What's new

[Chia sẻ] Vòng cung Mekong

Đăng ký làm Phượt đã lâu nhưng mãi vẫn chưa lên level được. Mấy hôm nay iêm vào đây xem hành trình Nam Mỹ của bác Netwalker, bác Hoankiem... nhớ ra mình có 1 chuyến đi đã phải nhờ bác Hoankiem rất nhiều :D Chả là gần 2 năm trước, iêm và đám bạn muốn đi miền Tây trơi, đi cung nào cho lạ lạ, lên ttvn tóm được thread về "vượt qua chín con rồng" của bác Hoankiem. Thế là copy về, chỉnh chỉnh sửa sửa sao cho phù hợp rồi ... lên đường.

Thân mời các bác xem chuyến vượt sông của bọn iêm, đầu năm 2007.


Mùng 4 Tết, 20/02/2007: Tp.Hồ Chí Minh – Cần Giuộc – Cần Đước – Phà Mỹ Lợi, sông Vàm Cỏ - Gò Công – biển Tân Thành – Chợ Gạo – Mỹ Tho – Phà Rạch Miễu, sông Tiền – Bến Tre – Phà Hàm Luông, sông Hàm Luông – Mỏ Cày – Nhuận Trạch – Đò Ngang, sông Cổ Chiên – Trà Vinh: 200km



Đoàn chúng tôi gồm 5 xe, 6 người chia làm 2 hướng nhắm cầu Nhị Thiên Đường thẳng tiến. (Nói 2 hướng cho oai, thực tế là do không tập trung được vì trục trặc về thời gian đánh răng rửa mặt, bắt buộc phải tách đoàn) 7h00, chúng tôi chính thức khỏi hành từ km00 QL50. Đường được trải nhựa tử tế, không lổn nhổn ổ gà ổ vịt như cách đây 10 năm khi tôi đi pháo đài Rạch Cốc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài bụi tầm vông ven đường, có lẽ là loại tầm vông các nghĩa sỹ Cần Giuộc xưa kia dùng để đâm lòi ruột quân xâm lược.Đoàn lần lượt qua thị trấn Cần Giuộc, thị trấn Cần Đước tới bến phà Mỹ Lợi chuẩn bị vượt sông Vàm Cỏ.


DSC_2393.jpg


Điểm xuất phát: km00 QL50


DSC_2398.jpg


Cầu Mồng Gà. Nếu là hoa, mồng gà là một loại hoa đẹp. Nếu là bệnh thì thôi rồi Lượm ơi [6]


Sông Vàm cỏ là ranh giới của 2 tỉnh Long An và Tiền Giang. Rời phà, chúng tôi dừng xe chụp ảnh lưu niệm cùng bảng hiệu “Tiền Giang kính chào quái khách”. Mớ đây điện, điện thọai lằng nhằng phá hỏng bố cục của kiểu ảnh, tuy nhiên cũng có cái hay. Điện, điện thoại là biểu hiện của văn minh, miền quê bây giờ đã có điện để các cậu choai choai xem fim hồng kông, có line điện thoại để các cô mới nhú kết nối vào việtchat hay viêtfun để tìm kiếm cơ hội xuất ngoại. Bánh xe quay nhanh, doàn đã đến trung tâm thị trấn Gò Công, là quê hương của anh hùng Trương Định. Từ Gò Công, chúng tôi theo đường tỉnh 862 xuôi về bãi biển Tân Thành, là nơi cung cấp nghêu cho thị trường miền Nam và cũng là điểm cực Đông của tỉnh Tiền Giang. Đường 862 được làm khá tốt, mặt đường phẳng, có lẽ nhờ mấy năm qua nghêu có giá. Đường tốt đến nỗi các anh giai chị gái miền quê cưỡi wave tàu, dream củ sâm, vinaspacy phóng như bay. Các bảng báo nguy hiểm xuất hiện với mật độ khoảng 1km/bảng, các hình vẽ nguệch ngoạc trên nền đường tượng trưng cho người và xe cộ cũng xuất hiện vời mật độ tương đương. Nào là hình xe đạp, hình xe spacy, hình xe ô tô nhưng thật may không có hình xe vespa.




DSC_2431.jpg


Tượng đài Trương Định



Cuối đường 862 là bãi biển Tân Thành. Đặc trưng của bãi biển Tân Thành cạn, cát pha lẫn bùn nên có màu đen. Ai đã đi biển Cần Giờ sẽ thấy biển Tân Thành không khác là bao. Một cây cầu được xây dựng nhoài ra biển khoảng 500m để bà con cô bác ngắm cảnh, nhăn răng ưỡn ngực chụp kiểu ảnh làm kỷ niệm. Xa xa là các chòi canh của đồng bào nuôi nghêu. Loáng thoáng giữa hàng dương là các hàng quán phục vụ thực khách và nhậu khách, tất nhiên không thể thiếu món nghệu luộc. Bán mũ nan là một ngành kinh doanh phát đạt, trong khoảng 20m có đến 5 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng này. Đang là dịp Tết nên các ca sĩ “Gay” lập sân khấu, hát hò inh ỏi động viên bà con vô chơi lô tô.


