SaleOff247
Phượt tiên
Sẵn có bạn đề cập nên gửi bác chủ bảng so sánh tham khảo cho dễ chọn lựa:
Đầu tiên là 2 từ viết tắt:
PnS - Point-and-Shot - những chiếc máy ảnh du lịch, ngắm-và-chụp cho chất lượng ảnh tốt.
DSLR - Digital Single-lens reflex camera - tạm dịch Máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ.
_________________
Thế mạnh của DSLR:
Mềm dẻo và linh hoạt. Tuy bề ngoại trông kềnh càng và cứng cáp song bên trong DSLR khá mềm dẻo, có nhiều kiểu thiết lập điều khiển để tạo ra ảnh
Chất lượng ảnh tốt. DSLR cho một dải rất rộng kích cỡ ảnh để kiểm soát chất lượng ảnh, đồng thời chụp với định dạng RAW cho phép xử lý hậu kỳ tốt
Nhiều ống kính. Mỗi một đời máy DSLR có thể sử dụng nhiều ống kính khác nhau đáp ứng từng nhu cầu chụp ảnh (chân dung, phong cảnh, micro…)
Dải ISO rộng. DSLR không những có dải nhạy sáng ISO rộng (thường từ 100 - 12800) mà còn có thể thiết lập độ nhạy sáng theo từng trường hợp cụ thể, khá hữu ích khi cần sử dụng độ nhạy sáng ISO cao trong môi trường thiếu sáng (mà không sử dụng đèn hỗ trợ)
Phụ kiện nhiều. DSLR đi kèm khá nhiều phụ kiện như đèn flash rời, remote điều khiển từ xa, kính lọc, chân máy… trợ giúp cho việc chụp ảnh
Sự chú ý. Dù bạn không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp song việc sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR sẽ khiến người ta chú ý, nhiều lúc là “lầm tưởng”, nhất là khi gắn kèm một ống kính lớn đắt tiền.
Điểm yếu của DSLR:
Giá đắt. Một chiếc máy ảnh DSLR phổ thông (entry-level) mới hoàn toàn có giá từ khoảng 500 USD
Tính di động không cao. Bạn không thể nhét máy DSLR vào túi quần áo như PnS. Nó to, nặng và cồng kềnh hơn khi có gắn thêm ống kính
Chi phí bảo dưỡng. Theo thời gian sử dụng, có thể DSLR sẽ gặp các trục trặc hỏng hóc như bám bụi, hỏng màn trập… Chi phí cho việc bảo dưỡng cao có thể sẽ khiến bạn nghĩ đến việc mua máy mới thay thế.
Kính ngắm (viewfinder). Với nhiều người, cảm giác ngắm chụp qua kính ngắm không thuận tiện như màn hình LCD phía sau máy.
Sự chú ý. Nhiều nơi không cho phép chụp ảnh bằng DSLR. Và DSLR cũng là mục tiêu dễ bị trộm cướp.
Thế mạnh của PnS:
Giá rẻ. Những chiếc máy ảnh PnS chất lượng trung bình khá có giá vào khoảng 70 - 200 USD, tùy thuộc vào tính năng của chúng
Dễ sử dụng. Đây là đặc điểm “ăn tiền” của PnS đối với nhiều người. Bạn chỉ cần trỏ vào thứ cần chụp và nhấn nút là máy sẽ làm mọi việc còn lại. PnS còn đi kèm một số phần mềm tải và chỉnh sửa ảnh
Tính di động cao. PnS khá nhỏ, nhẹ và dễ nhét trong túi quần áo hoặc giỏ xách
Màn hình LCD. Hầu hết các máy ảnh PnS đều có màn hình LCD lớn, sáng, hiển thị vừa vặn khung ảnh chụp, cho phém ngắm và chụp rất thoải mái.
Điểm yếu của PnS:
Kém linh hoạt. Các chế độ điều khiển trên PnS đa phần là tự động, ít chỉnh tay được. Tầm zoom của ống kính bị giới hạn và ống kính không tháo lắp được, không sử dụng được ống kính khác
Phụ kiện không nhiều. Số lượng phụ kiện không nhiều như DSLR
Flash tự động dễ gây khó chịu. Trong môi trường thiếu sáng, các chế độ chụp tự động sẽ tự động bật flash. Do đó, người chụp phải có kinh nghiệm chuyển sang chế độ chỉnh tay hoặc tắt flash
Chất lượng ảnh không cao. Nhiều megapixel không có nghĩa là chất lượng ảnh cũng cao. Do kích cỡ cảm biến ảnh số trong PnS khá nhỏ nên chất lượng ảnh so với DSLR không tốt bằng
Không phù hợp cho nhu cầu chuyên nghiệp. Do chất lượng ảnh không cao nên nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp bằng PnS không phải là hướng đi phù hợp.
