What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
Đến Nepal thường sẽ đến kathmandu, cũng như đến Kathmandu không thể bỏ qua Swayambhunath Stupa và Bouddhanath Stupa. Ở đây tôi xin nói về truyền thuyết Kathmandu và truyền thuyết đại bảo tháp.
Từ xa xưa, cách đây hàng triệu năm trước Đức Văn Thù (Manjusri) từ Ngũ Đài Sơn bay sang, lúc đó Kathmandu là một hồ nước rộng mênh mông bao quanh bởi dãy hy mã lạp sơn và những rặng núi cao vút trời, ngài đã đặt chân đến ngọn đồi Swayambhunath và phát lời nguyện xẻ núi thoát nước để kathmandu thành một vùng đất linh thiêng nơi có nhiều tụ viện và thánh tích. Hiện nay nhiều người không để ý đến một ngôi tháp nhỏ thờ Đức Văn Thù cũng chính là nơi ngài đặt chân đến ngọn đồi này và phát lời nguyện phát triển giáo pháp tại đây.
DSCN3391.jpg

Tháp Văn Thù nằm phía trong cổng

Swayambhunath Stupa do chư Thiên xây từ thời một vị cổ Phật và linh thiêng đến nỗi vào nửa đêm ngày 15/6 hàng năm trên bầu trời đều xuất hiện 3 ngọn tháp hiện lên rõ ràng trên không trung, vì thế cứ đến tối ngày 15 mọi người dân đều đến đây để cầu nguyện cát tường. Có khi những đại lễ lớn có xá lợi từ trên bảo tháp rơi xuống.
relics.jpg

Có một điều không thể nói đến qua những bức ảnh, đó là tinh thần. Tinh thần của con người, tinh thần của bảo tháp. Ngoài sự cổ kính, kỳ vĩ và huyền ảo, khi bạn đến Swayambhunath bạn sẽ sững sờ bời không khí đậm đặc tâm linh, bạn hãy lặng im và cảm nhận.

buddhaeyes.jpg

swayambhunath.jpg

Ảnh từ nhiều nguồn và thông tin cũng vậy.
 
Bảo tháp (Stupa) hiện tại ở Bodha, nơi mà người Tây Tạng gọi là Jarungkhasor nghĩa là "Khi đã được phép xây dựng thì mọi trở ngại đều được khắc phục", tọa lạc giữa thung lũng Kathmandu , với các rặng núi bao quanh, giống như viên ngọc giữa một mandala thiên nhiên. Đây là tâm điểm của tất cả sự rung động trong thung lũng. Đây chính là nơi chứa Pháp thân vốn là Tâm của 10 phương 3 đời chư Phật, chư Bồ Tát.

Vua Triondetsen lại nói với Đạo sư Liên Hoa Sanh:" Thưa Đại Sư! Xin ngài nói cho chúng tôi biết về lợi ích và phước huệ của việc phục lạy trước Bảo Tháp, đi nhiễu quanh Tháp, chiêm bái và cúng dường, cùng làm công quả cho nơi tập trung của chư Phật quá khứ, tương lai và vị lai?"
Đại sư trả lời: " Thưa Đại Vương! Xin ngài hết sức chú ý nghe tôi nói. Sau khi chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đã thực sự nhập vào Bảo Tháp mãi mãi, Đại Bảo Tháp này có quyền năng làm cho mọi lợi cầu xin và mọi ý nguyện được thành tực tức khắc và vô cùng, vì Tháp đã trở thành viên ngọc như ý, Yeshey Norbu. Chúng sinh bất cứ ai với tấm lòng trong sạch phục lạy trước Đại Bảo Tháp, nhiễu quanh Tháp và chiêm bái Tháp sẽ đạt được lợi ích và phước huệ không thể nghĩ bàn, vượt cả sự diễn tả của Chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, vì những tảng đã xây thành Bảo Tháp này là để mang lại niềm vui bất khả tư nghị cho loại người. Vì Đại Bảo Tháp Này là nơi nhận Phật Tâm của các vị Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, nên Tháp cũng là nơi chiêm bái của người phàm tục cũng như chư thiên. Đối với người và các vị thần, bất cứ lời cầu xin hay khấn nguyện nào trước Tháp này cũng sẽ được ban cho sự như ý, cả thành tựu tối thượng và quyền năng tâm linh cũng có thể đạt được . . .

