Làm việc của các đại sứ quán họ tuân theo quy định pháp lý và 1 phần theo thông lệ quốc tế.
Trên web của ĐSQ Đức họ ghi rằng: "Đề nghị quý vị mang theo toàn bộ giấy tờ bản chính, kèm theo một bản photo và bản dịch sang tiếng Đức."
Vậy bạn cứ thế mà làm cho chắc ăn.
Việc dịch tiếng Đức có thể bạn tự dịch, nhờ người dịch hoặc thuê Cty dịch, ai dịch thì cũng phải ký tên xác nhận vào bên dưới bản dịch.
Họ không cần công chứng thì mình cũng không cần công chứng, nếu có sẵn bản công chứng còn hiệu lực - dưới 6 tháng (tiếng Đức hoặc Anh cũng được) thì nộp luôn cũng không sao.
Việc bỏ thủ tục công chứng làm cho hồ sơ đơn giản rất nhiều, ít cồng kềnh hơn.
Theo kinh nghiệm của tôi, tôi tự xếp loại giấy tờ thành 4 loại:
- Loại cần dịch ra tiếng Đức như quyết định nghỉ phép, bảng lương.
- Loại dịch và công chứng Anh như Hộ khẩu, kết hôn, Khai sinh vì các giấy này mình có thể dùng cho nhiều đợt xin visa các nước khác nhau, giá công chứng dịch cũng rẻ thôi.
- Loaị tự dịch và ký tên dưới như lịch trình, thẻ bảo hiểm.
- Loại không cần làm gì cả vì bản gốc tiếng Anh hay song ngữ rồi như hợp đồng bảo hiểm du lịch, tiết kiệm, sao kê ngân hàng, booking máy bay, khách sạn..., nhiều bản có tiếng Đức rồi ok như giấy mời, thẻ cư trú (bản photto) của người mời...
Bạn hình dung, người xét duyệt hồ sơ cho mình là người Đức (không phải người nhận hồ sơ thường là người Việt), họ biết tiếng Anh nhưng trong hồ sơ đối ngoại nên tôn trọng họ và có ít tiếng Đức tỏ lòng tôn trọng họ, tôn trọng quy định của họ trên web thì thiện cảm xét hồ sơ của họ tăng lên.