What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Hình này chụp bằng điện thoại lúc ngồi trên xe bus từ Shilma về, dọc đường đẹp mê li nhưng vì xe không dừng lên không có cách nào chộp vài pô.

IMG_8359 by daisy pham, trên Flickr


Science City

“Người ta không bao giờ quá già để học” nên là phương châm của Science City - Thành phố Khoa học Kolkata, một trong những trung tâm khoa học lớn nhất và tốt nhất ở Ấn Độ, được thành lập bởi Hội đồng Bảo tàng Khoa học Quốc gia. Science City khuyến khích học tập theo cách giải trí nhất; với các cuộc triển lãm tương tác, trải nghiệm rạp hát tại 3D và một bộ kích thích chuyển động công nghệ cao, Science City là một trong những địa điểm được ghé thăm thường xuyên nhất ở Kolkata và là nơi yêu thích của mọi lứa tuổi.
DSC06715 by daisy pham, trên Flickr
Dynamotion Hall,
Triển lãm thực hành và tương tác về các chủ đề khoa học khác nhau khuyến khích du khách trải nghiệm với đạo cụ và tận hưởng các nguyên tắc khoa học cơ bản.
DSC06721 by daisy pham, trên Flickr

Và triển lãm thường trực về thế giới ảo ảnh với các triển lãm tương tác, khám phá cách chuyển động và vị trí tạo nên sự khác biệt trong nhận thức thị giác.
Quyền hạn của số Mười. 43 triển lãm mở ra nhỏ nhất hoặc lớn nhất của vũ trụ thông qua phóng to hoặc thu nhỏ theo thứ tự mười.
Bể cá nước ngọt. Nhiều loại cá nước ngọt trong 26 bể; cung cấp sự đa dạng sinh học của các loài cá.

Sống bướm Eniances. Một đàn bướm sống nở ra ở đây và chiếu một bộ phim Rang Bahari Prajapati về vòng đời của loài bướm.
Khoa học trên một quả cầu. Hệ thống chiếu hình cầu được tạo bởi NOAA. Mỗi chương trình có thời lượng 30 phút cho khoảng 70 người một lần.

Earth Exploration Hall
Hội trường thăm dò trái đất

IMG-05 by daisy pham, trên Flickr
Được khánh thành vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 bởi Ambika Soni, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang, Ấn Độ. Một cuộc triển lãm thường trực trên trái đất được đặt trong một tòa nhà hình bán cầu hai tầng trưng bày các chi tiết của bán cầu nam ở tầng trệt và bắc bán cầu ở tầng một. Cắt một quả cầu trái đất khổng lồ ở trung tâm hội trường thành 12 phân đoạn theo chiều dọc ở mỗi bán cầu, các đặc điểm quan trọng của từng phân khúc như địa lý vật lý, đất và con người, hệ thực vật và động vật và hiện tượng tự nhiên năng động khác trên trái đất đã được nêu bật trên toàn cầu với các công nghệ hiển thị hiện đại như hình ảnh hấp dẫn, đa phương tiện tương tác, tường video, video toàn cảnh, bàn nghiêng, kiốt máy tính và nhà hát hiệu ứng 3 chiều mang cảnh tượng Polaroid đặc biệt.
DSC06723 by daisy pham, trên Flickr
Space Odyssey: Nhà hát vũ trụ bao gồm trang bị cung thiên văn Helios Star Ball được hỗ trợ bởi 150 máy chiếu hiệu ứng đặc biệt và hệ thống chiếu phim khổ lớn Astrovision 10/70 đặt trong một mái vòm nghiêng đường kính 23 mét có bố trí chỗ ngồi một chiều cho các chương trình khoa học. Giờ đây, bộ phim Astrovision Adventures in Wild California [7] có thời lượng 40 phút đã được chiếu từ tháng 6/2013.
img-02 by daisy pham, trên Flickr
Nhà hát Tầm nhìn 3 chiều. Một chương trình dựa trên hệ thống chiếu ngược âm thanh nổi nơi khách truy cập trải nghiệm hiệu ứng 3D bằng kính Polaroid.
Gương ma thuật. Có 35 triển lãm dựa trên sự phản chiếu ánh sáng.
Cỗ máy thời gian. Mô phỏng chuyển động 30 chỗ ngồi cung cấp trải nghiệm ảo về chuyến bay vào vũ trụ hoặc hành trình vào thế giới không xác định ngồi trong một chiếc xe thông thường được điều khiển bởi hệ thống điều khiển chuyển động thủy lực.
Maritime Centre
Mô tả lịch sử hàng hải của Ấn Độ, các hiện vật, diorama và triển lãm tương tác trên các hệ thống vận chuyển và điều hướng. Có một góc đố không người lái cũng có.
IMG-01 by daisy pham, trên Flickr
Science Park
Ở một đất nước nhiệt đới như Ấn Độ, ngoài trời có nắng và hấp dẫn hơn so với trong nhà trong phần lớn thời gian của năm. Trong Công viên Khoa học, mọi người đến gần hơn với thực vật, động vật và các vật thể khác trong môi trường tự nhiên và cũng tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của khoa học trong môi trường học tập ngoài trời. Các triển lãm tương tác công viên được thiết kế để chịu đựng mọi thời tiết. Công viên khoa học đã trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các trung tâm của NCSM. Nó bao gồm Ridepillar, Gravity Coaster, Music Fountain, Road Train, Cáp treo, Monorail Chu kỳ, vườn ươm bướm và một số triển lãm về khoa học vật lý và cuộc sống và một mê cung được thiết lập trong một môi trường xanh tươi tốt. có nhiều người đến ở các tiểu bang khác nhau

Science Exploration Hal



Tòa nhà mới rộng 5400 mét vuông được khai trương vào năm 2016 với cơ sở hạ tầng mới nhất và cung cấp một cuộc điều tra dựa trên việc học hỏi cho khách tham quan. Nó có bốn phần:

IMG-03 by daisy pham, trên Flickr
Phòng trưng bày công nghệ mới nổi

Evolution of Life : Du khách đi trên thuyền trên 1 dòng sông nhỏ để tham quan quá trình tiến hóa của trái đất từ khi hình thành quả đất cho đến hiện tại trong thời gian khoảng 30 phút.
IMG-04 by daisy pham, trên Flickr
Toàn cảnh về sự tiến hóa của con người (chiếu 360 độ). Mô tả sự tiến hóa của cuộc sống qua các thời đại, trên Màn hình toàn cảnh lớn nhất thế giới.

Phòng trưng bày khoa học và công nghệ của Ấn Độ

DSC06725 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
DHARAMSHALA
Đây là địa chỉ Chùa chính Tây Tạng mà Thánh Đức Dalai Lama thứ 14 đang ngự, ngôi chùa rất là đơn giản với mái màu tôn xanh nằm trên cao nhất thị trấn.
IMG_8560 by daisy pham, trên Flickr

Dharamshala là một thành phố thuộc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Được bao quanh bởi những khu rừng tuyết tùng ở rìa dãy Hy Mã Lạp Sơn, thành phố sườn đồi này là quê hương của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Dharamsala – còn có nghĩa là " nơi tâm linh cư ngụ" hay còn gọi là “nhà trống nguyện cầu” vì khách không đến đây để du lịch mà đa số đến vì tâm linh, nơi các phật tử hành hương đến đây để nghe Dalai Lama giảng kinh.

