Nếu được đi Trường sa, ghé thăm trang này sẽ thu lượm được nhiều thông tin cực kỳ hữu ích:
http://phairzios.blogspot.com/search/label/Trường Sa
Mình viết vài dòng gom lại một số kinh nghiệm và ít ký ức vụn về chuyến đi Trường sa mà mình vô cùng may mắn được tham gia.
Cơ duyên
Đi Trường sa là niềm mơ ước của bao con dân đất Việt. Một năm trừ lính tráng, cánh báo chí, những người đi theo nhiệm vụ thì chắc chỉ có độ trên 2000 người được ra Trường sa theo dạng thăm hỏi, động viên quân dân quần đảo. Để được đi thăm Trường sa có mấy dạng như sau:
- Công chức: Các bộ, các tỉnh thành hầu như năm nào cũng có các đoàn ra Trường sa thăm hỏi, động viên.
- Hoạt động xã hội, đoàn thể: các kiểu tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ phụ lão… cũng đều có các đoàn đi TS hàng năm.
- Văn công: Tất cả các đoàn đi TS đều mang theo văn công biểu diễn phục vụ lính đảo. Mỗi năm có độ 15 đoàn đi, số đoàn văn công cũng tương ứng.
- Báo chí: Đây là đối tượng được ưu tiên để phục vụ công tác tuyên truyền. Tuy không phải ai cũng muốn đi nên cơ hội của đội này rất lớn.
- Đại gia: Làm gì cũng cần có kinh phí, đi TS cũng vậy. Bạn có thể kết hợp với các cơ quan, các tỉnh đóng góp cho chuyến đi, hoặc trực tiếp liên hệ tặng quà cho Hải quân và đăng ký 1 suất.
- Thân nhân cán bộ chiến sĩ TS.
Đại khái thế, nhưng mình chẳng thuộc loại nào trong các dạng trên, có vẻ nan giải thật. May mắn trong một bữa nhậu sau tết, biết "Tay to" sẽ đi Trường sa, mình lân la xin được bám càng. Mọi chuyện tưởng như đã chắc ăn, cũng đã úp úp mở mở khoe với mấy thằng bạn, nhưng chờ mãi đến cuối tháng 3 chả thấy động tĩnh gì. Sốt ruột gọi cho Tay to thì lĩnh gáo nước lạnh: “Không bố trí cho mày được đâu”. Cũng đành ngậm ngùi, nhưng biết làm thế nào, đi Trường sa còn khó hơn đi nước ngoài.
Một sớm giữa tháng 4, thấy có số gọi đến, tên tuổi đàng hoàng nhưng nghĩ mãi chả biết là thằng nào, không trả lời. Mãi sau mới nhớ, hóa ra là số của "Tay trong", đàn em Tay to. Gọi lại, hắn bảo cho xin thông tin cá nhân để lên danh sách đi Trường sa, mừng hú, nhưng vẫn thấp thỏm. Một tuần sau Tay trong gọi bảo đến lấy giấy triệu tập. Tay cầm giấy triệu tập mà lòng rưng rưng, chỉ muốn hét toáng lên khoe với bạn bè. Thế là chắc ăn 99% rồi. Còn hơn 1 tuần để chuẩn bị, lùng sục trên mạng xem thông tin, thật may là có chiến hữu vừa mới đi về phổ biến cho ít kinh nghiệm nên cũng đỡ bỡ ngỡ.
Rồi thì cũng xong, 1 tuần làm thủ tục xin nghỉ, bàn giao công việc, mua sắm quà cáp, đồ dùng. Trước mắt là 10 ngày lênh đênh ra khơi.
Hậu cần, kinh nghiệm vặt:
Đồ được phát trên tàu:
Mũ cối hoặc mũ tai bèo, dép rọ, túi nilon bảo quản (chống ướt đồ khi lên đảo), bàn chải, thuốc đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng giặt, khăn mặt. Ngoài ra còn được phát “Sổ công tác Trường sa, DK”, trong đó có các nội dung tuyên truyền cơ bản, các quy định của chuyến công tác và ½ là để ghi chép, bút thì tự túc nhé.
