đập Đồng Cam.
đi như vậy thì trung bình khoãng 4 ngày thì thay nhớt xe 1 lần. Nếu có bạn đi đường QL25 từ Tuy Hòa > Phú Túc > A Yunpa thì nên ghé vào tham quan Đập Đồng Cam cách Tuy Hòa khoãng 15km. nếu đi từ Tuy Hòa lên thì nó nằn tay trái, tốt nhất hỏi dân địa phương, đường hẹp, cũng dễ đi từ QL25 mất 10p là tới ngay chân Đập.
Thuở xa xưa, khu vực Đồng Cam là biển cả, dấu vết còn lại là Gành Đá thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Thắng, đồi cát trắng thôn Mỹ Thạnh xã Hòa Phong, Gành Bà thôn Phước Thành (đối diện với Dinh Ông xã Hòa Định, phía nam sông Đà Rằng)…
Năm 1923 người Pháp cho khởi công xây dựng đập sau nhiều năm ròng khảo sát và mãi đến năm 1931 đập mới hoàn thành cùng hệ thống kênh mương dẫn nước về khắp các nơi trên đồng Tuy Hoà. Tháng 1/1933 vua Bảo Đại về tại đập Đồng Cam để khánh thành, chứng tỏ đây là công trình cực kỳ quan trọng không chỉ của riêng tỉnh Phú Yên mà cho cả đất nước. Đây là một trong số rất ít công trình có quy mô lớn và nổi tiếng thời bấy giờ do người Pháp thiết kế và đưa dân công từ khắp các nơi về để xây dựng.
Công trình này được xây dựng trong một thời gian kỷ lục 10 năm, với lượng đất đá đào đắp và bê tông xây dựng lên hàng chục triệu mét khối để đưa nước từ hạ lưu sông Ba vào tưới cho cánh đồng Tuy Hoà, biến từ chỗ khô hạn thành cánh đồng trù phú bậc nhất duyên hải miền Trung. Trải qua hơn hai phần ba thế kỷ, công trình đã mang lại cho nông dân Phú Yên những vụ mùa bội thu, đồng lúa ngày càng tươi tốt hơn nhờ những tiến bộ KHKT, trong đó NƯỚC tưới là hàng đầu. Tuy vậy, công trình cũng đã xuống cấp nhiều và hàng năm đều phải tu sửa từ các nguồn vốn khác nhau, nhằm làm cho hệ thống tưới tiêu vững chắc.
Chính đập Đồng Cam là huyết mạch cho đời sống của nhân dân Phú Yên, một phần cho liên khu V và công cuộc kháng chiến chống Pháp, nên bọn thực dân cho đặt mìn phá hỏng cống xả cát bờ Nam cầu máng Quy Hâụ. Đến năm 1952, giặc Pháp ném bom phá sập cầu máng Đồng Bò. Và ngày 6/6/1952 lại phá cầu máng Suối Cái. Hệ thống thuỷ nông hoàn toàn bị tê liệt, chính quyền Việt Minh phải huy động hàng vạn nhân công khẩn trương tu sửa lại cầu máng để cứu lúa.
Đồng Cam hiện đang là điểm du lịch khá lý tưởng. Ở phía bờ Bắc, ngay trên đập đầu mối, kênh chính Bắc chạy song song với dòng nước của sông Đà Rằng bên dưới mặt đập, phía giữa là bãi cát trắng mịn và những hàng cây rừng rợp bóng tạo thành bãi để cắm trại, sinh hoạt ca hát và chơi những trò chơi dân gian. Đứng ở nơi này, có thể nhìn thấy thác nước trắng trườn qua thân đập rồi lượn qua những dãy đá nhấp nhô bên dưới.
Đập Đồng Cam còn là một công trình kiến trúc có giá trị mỹ thuật cao, nên ngoài ý ngiã về lịch sử và kinh tế, còn có giá trị về du lịch. Hằng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức Lễ hội Đồng Cam, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan du lịch. (
nguồn http://www.binhthuan-tourist.com/news)