DSC_2437.jpg


Bãi nghêu Tân Thành, Gò Công



Ngược đường 862 chúng tôi quay trở lại Gò Công, tiếp tục theo quốc lộ 50 về Chợ Gạo. Đây là nơi tổ tiên ta đã sống từ xa xưa, các nhà khảo cổ sau một thời gian hì hục đào bới tại Óc Eo, Chợ Gạo dã kết luận như vậy (phải nói thế không có ông lại bảo tôi nói fét). Cách Chợ Gạo 10km là thành phố Mỹ Tho. Đoàn lượn 3 vòng quanh thành phố để tìm quán ăn. Nhất định phải ăn hủ tiếu, vì hủ tiếu Mỹ Tho ít ra là nổi tiếng toàn miền Nam.. Rồi mơ ước được ăn hủ tiếu Mỹ Tho cũng được một quán ven chợ đáp ứng. Đói + khát, ăn em húp xoàn xoạt mà quên hỏi giá tiền. Kết quả: 15000đ cho một bát hủ tiếu chất lượng sánh ngang với hủ tiếu gõ và 4000đ cho một cái khăn lạnh. Tết mà, có người nấu cho mà ăn là phúc rồi, đi tiếp thôi!


DSC_2455.jpg


Sắc màu đồng ruộng Gò Công


DSC_2463.jpg


Ai có nhu cầu xin liên hệ số đi động. Thông cảm, số bàn chưa đóng tiền bị cắt rồi.


Bác sỹ Tư Trung đã ở lại Gò Công. Đúng lúc đó con vespaGL giở chứng, nằm ệch ra không chịu nổ máy. Các y tá Trí_abc, Cường_instinc và hongsonn sau một hồi chần đoán đã định bệnh: chết mobin sườn. Gì chứ thay mobin sườn là bệnh ngoài da, 30 giây là xong. 14h chiều, đoàn xuống phà Rạch Miễu, chuẩn bị vượt sông Tiền. Con phà lừ lừ rời bến, đưa chúng tôi lướt qua cồn Phụng, xa xa là các trụ cầu Rạch Miễu. Mải mê chụp ảnh Tâm_oro không biết bánh xe GL đã xẹp lép như con tép tự lúc nào, báo hại ăn em thay phiên nhau è cổ đấy từ phà lên bờ. Tỉnh Bến Tre đã chào đón đoàn như thế đấy!


DSC_2476.jpg


Cầu Rạch Miễu tương lai



Chúng tôi quyết định thưởng thức món cocktail nước mía+ruồi xay nhuyễn tại bến phà Rạch Miễu, bờ Bến Tre trong khi chờ Tâm_oro đi vá xe. Vá xe xong đến lượt xe lambretta của lão Trí già giở chứng. Khổ thân anh Trí, gần 40 tuổi đạp xe muốn rụng cả chân phải. Sửa 2 chiếc xe, chúng tối mất hơn 2tiếng đồng hồ. Chúng tôi hội ý và quyết định không đi Ba Tri, cố gắng đến Trà Vinh trước khi mặt trời lặn. Rồi mọi việc cũng qua, xe lại nổ máy, đoàn tiếp tục lên đường.


Các tỉnh miền Tây có một đặc điểm chung là tỉnh nào cũng cố xây dựng các trục lộ chính thật hoành tráng. Tỉnh Bến tre có điểm đạc biệt hơn các tỉnh khác, đó là các bảnh báo hiệu thị xã, thị trấn ngoài phần chữ còn có thêm phần hình ảnh minh họa. Có lẽ ngân sách tỉnh dư dả, cấp thêm tiền mua sắt. Âu cũng là một hình thức làm vừa lòng các quái khái khó tính, xem chữ nhưng nhất định phải đòi có hình.



Cách phà Rạch Miễu khoảng 12km là phà Hàm Luông. Qua phà Hàm Luông chúng tôi đến thị trấn Mỏ Cày. Xe bon bon theo quốc lộ 60 đến cột mốc “cuối tuyến”. Tôi lấy làm ngạc nhiên, vì quốc lộ 60 mãi đến Sóc Trăng mới là cuối tuyến kia mà? Đi tiếp QL60 dẫn chúng tôi đến bờ sông Cổ Chiên. Hỏi thăm mớibiết xưa kia (trước 1975) nơi đây đã từng là bến phà, tuy nhiên sau này ít xe qua lại nên phà không hoạt động nữa. Hiện nay các ơ quan chức năng đang xây dựng lại cầu phà, có lẽ phà này sẽ hoạt động trở lại cùng với cầu Rạch Miễu. Từ đây muốn đi sang Trà Vinh phải đi tiếp 13km đường đất đỏ, qua đò ngang. Suýt ngất!