(Sưu tầm)
Đầu tiên là 2 từ viết tắt:
PnS - Point-and-Shot - những chiếc máy ảnh du lịch, ngắm-và-chụp cho chất lượng ảnh tốt.
DSLR - Digital Single-lens reflex camera - tạm dịch Máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ.
_________________
Thế mạnh của DSLR:
Mềm dẻo và linh hoạt. Tuy bề ngoại trông kềnh càng và cứng cáp song bên trong DSLR khá mềm dẻo, có nhiều kiểu thiết lập điều khiển để tạo ra ảnh
Chất lượng ảnh tốt. DSLR cho một dải rất rộng kích cỡ ảnh để kiểm soát chất lượng ảnh, đồng thời chụp với định dạng RAW cho phép xử lý hậu kỳ tốt
Nhiều ống kính. Mỗi một đời máy DSLR có thể sử dụng nhiều ống kính khác nhau đáp ứng từng nhu cầu chụp ảnh (chân dung, phong cảnh, micro…)
Dải ISO rộng. DSLR không những có dải nhạy sáng ISO rộng (thường từ 100 - 12800) mà còn có thể thiết lập độ nhạy sáng theo từng trường hợp cụ thể, khá hữu ích khi cần sử dụng độ nhạy sáng ISO cao trong môi trường thiếu sáng (mà không sử dụng đèn hỗ trợ)
Phụ kiện nhiều. DSLR đi kèm khá nhiều phụ kiện như đèn flash rời, remote điều khiển từ xa, kính lọc, chân máy… trợ giúp cho việc chụp ảnh
Sự chú ý. Dù bạn không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp song việc sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR sẽ khiến người ta chú ý, nhiều lúc là “lầm tưởng”, nhất là khi gắn kèm một ống kính lớn đắt tiền.
Điểm yếu của DSLR:
Giá đắt. Một chiếc máy ảnh DSLR phổ thông (entry-level) mới hoàn toàn có giá từ khoảng 500 USD
Tính di động không cao. Bạn không thể nhét máy DSLR vào túi quần áo như PnS. Nó to, nặng và cồng kềnh hơn khi có gắn thêm ống kính
Chi phí bảo dưỡng. Theo thời gian sử dụng, có thể DSLR sẽ gặp các trục trặc hỏng hóc như bám bụi, hỏng màn trập… Chi phí cho việc bảo dưỡng cao có thể sẽ khiến bạn nghĩ đến việc mua máy mới thay thế.
Kính ngắm (viewfinder). Với nhiều người, cảm giác ngắm chụp qua kính ngắm không thuận tiện như màn hình LCD phía sau máy.
Sự chú ý. Nhiều nơi không cho phép chụp ảnh bằng DSLR. Và DSLR cũng là mục tiêu dễ bị trộm cướp.
Thế mạnh của PnS:
Giá rẻ. Những chiếc máy ảnh PnS chất lượng trung bình khá có giá vào khoảng 70 - 200 USD, tùy thuộc vào tính năng của chúng
Dễ sử dụng. Đây là đặc điểm “ăn tiền” của PnS đối với nhiều người. Bạn chỉ cần trỏ vào thứ cần chụp và nhấn nút là máy sẽ làm mọi việc còn lại. PnS còn đi kèm một số phần mềm tải và chỉnh sửa ảnh
Tính di động cao. PnS khá nhỏ, nhẹ và dễ nhét trong túi quần áo hoặc giỏ xách
Màn hình LCD. Hầu hết các máy ảnh PnS đều có màn hình LCD lớn, sáng, hiển thị vừa vặn khung ảnh chụp, cho phém ngắm và chụp rất thoải mái.
Điểm yếu của PnS:
Kém linh hoạt. Các chế độ điều khiển trên PnS đa phần là tự động, ít chỉnh tay được. Tầm zoom của ống kính bị giới hạn và ống kính không tháo lắp được, không sử dụng được ống kính khác
Phụ kiện không nhiều. Số lượng phụ kiện không nhiều như DSLR
Flash tự động dễ gây khó chịu. Trong môi trường thiếu sáng, các chế độ chụp tự động sẽ tự động bật flash. Do đó, người chụp phải có kinh nghiệm chuyển sang chế độ chỉnh tay hoặc tắt flash
Chất lượng ảnh không cao. Nhiều megapixel không có nghĩa là chất lượng ảnh cũng cao. Do kích cỡ cảm biến ảnh số trong PnS khá nhỏ nên chất lượng ảnh so với DSLR không tốt bằng
Không phù hợp cho nhu cầu chuyên nghiệp. Do chất lượng ảnh không cao nên nhu cầu chụp ảnh chuyên nghiệp bằng PnS không phải là hướng đi phù hợp.
(Sưu tầm)