What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Xin chào tất cả mọi người, các cô chú, anh chị, và các bạn trong ngôi nhà phượt. Mình tên Hoàng Phúc, sv năm 2 Đh Mở TPHCM. Những tháng ngày sinh viên của mình sắp trôi qua, sắp phải đương đầu ra biển lớn của cuộc sống, thế cho nên quyết định phải làm điều gì đấy có ý nghĩa ở tuổi trẻ, cũng như thời sinh viên.

Ai cũng thế cũng có những ước mơ, hoài bão của riêng mình, nỗi khát khao được lang thang đó đây được dâng lên từ cuối năm cấp 3, vào ngày thi tốt nghiệp cuối môn Anh tôi và lũ bạn thân đi đêm ra biển Vũng Tàu để ngắm bình minh, từ đó máu phượt đã bắt đầu tan chảy trong chúng tôi.

Giấc mơ xuyên Việt đã có từ lâu, nay quyết định đi vào ngày 15/5- sinh nhật tuổi 20 để tạo một dấu mốc cho tuổi trẻ, cũng như rèn luyện bản thân để bước vào những thử thách mới. Thời điểm này cũng thật đặc biệt 30-4-1975 30-4-2015 kỷ niệm 40 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 40 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, những thế hệ con cháu sau này như tôi chỉ biết lịch sử hào hùng của dân tộc qua những trang sách, trang vở ở trường. Thế cho nên tôi chọn xuyên Việt bằng đường Hồ Chí Minh ở lượt đi, vì là con đường chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm dài kháng chiến, đi để tìm về một thời hào hùng của dân tộc.

Sài Gòn 40 năm thống nhất đất nước.

DSC_1285 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bờ sông Sài Gòn đêm 30/4/2015.

DSC_1658 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_1712 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chuyến đi cần phải chuẩn bị nhiều thứ : thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Tuổi trẻ nên thời gian, sức khỏe thì có thừa, còn tiền bạc thì phải chuẩn bị lâu :). Sau tháng rưỡi làm bảo vệ ca đêm ở KCN Tân Bình (TPHCM) vào dịp Tết Ất Mùi 2015 thì cũng được khoảng kha khá, cộng với dành dụm thì cũng được khoảng hơn tám triệu. Lo lắng quá vì khoảng này chỉ vừa đủ mà không có nhiều tiền dự phòng, thôi cũng cận kề ngày sinh nhật nên cũng đánh liều một phen.
Lo cho đám bà tôi suốt 4 5 ngày nên không chuẩn bị được nhiều. Mấy ngày gần đi tất bật chuẩn bị nào là lịch trình, những điểm đến, dừng chân, nhà nghỉ, rồi lo cho “chiến mã”, những đồ mang theo… quá trời thứ; được 2 thằng bạn thân cho mượn nào là balo to, đèn pin, dây phản quang, bợ tay lái.. rồi nhiều thứ nữa nên cũng đủ. “Chiến mã” thì trước chuyến đi đã được thay vỏ sau mới (do thủng một lỗ ở Đà Lạt mà vá chọt, nên ép không được nữa), thay luôn bình “tăng lực” Mobil 1 10w-40.
Những bình “tăng lực” đã dùng qua.

DSC_5443.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành lý cuộc hành trình.

DSC_5434.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành trình dự định đi 12 ngày Sài Gòn- Hà Nội –Sài Gòn đi đường Hồ Chí Minh và về Quốc Lộ 1A. Lịch trình:
1. Sài Gòn- Đắc Nông-TT Ea Drăng (Ea H`leo, Đắk Lắk)........................440km
2. Ea Hleo- Kon Tum- Ngã 3 Đông Dương- TT Thạnh Mỹ (Quảng Nam).....440km
3. TT Thạnh Mỹ- Huế- Quảng Trị- Phong Nha (Quảng Bình)...................430km
4. Phong Nha- Hà Tĩnh- Nghệ An- TT Lam Sơn (Thanh Hóa)..................435km
5. TT Lam Sơn- Ninh Bình- Hà Nội.....................................................210km
6. Hà Nội......................................................................................80km
7. Hà Nội- Ninh Bình- Nghệ An- TT Kỳ Anh (Hà Tĩnh)............................420km
8. Kỳ Anh- Quãng Bình- Quãng Trị- Huế.............................................345km
9. Huế- Đà Nẵng- Hội An- Đà Nẵng.................................................. 190km
10. Đà Nẵng- Quãng Nam- Quãng Ngãi- TT Sông Cầu (Phú Yên)............430km
11. TT Sông Cầu- Khánh Hòa- Đà Lạt..............................................440km
12. Đà Lạt- Sài Gòn......................................................................340 km
(những km trên là những đoạn đường đã đi, do vào khu du lịch, di tích nên xa hơn so với bản đồ)

Bản đồ chuyến đi.

ban do vn.bmp by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đêm cuối trước chuyến đi, dù đã chuẩn bị đầy đủ nhưng vẫn lo lắng kiểm tra lại mấy lần, cứ sợ thiếu đồ. Nằm xoay qua xoay lại mãi không ngủ được, căn phòng nhỏ hôm nay yên lặng đến lạ, chỉ nghe thấy chú mèo “ngao! ngao” ngoài cửa sổ.
 