Đồ dùng cá nhân mang theo:
Quần áo: Bạn chỉ cần 02 bộ dài để mặc khi lên đảo, 02 bộ cộc mặc khi ở trên tàu. Nói chung trên tàu ăn mặc thoải mái, nhưng lên đảo nhất thiết phải ăn mặc nghiêm túc trang trọng để đáp lại sự tiếp đón trang trọng của chủ nhà. Cũng nên mặc áo dài tay vì nắng rất rát, nhất là đoạn ca nô từ tàu vào đảo thì hoàn toàn không có bóng mát. Nên mang đồ nhẹ, nhanh khô để mặc cho mát giặt đỡ mệt. Trên biển không bụi mấy nên cũng không bẩn như thành phố măc 1 bộ 2 ngày cũng được. Buồng mình có cụ cứ mặc lên đảo xong về lại treo lên, hôm sau mặc tiếp, khỏi cần giặt . Đồ lót thì nên mua loại dùng 1 lần, xong rồi quăng.
Mũ: Mình cho mũ tai bèo là ổn nhất, vừa che nắng tốt, vừa gọn nhẹ, lúc không đội có thể đút túi. Bạn nên mang theo mũ của mình vì mũ trên tàu phát có thể không vừa, hoặc không có loại bạn cần (đoàn mình đi cả mũ cối và mũ tai bèo đều là loại rất bé, đội chỉ dính tí chỏm trên đầu )
Dép: Tàu phát cho dép rọ, dép này đi khá là bám. Tuy nhiên nếu bạn có đôi dép có độ bám tương tự và đế êm hơn thì nên mang. Nên đi dép để có thể lội xuống biển, hoặc sóng có đánh ướt 1 tí cũng đỡ khó chịu. Nếu đi dép của tàu thì cũng như mũ, các bạn có nguy cơ không kiếm được đôi vừa chân (nhất là bạn nào chân to), và vì là giống nhau hết nên có những lúc bạn sẽ không có mà đi, hoặc bên to bên nhỏ, hoặc hai chiếc cùng bên. Các bạn sẽ được phổ biến là rìa đảo chìm cực kỳ trơn, đi xuống đó phải hết sức cẩn thận dò chắc từng bước, đồng thời phải cảnh giác với sóng. Một chiến sĩ đoàn mình bị ướt ống kính máy ảnh vì lĩnh 1 con sóng, thế là mấy hôm cuối khỏi chụp choẹt.
Thuốc men: Bác nào có bệnh gì thì tự mang thuốc nhé, còn không thì mang các thứ thuốc cơ bản: trị tào tháo, cảm cúm, giảm đau hạ sốt, kháng sinh (nằm điều hòa chạy cả ngày cũng dễ viêm họng). Thuốc chống say cũng nên mang. Theo truyền bá của 1 sĩ quan hải quân thì 1-2 ngày đầu nên nạp thuốc chống say, các ngày sau thì cơ thể sẽ dần thích nghi. Còn nếu sóng to đến cấp 7-9 thì say toàn tàu, kể cả lái tàu.
Điện đóm: điện trên tàu đầy đủ nhưng hơi thiếu ổ cắm. Mỗi bác đi nên thủ sẵn 1 chạc 3, 1 pin dự phòng là yên tâm.
Sinh hoạt:
Đón tiếp trước và sau chuyến đi: Chúng tôi xuất phát từ Cam ranh và kết thúc tại Tp HCM, thực sự Hải quân đã tổ chức đón đưa cực kỳ chu đáo. Đón tiễn sân bay, bố trí ăn nghỉ tốt nhất trong khả năng của họ (nhiều phòng tập thể, không điều hòa). Trường hợp các bác không chịu được khổ thì có thể thuê khách sạn ngoài, miễn là tập trung đúng giờ theo lịch.
