What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
Chờ tí, cvn mới vừa chỉ chỏ xong. Bác up hình đi, tớ có mấy tấm ảnh tượng nhưng cũng không biết ai là ai. Sẽ up sau nhá. :)
 
KATMANDU - NEPAL

Chuyến bay của hãng Thái Air đáp xuống phi trườngTribhuvan của Katmandu , thủ đô của Nepal lúc 12 giờ 30 phút . Nhiệt độ bên ngoài khoảng 20 độ c .

Trong tâm tưởng của tôi Tribhuvan phải là một sân bay rộng lớn vì Katmandu là một trung tâm du lịch nổi tiếng và là nơi tiếp đón nhiều chuyến bay trung chuyển đến Tibet , Everest , Ấn Độ ... nhưng thực tế nó khá nhỏ bé với lối kiến trúc đặc thù của Nepal là trần những viên gạch màu đỏ cam khá ấm áp.

Tôi bước vào phòng đợi với một tâm trạng khá lo lắng vì chưa có visa nhập cảnh . Ở Việt Nam , bác Batluong va Thanh Truc đã tư vấn rằng làm visa ở Nepal rất dễ , thậm chí nếu bạn ở Nepal chỉ có 3 ngày , bạn cũng không cần làm visa nhưng trong mail của khách sạn mà tôi đặt trước tại Katmandu thì lại có báo rằng tình hình đã thay đổi . Trước khi lên đường Sư Cường lại hướng dẫn rằng ở sân bay Suvarnabhumi ( Thái ) có quầy làm visa của Nepal nhưng chúng tôi đã hỏi rất nhiều nhân viên tại đây và kết quả nhận được cũng chỉ là những cái lắc đầu ...

Nhưng sự lo lắng của chúng tôi nhanh chóng bị xóa tan khi trong phòng xuất nhập cảnh , người Nepal đã phân chia rất rõ hai khu vực : một dành cho người có visa , một dành cho những người chưa có . Chỉ cần 2 tấm ảnh , form xuất nhập cảnh đã phát trước trên máy bay và lệ phí 25 usd ( không có miễn phí như trước đây nữa ) là bạn có ngay visa ở Nepal trong 15 ngày . Thủ tục rất nhanh gọn không đến 15 phút . Nhân viên làm visa nói tiếng Anh hơi khó nghe nhưng chỉ cần bạn nói " I can't understand " thì him cũng cho qua không hỏi han gì thêm . Đôi khi tiếng Anh dốt một chút cũng có lợi đấy chứ .

Từ sân bay vào Thamel (một khu dành cho khách du lịch ba lô như khu Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn ) đi taxi khoảng 400 rupee Nepal nhưng do chúng tôi đã đặt phòng trước tại Ganesh Himal theo hướng dẫn của Lonely Planet nên khách sạn cho người ra đón free . Đưa chúng tôi ra xe , một cậu Nepal đòi tiến tip , chúng tôi khá lúng túng trước tình tiết này nhưng vì mới chân ướt chân ráo đến Nepal nên chúng tôi vét túi lấy 3 usd lẻ đưa cho cậu ta . về sau nghĩ lại cứ tiếc mãi vì đó là một số tiền lớn tại Nepal và lẽ ra phải giữ lại 2usd để chia cho người tài xế ( chẳng hiểu họ có chia với nhau không ? )

dscf4911lz9.jpg
[/URL]

Sân bay Tribhuvan - Katmandu - Nepal

dscf4916vd7.jpg
[/URL]

Phòng đợi làm thủ tục xuất nhập cảnh

dscf4917co7.jpg
[/URL]
Thông báo mới về lệ phí làm visa

dscf4928gn4.jpg
[/URL]
Bãi đậu xe taxi của sân bay .
 
... Ngồi trong taxi , tôi lướt cặp mắt tò mò nhìn xung quanh khi chiếc xe lướt trên những đường phố nhỏ hẹp , bụi mù . Xe chạy bên trái trong một không khí giao thông hỗn loạn . Ở Sài Gòn , tôi đã quen với tình trạng giao thông hỗn loạn và luôn có trạng thái " tiến lên , tiến lên ...đừng để cho thiên hạ vượt qua mình ... ! " nhưng sang đến Kathmandu , tôi cũng đành chào thua . Các xe chạy khá nhanh và chỉ đến khi hai xe gần như chạm nhau thì tài xế mới nhẹ nhàng đánh tay lái qua một bên để tránh nhau . Thật khủng khiếp ...! Nhưng có một cái hay là người ta không tỏ thái độ bực tức hay chửi rủa lẫn nhau trong tình trạng đó . Chứ ở Việt Nam chạy xe như thế có mà nghe chửi tối mặt tối mày .