DSC_2506.jpg


End of the road


DSC_2510.jpg


Hoàng hôn Cổ Chiên



Trời đã gần tối, không còn lựa chọn nào khác chúng tôi bắt buộc phải đi tiếp. Vượt hơn 10km đường làng đất đỏ như gạch cua chúng tôi đến bến đò Ngang. Thấy 2 chiếc 4 bánh nằm chờ đò, chúng tôi cũng yên tâm phần nào. Mặt trời lặn thật nhanh, khi tất cả 4 chiếc xe lên đò thì trời đã tối sập. Dù sao cũng an ủi bằng mấy tấm hình hoàng hôn sông Cổ Chiên thật đẹp. Con đò xình xịch xình xịch lầm lũi băng ngang sông. Trời ạ, sông mới rộng làm sao mà đò làm bằng gỗ, đèn đóm thì leo lét như đèn dầu. Nói dại, nhỡ đò va vào chiếc tàu nào đó làm sao vẽ hình vespa trên sông được?



Rồi đò cũng cập bến. Lên bờ, chúng tôi phi thật nhanh để lấy lại cảm giác là mình đang đi trên mặt đất, không phải bềnh bồng giữa mạt nước. Về thị xã Trà Vinh, chúng tôi thuê một khách sạn kha lịch sự, mới xây và quan trọng hơn hết là giá cả rất “hợp lý” . Lượn lờ đánh võng tại thị xã, ăn uống no nê chúng tôi về lại khách sạn, chuẩn bị cho các trận đấu cúp C1.


Thế là hết ngày đầu tiên. Mệt. Sợ. Nhưng vui lắm.
 
Mời các bác xem tiếp ngày thứ 2.


Mùng 5 Tết – 21/02/2007: Trà Vinh – Ao Bà Om – Chùa Âng – Tiểu Cần – Cầu Quan – Đò Ngang, sông Hậu – Cù lao Dung – Phà Cù lao Dung, sông Hậu – Đại Ngãi – Sóc Trăng - Chùa Đất sét – Chùa Khleng – Chùa chén kiểu – Bạc Liêu – Nhà công tử Bạc Liêu – Nọc Nạn – Cà Mau: 180km



Sáng sớm Cường_instinc đi vá xe. Khổ thân, chú em dùng bộ mâm “gin” nên thợ không mở ốc để vá được, phải mang đến thợ hàn để hơ lửa cho dễ mở. Đến 8h30 đoàn khởi hành đi ao Bà Om sau khi đã đi vòng quanh thị xã Trà Vinh ngắm cảnh. Theo tôi, thị xã Trà Vinh xứng đáng đứng nhất đồng bằng sông Cửu Long về mặt phang cảnh và môi trường. Đường sá được quy hoạch thẳng thớm, hai bên đường được trồng rất nhiều cây rất to (rất to các bác ạ, to như hàng cây ở đường Huyền Trân Công Chúa Tp.HCM). Truyền hình Trà Vinh dành hẳn một chương trình riêng cho đồng bào Khơ me. Các chùa Miên chiếm đa số trong các kiến trúc tôn giáo tại Trà Vinh.

Ao Bà Om là một cái hồ lớn hơn cái ao 1 tí, tuy nhiên nhỏ hơn hồ Hoàn Kiếm rất rất nhiều. Ao hình vuông, mỗi cạnh khoảng độ 500-600m. Đang là mùa khô nên nước hồ khá cạn, mặt hồ đầy rong rêu điểm xuyết vài cụm hoa súng tím. Bờ hồ cao hẳn so với mặt đường, các các cây cổ thụ gốc rễ lồi hẳn ra ngoài, là nơi ẩn nấp cho các đôi tình nhân ôm nhau và là background cho khách thập phương chụp ảnh lưu niệm. Đội ngũ nhiếp ảnh ở ao Bà Om rất đông, các anh chị dùng những loại máy có lẽ hơi cổ, tôi thấy có người dùng cả máy Nikormat. Hàng rong, càfê, thuóc lá, nước ngọt nhiều như lợn con. Tóm lại là ao Bà Om như cô gái làng, sắc đẹp tuy có nhưng chưa biết trang điểm.


DSC_2549.jpg


Tới ao Bà Om



DSC_2568.jpg


Gốc cây #1


DSC_2572.jpg


Gốc cây #2


DSC_2574.jpg


Gốc cây #3



Cạnh ao Bà Om là chùa Âng, một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Trà Vinh. Trong chùa có cả lớp học chữ Khmer. Vài chú tiểu quấn sà rông, vai xăm “nhớ mẹ” “kiếp giang hồ” đi lăng quăng trong sân chùa. Vòng ra phía sau, tôi phát hiện ra nơi làm việc của một nhà sư – điêu khắc gia đang tạc tượng con đại bàng. Nhà chùa được trang bị đầy đủ: từ ăng ten parabol đến xe máy, từ nhà tắm đến hố xí tự hoại. Ở quê, phần lớn người dân giải quyết nỗi buồn bằng cách thả xuống sông hay ra đồng thì việc dùng hố xí tự hoại là mội hành động rất đáng biểu dương và nhân rộng. Vừa văn minh, vừa bảo vệ môi trường, đúng không nào?