Cơm nước: Tiêu chuẩn ăn trên tàu năm nay là hơn 200k, nên không lo đói. Đánh chén ngày 4 bữa 6h, 11h, 18h và 22h. Sáng mì, phở ăn liền, hoặc cơm. Hôm nào ăn cơm thì hơi bị khó vào, nhưng hãy cố ăn để lấy sức lên đảo. Trưa chiều là bữa chính 4 món, thường không ăn hết thức ăn. Đêm thì có chè, cháo, ngô, khoai. Nhìn chung là không cần mang theo đồ ăn, trừ cà muối. Nước uống: có nước bình, nước chai phục vụ trong phòng (hoặc có bình đun nước), cây nước nóng lạnh phục vụ cả khoang. Trong phòng cũng có sẵn ấm pha trà và ly uống rượu.
Nhậu: Cơm 4 bữa thì nhậu cũng 4 bữa. Đi đoàn thì nên tính toán mang đủ cơ số rượu. Mình đi 1 mình nên chả mang được lọ nào. Tàu thường chở theo rất nhiều rượu, bia, chịu khó ngoại giao thì bạn có thể được tặng, hoặc có thể xin xỏ đổi chác lấy vài lọ dùng tạm. Trên các đảo cấm rượu bia 100%, không có ngoại lệ. Bạn nên tôn trọng quy định, không mang rượu bia lên đảo tặng lính, không nhậu trôm trên đảo. Nhậu trên tàu có thể đến rất tình cờ khi bạn sà vào 1 hội nào đó trên boong dạo, kiểu ông giơ chân giò bà thò chai rượu, cực kỳ vui vẻ thoải mái. Nhậu cũng có thể là đoàn này mời đoàn kia, đoàn này mời tàu, tàu mời đoàn khác. Nói chung là tiêu tốn khá nhiều cồn và thời gian cho các độ nhậu. Tuy nhiên bạn nên tính toán giữ sức cho các chuyến lên đảo vì mục đích của chuyến đi không phải là nhậu.
Tắm giặt: Nước nôi trên tàu khá thoải mái, đoàn mình 250 người (cả tổ lái và tổ phục vụ) đi 10 ngày không thấy hiện tượng thiếu nước. Tàu có 2 khoang bình dân sử dụng nhà vệ sinh, phòng tắm chung, 2 khoang sĩ quan phòng công trình phụ khép kín.
Phòng vệ sinh chung
Phòng tắm
Ngủ nghỉ: Phòng bình dân giường tầng 8-10 người, phòng sĩ quan 1-2 người. Gường khá rộng, nằm thoải mái. Tàu chạy điều hòa suốt ngày đêm, các phòng cuối đường ống hơi nóng tí, nhưng lên đảo thưởng thức cái lán tôn của công binh mới thấy thế vẫn là thiên đường. Ngủ lúc nào tùy thích, nhưng 5h30 sáng là vang lên cái khẩu lệnh trứ danh: “Hết giờ nghỉ, toàn tàu báo thức! Hết giờ nghỉ, báo thức toàn tàu! Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!”. Chẳng hiểu sao câu này có vẻ hằn rất sâu trong tâm trí những người theo tàu ra TS.
Phòng ngủ
Quà cáp:
Đời sống lính đảo nhìn chung đã được đảm bảo rất tốt, đủ lượng, đủ chất, nhưng đương nhiên không thể phong phú đa dạng như trên đất liền, đồ ăn thức uống chủ yếu là đồ hộp. Vậy nên ngoài tình cảm, những món quà dù là nhỏ từ đất liền cũng cực kỳ có ý nghĩa với lính đảo. Quà của các đoàn được đóng hộp bọc xanh đỏ nên mình cũng không rõ là thứ gì, chỉ đồ rằng có chè, cà phê, thuốc lá… Mình đi cá nhân nên thủ theo ít thứ gọn nhẹ, tình cảm là chính: lạc rang húng lìu, giống rau, ít truyện, chè, thuốc, ít thẻ cào viettel.