Trích từ : Huyền thoại đại bảo tháp

2602148306_54171f84f1_z.jpg

IMG_0361_Kathmandu_Bodnath-1.jpg

boude-1.jpg

bd5.jpg

bd3.jpg



 
Như vạy là bác Tibet ở Bohdgaya 3 ngày phải không ạ, tôi đi đến đó dự định vào ngày 1/2/2012 đéntruwa ngày hôm sau là đi varanasi không biết như vậy có ngắn quá không bác tư vấn cho tôi với. tks
 
To Minh Nguyet22 : Bohdagaya là thánh địa quan trọng nhất của Phật giáo mà bạn chỉ dành cho khoảng 1 ngày để lưu lại thì quả thật là hơi đáng tiếc . Nhưng Phật có dạy vạn vật tùy duyên nên bạn cũng đừng bận tâm quá về vấn đề thời gian . Chỉ cần đảnh lễ xung quanh tháp và ngồi thiền 1 tiếng đông hồ thôi cũng là hội đủ bao nhiêu phước đức rồi .
 
Bác Tibet ơi, ngoài ra khi đến đất Phật chúng ta còn làm thủ tục lễ, thiền, vật lưu niệm ... như thế nào?

Tôi đi từ 22/1 đến 6/2/2012, đang ngại nhất vụ vé tàu India và đoạn từ Bhairahawa đi Kushinaga (bác đi taxi, chắc là cũng phải đi taxi cho yên tâm)

Có mấy chặng tàu sau, bác tư vấn hộ xem thế nào cho nhẹ nhàng nhất (ít phải đi tàu)

1. Gorakhpur - Varanasi
2. Varanasi - Gaya
3. Gaya - Agra
4. Agra - New Delhi

Tks bác,
 
To Minhnguyet22 :
- Chuyến đi của tôi đã lâu rồi nên e rằng những tư vấn sẽ không chính xác . Nói chung xe lửa là phương tiện giao thông phổ biến của dân Ấn Độ . Nếu bạn có nhiều thời gian thì đi xe lửa là giải pháp hay vì giá rẻ nhưng tiện nghi thì không bằng Việt Nam đâu .
- Còn các thủ tục lễ thì tôi cũng không rành lắm . KHi đến tháp Đại Giác , tôi chỉ làm lễ tam bộ nhất bái xung quanh tháp rồi ngồi đọc chú đại bi thôi .
Chúc bạn có một chuyến hành hương an lạc
 
Mình ko chỉ đc thấy rất nhìu loại Xá Lợi Phật mà còn đc chạm vào Xá Lợi máu. Trong lúc 1 số ít phật tử may mắn đc 1 vị sư cho chiêm bái và đãnh lễ, đội xá lợi lên đầu thì ko may 1 vị phật tử làm rơi tháp XL xuống và XL đã văng tung táng ra xung quanh cốc ở của sư ,mọi ng mới cùng nhau nhặt lại. Cảm giác giống như những viên ngọc rubby đỏ, mát, và rất nhỏ. Tuy nhiên vị sư ko bày tỏ sự hối tiếc hay giận gì cả. Chỉ nói vài câu rất hay, đại ý như là, nếu có duyên thờ phượng thì tự khắc XL sẽ tụ lại thôi, rớt trong đây thì chỉ nằm ở đây. Có nhiều ng thỉnh XL về thờ , nhưng tu hành ko chính, tự động XL biến mất luôn.
 
Tham khảo lịch trình một số đoàn đi Ấn Độ, họ có đi qua bảo tàng ở new delhi để xem xá lợi Phật, bác langtunguyen hay bác nào đã đi qua rồi tư vấn cho tôi muốn xem, lễ xá lợi Phật Thích ca thì xem ở đâu được ạ. tks các bác.
 
Last edited by a moderator:
Ngày trước khi chùa Kì Viên quận 3 chưa xây dựng lại thì hàng năm vào những ngày rằm lớn có cho chiêm bái Xá Lợi Phật . Bây giờ đang xây lại nên ko còn nữa, để khi nào có dịp chùa nào có cho chiêm bái thì m sẽ báo cho mọi người biết. Đó là bên Tiểu thừa Phật giáo Nam Tông, còn bên đại thừa Bắc Tông có tổ chức chiêm bái Xá Lợi Phật ko thì m ko rành.
 
Last edited:
Ý tôi hỏi là bên Ấn Độ cơ, theo tôi biết theo truyền thuyết khi đức Phật nhập niết bàn thì các đệ tử hỏa thiêu và xá lợi được chia làm nhiều phần và chia cho các quốc gia mang về thờ, vậy phần đó hiện nay ở đâu? Các xá lợi đó ở Ấn Độ hiện nay được trưng bày ở đâu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,264
Bài viết
1,174,704
Members
192,010
Latest member
phucdoi1123
Back
Top