DSC_2585.jpg


Chùa Âng


DSC_2587.jpg


Tạc tượng trong chùa




Rời Trà Vinh, chúng tôi tiếp tục theo quốc lộ 60 đi huyện Tiểu Cầu và huyện Cầu Quan. Cuối thị trấn Cầu Quan chúng tôi chuẩn bị qua đò, vượt sông Hậu đến cù lao Dung. Đò ngang cù lao Dung là một cái thuyền gỗ há mồm (tôi nhớ những cai tàu há mồm chở quân mỹ trong những bộ phim chiến tranh), chở vài chục cái xe máy và không chở được xe ô tô. Xe ô tô từ Trà Vinh muốn sang Sóc Trăng chỉ có cách đi ngược lại Vĩnh Long, qua phà Cần Thơ rồi mới tới Sóc Trăng.


DSC_2588.jpg


Một địa danh lạ


DSC_2592.jpg


COi chừng đi lạc


DSC_2600.jpg


Bến đò đầu tiên qua Cù lao Dung


DSC_2614.jpg


Chen chúc thế này đây
 
Cù lao Dung là một hòn đảo nằm giữa sông Hậu, chiều dài trên 20km. Thông thường, các vùng đất nổi lên giữa sông gọi là “cù lao” nhưng ở miền Tây các vùng đất lớn mới được gọi là “cù lao” còn các khu đất nhỏ, thấp chỉ được quyền gọi là “cồn”. Đường trên cù lao Dung hẹp té, hai chiếc xe máy đi là chật. Hai bên đường chuối, vú sữa, xoài mọc san sát. Có đoạn người dân làm hẳn mái che qua đường, che nắng cho đồng bào qua lại. Con đường nhỏ tráng xi mang dẫn chúng tôi đến trục lộ chính của cù lao Dung. Đây là một huyện nên có đầy đủ các cơ quan hành chính: ủy ban, phòng thuế, công an. Các bác cứ tưởng tượng cù lao Dung là nước ta thì trục lộ chính như quốc lộ 1A. Đường bằng phẳng, hai làn ô tô chạy thoải mái và vô số làn xe máy đánh võng sau những cuộc nhậu. Chắc vì thế mà cơ quan chức năng phải treo biển “đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy”.

DSC_2626.jpg


Đường đi trên cù lao


Bến phà chính nối cù lao Dung với tỉnh Sóc Trăng nằm ở đầu trục lộ chính. Đây là một bến phà nhỏ, tuy nhiên khá chắc chắn và an toàn vì làm bằng sắt (hehe, tôi nghĩ thế, phà sắt fải bền hơn đò gỗ chứ nhể), mỗi chuyến có thể chở được 3,4 ô tô con hoặc 1 xe tải loại trung bình. Tại nhà chờ phà, người ta dựng một biển chỉ khoảng cách từ bến phà đến các điểm chính trên cù lao Dung.



Ở miền Tây, bến phà là nơi kinh doanh lý tưởng. Ở đây người dân mở các quán bán cái loại trái cây “nhà trồng được”: xoài, bưởi, mít, vú sữa… Trái cây rất tươi, chín cây. Mùi xoài chín cây thật hấp dẫn, có mùi thơm rất khó tả mà chỉ ănh chị em nào đã từng ở quê mới biết được. Xoài cát Hoà Lộc bán tại Sài Gòn có thể to hơn, đẹp hơn nhưng chắc chắn không thể thơm bằng những quả xoài ở cù lao Dung. Chúng tôi mua xoài, ăn tại bến phà. Vị xoài chín cây mới tuyệt làm sao. Ăn một quả chín vàng, vị ngọt đều khắp miếng xoài, mùi thơm chui tọt vào mũi nhanh như tốc độ mù tạt khi ăn sushi nhưng không gây sốc. Cắn đến sát vỏ xoài vẫn không bị đắng, sướng thế cơ chứ. Ăn một quả chín tới, phần gần cuống thì ngọt và thơm, phần chót đuôi hơi cứng như bánh đúc nhiều vôi nhưng tuyệt nhiên không có vị chua như các quả xoài chín ép. Tóm lại là ăn một quả mà như ăn hai quả vậy. Phần hột xoài cũng hấp dẫn không kém: rất ít xơ, tha hồ cắn không sợ xơ dính răng.