Chiếc xe lượn như xiếc qua những đường phố nhỏ hẹp ,đông đúc đầy cửa hàng buôn bán , đầy người qua lại và đầy rác và ... bò , cuối cùng nó chui tọt vào một cái hẻm nhỏ nằm cuối khu Thamel . Ganesh Himal Hotel nằm ở đó

Ganesh Himal hotel ( www.ganeshhimal.com ) là một căn nhà 5 tầng . Trong website thấy chụp có một khu vườn khá đẹp ( chẳng hiểu sao tôi đặc biệt ưa thích các khách sạn hay nhà nghĩ có vườn ) nhưng khi chúng tôi đến thì chẳng có gì trong khu vườn xác xơ ngoài một vài cái bông bắp cải tim tím đang run rẩy trong gió lạnh. Phòng reception khá ấm cúng nhưng nồng nặc mùi ga của chiếc máy sưởi chạy ga . Phòng chúng tôi ở lầu 4 khá nhỏ hẹp nhưng điều đó không làm chúng tôi bực bội mà cái thông báo hạn chế sử dụng máy sưởi được dán ngay góc cầu thang mới làm chúng tôi lưu tâm . Hóa ra Nepal đang ở trong tình trạng khủng hoảng năng lượng do bây giờ vẫn đang là mùa xuân , băng tuyết trên dãy Hymalaya vẫn chưa tan nên hầu hết các dòng sông đều cạn kiệt . Lúc chúng tôi lên đường Trúc có gửi một bài báo nói rằng Nepal sẽ cắt điện 10 giờ/ ngày nhưng thực tế khi chúng tôi ở Kathmandu , lịch cúp điện đã lên đến 14 giờ / ngày . Trong cái lạnh giá khoảng 10 độ c của đêm tối , không biết chúng tôi sẽ sống sót thế nào nếu không có cái mày sưởi đây ... ? Tôi thở dài

dscf5051qy7.jpg
[/URL]
Ganesh Himal Hotel : 10 - 12 usd/ ngày ( thêm 10% phí phục vụ theo quy định mới của chính phủ 2008 - xui ghê ! )

dscf5049sj5.jpg
[/URL]
Cửa vào phòng reception khá đẹp với hai chiếc thau đồng đựng đầy hoa vạn thọ theo phong cách Ấn Độ giáo

dscf5048ii4.jpg
[/URL]
Quầy reception . Em gái reception nói tiếng Anh như gió nhưng rất khó nghe

dscf5047ti2.jpg
[/URL]

Trong khách sạn có luôn một đại lý du lịch có thể lo cho bạn đi những tour nối tiếng của Nepal như Everest , Tibet , Bhutan ...

dscf5046zq3.jpg
[/URL]

Bản thông báo hạn chế sử dụng máy sưởi nơi chân cầu thang . Nếu bạn cố tình sử dụng , khách sạn sẽ cho người lên gõ cửa và nói chỉ một câu : Please ... !

dscf5043sh0.jpg
[/URL]
Sân thượng của hotel
 
Last edited:
Chúng tôi rời khách sạn sau đó không lâu với mục tiêu là lần ra khu Thamel để thuê xe máy đi tham quan , đổi tiên và hỏi thăm về chuyến xe bus đi Lumbini . Bản đồ thành phố khách sạn phát không cho mọi người . Chuyến bay dài từ Bangkok đến Kathmandu đã làm khả năng định hướng của chúng tôi kém đi nên mặc dù nhìn bản đồ nhưng chúng tôi vẫn đi lạc . Chĩ qua hai cua quẹo của những con phố nhỏ ngoằn nghèo , chúng tôi đến một con sông nhỏ mà màu nước của nó cũng như khung cảnh xung quanh gợi cho chúng tôi một hình ảnh quen thuộc của con kinh Nhiêu Lộc . Đường phố đầy bụi và trong đám bụi mù đó tất cả sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra một cách bình thản . Chẳng ai tỏ ý khó chịu . Tôi nhìn thấy trong mắt người phụ nữ bán đậu trên thành cầu , trong mắt người đàn ông đang sửa chiếc quần jean Levis bằng chiếc máy may tồi tàn của nhiều thập kỷ trước không có cả đế chân để đạp , trong mắt của ông già ngồi bên mẹt hàng bán đủ thứ một sự cam chịu và hõ ngạc nhiên khi thấy những người đến từ phương xa là chúng tôi đang phải bịt mũi khi hít phải thứ không khí đầy bụi bặm .

