4h sáng hôm sau lóc cóc mò dậy để đi tàu sớm 6h10 tới Praha.
Ga trung tâm.
Nội thất toa
KHác với Nhật Bản thích dùng màu sắc trung tính như đen xám trắng, Đức, Tiệp thích dùng màu nguyên như vàng, cam, đỏ, tím, xanh... thiết kế mỹ thuật của họ trông rất mạnh mẽ, thô khỏe nhưng có phong cách riêng và khá đẹp. Toa tàu Châu Âu có lẽ rộng hơn tàu Nhật. Nhưng người Nhật sạch sẽ, tỉ mỉ chau chút hơn. Hạ tầng của Nhật phát triển khá đồng đều, em tới tận cực bắc của Hokkaido mà nhà vệ sinh công cộng ở đấy không thua gì Tokyo, nếu không nói còn đẹp hơn. Cùng 1 tiêu chuẩn về thẩm mỹ, tiện nghi, vệ sinh trên khắp nước Nhật. Ở ga metro Fukuoka, mỗi ga đều có tên riêng và có logo riêng (quá khiếp) thiết kế rất rất đẹp. Phong cách thiết kế cũng rất quan trọng, đó là bộ mặt của sự phát triển xã hội. Người Nhật không tự hào vì là nước có nền kinh tế đứng thứ 2 TG, mà vì họ có số nhạc sĩ và nghệ sĩ nhạc cổ điển chiếm tỷ lệ dân số đông nhất nhì thế giới (không chỉ âm nhạc, mà là nghệ thuật nói chung). Số người và chất lượng chơi nhạc cụ cổ điển nghiệp dư ở Nhật đáng làm thế giới kính trọng. Trong khi đó, tại SG, mỗi kỳ lễ tết là 1 dịp cho thiên hạ kiếm chác, các công ty thiết kế đồ họa B' thiết kế đường hoa TPHCM in ảnh Thủy thủ mặt trăng treo đầy đường, chiếu đèn xanh đỏ lấp lánh. Chúng ta sẽ trả giá đắt vì không đào tạo được nghề mỹ thuật CN cho mình.
TUy nhiên, không gian công cộng của Châu Âu có cái thoải mái, tự nhiên và sang trọng mà Nhật không có.
MỘt lưu ý nhỏ nữa là toa tàu Nhật có ghế ngồi có thể xoay được 180 độ theo hướng tàu chạy để không say tàu, nhưng tàu Châu Âu thì không.