Sau khi chén mỗi đứa 2 quả xoài, chúng tôi mua thêm vú sữa, bưởi. Cái gì chín cây cũng ngon các bác ạ. Vú sữa chín cây tất nhiên là nhiều “sữa” hơn loại bán ở Sài Gòn. Màu sắc bên ngoài thường thôi nhưng sao bên trong ngọt thế, ngọt đến độ phát sặc nếu không cẩn thận. “Sữa” rất đậm đà, ngon, ngọt, thơm và rất “trơn”. Trơn đến nỗi tôi nuốt fải một hột vú sữa. Nhớ hồi xưa, mẹ doạ “không được nuốt hột, nó mọc cây trong bụng đấy” mà phát phì cười.



DSC_2644.jpg


Tiền trao, vú (sữa) múc



DSC_2653.jpg


Về quê


Qua phà cù lao Dung, đi khoảng 12km chúng tôi đên thị xã Sóc Trăng. Trong 2 ngày chúng tôi đã đi trọn quốc lộ 50 và quốc lộ 60, từ điểm đầu đến điểm cuối. Quốc lộ 60 đang được tỉnh Sóc Trăng nâng cấp, có lẽ năm tới anh em ta chạy vespa se 4khoẻ hơn nhiều.


DSC_2681.jpg


Đến Sóc Trăng



Cùng với Trà Vinh, Sóc Trăng là1 trong 2 tỉnh có đồng bào Khmer đông nhất Việt Nam. Tôi không tìm hiểu về tên gọi Sóc Trăng, nhưng theo tôi cái tên Sóc Trăng bắt nguồn từ tiếng Khmer chăng? Sóc, hình như là cái làng trong tiếng Khmer.



Khoanam, một người bạn của Tâm_oro đón chúng tôi tại thị xã. Anh dẫn chúng tôi đi ăn bún nước lèo Sóc Trăng, thăm chùa Đất Sét, chùa Khleng. Chùa Đất Sét là tên do dân địa phương đặt vì trong chùa có rất nhiều tượng được tạc từ đất sét do chính tay ông Ngô Kim Tòng, người sáng lập chùa, sáng tạo trong hơn 40 năm. Ông là 1 vị tu tại gia, tự lấy nhà mình làm chùa. Trong chùa thờ nhiều vị thần linh, có cả bàn thờ bác Hồ. Ngoài ra chùa còn có 2 cặp nến rất to, to như cột nhà.


DSC_2687.jpg


Chùa đất sét



Chùa Khleng là ngôi chùa Khmer to nhất Sóc Trăng và có lẽ to nhất Việt Nam. Kiến trúc của chùa đẹp, hoành tráng hơn tất cả các chùa tôi đã thấy tại tỉnh Trà Vinh. Trong chùa có “đài hoá thân” để hoả thiêu người chết.


DSC_2691.jpg


Chùa Khleng

Nhờ Khoanam, chúng tôi biết thêm nhiều điều thú vị. Khoanam cho chúng tôi biết về lịch sử chùa Đất Sét, về kiến trúc chùa Khmer. Ví dụ chùa Khmer lúc nào cũng có 3 mái, chiều rộng chùa gấp đôi chiều dài, cửa chính lúc nào cũng có 2 cửa… Anh nói với chúng tôi “nếu mình coi cái chùa là cái chùa thì mình đi vô rồi đi ra. Chấm hết. Mình phải tìm hiểu thì mới thấy thú vị”. Đúng vậy, chơi cái gì cũng vậy, phải tìm hiểu cặn kẽ thì mới thú, phải không các bác?



Chia tay Khoanam, chúng tôi theo QL 1A về thăm công tử Bạc Liêu. Hai ngày hành hạ bàn toạ trên các cung đường lổn nhổn, nay xe ra đường lớn sao mà khoái thế! Đang phi ào ào tôi nhận ra một ngôi chùa có bảng hiệu “chùa Sà Lôn”. Quay xe lại mới b9iết đây là “chùa chén kiểu”. Chùa có nickname như vậy là do chùa được ốp bằng những mảnh bát đĩa kiểu ngày xưa. Bây giờ chả ai quan tâm đến chén kiểu chén đá nữa các bác nhỉ, nhà nào cũng dùng chén kiểu cả rồi. Trong chùa một lũ con nít đen nhẻm, dài ngoằng như cây mía lùi lếch thếch theo sau tôi thuếyt minh về ngôi chùa, về các góc chụp. Sao bọn trẻ con này tốt thế? Hoá ra cái gì cũng có lý do của nó. Chúng dẫn tôi đi chụp ảnh, thuếyt minh cho tôi để xin tiền. Khà khà, xin tiền hả mấy con, cần cho chú cái nón bảo hiểm, chú mỏi cổ quá, lát chú cho tiền. Thế là mấy đứa nhóc tranh nhau cầm mũ. Bọn nó nói với tôi bằng tiếng Việt, quay sang nói với nhau bằng tiếng Khmer, có lẽ là ổn định đội hình. Các cháu thật hồn nhiên và dễ thương, mặc dù phải vào đời lăn lộn kiếm sống nhưng ánh mắt vẫn toát lên vẻ ngây thơ thánh thiện. KHông như ở Sài Gòn, dây vào ăn xin lơ mơ nó ném đá vào đầu, chứ nó chửi là còn nhẹ.