Không khí chìm ngập trong một trạng thái ô nhiễm đến tận cùng nhưng mọi người xung quanh vẫn sống , vẫn hài lòng . Trong đầu tôi bắt đầu quay cuồng với những câu hỏi là tại sao những người dân ở đây không làm một cái gì đó để thay đổi môi trường sống của mình . Mãi sau này khi kết thúc chuyến đi , tôi mới ngộ ra một điều rằng : Điều làm cho người Nepal sống ung dung trong một môi trường đầy ô nhiễm chính là niềm tin tôn giáo , niềm tin vào định mệnh , vào vô số thần mà họ đang thờ phụng . Muôn vạn vật trên thế giới này có sinh ra ắt có diệt vong và biến mất . Rác cũng thế ... Nó xuất hiện và rồi theo gió , theo mây nó cũng sẽ tự động biến đi . Bụi mù cũng vậy thôi .... Nó theo gió đi khắp nơi và rồi khi bạn tắm rửa nó cũng sẽ biến mất . Bận tâm làm gì ...! cáu gắt làm gì .... ! Tất cả đã là định mệnh do các vị thần linh sắp đặt .

dscf4940nj2.jpg
[/URL]
Dòng sông sau khu Thamel gợi nhớ đến kênh Nhiêu Lộc của ta

img7557vq0.jpg
[/URL]
Nắng chiều chiếu trên gương mặt cam chịu của người thợ may nơi góc cầu bụi mù

dscf4946cg4.jpg
[/URL]
Gánh hàng rong

dscf4950qe2.jpg
[/URL]
Shop hoa ven đường ( ở đây người ta không có thói quen cắm hoa nguyên cành như ở Việt Nam . Các loại hoa được ngắt và xâu thành chuỗi hoặc thả vào những thau nước )

dscf4952dj2.jpg
[/URL]
Hàng bánh ( ăn không nổi vì đầy gia vị hăng hăng của người Tạng )

dscf4956id4.jpg
[/URL]
Phố cổ
 
dscf4967bb4.jpg
[/URL]
Phố hiện đại đầy rác và lũ bò thong dong kiếm ăn . Một hình ảnh chung cho tất cả các con đường ở Kathmandu

dscf4948ar9.jpg
[/URL]

Cây đinh ba của Siva , Linga , Yoni trong một góc sân . Những dấu hiệu tôn giáo như thế này tràn ngập ở các nẻo đường của Kathmandu
 
... Nên đổi tiền tại khu Thamel , bạn sẽ có một tỉ giá dễ chịu hơn rất nhiều so với đổi tại sân bay ( 1 Usd = 70,25 rupees ) .