Lạc rang húng lìu để nhậu trên tàu cũng rất phê, nhưng chỉ dám thử 1 gói, còn chính là để dúi cho lính đảo chút hương vị Hà nội. Rau trồng trên đảo thấy phổ biến là cải, rau muống, mùng tơi, dền, mướp, húng chó (có nơi mình còn thấy đủ bộ húng, sả, lá mơ để mần thịt chó). Mùa khô thì thiếu thật, nhưng mùa mưa thì thoải mái ăn. Mình mang ít hạt cải để nếu trồng được thì trồng, không thì làm rau mầm cũng tốt, cộng thêm các loại giống rau thơm để tô điểm thêm cho bữa ăn (nếu trồng được ). Sách mang thì vừa để đọc vừa tặng dần, nhưng không chắc là bọn nó được giữ lại đọc, vì thông tin trên đảo được kiểm soát khá chặt. Thẻ điện thoại cũng vậy, mỗi tuần chỉ 1 vài thằng được đơn vị biểu dương thì được gọi về nhà, bằng điện thoại của đơn vị, có kiểm soát của chỉ huy, nên có lẽ chúng nó găm lại mang về đất liền dùng sau thôi.
Hoa quả cũng là đồ xa xỉ trên đảo. Hôm lên Sinh tồn đông thấy chia dưa, nghe 2 thằng lính bảo nhau “Mày ra xin 1 quả đi, mấy tháng rồi tao chưa được miếng nào”, thật thương trào nước mắt. Mới thấy mình thật sáng suốt khi hôm trước đánh dậm được quả xoài, liền mang lên Đá Thị cho thằng lính gác đảo. Mình bóp mồm 1-2 tuần bõ bèn gì so với chúng nó nhịn mấy tháng. Vậy nên các bác đi đoàn đông mà thồ ít hoa quả ra tặng lính thì cực kỳ có giá trị đấy. Cùng đi với mình có đoàn tặng mỗi điểm 1 túi chanh, cũng rất hữu ích, trời nắng chang chang mà được cốc chanh đá thì kể cả ở đất liền cũng vẫn phê.
http://phairzios.blogspot.com/search/label/Trường Sa
Mình viết vài dòng gom lại một số kinh nghiệm và ít ký ức vụn về chuyến đi Trường sa mà mình vô cùng may mắn được tham gia.
Cơ duyên
Đi Trường sa là niềm mơ ước của bao con dân đất Việt. Một năm trừ lính tráng, cánh báo chí, những người đi theo nhiệm vụ thì chắc chỉ có độ trên 2000 người được ra Trường sa theo dạng thăm hỏi, động viên quân dân quần đảo. Để được đi thăm Trường sa có mấy dạng như sau:
- Công chức: Các bộ, các tỉnh thành hầu như năm nào cũng có các đoàn ra Trường sa thăm hỏi, động viên.
- Hoạt động xã hội, đoàn thể: các kiểu tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ phụ lão… cũng đều có các đoàn đi TS hàng năm.
- Văn công: Tất cả các đoàn đi TS đều mang theo văn công biểu diễn phục vụ lính đảo. Mỗi năm có độ 15 đoàn đi, số đoàn văn công cũng tương ứng.
- Báo chí: Đây là đối tượng được ưu tiên để phục vụ công tác tuyên truyền. Tuy không phải ai cũng muốn đi nên cơ hội của đội này rất lớn.
- Đại gia: Làm gì cũng cần có kinh phí, đi TS cũng vậy. Bạn có thể kết hợp với các cơ quan, các tỉnh đóng góp cho chuyến đi, hoặc trực tiếp liên hệ tặng quà cho Hải quân và đăng ký 1 suất.
- Thân nhân cán bộ chiến sĩ TS.