DSC_2696.jpg


Chùa chén kiểu

DSC_2707.jpg


Nụ cười Khmer






Chúng tôi đến Bạc Liêu lúc 4h00 chiều. Nhà công tử Bạc Liêu xưa kia nay là quán cà phê, là khách sạn kiêm nơi mát xa gội đầu thư giãn. Không biết mát xa kiểu gì mà chủ tiệm trương bảng “6 tốt”. Rất tiếc là dịp Tết, quán chưa mở cửa, chứ không thế nào ăn em cũng vào thử xem thế nào.


DSC_2716.jpg


Đến Bạc Liêu



Dạo một vòng quanh nhà công tử Bạc Liêu, cảm nhận của tôi thấy ngôi nhà mất đi vẻ hoành tráng, bể thế xưa kia. Trong nhà chính cơ quan quản lý treo ảnh vọ chồng công tử Bạch Liêu – Trần Trinh Huy và cha mẹ công tử - ông bà hội đồng Trạch. Một điều đáng chú ý là vợ các ông, bà nào cũng đẹp. Người giầu có khác, cứ giầu là có vợ đẹp, xe ngon thôi.



Rời Bạc Liêu, chúng tôi đi ngang ngã ba Gành Hào. Nhà văn Hồ Biểu Chánh khi xưa đã viết về nhiều chuyện tình buồn của các cô người ở với các cậu công tử nơi đây. Quá Gành Hào không xa là địa danh Nọc Nạn. Xưa nay tôi vẫn nghĩ là “nọc Nạn” nhưng tới dây thấy “Nọc Nạng” không biết cái nào đúng, chắc phải đi kiếm sách của “ông già đi bộ” Sơn Nam đọc. Nghe tiếng “máu thắm đồng Nọc Nạn” mà thoáng rùng mình.


DSC_2737.jpg

Những công dân Nọc Nạn hôm nay


Đến địa phận thành phố Cà Mau trời đã tối mịt. Cà Mau rất nhiều khách sạn mới xây, giá khá rẻ, chỉ khoảng 200-300nghìn/phòng/ngày. Khách sạn chúng tôi ở ngay cạnh quốc lộ 1A, đường đi Năm Căn. Theo bản đồ, tôi tìm được một quán ăn khá uy tín. Phải ăn cho ngon để ngày mai còn đi mũi Cà Mau.


Hết ngày mùng 5. Ngày mai ta sẽ đến nơi tận cùng tổ quốc. (sến bà cố)
 
Mùng 6 Tết 22/02/2007: Tp. Cà Mau – Phà Đầm Cùng, rạch Đầm Cùng – Năm Căn – Ông Trang – Xóm Mũi - Quay ngược lại Tp. Cà Mau – 200km



Khách sạn chúng tôi ở khá mới, phòng ốc lịch sự, sạch sẽ. Có lẽ vì vậy nên buổi sáng ăn em thức dậy hơi muộn (7h30) Theo dự kiến chúng tôi sẽ ra Đất Mũi, quay ngược lại Cà Mau rồi đi tiếp Rạch Giá. Dự tính là vậy, nhưng ngay từ lúc khỏi hành xe lambretta của lão Trí_abc giở chứng, không thể nổ được. Hì hục sửa đến 8h00, không dám ăn sáng vì sợ vỡ kế hoạch, chúng tôi mới qua khỏi cầu Năm Căn, chuẩn bị đi hết doạn cuối cùng của QL1A.



Từ Cà Mau đến Năm Căn chỉ hơn 50 km. Chúng tôi dự kiến sẽ đến Năm Căn sau 1h30 đi xe. Sau lần đi này tôi rút ra 1 kinh nghiệm: nếu mình dự tính làm cái gì, vào một thời điểm nhất định, thì cứ cộng thêm ít ra là 1tiếng cho chắc ăn. Rõ ràng xem trên bản đô không có phà, trên đường đi lại hiện ra một bến phà. Không biết có đi nhầm đường không??? Phà Đầm Cùng đã lấy mất của chúng tôi gần 1h đồng hồ. Chắc đây là bến phà cực Nam của Việt Nam!


DSC_2749.jpg


Cái Nước


DSC_2756.jpg


Phà Đầm Cùng - Phà cực Nam VN




Qua phà Đầm Cùng chùng tôi chỉ còn cách Năm Căn hơn 10km. Đoạn cuối con đường QL1A tương tự như đoạn cuối một cuộc tình. Đi hơn 2000km, đoạn nào cũng ngon , mỗi tội tới đoạn cuối thì chán như con gián: không tráng nhựa, đường đất đỏ lổn nhà lổn nhổn, cầu gỗ gập ghềnh. Có khác nào một cuộc tình đẹp kéo dài 10 năm nhưng đến lúc cưới nhau cả 2 chạy mất dép.