Sau khi đổi tiền xong , chúng tôi quyết định ghé vào một chỗ cuối khu Thamel chuyên cho thuê xe đạp và xe máy . Một ý tưởng táo báo xuất hiện trong đầu chúng tôi . Trước khi lên đường , bác Batluong luôn khẳng định với chúng tôi rằng phương tiện đi tham quan dễ dàng nhất và an toàn nhất tại Kathmandu là xe đạp hoặc đi bộ , còn đi ra khỏi Kathmandu thì nên đi taxi vì giao thông ở Kathmandu rất hỗn loạn . Nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ quan sát , anh bạn đồng hành của tôi lại vui vẻ cho rằng sự hỗn loạn của giao thông Kathmandu không có gì đáng lo ngại , nó cũng tương đương với Việt Nam mà thôi . Nếu có lo thì điều đáng lo nhất là tất cả mọi phương tiện giao thông đều lưu thông theo lề trái ,hoàn toàn ngược lại với Việt Nam . " KHông sao ... ! Đi một chút sẽ quen ... " , anh bạn đồng hành chắc lưỡi khi chúng tôi xà vào Motorbike for rent center , một ngôi nhà tồi tàn như mấy chỗ sửa xe ở Sài Gòn . Không có sự lựa chọn nào khác , tất cả xe máy ở Kathmandu đều là một loại xe máy to đùng như một chiếc motor , dùng ambraya và vô số ngược ( vô số sau ) của nhà bác Hồ Cẩm Đào sản xuất . Cò kè trả giá , cuối cùng chúng tôi cũng thuê được một chiếc với giá 600 rupees / ngày . Anh chủ tiệm khá ngạc nhiên trước hai người khách du lịch nhỏ bé và tỏ ý nghi ngờ không biết chúng tôi có khả năng lái chiếc xe ấy không nhưng sau đó đã nhiệt tình hướng dẫn cụ thể tất cả mọi thứ liên quan đến chiếc xe . Hơi thừa vì trong suốt một ngày rưỡi cưỡi xe đi khắp nơi , chúng tôi hầu như không bị một trục trặc nào ngoại trừ sau vài giờ sau đó , khi dựng xe ở Durbar Square , anh bạn đồng hành vô tình gạt cần khóa xe khiến nó không thể khởi động được . Nhưng rồi chủ tiệm đã xuất hiện với những chỉ dẫn cần thiết rồi mọi thứ cũng ổn thỏa .

Sau đó vài ngày , khi đã sang Ấn Độ lang thang khắp nơi bằng vô số những phương tiện khác nhau từ xe lửa cho đến richshaw , chúng tôi luôn tiếc nhớ đến những phút giây sục xạo khắp Kathmandu trên chiếc xe máy to đùng . Một cảm giác thật là thoải mái , tự do tự tại không lệ thuộc vào bất kỳ ai , không cần phải cò kè trả giá và có thể dừng lại bất kỳ lúc nào để chụp ảnh . Đi xe máy giúp chúng tôi đi được nhiếu nơi hơn . Và đặc biệt chiếc xe máy còn là vật ngụy trang khiến cho chúng tôi đi vào bất cứ địa điểm tham quan nào không cần phải mua vé ( vì họ cứ tưởng chúng tôi là dân Nepal ) . Điểm bất lợi duy nhất của phương tiện này không phải đến từ nó mà đến từ thái độ cảnh giác của những người khách từ Việt Nam . Thói quen cảnh giác cao độ mà chúng tôi được rèn luyện như một phản xạ có điều kiện đã làm tôi luôn dáo dác nhìn quanh để tìm cho bằng được chỗ giữ xe . Nhưng hoài công . Ngoại trừ ở Swayabhunath là có một bãi giữ xe thu tiền đàng hoàng còn ở tất cả các chỗ khác cứ để xe ngoài đường và tung tăng khắp nơi . Hãy yên tâm , khi quay lại chiếc xe vẫn nằm đó chờ bạn như một người bạn trung thành .

Tôi luôn thắc mắc tự hỏi : Tại sao không ai ăn cắp xe máy như ở Việt Nam ... ? Người Nepal hiền lành quá chăng ? ...

Không phải như vậy ... Chắc chắn thế ... vì khi từ Swayabunath bước ra , tôi phát hiện gói bột cỏ tôi để trên xe đã biến mất nhưng chiếc xe và cái nón bảo hiểm vẫn còn nguyên .Tôi đồ rằng chắc có lẽ Nepal quá nhỏ , việc ăn cắp một chiếc xe mà không tiêu thụ được , không lái được sẽ là một việc làm dại dột . Làm người Nepal ai lại làm thế ... Phải không ?

img7652dn6.jpg
[/URL]
Người bạn đồng hành thân thiết của chúng tôi ở Kathamandu

img7910kb0.jpg
[/URL]
Dọc đường gió bụi
 
... Chiều hôm ấy , sau khi có xe , chúng tôi chạy thẳng ra Durbar Square , trung tâm của Kathmandu . Durbar Square không phải là một địa danh đặc biệt của riêng Kathmandu . Sau đó ở Patan , cố đô của Nepal , tôi cũng nhìn thấy một Durbar Square tương tự .