Last edited:
Ngày 8: Hà Tĩnh-Quảng Bình-Quảng Trị-Thừa Thiên Huế 270km

Tỉnh giấc sau chặng đường dài hôm qua, tiếp tục rong ruổi theo dọc dải đất miền Trung nắng gió, ngày 8 như một chuyến đi mới bắt đầu.

Rời nhà nghỉ, đi theo QL1A vài cây số nữa là đến TT Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giáp biển. Con đường quốc lộ ồn ào, khói bụi tối qua dường như khoác lên tấm áo mới khi ngày mới lên, mọi thứ cứ mờ ảo, lãng đãng sắc màu bình minh.

DSC_3928.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bầu trời lên màu óng ả như màu cam của củ cà rốt, rực sáng cả một góc trời.

DSC_3934.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những cây cột điện cao thế cũng muốn hòa chung bản giao hưởng của bình minh.

DSC_3936.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mấy tấm bình minh này đẹp quá bạn Phúc ơi ...
 
Con đường cứ chạy dọc theo biển rộng, chẳng mấy chốc hiện ra trước mặt ngọn núi chắn ngang đường, vươn mình ra biển lớn. Đó là dãy Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn chạy ra biển Đông, đó cũng là ranh giới tự nhiên của Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Con đường qua được ngọn núi này là đèo Ngang, con đèo nổi tiếng thơ ca của Bà huyện Thanh Quan.
Giờ đây ở đó đã hiện đại hơn, người dân không còn phải cheo leo qua đèo mà có thể đi qua đường hầm, rút ngắn được lộ trình và cũng rất an toàn.

DSC_3951.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Qua khỏi hầm sẽ đến đất Quảng, quê hương bác Giáp. Cũng vì muốn đi nhanh đến Vũng Chùa, nơi đặt mộ phần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên tôi đã chọn đi hầm đèo Ngang.
Nhưng cũng luyến tiếc nhìn về hướng chân đèo.

DSC_3957.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đường hầm hiện đại xe bon bon chạy chỉ vài phút là qua hết, đến địa phận tỉnh Quảng Bình.
Bất chợt gặp cột mốc đẹp ở bên ngoài hầm đèo Ngang, "Huế 222km", ôi Huế thương chờ nhé chiều ta sẽ tới !

DSC_3958.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Đi tiếp khoảng hơn cây số sẽ đến con đường rẽ vào Vũng Chùa- Đảo Yến. Tâm trạng nôn nao, hồi hộp vì từ khi biết tin bác Giáp mất năm 2013, và chính nơi này Vũng Chùa- Đảo Yến là nơi bác Giáp về với đất mẹ khép lại 103 mùa xuân ở dương gian, trong lòng mỗi người con đất Việt cũng như tôi luôn một lần muốn được đến đây để bày tỏ lòng thương yêu, kính trọng của mình với vị Đại tướng tài ba của dân tộc.

Chạy tiếp trên con đường nhỏ, 2 bên đường rất nhiều người dân bán quà lưu niệm cũng như vòng hoa để dâng lên bác. Vào trong khuôn viên, nơi đây như bao trùm bởi sự uy nghi, trầm mặc. Tôi bước lại tại bàn đăng kí, bác đồng chí trung tá trò chuyện niềm nở, hỏi thăm vài câu để làm thủ tục. Bác ấy cùng với những những người lính Bộ đội Nhân dân nơi đây mang trong mình trọng trách cao cả đó là canh giữ mộ phần Đại tướng.

Thủ tục xong, đi bộ lên dốc cao để lên mộ phần bác.
Vũng Chùa-Đảo Yến với địa thế cong hình cánh quạt, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Ngày xưa nơi đây có ngôi chùa rất linh thiêng, nên người dân gọi địa danh này với tên Vũng Chùa.
Nơi bác Giáp yên nghỉ nhìn về đảo Yến quanh năm chim yến líu lo làm tổ.

DSC_3994.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đến phần mộ bác Giáp, có một nhóm các anh bộ đội nhiệm vụ canh giữ nơi này. Lại chào hỏi mấy anh, xin nén nhang để thắp dâng lên bác.