Sau khi người Anh đến, đã phát triển khu vực này thành một bang. Tại một thời điểm, nó được coi là thủ đô mùa hè của Ấn Độ. Nhưng điều này đã không được lâu dài, vì phần lớn thị trấn đã bị phá hủy trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter ngày 4 tháng 4 năm 1905. Thảm họa đã giết chết hơn 10.000 người ở khu vực dân cư thưa thớt này.

Dharamsala xuất hiện trên bản đồ thế giới vào năm 1959 khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, Thánh đức Dalai Lama lưu vong đến đây và chính phủ Ấn Độ ấn định nơi này dành cho ngài và Chính phủ Tây Tạng lưu vong, thành lập nên Little Tibet tại đây. Hiện nay, Dharamsala là nơi nổi tiếng cho người nước ngoài, du khách và đa số người hành hương và sinh viên Phật giáo đến đây để tu tập , mong đợi sự yên bình và tĩnh lặng.

Khu phức hợp Đền Thekchen Chöling là một trung tâm tâm linh của Phật giáo Tây Tạng, trong khi Thư viện các Công trình và Lưu trữ Tây Tạng lưu trữ hàng ngàn bản thảo quý.
DSC08173 by daisy pham, trên Flickr
DSC08120.JPG
đây làc cổng chính của chùa,
DSC08241 by daisy pham, trên Flickr
trước khi đến đây, nhìn hình các Tu Viện lộng lẫy ở Lasa hoặc các tu viện khác mình đến tại Darjeeling, Sikkim thì trong đầu hình dung ra temple mà Dalai Lama ở chắc phải to đẹp lộng lẫy gấp nhiều lần. Thật bất ngờ là temple vô cùng đơn sơ và nho nhỏ, nhưng bên trong thì chứa vô số bản kinh Phật cổ và tranh Thangka hoặc các bức vẽ ThangKa trên tường vô giá.
DSC08124.JPG

cửa chính của temple
DSC08128.JPG

Dalai Lama sẽ ngồi trên ghế vàng này để làm lễ, hôm sau lễ thì đông ơi là đông, chỉ có các thành viên đeo thẻ mới được vào trong để Dalai Lama ban phép, còn các Phật tử và khách viếng thăm chỉ được ngồi phía ngoài nhìn qua các màn hình trực tiếp bên ngoài. Để vào được Temple ngày thường thì chỉ qua 1 cửa an ninh, nhưng ngày lễ thì nghiêm ngặt vô cùng, người nước ngoài phải vòng ra sau tất cả mọi vật dụng đều không được mang vào, qua cửa soi chiếu và mấy người cảnh vệ khám sét mới được vào Temple . Ngoài sân mọi người ngồi chật kín và theo dõi lễ bên trong qua các màn hình lớn, các Lama nhỏ thì mang trà sữa Tây Tạng, bánh và thức ăn khác cho các người hành hương, mình cũng xin 1 ly trà sữa béo ngậy, khi Lama nhỏ đưa cho cái bánh thì biết ăn không hết nên đưa cho bác gái Tây Tạng ngồi kế bên mình chỉ véo 1 miếng nhỏ để thử, có cơm nấu theo kiểu Tây Tạng nữa gồm cơm và các loại hạt như nho khô, hạnh nhân, hạt bí nấu chung nên ăn ngòn ngọt và bùi bùi của cơm quyện các loại hạt. Được 1 ;úc do mưa lất phất và lạnh run đành về khách sạn để xem lễ trực tiếp qua Tivi.
DSC08138.JPG




IMG_9023 by daisy pham, trên Flickr

DSC08141 by daisy pham, trên Flickr

DSC08218.JPG
E3BECCB1-8AF8-473F-9759-262C9A5C460D.jpeg
 
Last edited:
Đây là bảng hiệu các hình ảnh treo trước cổng Temple nói về tội ác của Trung cộng khi chiếm đóng Tây Tạng
IMG_8504.jpg
IMG_8505.jpg

IMG_8559 by daisy pham, trên Flickr

Trong Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng thì người đứng đầu là Dalai Lama, sau đó là Panchen Lama ( Ban Thiền Lama, đứng thứ 3 là Karmapa được lựa chọn do truyền thống tái sinh, Trước khi viên tịch thì các Lama có căn dặn các đệ tử thân tín là sẽ tái sinh ở vùng nào và để lại vài vật thường dụng cho các đệ tử. Sau đó các đệ tử sẽ đi tìm người tái sinh đó, cậu bé nào đọc được kiếp trước của mình và nhận ra các vật dụng hoặc các đệ tử, các bài kinh thì đó chính là tái sinh của người.
Đạt Lai Lạt Ma hiện tại tái sinh thứ 14, ngài sinh ra với tên gọi Lhamo Thondup trong một gia đình nông dân ở tỉnh Amdo vùng đông bắc Tây Tạng. Vào năm 1937, khi lên 2 tuổi, ngài được một nhóm các nhà sư xác định là hiện thân đầu thai của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 vừa mới qua đời. Bị đem đi khỏi căn nhà xây bằng bùn và đá đến cung điện Potala, ngài chỉ mới vừa lên nắm quyền được một thời gian ngắn thì Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.
Khi Trung Cộng xua quân đánh chiếm nước Tây Tạng năm 1950 thì cả hai Ngài Ban Thiền và Dalai Lama còn kẹt lại Tây Tạng. Tháng 4 năm 1959, sau chín năm bị giam lỏng ở Potala, Đức Dalai trốn thoát và tỵ nạn tại Dharamsala tức Little L’hassa hay Little Tibet. Trong khi Đức Dalai Lama trốn được qua Ấn Độ, Ngài Ban Thiền thứ 10, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, còn bị kẹt lại và đã viết bài kiến nghị dài bảy mươi nghìn chữ để tố cáo cho thế giới về cảnh ngộ khốn cùng của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng. Ngài đã bị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông lăng mạ và kết án 14 năm trong tù hay cấm cố tại nhà. Tháng 12 năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh “phản cách mạng” và bị đánh đập tàn nhẫn. Năm 1978, sau khi được trả tự do, Ngài du hành khắp Tây Tạng và tiếp tục phê bình chính sách cai trị bạo tàn của Trung Cộng. Chẳng bao lâu sau đó, Ngài bị bắt trở lại và ngày 28 tháng giêng năm 1989, Ngài được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trong hoàn cảnh rất bí mật, hưởng dương 51 tuổi. Để tiếp tục truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, năm 1995 Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima lúc đó 6 tuổi là hóa thân Đức Ban Thiền thứ 11, nhưng sau đó Bắc Kinh đã bắt cóc vị này cùng với cha mẹ và họ bị mất tích cho đến ngày nay. Trung Cộng sau đó tự chọn một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu để ngồi vào chức vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, người mà hầu hết nhân dân Tây Tạng tẩy chay.