Như vậy Durbar Square là một phần không thể thiếu của bất kỳ một thành phố cổ của Nepal . Nó là nơi sinh hoạt chung của toàn thành phố . Một quần thể dày đặc những công trình kiến trúc , từ các đền thờ các vị thần , đến nơi ở của Kumari ( nữ thần sống quan trọng nhất của Nepal ) , từ nhà ở của người dân đến khu chợ đầy sắc màu địa phương . Đến Durbar Square , mọi thứ cứ ngồn ngộn phơi bày trước mắt bạn từ hình ảnh cho đến âm thanh . Một quần thể đầy màu sắc sống động .

Durbar Square ở Kathmandu trông có vẻ rộng lớn hơn các nơi khác . Các công trình kiến trúc ở đây được xây dựng từ thế kỷ XVII và đã bị hư hại khá nhiều sau cuộc động đất vào năm 1934 . Nghe nói đã có xây sửa lại nhưng trong mắt tôi sự xây sửa đó không đáng kể . Tất cả các công trình kiến trúc ở đó phần lớn làm bằng gỗ đầy bụi bặm nhưng vẫn làm tôi kinh ngạc về dáng vẻ huy hoàng của nó . Những phù điêu , cột nhà , khung cửa sổ , khung cửa lớn đều được chạm khắc tỉ mỉ đến mức làm cho tất cả những cảm xúc về cái đẹp của bạn đột nhiên bị tê liệt . Bạn sẽ trầm trồ , buông lời thán phục và sẵn sàng bỏ qua hết tất cả mọi thứ dơ bẩn đang hiển hiện xung quanh bạn .

Tôi leo lên một bậc thang ở một tòa kiến trúc ngay tại trung tâm của Durbar Square khi nắng chiều dần tắt . Một chú chuột to đùng đang thản nhiên đùa giỡn với một cái bao nilon của ai đó quăng lại , không hề quan tâm đến sự hiện diện của khách phương xa . Từ đây tôi có thể nhìn thấy một màu vàng dịu ngọt của nắng chiều thấp thoáng bên cành cây khô trụi lá làm nền cho những mái ngói tuyệt đẹp . Đám chim vẫn tung tăng đầy trên phố , đàn bò vẫn thản nhiên nằm thưởng thức sự ấm áp cuối cùng trên đường phố . Và con người .... Có người ngồi trầm ngâm trên những bậc thang , người chạy như điên cuồng giữa quảng trường đông đúc người qua lại , những người Sherpa âm thầm lặng lẽ khiêng những đống hàng to xù trên đầu ... Một dòng chảy cuộc sống đang cuồn cuộn trôi chảy trước mặt tôi ....

Tôi nhìn về hướng Đông , nơi mờ mờ một màu xám trắng và đột nhiên nhớ nhà ghê gớm...

dscf5006ea1.jpg
[/URL]

Chiều Durbar Square

dscf4986oe0.jpg
[/URL]

dscf4992fp8.jpg
[/URL]
Trước cửa nơi ở của Kumari ( nữ thần hộ mệnh của Nepal ) . Một bé gái đồng trình sẽ được tuyển chọn dựa trên 32 tướng tốt của Đức Phật và sau khi được chọn cô sẽ sống một cuộc sống khép kín trong căn nhà của Kumari , được mọi người dân Nepal tôn thờ như một vị thánh sống . Ngay trong lần thấy kinh nguyệt lần đầu tiên , cô sẽ chấm dứt vai trò Kumari của mình và quay trở lại với cuộc sống bình thường . Nhưng hiếm có Kumari nào có được một cuộc sống bình thường sau đó khi suốt quãng đời thơ ấu cơ đã phải sống như một vị thánh

dscf4973mt9.jpg
[/URL]

img7467kg6.jpg
[/URL]
Các họa tiết trang trí trong Kumari Ghat

img7502rv9.jpg
[/URL]

img7445fu1.jpg
[/URL]
 
Last edited:
Tiếp những hình ảnh tại Durbar Square

img7617my8.jpg
[/URL]
Hoàng hôn

img7475hu6.jpg
[/URL]

img7449tu5.jpg
[/URL]
Dãy hàng này làm tôi nhớ Tibet da diết . Cũng những gian hàng bán đầy những món quen thuộc nhưng sao nó không có không khí như ở Lasha

dscf5003ke0.jpg
[/URL]
Bình yên

img7540ky6.jpg
[/URL]
Người Sherpa , người chuyên thồ hàng cho các chuyến leo everest

img7546es5.jpg
[/URL]
Những hoa văn trang trí tại Kumari Ghat
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,003
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top