DSC_3979.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Có lẽ tôi là người đến thăm bác đầu tiên của hôm nay, ngày ngày các đoàn đến thăm viếng bác đặt lên đây những vòng hoa để tỏ lòng thành cũng như làm đẹp thêm cho nơi đây.
Những tia nắng sớm xuyên qua kẽ lá mang đến sự ấm áp, xua tan cái lạnh lẽo từ lòng đất, sưởi ấm cho người con ưu tú của dân tộc.

DSC_3991.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

"Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam"

DSC_3983.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Sau ngàn cây số con cũng đến được đây để thắp nén hương lên Đại tướng.

DSC_3988.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thời gian chóng qua đi cũng đã gần tiếng ở Vũng Chùa, thôi cũng đến lúc phải đi tiếp, chào bác Giáp, chào các chú bộ đội, cũng như chào những chú chim én bé nhỏ tôi lên đường thôi.
 
Nắng sớm chiếu rọi trên con đường. nắng ngày càng gắt hơn như một phần không thể thiếu của miền Trung này, tôi chạy tiếp trên QL1A qua huyện Quảng Trạch, cứ chạy.

Rồi gặp lại dòng sông Gianh hiền hòa, nếu như bên phía dãy Trường Sơn sông Gianh ào ào quanh co cuộn chảy thì vùng hạ lưu này dòng sông nhẹ nhàng hòa vào đại dương mênh mông sau hơn 160km chảy trong đất Việt. Cùng với dòng chảy của lịch sử sông Gianh cũng ghi tên mình vào những dòng sông anh hùng thời kháng chiến, để người dân nơi đây hát vang bài ca chiến thắng.
Tượng đài ghi công Hải quân nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu với quân Mỹ ngày 5-8-1964 tại sông Gianh.

DSC_3995.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cách thành phố Đồng Hới còn khoảng 10km, chợt gặp quán ăn sáng nhỏ của người dân địa phương, bụng thì cũng đói ghé vào ăn thử xem món ăn sáng Quảng Bình như nào :) Một to bún to mang ra kèm vài cây nem rán, nhìn hấp dẫn nhỉ, chỉ vài phút thì cũng hết sạch, ôi sao mà ngon quá.

DSC_3998.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ngồi nghỉ nhìn người dân nơi đây, người ăn sáng, chuyện trò, thi thoảng mới có vài chiếc xe chạy qua, sao mà bình dị, không ồn ào, náo nhiệt.

Đi thêm một lát là đến trung tâm thành phố Đồng Hới, đường xá rộng rãi, thoáng đãng và cũng rất bình yên.

Thành cổ Đồng Hới cũng hiện ra trước mắt, Định Bắc Trường Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1812) được xây bằng đất, tọa lạc trên một vùng đất xung yếu trên con đường xuyên Việt, và ở gần biển. Đến thời kỳ vua Minh Mạng, thành này đã được xây bằng gạch đá. Một phần lớn thành Đồng Hới đã bị phá hỏng trong giai đoạn Pháp thuộc. Phần còn sót lại của thành Đồng Hới lại bị bom đạn của không quân Hoa Kỳ phá hủy cuối thập niên 1960 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

DSC_4005.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cửa Đông thành cổ Đồng Hới.

DSC_4000.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Quảng Bình Quan, đây vốn là một cổng của thành Đồng Hới, được chúa Nguyễn xây từ năm 1630 để bảo vệ kinh đô Phú Xuân (cố đô Huế).

DSC_4009.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_4010.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Từ Quảng Bình Quan, chạy tiếp về hướng sông Nhật Lệ sẽ gặp tượng đài mẹ Suốt -một nữ Anh hùng Lao động trong Chiến tranh Việt Nam.

DSC_4015.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mẹ Suốt (1906-1968) người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua sông Nhật Lệ trong những năm 1964 - 1967. Ngày 1-1-1967, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.

Sau tượng mẹ Suốt là cầu Nhật Lệ bắt ra biển nối với bán đảo Bảo Ninh.
Khung cảnh thơ mộng của bến tàu bên sông Nhật Lệ.

DSC_4013.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Quảng Bình với nhiều danh lam thắng cảnh chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách ghé thăm "xứ sở hang động" này.
 
Em chạy nhiều dữ :v, sao ko dành thời gian ở lại 1 vài nơi, thăm thú, và thưởng ngoạn những địa điểm xung quanh, và cả ẩm thực từng vùng miền nữa :D
Anh cũng chạy như em, XV 3 lần 1 mình rùi, nhưng toàn dành >20 ngày cả đi và về, mỗi nơi nghỉ lại ít nhất 1 ngày
Đọc bài của em đoạn Phong Nha Kẻ Bàng lại nhớ ở đây nhiều kỉ niệm, gặp 1 chị Tây hì hụi đẩy xe 1 mình vì ko nổ máy, chạy lại giúp và nhận dc nụ cười này là lại vui vẻ lên đường :D