Đại khái thế, nhưng mình chẳng thuộc loại nào trong các dạng trên, có vẻ nan giải thật. May mắn trong một bữa nhậu sau tết, biết "Tay to" sẽ đi Trường sa, mình lân la xin được bám càng. Mọi chuyện tưởng như đã chắc ăn, cũng đã úp úp mở mở khoe với mấy thằng bạn, nhưng chờ mãi đến cuối tháng 3 chả thấy động tĩnh gì. Sốt ruột gọi cho Tay to thì lĩnh gáo nước lạnh: “Không bố trí cho mày được đâu”. Cũng đành ngậm ngùi, nhưng biết làm thế nào, đi Trường sa còn khó hơn đi nước ngoài.
Một sớm giữa tháng 4, thấy có số gọi đến, tên tuổi đàng hoàng nhưng nghĩ mãi chả biết là thằng nào, không trả lời. Mãi sau mới nhớ, hóa ra là số của "Tay trong", đàn em Tay to. Gọi lại, hắn bảo cho xin thông tin cá nhân để lên danh sách đi Trường sa, mừng hú, nhưng vẫn thấp thỏm. Một tuần sau Tay trong gọi bảo đến lấy giấy triệu tập. Tay cầm giấy triệu tập mà lòng rưng rưng, chỉ muốn hét toáng lên khoe với bạn bè. Thế là chắc ăn 99% rồi. Còn hơn 1 tuần để chuẩn bị, lùng sục trên mạng xem thông tin, thật may là có chiến hữu vừa mới đi về phổ biến cho ít kinh nghiệm nên cũng đỡ bỡ ngỡ.
Rồi thì cũng xong, 1 tuần làm thủ tục xin nghỉ, bàn giao công việc, mua sắm quà cáp, đồ dùng. Trước mắt là 10 ngày lênh đênh ra khơi.
Hậu cần, kinh nghiệm vặt:
Đồ được phát trên tàu:
Mũ cối hoặc mũ tai bèo, dép rọ, túi nilon bảo quản (chống ướt đồ khi lên đảo), bàn chải, thuốc đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng giặt, khăn mặt. Ngoài ra còn được phát “Sổ công tác Trường sa, DK”, trong đó có các nội dung tuyên truyền cơ bản, các quy định của chuyến công tác và ½ là để ghi chép, bút thì tự túc nhé.
Đồ dùng cá nhân mang theo:
Quần áo: Bạn chỉ cần 02 bộ dài để mặc khi lên đảo, 02 bộ cộc mặc khi ở trên tàu. Nói chung trên tàu ăn mặc thoải mái, nhưng lên đảo nhất thiết phải ăn mặc nghiêm túc trang trọng để đáp lại sự tiếp đón trang trọng của chủ nhà. Cũng nên mặc áo dài tay vì nắng rất rát, nhất là đoạn ca nô từ tàu vào đảo thì hoàn toàn không có bóng mát. Nên mang đồ nhẹ, nhanh khô để mặc cho mát giặt đỡ mệt. Trên biển không bụi mấy nên cũng không bẩn như thành phố măc 1 bộ 2 ngày cũng được. Buồng mình có cụ cứ mặc lên đảo xong về lại treo lên, hôm sau mặc tiếp, khỏi cần giặt . Đồ lót thì nên mua loại dùng 1 lần, xong rồi quăng.
Mũ: Mình cho mũ tai bèo là ổn nhất, vừa che nắng tốt, vừa gọn nhẹ, lúc không đội có thể đút túi. Bạn nên mang theo mũ của mình vì mũ trên tàu phát có thể không vừa, hoặc không có loại bạn cần (đoàn mình đi cả mũ cối và mũ tai bèo đều là loại rất bé, đội chỉ dính tí chỏm trên đầu )
Dép: Tàu phát cho dép rọ, dép này đi khá là bám. Tuy nhiên nếu bạn có đôi dép có độ bám tương tự và đế êm hơn thì nên mang. Nên đi dép để có thể lội xuống biển, hoặc sóng có đánh ướt 1 tí cũng đỡ khó chịu. Nếu đi dép của tàu thì cũng như mũ, các bạn có nguy cơ không kiếm được đôi vừa chân (nhất là bạn nào chân to), và vì là giống nhau hết nên có những lúc bạn sẽ không có mà đi, hoặc bên to bên nhỏ, hoặc hai chiếc cùng bên. Các bạn sẽ được phổ biến là rìa đảo chìm cực kỳ trơn, đi xuống đó phải hết sức cẩn thận dò chắc từng bước, đồng thời phải cảnh giác với sóng. Một chiến sĩ đoàn mình bị ướt ống kính máy ảnh vì lĩnh 1 con sóng, thế là mấy hôm cuối khỏi chụp choẹt.