Các địa danh ở miền Tây thật bình dị, mộc mạc. Riêng địa danh bắt đầu bằng “Cái” lên tới cả chục. Cái Răng, Cái Vồn, Cái Mép, Cái Nước, Cái Nai. Có Đầm Dơi và có Vồ Dơi. Tương tự cho Đầm Cùng và Rạch Cùng.



DSC_2766.jpg


Cầu Cựa Gà


DSC_2774.jpg


Ông Tình - Mr. Love
 
Chúng tôi đến Năm Căn khoảng 10h30. Bưu điện Năm Căn nghễu nghện đánh dấu điểm cuối QL1A. Trước cửa bưu điện một số đáng kể các anh choai choai ngồi uống café+trà đá, mắt đang dò xét xem tôi đang dựng xe làm gì. Sau lưng bưu điện là cột ăng ten rõ to chọc thẳng vào trời xanh. Nếu chịu khó tưởng tượng một chút các bác sẽ thấy bưu điện Năm Căn giống như ngôi chùa Tôn Ngộ Không hoá thân thành, có cái cột (là cái đuôi khỉ) ở phía sau.


DSC_2780.jpg


Xe thồ nước đá


DSC_2798.jpg


Đơn xin...


DSC_2775.jpg


Cháu gái Năm Căn



Chúng tôi hỏi thăm các anh xe ôm nơi thuê tàu đi Đất Mũi. Người chỉ hướng này, người chỉ hướng nọ. Cuối cùng chúng tôi đi thằng vào chợ Năm Căn, ra bến sông đúng bến tàu Đất Mũi express. Loanh quanh hỏi thăm thêm, chúng tôi quyết định thuê hẳn 1chiếc ghe riêng ra Đất Mũi với giá 500k/5 người.



Bến tàu Năm Căn thật nhộn nhịp trong những ngày đầu năm. Nhân viên ban điều hành bến ra vào liên tục. Trên bờ, các anh xe ôm góp tiền dựng một cái lán để ngồi chờ khách. Dưới sông tàu ra vào bến liên tục. Một tiệm càfe nổi, là một cái ghe do 2 thanh niên chèo, phục vụ nước ngọt, cafê, đại khái là các thứ lỏng, lạnh, và có pha thêm đường hoặc sữa. Ngoài ra các anh bán thêm bánh bao, một loại bánh có độ bền lâu với thời gian. Trời nắng chang chang, hai anh chủ quán mồ hôi ròng ròng. Không biết chiếc bánh bao, bịch café anh vừa trao cho khách có lẫn vị mặn của nước sông, vị mặn của mồ hôi hay không?


DSC_2783.jpg


Bến tàu khách Năm Căn


DSC_2793.jpg


Tiệm cafe nổi


DSC_2810.jpg


Cây xăng




Năm anh em cùng thuyền trưởng bước xuống ghe. Chiếc máy đuôi tôm còn rất mới, hy vọng ghe chạy nhanh. Cả hội chỉ có 2 cái phao cứu sinh… ặc ặc… Ghe nổ máy, lướt qua thị trấn Năm Căn trước khi vảo sông Cửa Lớn. Giao thông đường thuỷ nguy hiểm hơn đường bộ nhiều, dưới lòng sông có cọc hay chướng ngại vật luôn chờ sẵn, sóng lớn từ các tàu cao tốc làm ghe rung lên bần bật.



DSC_2803.jpg


BỐc đầu


DSC_2835.jpg


Bó máy



DSC_2812.jpg


Mênh mông sông nước, giở bản đồ đường bộ làm gì?




DSC_2910.jpg


Chợ Đất Mũi
 
Ghe lần lượt đi qua xã Ông Trang, chợ Đất Mũi trước khi đến khu du lịch Đất Mũi. Nếu đi bằng tàu cao tốc, chúng ta fải dừng tại chợ Đất Mũi sau đó đón xe ôm để ra Xóm Mũi, nơi có điểm đánh dấu toạ độ GPS cuối cùng của nước ta. Khu du lịch Đất Mũi mới được xây dựng, các hàng quán, nhà nghỉ còn khá mới. Anh Võ Văn Đượm, hướng dẫn viên, dẫn chúng tôi đi tham quan lần lượt sân bay trực thang, điểm GPS 000, rừng ngập mặn, đài quan sát.



DSC_2877.jpg


CƯ dân Xóm Mũi 1


DSC_2864.jpg



Cư dân xóm Mũi 2


DSC_2895.jpg



Thời gian trôi thật nhanh. Chúng tôi phải tạm biệt Đất Mũi, lên thuyền trở lại Năm Căn. Dự kiến trong ngày chúng tôi sẽ đi tiếp tới Rạch Giá nhưng không kịp, đành phải ngủ lại Cà Mau thêm 1 đêm. Sau một chầu nhậu hoành tráng: chuột nướng, chim chiên, cá nướng… một thành viên quyết định quay trở lại Cần Thơ, các thành viên còn lại tiếp tục con đường đã định: đi trọn vòng cung Mekong.