Đức Đạt-Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay đã lớn tuổi, nếu một ngày nào đó Ngàiviên tịch thì chắc chắn Trung Cộng sẽ chọn một vị Đạt-Lai mới cũng giống như Ngài Ban Thiền thứ 11 thì truyền thống Phật giáo Tây Tạng sẽ mai một. Vì lo sợ điều này nên Dala Lama tuyên bố mình là Last Dalai Lama, vì lo sợ Trung cộng sẽ tìm thấy tái sinh của người để thủ tiêu và lập nên 1 Dalai Lama bù nhìn do Trung cộng kiểm soát
Trong chương trình Last Week Tonight với người dẫn chương trình John Oliver, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Dalai Lama đã nói về việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn giành quyền chỉ định Đạt Lai Lạt Ma tái sinh.

Theo truyền thống, Ban Thiền Lạt Ma là người tìm ra Đức Đạt Lai Lạt Ma tái sinh, trong khi Ban Thiền Lạt Ma tái sinh lại được được Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định. Chu kỳ quay vòng liên tục của những người kế vị đảm bảo sự lãnh đạo trong tôn giáo Tây Tạng.

Tuy nhiên, Ban Thiền Đạt Ma đầu thai, Gedhun Choekyi Nyima, vì đã bị mất tích cách đây 20 năm khi còn là một cậu bé 6 tuổi. Ngay sau khi biến mất, chính phủ Trung Quốc đã dựng lên một Ban Thiền Lạt Ma mới của họ. Ngài Ban Thiền Lama tái sinh hình ảnh trên treo trướcTemple

Đa lai Lama lo sợ rằng chính phủ Trung Quốc có thể chỉ định một vị Đạt Lai Lạt Ma vâng lời của họ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại qua đời.

Để tránh việc Chính phủ Trung Quốc kiểm soát các nhà sư Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố ông có thể là vị Đạt Lai Lạt Ma còn sống cuối cùng hoặc trong tương lai một vị Đạt Lai Lạt Ma có thể tái sinh ở bên ngoài Trung Quốc.


Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc nói rằng truyền thống phải tiếp tục và họ có quyền phê chuẩn người kế vị của Đạt Lai Lạt Ma.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc buộc tội Đạt Lai Lạt Ma phản bội lại tôn giáo Tây Tạng vì ông nói rằng có thể không tái sinh trong tương lai. Trung Quốc Đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một con sói trong bộ y phục của nhà sư” và cấm lưu truyền hình ảnh của ông.

Khi được hỏi liệu ông có lo lắng Trung Quốc có thể chỉ định vị Đạt Lai Lạt Ma của riêng họ, vị lãnh đạo tinh thần nói rằng đó là điều ngu ngốc.

“Bộ não của chúng ta có khả năng tạo ra hiểu biết thông thường. Nhưng với những người cứng đầu tại Trung Quốc, phần đó của bộ não đã bị mất”.
Ngài đi khắp thế giới thuyết giảng và luôn mong tự trị cho Tây Tạng, và ngài tuyên bố
"Cương vị Dalai Lama một ngày sẽ chấm dứt."

"Không có bảo đảm gì là sẽ không có một vị Dalai Lama ngu xuẩn trong tương lai. Điều đó sẽ thật đáng buồn. Bởi vậy nên truyền thống nhiều thế kỷ này mà kết thúc với môt vị Dalai Lama được nhiều người quý trọng thì cũng là điều tốt."

“Nếu tôi trở thành vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng, tôi cảm thấy rất hạnh phúc’,

Mong rằng tái sinh của ngài sẽ nằm ngoài biên giới do Trung Quốc kiểm soát để Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng tồn tại.


IMG_8506 by daisy pham, trên Flickr

IMG_8506 by daisy pham, trên Flickr

video-1556176898 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Thời tiết Dharamshala như một nàng công chúa đỏng đảnh, trời đang hửng nắng thì đột nhiên mù mịt, rồi lại trong xanh rồi đột nhiên tuyết rơi ngập lối, thời tiết thay đổi theo phút chứ không phải theo giờ.
DSC08324 by daisy pham, trên Flickr
1 phút sau:
DSC08287 by daisy pham, trên Flickr
5 phút sau tuyết rơi rơi trước cổng Dalai Lama Temple
0-02-06-0013d9283119b77f0c775b98ad94a4065e452b60e553e6ad99d27933a3eeae3f_fdc50adf by daisy pham, trên Flickr


10 phút sau
0-02-06-88628b08737c2fcc1f1e6ea7cb126d8e5cac14737c8a43a5596e6409558a92e0_cc0febfa by daisy pham, trên Flickr
0-02-06-d84f86000f71ba6846a624770a1ab31ec127d31dfd38140151d6960b25c5c6e0_ea8880a by daisy pham, trên Flickr

Một loại thông bên trong temple, người Ấn gọi là Tuyết Tùng Hy,

DSC08306 by daisy pham, trên Flickr
by daisy pham, trên Flickr

Đây là loại thông khác ở Đà Lạt nhà mình có
DSC08147 by daisy pham, trên Flickr

Cái nồi này để nấu cơm cho buổi lễ hôm trước nè, nồi, bếp nấu cơm, nấu trà to khổng lồ như vậy đấy vì mỗi lần thuyết pháp hàng nghìn người đến lễ
DSC08298 by daisy pham, trên Flickr

Bánh xe pháp luân trong Temple
DSC08226 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Một Temple khác gần Dalai Lama Temple
DSC08254 by daisy pham, trên Flickr
DSC08318 by daisy pham, trên Flickr

Góc đường chính tại Dharamsala, vì khách âu, mỹ đến đây cũng nhiều nên có rất nhiều nhà hàng bán đồ ăn tây, thịt gà thịt heo đều có, còn thức ăn Tây Tạng thì hổng thấy thịt, gần 1 tháng không thịt heo nên nhìn thấy món có thịt heo mừng húm, nhưng vừa ăn là thất vọng tràn trề, thịt dai ngọt vì lợn rừng nhưng họ không biết chế biến, không làm sạch chân lông và bóp rượu nên hôi mùi lông heo, sộc nên mũi ăn ko đc, mình thuộc dạng mũi thính hơn chó mà, hic hic, đẩy qua bạn ăn thì nó không thấy mùi hôi mà khen ngon,
DSC08274 by daisy pham, trên Flickr

Ghé mua vài đồng tiền Money Amulet. rồi mang vô chùa chính Tây tạng trì chú, vì nghe nói đồng tiền này đang làm mưa làm gió ở ta vì theo những người trong giới tâm linh “bùa hộ mệnh Money Amulet” mang lại cho họ rất nhiều may mắn trong cuộc sống như tiền tài, công danh, sự nghiệp hay giúp những người đang cô đơn tìm được một nửa hạnh phúc của đời mình…
DSC08283 by daisy pham, trên Flickr

Tại Dharamsala bạn tha hồ mua đồ cổ, đồ cúng và các ấn phẩm tây tạng, đặc biệt là tranh thangka
DSC08246 by daisy pham, trên Flickr
hay tranh vẽ
DSC08281 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
tranh-thangka11.jpg


Tranh Thangka
copy nguồn từ internet đôi chút giới thiệu về tranh Thangka

Người ta nói rằng để vẽ được những tranh Thangka, người học phải là người tu trước sau đó mới được học vẽ. Đây chính là một quy định bắt buộc đòi hỏi con người muốn vẽ được Phật thì thân tâm phải tịnh trí tuệ mới được đả khai, cảnh giới bức họa mới mang theo năng lượng và uy lực của Phật pháp.
Tranh Thangka của vùng đất thiêng Tây Tạng mở ra những hình ảnh về thế giới thiên quốc
Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) hay còn gọi là tranh cuộn, là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Chữ Thang trong Thangka bắt nguồn từ Thang yig, tiếng Tây Tạng có nghĩa là ‘ghi lại’. Tranh Thangka là những câu chuyện ghi lại tỉ mỉ về thế giới Thiên quốc như thế nào?
Câu chuyện cuộc đời các Đức Phật và thiên quốc

Những bức tranh kể lại những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt Ma danh tiếng cùng chư Bồ Tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến nữa của tranh Thangka là Pháp luân (bánh xe Pháp). Loại Thangka màu thể hiện thần và nữ thần Hindu cùng các đề tài Phật giáo: Đức Phật tọa thiền, cuộc đời Đức Phật, Pháp luân, Mạn đà la, Dược Sư Phật…
Do chủ thể của bức họa là thể hiện của lòng tôn kính và tín ngưỡng của họa sĩ, nên người xem dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp trang nghiêm và có niềm tin vào điều nhiệm màu phát tỏa ra từ đó. Người ta nói tranh Thangka mang theo nguồn năng lượng huyền bí của miền đất Phật.
Tương truyền rằng bức tranh Thangka đầu tiên vẽ Nữ thần hộ Pháp Bạch Lạp Mỗ, chính là do người dân tộc Thổ Phiên dùng cái mũi đẫm máu của mình để vẽ nên.
Cũng có nơi nói rằng, tranh Thangka có lịch sử 1.400 năm, từ khi các tu sĩ Tây Tạng đi thuyết pháp đã treo những bức tranh Thangka bằng vải.
Các nét vẽ trên tranh tinh sảo và sắc nét và lấp lánh của vàng, tất cả các tranh Thangka được ẩn bằng những đường vẽ bằng vàng, vàng để vẽ tranh Thangka phải là vàng nguyên chất 100%, Hiện nay chỉ có vàng Nepal là đủ chuẩn để vẽ Thangka và dùng quét lên các bức tượng Phật tại Tứ Động Tâm, nghe đâu giá đến 35 triệu 1 gr
Sự đa dạng phong phú của tranh Thangka
ầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Bức bé nhất thì có kích thước bằng một bàn tay, có thể vẽ trên giấy, hoặc trên da cừu; bức lớn nhất có thể che khuất một sườn núi.
Tranh Thangka được thực hiện trên vải hoặc lụa, đôi khi bức tranh là sự kết hợp các mảnh lụa khâu thành tranh, một vài tác phẩm được thực hiện bằng thêu.
Thangka cũng có thể phân loại theo các tiêu chí đặc thù như:
Tranh sơn màu tson-tang. Đây là loại phổ biến nhất.
Tranh khâu: Vật liệu là những mảnh lụa gotang được kết hợp lại tạo nên sắc màu phối hợp hài hòa.
Tranh nagtang được vẽ nét bằng vàng kim trên nền màu đen
Tranh in: Họa sĩ dùng những bản in khắc trên gỗ sau đó thể hiện bằng đường nét trên giấy hoặc trên vải.
Tranh thêu, gọi là tshim tang;
Tranh vẽ trên nền màu vàng kim – màu của thế giới Phật quốc, được dùng một cách cẩn trọng để vẽ chư thần và chư Phật đạt trình độ giác ngộ viên mãn;
Tranh nền đỏ: vẽ nét tỉ mỉ bằng màu vàng kim, nhưng thường là dùng nét vàng kim trên màu đỏ son – gọi là martang.
Thông thường, tranh Thangka thường có kiểu dáng hình chữ nhật. Loại khổ nhỏ có chiều dài hay chiều rộng khoảng 40 cm đến hơn 100 cm, nhưng cũng có bức có khung rất lớn chiều rộng lớn hơn chiều cao, có thể rộng đến trên dưới 15 mét và cao hơn 7 m, những bức tranh loại này thường được trưng bày ở lễ hội lớn, được khâu kết bằng nhiều mảnh vải/ lụa lại với nhau và vẽ hình tượng trên đó. Thangka cũng hay được treo trên vách tu viện trong những dịp lễ đặc biệt.
Đối với loại tranh trên vải hoặc thêu, Thangka được tạo tác bằng nhiều loại vải sợi khác nhau. Phổ biến nhất là vải bông được dệt với khổ rộng từ 40-58 cm. Loại tranh Thangka rộng hơn 45 cm thường người ta phải nối vải.
Cầu kì hơn là tranh được vẽ trên nền vải bông hay lụa. Khâu pha màu nước rất công phu, màu được chế tạo từ khoáng và các chất hữu cơ, trộn các loại màu thảo mộc với keo – trong thuật ngữ phương Tây gọi là kỹ thuật vẽ màu keo.
Toàn bộ công đoạn vẽ tranh yêu cầu khả năng thành thạo và sự thấu triệt các nguyên tắc trắc lượng đồ tượng, tức các quy pháp tạo hình và tỉ lệ Phật tượng.
Bố cục của tranh Thangka, thành tố chủ đạo của nghệ thuật Phật giáo, là có tính trang trí hình học. Tay, chân, mắt, mũi, tai và các bửu bối/ trì vật mang tính nghi thức đa đạng đều được bố trí trên một mạng kẻ ô gồm những góc và những đường thẳng giao nhau.
Họa sĩ họa Phật chính là quá trình tu luyện Phật Pháp
Một họa sĩ vẽ tranh Thangka đòi hỏi kĩ năng sắp xếp bố cục, kĩ thuật pha trộn màu và phối màu, do vậy quá trình này thực sự rất khoa học, nhưng thường đòi hỏi sự hiểu biết thâm thúy về biểu trưng của hình hoạ trong thực hiện, để nắm bắt được cái cốt lõi, cái tinh thần.
Mặc khác tâm thái người họa sĩ khi thực hiện vẽ tranh Thangka được thể hiện qua từng chi tiết nhỏ, đòi hỏi sự tập trung tư tưởng và năng lượng trí não, đường nét sắc xảo, bức họa không chỉ là đẹp mà họa Phật còn là bức vẽ thể hiện tầng thứ tư tưởng.
Thangka thường tuân theo những biểu tượng đặc trưng, sự ám chỉ và ẩn ý bên trong. Nên người họa sĩ thường là người có trình độ hiểu biết rất sâu về kinh Phật, nắm bắt những quy tắc và biểu tượng hay ẩn ý tôn giáo, từ đó mà mô phỏng và sử dụng những biểu tượng phù hợp để tạo nên một thông điệp hoàn thiện với ý tứ ẩn sâu bên trong.
Sự thâm sâu trong một bức họa Thangka chính là chiều sâu về nhận thức kinh Phật của người họa sĩ. Chính vì vậy người nghệ sĩ phải rèn luyện tay nghề và phải có đầy đủ hiểu biết tôn giáo, kiến thức và bối cảnh để sáng tạo nên một bức Thangka chính xác và đạt trình độ mĩ thuật tương ứng với cảnh giới tư tưởng của mình.
Trong nghệ thuật Tây Tạng, người ta coi họa là một loại hình hóa thân cao siêu, cả hình thể và phẩm chất hay quyền uy của từng vị Phật phải được bộc lộ hết thảy, người ta chú ý tới chuẩn tắc riêng trong kinh Phật nói về các bộ phận, hình dáng, màu sắc, vị thế của bàn tay (thủ ẩn) cùng các trì vật để phân biệt chính xác đâu là Phật đâu là chư thần, đâu là đại Phật, đâu là Bồ tát.
Chính vì lẽ đó mà người ta nói rằng, họa sĩ họa Phật chính là bước đầu của quá trình tu luyện quy y Phật Pháp, và đây là một con đường học hỏi nghiêm túc và công phu.
Con đường trở thành một họa sĩ Thangka nhất định phải là người tu tâm dưỡng thân trước rồi mới trở thành một chuyên gia họa Phật
Để trở thành một họa sĩ có thể họa Phật, người ta mất 10 năm để học hỏi. Trước khi học vẽ người ta phải tu tâm dưỡng thân.
Trong suốt 3 năm đầu các học viên học vẽ phác họa chư thần, Phật, Bồ tát được nêu ra trong kinh Phật.
Hai năm sau, họ được chỉ dạy cách thức giã nghiền và sử dụng các màu khoáng chất, vàng ròng để vẽ.
Vào năm thứ 6, các học viên được tiếp cận với một kho tàng kinh tạng, nghiên cứu tường tận đến chi tiết kinh Phật và sách tôn giáo để chọn chủ đề cho họa phẩm của mình. Sau khi thông thuộc kinh Phật, nắm được hết thảy mọi giới luật, lúc này học viên cũng như một người quy y Phật Pháp, tâm tính và cảnh giới tinh thần đã được bước đầu xác lập và tôi tạo.
Vào năm học thứ 10 được một bậc thầy giám sát thường xuyên. Sau khóa tu học, các học viên cần từ năm đến mười năm mới trở thành chuyên gia vẽ Thangka.
Có thể thấy rằng, Thangka là một loại tranh vô cùng đặc biệt, người ta kính trọng nó như thái độ cung kính với chư Thần Phật. Một dòng tranh sống cùng với niềm tin rằng thần linh chính là những vị Thần bảo hộ cho chúng sinh, xua đuổi ma tà và gìn giữ sự thanh cao của giá trị phẩm hạnh con người.
Nếu như người ta biết đến Tây Tạng là vùng đất yên bình không ben chen vội vã, không ồn ào thị phi, con người nơi đây đầy thiện niệm và bao dung. Có lẽ gốc rễ của đánh giá này chính là thái độ và niềm tin bất diệt vào sự tồn tại của đấng linh thiêng, tín tâm nơi Phật Pháp, sự tôn kính và thái độ đối với chư Thần Phật là sự khởi đầu cho những giá trị trường tồn của vùng đất và con người Tây Tạng.

Bức Thangka vải vô giá này là do chính vị Lama chủ trì tại Latsa vẽ, Dalai Lama 14 mang theo khi lưu vong đến đây
DSC08135 by daisy pham, trên Flickr

Tranh Thangka vô giá trong chùa chính Tây Tạng
DSC08231 by daisy pham, trên Flickr

Bên ngoài hai bên đường có hơn 10 shop bán tranh Thangka
IMG_8518 by daisy pham, trên Flickr
IMG_8515 by daisy pham, trên Flickr

Bức Thangka này mình mang về
IMG_9368 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Vì muốn được gặp Dalai Lama nên mình bỏ kế hoạch đi Amristan, ngày ngày đến Dalai Lama Temple mấy lần, đến nỗi mấy bác bán hàng gần đó quen mặt luôn, lần nào qua bác cũng vẫy vẫy, vì lần đầu đi có đến chỗ bác mua ít đồ và trò chuyện với bác vài câu, bác lấy trà ra pha và mời uống nên mỗi lần thấy bác lại ngoắc có muốn uống trà không?
Vì hôm buổi lễ, mình chui vô office và hỏi nhân viên có thể gặp ngài không? nhân viên trả lời sau buổi lễ 2h chiều quay lại nhé, thế là 2h chiều đội tuyết đi qua temple. Rồi họ lại hẹn quay lại vào ngày mai. Chui vô ks bàn với bạn, oke nếu được vinh dự gặp thì còn gì bằng, hủy tất cả vé của chuyến đi ngày mai, ở lại thôi.
DSC08319 by daisy pham, trên Flickr
Trong 3 ngày ở đây, có lẽ mình là người siêng đến Temple nhất, người ta đến để tụng kinh làm lễ, còn mình cứ loi choi đi vô đi ra, đi đến nỗi mấy security chai mặt không thèm khám xét luôn. Vì sao đến hoài? là vì để tìm officer đăng ký gặp Lama, mà đi 3 lần mới gặp, và lý do khác là vô trì chú đồ vật hihi, một đứa bạn lại nhắn: mua tao 1 đồng Money Amulet, nhớ trì chú ở chùa Tây Tạng? mua 1 mớ mang vô trì trú rồi, đứa khác chưa có lại gào lên, phải có tao nữa, lại tất tả đi mua rồi quay lại. Rồi đứa khác cần mua vòng đeo, mua cái gì cũng bon chen đòi trì chú mới chịu.
Đợi đến ngày thứ 3, sau khi một officer hẹn gặp. Đi vào văn phòng tại Temple cũng qua máy soi chiếu và khám sét, thì officer manager nói rằng ngài có lịch bận lắm, phải nửa tháng nữa mới có lịch tiếp, nhưng trước khi gặp thì phải đăng nhập vào trang web và gởi hồ sơ, scan hộ chiếu và làm đầy đủ sơ yếu lý lịch để được xét duyệt. Rồi họ sẽ nhắn ngày giờ cụ thể để đến gặp ngài ban phước.
Ôi đành ngậm ngùi hẹn khi khác vậy vì mình đâu thể ở lại nửa tháng nữa dưới cái lạnh này. Thật tình là cái lạnh khủng khiếp lần đầu trải qua, đi ra đường mà thân mình run cầm cập, hơi lạnh của tuyết, lúc trời quang thì còn đỡ lạnh, đang nắng mà 5 phút sau sương mù lại kéo đến, có khi kèm mưa, có khi tuyết bông rơi rơi bám vào người tan thành nước, trời ơi nó lạnh. Khách sạn thì không có lò sưởi nên đêm cũng như ngày đắp chăn nằm run lẩy bẩy. Cũng may là sức khỏe tốt nên chịu đựng được cái lạnh kinh khủng ở đây.

Tuyết trắng rừng thông dưới chân Temple
DSC08312 by daisy pham, trên Flickr

Ngày ngày đứng ở sân temple nhìn xuống đường, mong chờ gặp được Lama
DSC08185 by daisy pham, trên Flickr
DSC08156 by daisy pham, trên Flickr
2 lama cũng mong chờ gặp Dalai Lama
DSC08223 by daisy pham, trên Flickr
 
Trong 1 lần tình cờ vào năm ngoái, tự dưng mình đến Nepal, thật sự lúc đó trong đầu chỉ biết rằng Nepal có ngọn Everest, thế thôi. Rồi nhóm 3 cô gái được quan niệm là ế ở xã hội này xách mông đến Nepal. Rồi tình cờ biết được ngày này chính là ngày lễ Jayanti từ 29/04 đến 03/05 /2018 , thế là mình đến Vườn Lâm Tỳ Ny- nơi Đức Phật Đản sanh.
lễ Jayanti còn gọi tên khác là Vesak. Đó chính là ngày trăng tròn giữa tháng Baishakh , Baishakh chính là tháng đầu tiên của năm tính theo Lịch Bikram Sambat của Nepal. Vì Đức Phật đản sanh, Giác ngộ và Viên Tịch vào cùng một đêm trăng tròn của tháng Baishakh nên từ đó ngày này chính là ngày lễ Vesak hằng năm. Do lịch Nepal và Dương Lịch khác nhau nên ngày lễ Vesak không cố định nếu tính theo Dương Lịch. Ngày lễ này giống như Lễ Phật Đản ở mình, nhưng hiện nay cũng tổ chức lễ Phật Đản theo lịch Nepal rồi, cụ thể là năm 2019 đã tổ chức ở chùa Tam Chúc Hà Nam.
Lễ Jayanti là một ngày đặc biệt cho cả người đạo Hindu và đạo Phật ở Nepal, theo Phật giáo nguyên thuỷ và Phật giáo Tây Tạng.
Một số quốc gia với đa số Phật tử chịu ảnh hưởng Bắc tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch.
Lumbini, ở vùng đồng bằng Terai phía tây của Nepal, là nơi Hoàng tử Siddhartha (Đức Phật) được sinh ra. Hoàng tử mới sinh được cho là đã thực hiện bảy bước và thốt ra một thông điệp vượt thời gian cho tất cả nhân loại. Người ta tin rằng điều này đã xảy ra trong khu rừng Sal xinh đẹp, hiện giờ là điểm đầu của Vườn Lâm Tỳ Ni. Hôm nay là ngày lễ Vesak, nên các phật tử hành hương về đây rất đông, vì thế từ Kathmandu chúng tôi cũng có mặt tại Vườn Lâm Tỳ Ni.
Vườn Lâm Tỳ Ni - Lumbini Garden đây là nơi Hoàng hậu Mayadevi đã sinh ra Thái tử Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997.
Vào khoảng năm 249 trước Công Nguyên, vua A Dục đã từng đến thăm Lâm Tỳ Ni, cho dựng lên ở đây bốn cây cột trụ bằng đá, ghi dấu nơi đản sinh của Đức Phật. Đến năm 1986, một nhà khảo cổ học người Anh tên là Cuningham đã khai quật được một trụ đá trong 4 trụ đá được Vua A Dục chôn xuống. Trên trụ đá có ghi: “Vua Piyadasi (A Dục) vào năm trị vì thứ hai mươi đã đích thân tới đây chiêm bái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được đản sinh tại nơi đây, bốn trụ đá đã được dựng để đánh dấu nơi Đức Thế Tôn được sinh ra. Làng Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật sinh được giảm thuế và tự hưởng tám phần”.

Sau nhiều thế kỷ bị quên lãng, ngày nay vườn Lâm Tỳ Ni đã trở thành điểm đến ao ước của những vị hành giả và học giả Phật giáo. Lâm Tỳ Ni ngày nay nằm trong khu vực phát triển Lumbini và là nơi tập trung nhiều di tích tôn giáo nổi tiếng của đạo Phật.


Đây là lễ Vesak vào đêm 30/04/2018. Nếu tính theo Lịch Nepal đó là đêm giữa tháng giêng gọi là Purnima: có nghĩa là đêm trăng tròn Purnima- rơi vào 15/01/2074 theo lịch Nepal Vinkam Sambat.
Đây, hình đúng đêm Purnima, ngày này ĐứcPhật ; Đản Sanh, Thành Đạo và Nhập Diệt, trăng rất tròn và sáng, các nhà sư đang làm lễ và người hành hương tham bái rất đông.


IMG_5310 by daisy pham, trên Flickr

IMG_5375 by daisy pham, trên Flickr
Đây là đền thờ Hoàng hậu Maya(Mahadevi temple). Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt, không giống như bất cứ ngôi đền nào chúng ta từng thấy. Gọi là đền nhưng thực ra chỉ là bốn bức tường sơn mầu trắng bao quanh khu vực khảo cổ, rất đơn giản, cốt để che mưa, che nắng bảo vệ cho khu vực khai quật tránh bị hư hoại theo thời gian. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật, những vết tích cổ xưa như phiến đá có in dấu của một bàn chân nhỏ do vua A Dục khắc in, được xác định là vị trí lúc Đức Phật đản sinh, được bảo tồn trong lồng kiếng chắn đạn . Trên bờ tường gạch kế bên, cách mặt đất khoảng 3m là một bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnh hoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Mặc dầu bức phù điêu này không được các nhà khảo cổ xem là di tích lịch sử, nhưng nó có giá trị sử học theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu sử Ấn Độ và Nepal. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua Ripu Malla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV. Vua Ripu Malla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của nữ thần Hindu.
Vì phía trong đền không được chụp ảnh, nhưng tấm này chụp nén đc
IMG_7642 by daisy pham, trên Flickr
DSC03803 by daisy pham, trên Flickr
DSC03837 by daisy pham, trên Flickr

Còn đây là hồ nước thiêng, nơi Hoàng Dậu Maya tắm trước khi hạ sanh Thái Tử, bên cạnh hồ tắm là cây Bồ Đề, mà trước đây là cây Vô Ưu, hơn 2500 năm trước, Hoàng Hậu sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân, tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử .
DSC03820 by daisy pham, trên Flickr
31562827_1736829983075777_4078933898459873280_n by daisy pham, trên Flickr

cột trụ đáphiến đá của vua A Dục đào dược dưới nền đền thờ Hoàng hậu Mya, năm 1997, cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Lâm Tỳ Ni là di sản văn hóa của nhân loại và tài trợ chi phí trùng tu và bảo trìkhu di tích lịch sử quan trọng này. Bắt đầu từ đây, phương Tây mới tin rằng Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật. Trước đó họ cho rằng nhân vật Cồ Đàm Gautama chỉ là huyền thoại và giáo pháp của ngài chỉ là tổng hợp các tư tưởng của nhiều nhân vật khác nhau trong lịch sử văn hóa Ấn Độ.
DSC03844 by daisy pham, trên Flickr

Namaste from the Valley of Gods
Namaste có nghĩa là tôi cúi đầu chào bạn. Câu xin chào của người Nepal, khi nói Namaste thì chắp tay trước ngực và cúi đầu.
Ngày tết của Nepal, sử dụng song song với Dương Lịch, người Nepal sử dụng lịch chính thức là Bikram Sambat hoặc gọi là Vikram Samvat, ngày đầu năm mới là ngày bắt đầu mùa trăng mới rơi vào giữa tháng tư năm Dương Lịch, năm 2017 - 2018 Dương Lịch chính là năm 2074 theo lịch Bikram Sambat, tức là khoảng 56 năm và 8 tháng trước chúng ta.
Ngày đầu năm mới họ tổ chức một lễ hội lớn gọi là Bisket Jatra, Bisket Jatra là một trong những lễ hội quan trọng nhất được tổ chức vào năm mới tại quảng trường Bhaktapur.
49043081_1974385779347868_3428845084441837568_n by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Thật sự đúng như Đức Phật đã dạy: Mối lương duyên của người với người là từ kiếp trước vì thế trong cuộc đời này khi ta gặp và yêu thương một ai đó đều có lý do riêng cả. Không ai là vô duyên vô cớ xuất hiện trong cuộc đời của bạn cả, sự xuất hiện của mỗi người đều có nguyên do. Nguyên do mình gặp người ấy cũng rất tình cờ như một sự sắp đặt sẵn. Vì thế nên có chuyến đi Hành Hương về Đất Phật này. ( xin lỗi mình kể chuyện riêng nhé)
Phật tổ dạy: “500 năm tu của tiền kiếp mới đổi được 1 lần lướt qua nhau ”.
Giây phút lướt qua nhau buổi sáng hôm ấy, cạnh Hồ Thiêng Holy trong Vườn Lâm Tỳ Ni, dưới gốc cây Bồ Đề trên nền của cây Vô Ưu xưa nơi mà Hoàng Hậu Mayadevi đã vịn vào nhánh cây Vô Ưu quay về hướng Đông để hạ sinh Thái Tử sau này thành Đức Phật vào hơn 2600 năm trước. Giây phút tình cờ chàng lướt qua mình cũng tại hướng Đông của cây Bồ Đề đã được ghi lại đúng lúc, cô em cầm máy chụp còn bực mình la lối “ cái ông vô duyên, chỗ người ta đang chụp hình mà đi ngang cái xẹt làm hư tấm hình” và đòi xóa đi, nhưng mình xem lại và buột miệng : “trai đẹp mà, thôi cứ để xóa sau”. Giây phút tình cờ này cứ ngỡ là quên mau, không ngờ quên ngay. Đến buổi trưa vô tình gặp lại phía bên ngoài vườn buổi chiều cùng đi đến Kinh Thành Kapilavastu nơi Thái Tử Siddhartha sống một thời gian dài và chiêm bái mộ phần Thân sinh của Đức Phật, đi cùng xe và cùng nhau đi thăm hết một buổi chiều nhưng vẫn không nhận ra nhau.
Sau chuyến đi này thì chỉ biết chàng là tour guide đã từng xuất gia 7 năm tại Bodhgaya, nhưng vì một biến cố tại Nepal vào năm 2015, nhà của cha mẹ chàng tại Nepal bị vùi lấp trong trận động đất lịch sử nên chàng hoàn tục để kiếm sống để xây lại nhà cho cha mẹ. Thế rồi chàng và mình tạm biệt nhau và không hẹn ngày gặp lại.
Nhưng cuộc đời, mấy ai ngờ trái đất tròn và như chứng thực lời Đức Phật giảng dạy: “Dẫu con gặp ai, thì đó đều là người cần xuất hiện trong sinh mệnh của con. Tuyệt đối không phải là điều ngẫu nhiên”. Đến lần gặp lại lần thứ 3 tại một nơi khác - sân bay Kolkata, lúc đó vô tình gặp một ni cô người Việt cũng tại nơi xa lạ, cô có bảo mình rằng : “Chuyến đi này con sẽ gặp nhân duyên”. Một câu nói cứ nghĩ là vô tình nhưng quả đúng là vậy nhân duyên đến thì có chạy đâu cũng gặp. Chúng mình gặp lại nhau nên biết là nhân duyên của mình đến.
Có lẽ ở tiền kiếp chúng mình đã tu hơn 500 năm , và kiếp này chàng đã tu hành tại Bồ Đề Đạo Tràng tận 7 năm nên kiếp này mới được cùng chàng nắm tay nhau đi cùng nhau một đoạn đường.
Và ai cũng ngạc nhiên khi biết tin vì mình, một cô gái đã gần 40, dĩ nhiên tại nước ta coi đó là ế chỏng ế chơ. Nhưng mình thì tin vào duyên phận, mình không bao giờ có ý chống đối chuyện hôn nhân nhưng mình nghĩ rằng không cần thiết phải kết hôn theo chuẩn mực tuổi tác mà xã hội và cha mẹ áp đặt. Bởi vì hạnh phúc không có tiêu chuẩn, cũng không thể đo lường hay tính toán. Hãy để mọi sự diễn ra một cách tự nhiên, hôn sự không thể là chuyện gấp gáp vì bạn nên sống để không hối tiếc.



"Có đôi khi trên dòng đời tấp nập
Ta vô tình lướt nhẹ qua nhau"

来生愿做一朵莲
与你再续三生缘
不早也不晚
来到你身边
不再错过
不再擦肩

Giây phút tình cờ lướt qua nhau dưới gốc Bồ Đề,
ORG_DSC07097 by daisy pham, trên Flickr
4 by daisy pham, trên Flickr

DSC03836 by daisy pham, trên Flickr
DSC03839 by daisy pham, trên Flickr

Vậy nên những cô gái trẻ và cô gái vẫn còn tuổi trẻ mà chưa lập gia đình, bạn hãy luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào những gì bạn đã nỗ lực tạo ra trong cuộc sống của bạn, bạn hãy tự hào vì may mắn bạn không giống chúng bạn, học xong, ra trường tìm một công việc và lấy chồng sinh con. Vì sao? Vì khi bạn chưa chính chắn, kết hôn có phải là điều hạnh phúc, chỉ có thời gian sẽ trả lời bạn. Vậy nên hãy sống một cuộc đời của chính bạn, phải đi ra thế giới để nhìn đời, nhìn người và để trải nghiệm. Hãy cứ tự tin, xách ba lô lên để thụ hưởng cuộc sống mà bạn xứng đáng được có. Hãy đi để tìm kiếm hạnh phúc, hạnh phúc sẽ chờ bạn ở một nơi mà bạn không ngờ đến .
 
Last edited:
Vườn Lâm Tỳ năm nay : 18/02/2019
DSC07441 by daisy pham, trên Flickr
DSC07440 by daisy pham, trên Flickr


Năm trước đến đúng lễ Vesak nên đông đúc tập nập, người đạo Hindu thì đi viếng mẹ Maya, Đạo Phật thì đi làm lễ phật, năm nay đến không đúng ngày lễ nên vắng vẻ hơn. Năm ngoái xếp hàng vào đền mẹ Maya mà xếp cả nửa tiếng và đi nhích từng bước mãi mới đến nơi mẹ hạ sinh đức phật. Lần này thì rộng rãi thênh thang, nhờ chàng mà mình mới hiểu được tại sao Đạo Hindu coi Đạo Phật là một phần của Đạo Hindu chính vì trong kinh Hindu có nhắn đến Đức Phật chính là hóa thân của thần Vishnu, và Vua Ripu Malla tin rằng hoàng hậu Maya là một hoá thân của một nữ thần Hindu, nên các tín đồ của Đạo Hindu đi hành hương về Lâm Tỳ Ni đó chính là vì lý do trên.
Trích trong sự tích các vị Thần của đạo Hindu:
Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn, gọi là Tam vị. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Những người thờ thần Vishnu, gọi là những "Vaishnava", xem ông là vị thần tối cao. Một trong vô số những tính ngữ của ông là "Thần tối cao". Brahma khái niệm về sự "Tuyệt đối" hay "Thực thể tối cao" của người Hindu, đôi khi được mô tả là Vishnu. Theo một truyền thuyết, một hoa sen từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra trên một cuống dài do Vayu, vị thần gió đầy sức mạnh nắm giữ. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần bắt đầu công việc sáng tạo liền sau đó.

Chức năng chính của Vishnu là đảm bảo sự chiến thắng của điều thiện đối với cái ác. Trong thánh ca cổ Rig-Veda của người Hindu, Vishnu chỉ là một vị thần nhỏ. Có vẻ như ông xuất thân là một vị thần mặt trời và trong hiện thân mặt trời, ông có thể bước ngang qua vũ trụ chỉ trong ba bước, một cử chỉ có lẽ để biểu trưng cho việc đo đạc vũ trụ của thần, để biến nơi này thành chỗ ở cho các vị thần và cho con người. Về sau Vishnu dần dần được gắn với các nhân vật khác, gồm một con , rồi một chú lùn, sự liên kết này làm nảy sinh khái niệm về các hóa thân hay Avatar của thần Vishnu. Vishnu hiện ra dưới các lốt khác nhau để đánh dẹp loài quỷ và phục hồi trật tự thiêng liêng mỗi khi các vị thần bị đe dọa. Hai hóa thân quan trọng nhất của Vishnu là người anh hùng Rama và vị thần Krishna. Trong đạo Hindu, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cũng được xem là một hóa thân của vị thần vĩ đại này.

Trong hóa thân làm con cá Matsya, Vishnu đã cứu Manu, con người đầu tiên, thoát khỏi một trận lụt lớn. Truyện kể rằng Manu tìm thấy một con cá nhỏ, con cá năn nỉ anh ta cứu nó khỏi bị một con cá lớn ăn thịt. Manu đem con cá về nhà nuôi trong vại nước. Chẳng bao lâu, con cá trở nên quá lớn đối với cái vại, chàng đem bỏ nó xuống ao. Nhưng Matsya rồi cũng trở nên quá lớn với cái ao nên Manu phải trả nó về biển. Khi Manu thả con cá xuống nước, Matsya quay lại báo cho chàng biết là sắp có một trận lụtlớn, nhấn chìm cả thế giới. Nó khuyên chàng đóng một chiếc thuyền. Khi trận lụt xảy ra, Manu đã tá túc trên chiếc thuyền của mình. Chiếc thuyền bị sóng to gió lớn vùi dập, Matsya lại hiện lên, lần này là con cá khổng lồ. Matsya dắt chiếc thuyền đi trong suốt nhiều năm cho đến khi tới núi Hemavat, đỉnh ngọn núi này chưa bị nước ngập. Manu buộc thuyền vào núi để còn cho hết lụt. Matsya khi ấy nói rõ rằng mình thực ra là thần Vishnu và ông đã cứu Manu để cho thế giới này lại có người ở.

Trong hóa thân làm chú lùn Vamana, Vishnu đã cứu cả thế giới khỏi tay quỷ Bali. Chú lùn xin quỷ Bali cho chú một miếng đất chỉ vừa ba bước của chú thôi. Ngay khi quỷ Bali vừa đồng ý thỉnh cầu của mình, chú lùn Vamana liền biến thành một gã khổng lồ. Chỉ với hai bước, gã đã bước qua toàn thế giới, rồi giao lại cho các vị thần. Sau đó, gã lại gặp con quỷ đòi bước tiếp bước thứ ba như đã hứa. Không còn gì để giao nữa, quỷ Bali bèn lấy cái đầu của nó để thay thế. Thấy quỷ có hành động trung thực, thần Vishnu bèn ban cho nó quyền cai trị âm cung.

Trong khoảng thời gian giữa các đợt sáng tạo của thần Brahma, người ta nói rằng thần Vishnu nằm ngủ trong biển vũ trụ, trên mình con rắn nhiều đầu Ananta hay Sesha. Trong lúc ngủ, Vishnu từ từ biến thành một hóa thân khác sẽ xuất hiện trong chu kỳ sáng tạo sau đó.

Vishnu thường được mô tả như một chàng trai tuấn tú, màu xanh cam và có bốn tay. Các vật biểu trưng của thần gồm một cây thùy liên quan với sức mạnh kiến thức, một vỏ ốc tù liên quan với nguồn gốc sự sống, một bánh xe pháp luân liên quan với các quyền năng sáng tạo và hủy diệt, hoa sen liên quan với mặt trời, với cây đời sống từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra - vật cưỡi của thần là con chim huyền thoại Garuda.

Cho nên khi đến Lâm Tỳ Ny, thì một nửa trong số người hành hương về đây là đạo Hindu giáo chính vì lý do trên: Mẹ Mayadevi chính là hóa thân của 1 vị nữ thần Hindu và vị thần Vishnu hóa thân thành Phật Thích Ca. Cho nên người đạo Hindu cho rắng Đạo Phật là 1 phần của Hindu giáo.

Hơn 2500 năm trôi qua, nhưng nước hồ vẫn như xưa, nhìn nhỏ xíu mà không bao giờ cạn nước. Phật giáo và Hindu giáo coi đây là hồ nước thiêng

DSC07435 by daisy pham, trên Flickr

Có lẽ các bạn thắc mắc mình đang làm gì tại hồ nước thiêng, là nhúng các vật phẩm đấy ạ. Năm trước, thấy mọi người Ấn, Nepal sau khi làm lễ người ta xuống hồ lấy 1 gọt nước nhỏ lên đầu lên trán, hỏi ra thì họ nói để may mắn, chống bệnh tật ( họ gọi là Holy Water - nước thiêng). Thế là 3 đứa mua 1 mớ vòng, tràng hạt mang vào hồ nhúng nước thiêng, rồi có mang tặng 1 bà già 1 cái vòng tay hạt kim cang để đeo, một tháng sau gặp lại bà già được tặng vòng hớn hở khoe từ ngày đeo cái vòng này bà ngủ ngon, không thấy ma nữa , số là trước đâu cứ ban đêm đi ngủ bà hay giật mình thức giấc và thấy có bóng đen trong nhà. Thế là nghe tin mình đi ai cũng nhờ mua vòng, mình mua 1 túi vòng hạt bồ đề, hạt kim cang, gỗ đàn hương, gỗ bồ đề, hạt đá quý ... mang nhúng nước hồ thiêng, nhúng rồi vẫn chưa đủ, mọi người còn đòi mang qua Bồ Đề Đạo Tràng nhờ thầy trì trú nữa. Để hoàn thành nhiệm vụ, sau khi nhúng xong mang phơi khô và mang đến Bodgaya làm lễ trì trú.

DSC07433 by daisy pham, trên Flickr

Cục đá nơi phơi vòng kkk
5 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,972
Members
192,322
Latest member
WilliamAlexander
Back
Top