không phát triển.
Bây giờ tới tầm quan trọng của nền kinh tế đối với kiến trúc đỉnh cao. Như đã phân tích ở các bài viết trước, khi quý tộc phong kiến mạnh lên, nhu cầu của họ tăng. Có tiền, có quyền, họ đặt ra những "cầu" đặc biệt để khoa học, văn hóa, nghệ thuật phát triển. Chỉ qua bộ lọc thẩm thấu "tầng lớp elite" thì triết học, chính trị, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật ... mới phát triển, tức là xã hội phát triển. Công cụ của nó là tiền, tức là sự phát triển của kinh tế. Phải có tiền và có tập quyền thì mới có kiến trúc để đời.
Kế đến là "tại sao phải xây dựng kiến trúc đỉnh cao?" Nói hẹp, kiến trúc là thể hiện bằng xương bằng thịt của thời đại, của tầng lớp elite, tức là tinh hoa của đất nước. Thông qua kiến trúc, họ áp đặt ý chí lên đất nước và các không gian cư dân lân cận, sao cho tinh thần quốc gia (thực chất là tinh thần của dòng họ hay 1 cá nhân) được bền vững đời đời. Bởi vậy, đã xây thì phải cao hơn, rộng hơn, lộng lẫy hơn. Nói đất nước không cần kiến trúc lộng lẫy là nói bậy, là mị dân. Đến lượt mình, chính kiến trúc đỉnh cao (tức là thành tựu của xã hội, của đất nước, của tinh thần con người) sẽ lôi kéo nhân dân chung sức xây dựng đất nước.
Thời Lý Trần, xã hội ta du nhập món Phật giáo từ nước ngoài. Nhưng tầng lớp elite của ta chưa thoát hẳn khỏi lũy tre làng, do đó "cầu" của họ không đủ đô để xã hội phát triển. Hệ quả là việc nghiên cứu về tôn giáo, "đạo của nước", nhạt toẹt, bị hủ hóa, suy đồi, dẫn tới mất nước. Kiến trúc xây dựng thời kỳ này chẳng có gì, ngay cả qua thư tịch cổ cũng không thấy có gì đặc biệt. Ta hay đổ cho giặc Minh, nhưng giặc phá xong ta làm lại như Châu Âu thì không được hay sao?? Những gì bác pain trông thấy ở Châu Âu 90 % là tái thiết đó. Như vậy, lập luận "chính thống" cho rằng ta không có kiến trúc đẹp do bị giặc phá là bậy. Do ta không có nhu cầu phải xây dựng kiến trúc vĩ đại thì đúng hơn.
Thời Nguyễn, sau khi thấy sự yếu kém của Phật giáo khi áp dụng vào cuộc sống thế tục, nhà vua áp dụng Nho giáo triệt để, với mong muốn Nho giáo VN còn chính thống hơn cả ở chính quốc. Chính vì vậy mà đức Gia Long đã vời cả đội thợ từ Tàu sang xây kinh đo y chang Cố cung Bắc Kinh. Nhưng họ xây nhà không có nóc. Sự nghiên cứu Nho giáo của ta lệch lạc, thiếu chiều sâu mà chỉ chú trọng bề nổi, do vậy mà cứng nhắc, không thể thích nghi khi tiếc xúc với phương Tây. Trong việc này kiến trúc cũng có phần. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy THiệp từng cho nhân vật chính sững sờ thốt lên "cả đời tao chỉ thấy Nhà thờ đá là vĩ đại đáng xem". Khi Pháp chiếm Nam Kỳ, chúng xây 1 loạt công trình tầm thường nhưng đem điện Thái Hòa so với Nhà thờ Đức à hay Dinh Xã Tây Sài Gòn thì 1 tời 1 vực. Hệ quả là 10 năm sau khi Tây chiếm VN, Nam Kỳ đầu hàng tuyệt đối, sự chống đối gần như không đáng kể so với sự quy phục. Ở Miền Bắc có khá hơn vì trí thức trình cao hơn, nhưng các cụ đồ cho con đi học chữ Tây cả loạt, cụ thể là các phong trào của 2 cụ Phan.
Nhưng rốt cục, cái cần nghiên cứu nhất là 1 nền triết học và tư tưởng VN thì không đến nơi đến chốn, thể hiện cụ thể là việc xây dựng kiến trúc đỉnh cao cho đến nay vẫn không được đặt ra nghiêm túc.