Thuốc men: Bác nào có bệnh gì thì tự mang thuốc nhé, còn không thì mang các thứ thuốc cơ bản: trị tào tháo, cảm cúm, giảm đau hạ sốt, kháng sinh (nằm điều hòa chạy cả ngày cũng dễ viêm họng). Thuốc chống say cũng nên mang. Theo truyền bá của 1 sĩ quan hải quân thì 1-2 ngày đầu nên nạp thuốc chống say, các ngày sau thì cơ thể sẽ dần thích nghi. Còn nếu sóng to đến cấp 7-9 thì say toàn tàu, kể cả lái tàu.
Điện đóm: điện trên tàu đầy đủ nhưng hơi thiếu ổ cắm. Mỗi bác đi nên thủ sẵn 1 chạc 3, 1 pin dự phòng là yên tâm.
Sinh hoạt:
Đón tiếp trước và sau chuyến đi: Chúng tôi xuất phát từ Cam ranh và kết thúc tại Tp HCM, thực sự Hải quân đã tổ chức đón đưa cực kỳ chu đáo. Đón tiễn sân bay, bố trí ăn nghỉ tốt nhất trong khả năng của họ (nhiều phòng tập thể, không điều hòa). Trường hợp các bác không chịu được khổ thì có thể thuê khách sạn ngoài, miễn là tập trung đúng giờ theo lịch.
Cơm nước: Tiêu chuẩn ăn trên tàu năm nay là hơn 200k, nên không lo đói. Đánh chén ngày 4 bữa 6h, 11h, 18h và 22h. Sáng mì, phở ăn liền, hoặc cơm. Hôm nào ăn cơm thì hơi bị khó vào, nhưng hãy cố ăn để lấy sức lên đảo. Trưa chiều là bữa chính 4 món, thường không ăn hết thức ăn. Đêm thì có chè, cháo, ngô, khoai. Nhìn chung là không cần mang theo đồ ăn, trừ cà muối. Nước uống: có nước bình, nước chai phục vụ trong phòng (hoặc có bình đun nước), cây nước nóng lạnh phục vụ cả khoang. Trong phòng cũng có sẵn ấm pha trà và ly uống rượu.
Nhậu: Cơm 4 bữa thì nhậu cũng 4 bữa. Đi đoàn thì nên tính toán mang đủ cơ số rượu. Mình đi 1 mình nên chả mang được lọ nào. Tàu thường chở theo rất nhiều rượu, bia, chịu khó ngoại giao thì bạn có thể được tặng, hoặc có thể xin xỏ đổi chác lấy vài lọ dùng tạm. Trên các đảo cấm rượu bia 100%, không có ngoại lệ. Bạn nên tôn trọng quy định, không mang rượu bia lên đảo tặng lính, không nhậu trôm trên đảo. Nhậu trên tàu có thể đến rất tình cờ khi bạn sà vào 1 hội nào đó trên boong dạo, kiểu ông giơ chân giò bà thò chai rượu, cực kỳ vui vẻ thoải mái. Nhậu cũng có thể là đoàn này mời đoàn kia, đoàn này mời tàu, tàu mời đoàn khác. Nói chung là tiêu tốn khá nhiều cồn và thời gian cho các độ nhậu. Tuy nhiên bạn nên tính toán giữ sức cho các chuyến lên đảo vì mục đích của chuyến đi không phải là nhậu.