DSC_2928.jpg


Thử thách lượt về


DSC_2921.jpg


Đánh dấu lần đến Năm Căn
 
Em post tiếp

Ngày mùng 7 Tết: Cà Mau - Vĩnh Thuận - Thứ Ba - Phà Tắc Cậu, sông Cái Lớn - Minh Lương - Rạch Giá - Kiên Lương - Hà Tiên - Xà Xía - Cambode - Tịnh Biên - Núi Sam - 300km

HÌnh ảnh chụp theo thứ tự thời gian

DSC_2933.jpg

Mùng 7 đã phải đi làm

DSC_2939.jpg

Đừng bị để bị bán làm nô lệ

DSC_2938.jpg

Ghe Ngo

DSC_2941.jpg

Chụp hình chỗ này là "trí phải" rồi [:))]

DSC_2947.jpg

Buồng chuối ven đường. Để các Phượt tiện so sánh, chiều cao của anh giai trong ảnh là 1m85. Suy ra buồng chuối = ???

DSC_2954.jpg

Chuẩn bị vào tỉnh Kiên Giang

DSC_2958.jpg

Sông Trẹm - một trong những nơi nhà văn Hồ Biểu Chánh đã viết.

DSC_2960.jpg

Phà tự hành (hạ)

DSC_2965.jpg

Trên dòng sông Trẹm
 
DSC_2977.jpg

Thứ hai là ngày đầu tuần

DSC_2971.jpg

Thứ ba

DSC_2968.jpg

Thứ tư

Thứ năm cúp cua, không đi học

DSC_2977.jpg

Thứ sáu

DSC_2964.jpg

Thứ bảy

Chủ nhật về SG, ko chụp hình nữa...[:))] Ở Kiên Giang có các địa danh từ Thứ Hai đến Thứ Mười Một các bác ạ, chứ không chỉ đến thứ bảy là hết đâu [:))]

DSC_2967.jpg

Chị em tránh đi đường này

DSC_2981.jpg

Phà Tắc Cậu, sông Cái Lớn. Đây là một con phà rất đặc biệt, không chỉ băng ngang sông mà đi thẳng vào 1 nhánh sông.
 
DSC_2992.jpg

Trên cầu phao Hà Tiên

DSC_2998.jpg

Lạc sang Cambode

DSC_3000.jpg

Kỷ niệm Cambode

DSC_3002.jpg

Kỷ niệm Cambode #2

DSC_3001.jpg

Về tới Việt Nam rồi... may mà có bảng tiếng Việt...

DSC_3003.jpg

Đường từ Hà Tiên lên Tịnh Biên - dọc biên giới Việt Nam - Cambode

DSC_3004.jpg

Bia tưởng niệm các liệt sỹ trong chiến tranh biên giới Tây Nam. 35 anh hùng đã ngã xuống nơi đây ở tuổi 19-20.

DSC_3009.jpg

Không biết trâu VN hay Miên? Chắc là Miên, vì đen quá [:))]

DSC_3013.jpg

Tới AN Giang
 
Mùng 8 Tết: Núi Sam - Châu Đốc - Phà Châu Đốc, sông Hậu - Tân Châu - Phà Tân Châu, sông Tiền - Hồng Ngự - Sa Rài - Tràm Chim - Tân Thạnh - Tân An - Tp.HCM: 250km

DSC_3019.jpg

Bình minh Núi Sam

DSC_3026.jpg

Lên phà Châu Đốc, vượt sông Hậu lần 3

DSC_3034.jpg

CHở bao nhiêu gạo thuyền không khẳm... Chụp tại Tân Châu


Tân Châu là nơi có nhiều xe mobylette làm xe lôi.

DSC_3043.jpg

Đại thiếu gia ngồi xe lôi

DSC_3046.jpg

Làm cuốc vòng quanh thị trấn nào...

DSC_3054.jpg

Hồng Ngự là một huyện sát biên giới

DSC_3057.jpg

Đến Sa Rài

DSC_3062.jpg

Mua đường ngoại nhập: đường thốt nót chở từ "bển" qua (cambode)

DSC_3064.jpg

Một tượng đài kỷ niệm trên đường đi


DSC_3070.jpg

Đoàn xiếc

CHuyến đi đã kết thúc vào tối mùng 8. Tất cả các thành viên về đến Tp.HCM bình an vô sự. Chặng đường dài hơn 1000km, qua 10 lần phà, 3 lần vượt sông Hậu, 2 lần vượt sông Tiền ở đầu nguồn và cuối nguồn... chắc chưa có ai đi bằng vespa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,971
Members
192,321
Latest member
phonego
Back
Top