Chạy đèo Đá Đẽo đã 3 lần nhưng ko hiểu sao lần nào wa cũng thấy hơi lạnh gáy, có lẽ còn ám ảnh trận lụt ngập đường chân đèo năm 2013 T___T



Chờ thêm bài mới của em :)
 
Em chạy nhiều dữ :v, sao ko dành thời gian ở lại 1 vài nơi, thăm thú, và thưởng ngoạn những địa điểm xung quanh, và cả ẩm thực từng vùng miền nữa :D
Anh cũng chạy như em, XV 3 lần 1 mình rùi, nhưng toàn dành >20 ngày cả đi và về, mỗi nơi nghỉ lại ít nhất 1 ngày
Đọc bài của em đoạn Phong Nha Kẻ Bàng lại nhớ ở đây nhiều kỉ niệm, gặp 1 chị Tây hì hụi đẩy xe 1 mình vì ko nổ máy, chạy lại giúp và nhận dc nụ cười này là lại vui vẻ lên đường :D

Chờ thêm bài mới của em :)

Chào anh, chuyến đi cũng thật ngắn ngủi, chỉ đủ để thi thoảng nhớ về. Cũng bởi do số tiền có hạn nên ở lại ít thôi, muốn được đi lâu lắm :D, xuyên Việt 3 lần độc hành chắc nhiều kỉ niệm lắm a nhỉ (c)
 
Thành phố biển Đồng Hới đẹp đẽ và cũng đầy yên bình, thế rồi cũng phải chia tay nơi đây để tiếp tục hành trình.

Rời thành phố đi theo con đường mới làm ven biển, con đường sáng màu nhựa mới chạy dài qua những đồi cát đất Quảng Bình.

DSC_4027.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

UBND tỉnh Quảng Bình đang kêu gọi xây dựng 10 sân golf nên dải cát trắng này, lợi ích kinh tế là vậy nhưng vẫn còn nhiều điều phải suy nghĩ trước khi thành một đại sân golf.

DSC_4022.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Con đường thẳng tấp cứ chạy mãi, nắng rát cả mặt, nhìn những tấm ảnh cũ mà chợt cảm nhận lại cái nóng rát đáng nhớ của mùa hè tháng 5.

DSC_4028.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Cứ chạy, chạy mãi, hướng về vùng đất lửa khói Quảng Trị. Sau bao năm chinh chiến qua đi, đất Quảng Trị bình yên thanh bình cũng hiện ra trước mắt. Tâm trạng bồi hồi chỉ mong sao chạy thật nhanh để đến được Vĩ tuyến 17, nơi chia cắt đất nước suốt những năm dài kháng chiến.
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cũng từ đây, dòng sông Bến Hải mang trên mình mình sứ mệnh lịch sử: ranh giới chia cắt đất nước…

DSC_4054.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Mọi xúc cảm dâng trào khi được đến đây, biết được vĩ tuyến 17 từ lâu nhưng qua bài viết của chú Thienbao11, mới dần mường tượng ra được một vĩ tuyến lịch sử. Sông Bến Hải vẫn nằm đó, chứa đựng trong mình bao nỗi tang thương, bom đạn, nhưng cũng đong đầy khát vọng hòa bình.
Bên này giới tuyến một Việt Nam dân chủ cộng hòa yêu hòa bình, một đất nước mà nơi đó những con người cứ ngày ngày góp công sức chi viện cho chiến trường miền Nam, để nước non Nam Bắc một nhà.

DSC_4052.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Cột cờ giới tuyến- nơi diễn ra cuộc đấu cờ suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ - Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương.

DSC_4035.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới sau 40 năm thống nhất đất nước.

DSC_4049.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bờ bên kia chiến tuyến, đất Việt bị chiếm đóng bởi bọn thực dân và các thế lực tay sai, chia cắt đất nước như chia cắt từng khúc ruột.

DSC_4039.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Phía xa xa bờ Nam đã không còn cột cờ của Việt Nam Cộng Hòa, mà thay vào đó là tượng đài "Khát vọng thống nhất". Phía sau hình tượng người mẹ và em bé là hình ảnh những tàu lá dừa của miền Nam thân yêu vút lên từ trong lòng đất. Đó là khát vọng, là sức mạnh tiềm tàng và dẻo dai của người miền Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

DSC_4046.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Giữa trưa hè đầy nắng, tôi đứng nơi đây Vĩ tuyến 17 sau gần nửa thế kỉ thống nhất. Bắc Nam giờ đây đã một nhà và chiến tranh đã lùi sau vào dòng chảy của thời gian. Vĩ tuyến 17 này như một niềm tự hào, một chứng nhân lịch sử để ngắm nhìn chúng tôi thế hệ hòa bình đã, đang và sẽ làm gì cho đất nước.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,575
Bài viết
1,169,141
Members
191,425
Latest member
shopdancing123
Back
Top