Tắm giặt: Nước nôi trên tàu khá thoải mái, đoàn mình 250 người (cả tổ lái và tổ phục vụ) đi 10 ngày không thấy hiện tượng thiếu nước. Tàu có 2 khoang bình dân sử dụng nhà vệ sinh, phòng tắm chung, 2 khoang sĩ quan phòng công trình phụ khép kín.
Phòng vệ sinh chung
Phòng tắm
Ngủ nghỉ: Phòng bình dân giường tầng 8-10 người, phòng sĩ quan 1-2 người. Gường khá rộng, nằm thoải mái. Tàu chạy điều hòa suốt ngày đêm, các phòng cuối đường ống hơi nóng tí, nhưng lên đảo thưởng thức cái lán tôn của công binh mới thấy thế vẫn là thiên đường. Ngủ lúc nào tùy thích, nhưng 5h30 sáng là vang lên cái khẩu lệnh trứ danh: “Hết giờ nghỉ, toàn tàu báo thức! Hết giờ nghỉ, báo thức toàn tàu! Toàn tàu báo thức! Báo thức toàn tàu!”. Chẳng hiểu sao câu này có vẻ hằn rất sâu trong tâm trí những người theo tàu ra TS.
Phòng ngủ
Quà cáp:
Đời sống lính đảo nhìn chung đã được đảm bảo rất tốt, đủ lượng, đủ chất, nhưng đương nhiên không thể phong phú đa dạng như trên đất liền, đồ ăn thức uống chủ yếu là đồ hộp. Vậy nên ngoài tình cảm, những món quà dù là nhỏ từ đất liền cũng cực kỳ có ý nghĩa với lính đảo. Quà của các đoàn được đóng hộp bọc xanh đỏ nên mình cũng không rõ là thứ gì, chỉ đồ rằng có chè, cà phê, thuốc lá… Mình đi cá nhân nên thủ theo ít thứ gọn nhẹ, tình cảm là chính: lạc rang húng lìu, giống rau, ít truyện, chè, thuốc, ít thẻ cào viettel.
Lạc rang húng lìu để nhậu trên tàu cũng rất phê, nhưng chỉ dám thử 1 gói, còn chính là để dúi cho lính đảo chút hương vị Hà nội. Rau trồng trên đảo thấy phổ biến là cải, rau muống, mùng tơi, dền, mướp, húng chó (có nơi mình còn thấy đủ bộ húng, sả, lá mơ để mần thịt chó). Mùa khô thì thiếu thật, nhưng mùa mưa thì thoải mái ăn. Mình mang ít hạt cải để nếu trồng được thì trồng, không thì làm rau mầm cũng tốt, cộng thêm các loại giống rau thơm để tô điểm thêm cho bữa ăn (nếu trồng được ). Sách mang thì vừa để đọc vừa tặng dần, nhưng không chắc là bọn nó được giữ lại đọc, vì thông tin trên đảo được kiểm soát khá chặt. Thẻ điện thoại cũng vậy, mỗi tuần chỉ 1 vài thằng được đơn vị biểu dương thì được gọi về nhà, bằng điện thoại của đơn vị, có kiểm soát của chỉ huy, nên có lẽ chúng nó găm lại mang về đất liền dùng sau thôi.
Hoa quả cũng là đồ xa xỉ trên đảo. Hôm lên Sinh tồn đông thấy chia dưa, nghe 2 thằng lính bảo nhau “Mày ra xin 1 quả đi, mấy tháng rồi tao chưa được miếng nào”, thật thương trào nước mắt. Mới thấy mình thật sáng suốt khi hôm trước đánh dậm được quả xoài, liền mang lên Đá Thị cho thằng lính gác đảo. Mình bóp mồm 1-2 tuần bõ bèn gì so với chúng nó nhịn mấy tháng. Vậy nên các bác đi đoàn đông mà thồ ít hoa quả ra tặng lính thì cực kỳ có giá trị đấy. Cùng đi với mình có đoàn tặng mỗi điểm 1 túi chanh, cũng rất hữu ích, trời nắng chang chang mà được cốc chanh đá thì kể cả ở đất liền cũng vẫn phê.
Last edited: