What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Char Dham, Namchi, Sikkim



Trung tâm hành hương độc đáo này có một ngôi đền chính cao 108 feet, dựa trên bức tượng Chúa Shiva cao 87 feet trên tư thế ngồi trên đồi Solophok. Ngoài bức tượng Shiva, Trung tâm Pilgrim này còn có bản sao của mười hai Jyotirlingas, để cung cấp một nền tảng cho các tín đồ Shiva.



Solophok Chardham Lord Shiva hóa thân thành Kirateshwar ở Indrakeel (Sikkim hiện tại). Do đó, trong lần tái sinh này, ông được người dân Sikkim tôn thờ tại địa phương là Lord Kirateshwar. Một bức tượng cao 16 1/2 feet của Lord Kirateshwar cũng được lắp đặt trong khu phức hợp.



Để đạt được Moksha, niềm tin của người Hindu là thực hiện cuộc hành hương đến tất cả bốn pháp hiện có. Do đó, bản sao của bốn Pháp này, cụ thể là Badrinath, Jaganath và Dwarka dành riêng cho Chúa Vishnu và Rameshwar, dành riêng cho Chúa Shiva cũng được xây dựng.

Trung tâm hành hương được xây dựng trên đỉnh đồi Solophok ở Nam Sikkim, cách thị trấn Namchi khoảng 5 km trên diện tích 28.958 Ha đất. Khu phức hợp được xây dựng có diện tích khoảng 7 mẫu Anh và có thể truy cập bằng một con đường trơn tru.

Hồ sơ của ngọn đồi cho thấy rằng khu phức hợp Shiva chính với bức tượng chính được đặt ở điểm chỉ huy cao nhất theo hướng tây và quay mặt về hướng đông. Toàn bộ khu phức hợp được chia thành bốn yếu tố chính, đó là Tượng Shiva với 12 Jyotirlingas, Four Dhams, Đền Sai Baba và Tượng Kirateshwar bên cạnh Nandi bull, Sai dwar, Sai Temple, Kirat dwar , Tượng Kirateshwar, Shiv Dwar, Các cơ sở khác bao gồm: Cổng vào chính, Bãi đậu xe, Phòng lái xe, kiốt, 96 giường Yatri Niwas, Nhà khách VIP, tòa nhà an ninh - kiêm khán phòng, nhà cầu nguyện chính, xem gian hàng, xem gian hàng , ký túc xá, thủy vực và đài phun nước âm nhạc.



Trung tâm hành hương này đã được dành riêng và được thiết kế để đặt Sikkim trong chính niềm tin, trái tim và tâm trí của công dân Ấn Độ và hơn thế nữa. Ngoài việc cung cấp một môi trường tôn giáo và văn hóa độc đáo, Trung tâm Hành hương kiêm Văn hóa được thành lập với quy mô lớn sau đây phải là một điểm thu hút khách du lịch ở cấp Quốc gia cũng như Quốc tế. Các mối liên kết hiện có đã được khám phá và các hoạt động du lịch nhắm đến là Hành hương, hoạt động văn hóa, hội thảo, diễn ngôn tôn giáo, nghiên cứu tự nhiên và giải trí thụ động.

Nghi lễ pran-pratisthan được tổ chức bởi đức thánh Shri Jagadguru Shankarcharya Swami Swarupananda Saraswati Maharaj vào ngày 8 tháng 11 năm 2011 dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ trưởng Hon Honble của Shri Pawan Chamlin.

Giới thiệu về thần Shiva

Shiva - Vị thần của năng lượng dục, sinh-tử-tái sinh
https://dienbatnblog.blogspot.com/2015/04/cac-vi-than-o-trong-tin-nguong-ba-la_15.html



DSC05917 by daisy pham, trên Flickr



DSC05962 by daisy pham, trên Flickr
DSC05932 by daisy pham, trên Flickr

DSC05993 by daisy pham, trên Flickr

DSC05973 by daisy pham, trên Flickr
DSC05970 by daisy pham, trên Flickr

DSC05919 by daisy pham, trên Flickr

Thần bò
Theo tín ngưỡng Hindu, bò (cái) được coi là con vật thiêng, là biểu tượng của Mẹ – Trái đất. Với những người di cư đến đây từ cổ đại và làm nghề nông, bò là thành viên gắn bó của gia đình. Bò cung cấp cho họ sữa, những sản phẩm từ sữa và những thứ thiết yếu như dầu đốt đèn (từ bơ) và phân bón. Thời ấy, người Aryan (từ chữ yaj tức là cúng). Ban đầu đó chỉ là hình thức cúng riêng tư đơn giản, dần dần nó trở thành lễ cúng chung. Bao gồm cả việc gọi Thần Lửa Agni bằng cách làm lễ xếp củi khô lên bàn thờ, thường xuyên giữ lửa bằng cách rẫy bơ lỏng vào lửa. Thông qua Agni, người ta cúng các món sữa, sữa chua và mật ong cho vị thần yêu thích của mình. Bò trở thành con vật thiêng vì nó cung cấp những thứ thiết yếu cho lễ cúng tế của giáo sĩ Bà-la-môn và dân chúng.
Trong thần thoại, Kamdhenu là Thần Bò, được Krishna chăn dắt, suốt đời đi theo Krishna. Bốn chân của Thần Bò được coi như bốn bản kinh Veda. Mỗi bộ phận trên cơ thể Thần Bò đều có một ý nghĩa tôn giáo: cặp sừng là biểu tượng của thần thánh, mặt bò là biểu tượng của mặt trời và mặt trăng, vai là thần lửa Agni, bốn chân tượng trưng cho dãy Himalaya. Thần Bò được thần Brahma tạo ra cùng lúc với đẳng cấp Bà-la-môn. Trong khi các giáo sĩ Bà-la-môn đọc kinh Veda, Thần Bò lấy sữa của mình tạo ra bơ tinh khiết, dùng cho việc đốt lửa cúng tế.
Sau thời đại Sử thi, việc tế sinh giảm dần vì người theo đạo Hindu chuyển sang ăn chay – ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Jain, đặc biệt là đối với tầng lớp giáo sĩ Bà-la-môn và bình dân tự do. Dần dần bò được coi là Gaumata (Mẹ Bò) rồi Aditi (Mẹ của các Thần). Việc phái Vaishna (tín đồ theo vishnu) nổi tiếng trong đẳng cấp trung lưu sung túc và đẳng cấp thấp (thể hiện qua nhân vật Krishna chăn bò) giúp củng cố sự tôn vinh bò về mặt tôn giáo. Một số yếu tố khác dẫn đến việc tôn bò là vật thiêng: kinh Veda có sử dụng hình ảnh của bò; việc giáo sĩ Bà-la-môn cấm giết bò; và khi người Hồi giáo đến xâm lược, biểu tượng bảo vệ bò được đưa ra nhằm khẳng định tình đoàn kết tôn giáo giữa các bản địa.
Như vậy, con vật thiêng phải là bò cho sữa (bò cái). Bò đực chỉ liên quan ở chỗ con bò Nandi đã là “phương tiện giao thông” của thần Shiva. Nhưng bò đực, nếu không dùng để làm sức kéo ở một số vùng nông thôn thì chỉ là con vật vô dụng, lang thang khắp nơi. Người Hindu cho rằng phân bò là thứ sạch sẽ, có thể dùng vào việc tẩy uế. Cho đến tận ngày nay, ở nhiều vùng nông thôn, công việc dọn dẹp vệ sinh đầu tiên của buổi sáng là dùng phân bò khô kỳ cọ lối vào nhà.

DSC05922 by daisy pham, trên Flickr

Lối vào đền bên trong bức tượng rất chi tiết các hình ảnh khắc họa và tranh ảnh cũng như các bức tượng quý giá kể về thần Shiva, trong đó có tượng thần Vishnu, là vị thần hóa thân thành Đức Phật Thích Ca

Chính giữa cửa người ta thường treo 1 cái chuông và ai đi qua cũng đụng vào chuông 3 cái, chuông gì mà treo cao vút làm những cô gái thiếu thước tấc như nhà mình nhảy lên mới với tới.
Vừa bước vào trong là gặp ngay Shiva linga - Dương Vật thần Shiva

Tượng sinh thực khí của thần Shiva (Thần Hủy Diệt và Tái Tạo) tượng trưng cho sức sáng tạo của thần Shiva, sức sáng tạo thiêng liêng, được phái Shaivite thờ khắp nơi. TượngLinga đi liền với tượng yoni (sinh thực khí nữ), tượng trưng cho sự hòa hợp của tự nhiên và năng lượng vũ trụ. Tượng này thường được làm bằng chất liệu đá, nhưng ở vùng đất lạnh phía bắc Ấn Độ (đền Amarnath ở vùng Kashmir) có pho tượng được tạo tác bằng nước đóng băng. Shiva linga có ba phần. Dưới cùng là một phiến đá phẳng hình vuông, ở giữa là bệ đỡ hình bát giác hoặc hình bầu dục (biểu tượng của yoni), trên cùng là một hình trụ đầu tròn – tức là linga.

Trong đền thờ, người ta thường sắp xếp cho nước liên tục nhỏ giọt xuống đầu linga. Trong các buổi cầu kinh, linga được rửa, được quàng tràng hoa xung quanh, được tưới sữa và bơ tinh khiết, được rắc gạo và một vài thứ thực phẩm vào. Hèn gì các giọt nước chảy từ Linga có màu trắng đục, thấy mọi người làm lễ và lấy tay hứng 1 giọt nước sữa này bôi vào mặt.
Ở nơi khác Linga có thể được tạo hình, hoặc có thể là hòn đá hình trụ sẵn có lấy từ sông suối về, gọi là bana-linga.

Linga có thể cố định (achal) hoặc có thể di chuyển được (chal). Linga có thể di chuyển thì được đặt tại điện thờ của gia đình, làm bằng đất nung hoặc bột mì, sau khi cúng thì bỏ đi. Nó có thể là vật trang sức ở dây chuyền, hoặc trang trí khắp nơi. Linga cố định thì được đặt trong đền thờ. Nhiều khi đền thờ chỉ cần có tượng linga mà không có tượng thần Shiva.

DSC05923 by daisy pham, trên Flickr

DSC05938 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Indian Eyes
Hồn lỡ xa vào đôi mắt em.

Trong 1 ngày lượn lờ Kolkata, yêu nhất đôi mắt mấy em bé Ấn, đôi mắt to thiệt to và lông mi dài thiệt dài, người lớn thường vẽ mắt và chấm trên trán, để bảo vệ chúng khỏi quỷ dữ chấm đỏ trên trán cho con gái gọi là Bindi, trong khi ở phái nam được gọi là Tilaka. So với Bindi, Tilaka thường dài hơn.

DSC06694 by daisy pham, trên Flickr
DSC06651 by daisy pham, trên Flickr
DSC06551 by daisy pham, trên Flickr
DSC06481 by daisy pham, trên Flickr
DSC06477 by daisy pham, trên Flickr
DSC06485 by daisy pham, trên Flickr
DSC06476 by daisy pham, trên Flickr

Còn đây là mắt của thằng cu cháu ở nhà, 100 % việt nam nhưng ra đường ai bảo ấn độ, ai cần cháu làm mẫu thì liên hệ nhé :p:D:D

IMG_1404 by daisy pham, trên Flickr
IMG_1406 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Kolkata
Thành phố Kolkata còn được biết đến với một tên gọi khác là Calcutta, là thủ phủ của Bang Tây Bengal, phía Đông Ấn Độ, nằm dọc theo bờ sông Hooghly theo hướng Bắc - Nam với diện tích 185km2.
Lịch sử thành phố bắt đầu được ghi nhận từ sau khi công ty Đông Ấn đến làm ăn tại Bengal vào năm 1690. Năm 1699, người Anh đã hoàn thành việc xây dựng pháo đài William. Đây đã từng là nơi đóng quân của lính Anh và được coi như căn cứ quân sự quan trọng của cả vùng. Bị buộc phải đối mặt với những cuộc đụng độ liên tục với lực lượng quân Pháp, năm 1756 người Anh bắt đầu củng cố thêm quân đội. Tổng trấn Bengal Siraj-Ud-Daulah vô cùng bất bình với chính sách quân sự hóa này, đã nổi dậy và chiếm đóng pháo đài William, được biết đến trong lịch sử qua sự kiện “Lỗ đen”. Một năm sau đó, lực lượng lính Ấn và Anh dẫn đầu bởi tướng Robert Clive đã chiếm lại thành phố.

Năm 1772, Kolkata được mệnh danh là thủ đô của nước Ấn Độ thuộc địa Anh. Thời kỳ này, các cuộc biểu tình chống chính quyền dần đi vào quá khứ và khu vực do chính quyền cai trị được mở rộng dọc hai bên bờ sông Hooghly.

Từ năm 1797-1805, Richard Wellesley giữ chức Thị trưởng và chính ông là người có công lớn nhất cho sự phát triển và kiến trúc của thành phố, để sau này mọi người vẫn nhắc đến Kolkata như là”thành phố của những cung điện”.

Vào đầu thế kỷ XIX, Kolkata tách làm hai khu vực: khu vực của người Anh và khu vực của người Ấn, gọi là “Phố đen”. Cho đến nay, đói nghèo ở khu “Phố đen” vẫn gây kinh hoàng cho nhiều người. Thành phố đã trải qua thời kỳ tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng từ những năm 1850, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may và sợi đay. Điều này đã tạo nguồn vốn to lớn cho chính phủ Anh xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt và đường điện tín. Sự gắn kết văn hóa Anh - Ấn đã làm xuất hiện tầng lớp được mệnh danh là “tầng lớp Babu” ở thành thị Ấn Độ.

Cũng vào thế kỷ XIX, thời kỳ Phục hưng văn hóa Bengal diễn ra làm nâng cao đáng kể dân trí của người dân. Dần dần, Kolkata trở thành trung tâm của phong trào giành độc lập cho Ấn Độ, đặc biệt là các tổ chức cách mạng.

Năm 1905 Bengal bị chia cắt dẫn đến sự chống đối và tẩy chay hàng hóa Anh. Những hoạt động nổi dậy này cùng với vị trí hành chính bất lợi nằm ở rìa phía Đông của Ấn Độ khiến thực dân Anh phải dời thủ đô đến New Dehli năm 1911.

Cảng của thành phố đã bị quân Nhật dội bom hai lần trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, các kho lương thực lại quân Đồng minh chiếm hữu đã dẫn đến nạn đói Bengal vào năm 1943 làm hàng triệu người chết. Năm 1946, từ nhu cầu xây dựng một nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến bạo lực trên diện rộng làm 2.000 người chết. Sự chia cắt Ấn Độ đã gây ra tình trạng bạo lực khốc liệt và làm thay đổi lớn trong dân số. Rất nhiều người Hồi giáo di cư sang Đông Pakistan, còn những người Hindi thì bỏ thành phố ra đi.

Những năm 60, 70, tình hình bạo lực và các cuộc nổi loạn chống đối chính quyền tăng mạnh, không những làm tàn phá cơ sở hạ tầng của thành phố mà còn dẫn đến kinh tế đình đốn. Đến giữa những năm 80, Mumbai vượt Kolkata trở thành thành phố đông dân nhất Ân Độ.

IMG_7106 by daisy pham, trên Flickr

Cầu Vidyasagar Setu bắc ngang qua sông Hooghly
DSC06632 by daisy pham, trên Flickr

Cảnh thành phố bên bờ sông
DSC06664 by daisy pham, trên Flickr
DSC06646 by daisy pham, trên Flickr
DSC06686 by daisy pham, trên Flickr
DSC06691 by daisy pham, trên Flickr
DSC06684 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Cầu Howrah

DSC06604 by daisy pham, trên Flickr
Cầu Howrah là một tuyệt phẩm kiến trúc cũng như một thắng cảnh nổi tiếng ở Kolkata. Nơi đây đã được chọn làm bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh kinh điển từ những năm 1950, trong đó có một bộ phim đặt tên theo cây cầu được bấm máy vào năm 1958. Đi qua cây cầu và chiêm ngưỡng cấu trúc có một không hai hay lướt nhẹ trên thuyền bên dưới dọc theo Sông Hooghly.

Với nhịp cầu trung tâm cao 457 mét giữa hai cột tháp, công trình thép khổng lồ này là một trong những cây cầu dầm chìa dài nhất thế giới. Cầu Howrah bắc qua Sông Hooghly, nối liền thành phố Howrah tới Kolkata. Được xây dựng vào năm 1942 mà không cần tới bất kỳ chi tiết nào bằng đai ốc hay bulông, cây cầu được ghép lại chỉ bởi đinh tán. Các cột tháp đỡ ở hai đầu cầu cao tới hơn 85 mét. Các xà và mạng lưới dầm cầu đồ sộ

Du khách hãy cùng hòa mình vào hàng trăm ngàn người đi bộ và xe ô tô di chuyển qua cầu mỗi ngày. Có lối đi bộ ở cả hai bên cầu. Hãy để ý tới cột trụ ở chân cầu trước khi đặt chân lên. Phần thép ở chân cầu đã được bao bọc bằng vỏ bọc sợi thủy tinh để giảm bớt tình trạng thiệt hại vì bị ăn mòn qua nhiều năm do sự khạc nhổ nước nhai trầu của người dân.
DSC06617 by daisy pham, trên Flickr

du khách cũng có thể thuê thuyền từ cầu cảng Trạm Howrah và tận hưởng cảnh quan cây cầu từ dưới mặt nước. Còn rất nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp khác trải dài khắp bờ sông. Dù vẫn được người dân địa phương gọi là Cầu Howrah, cây cầu thực sự đã được đổi tên thành Rabindra Setu vào năm 1965 theo tên của nhà thơ Rabindranath Tagore, người được giải Nobel đầu tiên của Ấn Độ.

DSC06620 by daisy pham, trên Flickr
DSC06615 by daisy pham, trên Flickr
Cách cây cầu 5 phút đi bộ đến nhà ga Howrah Junction là khu phức hợp đường sắt lớn nhất và ga đường sắt lớn nhất Ấn Độ.
DSC06601 by daisy pham, trên Flickr

Songhooghly.jpg
Sông Hooghly, một nhánh của sông Hằng, nó được bắt nguồn từ Himalayas chạy vào vịnh Bengal. Cho nên vẫn có nhiều người ra đây làm lễ tắm tẩy trần mỗi ngày.
 
Last edited:
Victoria Memorial
Đài tưởng niệm Victoria được xây dựng vào năm 1901 tại Kolkata, Ấn Độ. Đây là một tòa nhà dành riêng cho Nữ hoàng Victoria của Anh và hiện là nơi linh thiêng cho thanh niên nam nữ Ấn Độ cho đến nay.

Đây là một cung điện màu trắng kết hợp phong cách Phục hưng và Hồi giáo. Nó đứng trên một mảnh cỏ xanh lớn, giống như một con tàu trắng gợn sóng trên những con sóng xanh, quý phái và thanh lịch.

Bảo tàng được chia thành bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật. Có tới 3.500 triển lãm trong bảo tàng. Các triển lãm bao gồm sách nghệ thuật và lịch sử từ khắp Ấn Độ, các bản phác thảo và tranh vẽ lịch sử Victoria.
DSC06566 by daisy pham, trên Flickr
DSC06579 by daisy pham, trên Flickr
DSC06580 by daisy pham, trên Flickr

May là sáng sớm mình đi sớm, đi vào từ cửa phía bắc và đi ra bằng cửa phía đông, Lúc bước ra cổng mới thấy người không là người, xếp hai hàng dài cả 100m dưới nắng để đợi đến lượt mua vé vào cổng, Ôi đúng là Ấn, người đâu ra mà lắm thế, gặp mình xếp hàng 5 phút thôi là thà đi về còn hơn, hai hàng thế này chắc cả tiếng chưa nhích được đến cổng
DSC06591 by daisy pham, trên Flickr
DSC06587 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Thăm nhà Mẹ Teresa
Đây là ngôi mộ của mẹ ở trong nhà
IMG_7504 by daisy pham, trên Flickr
căn nhà số 54A đường Lower Circular, Kolkata – nhà của Mẹ Nhà nằm trong một hẻm nhỏ. Ngay sau cánh cửa nhỏ, qua khoảng sân cũng nhỏ , ở sân có bức tượng của mẹ cũng nhỏ, đi thẳng vào là phòng có đặt ngôi mộ đá trắng đơn sơ của mẹ. Vào ngày 5/9/1997, Mẹ đã chấm dứt cuộc sống trần gian. Mẹ đã được vinh dự chôn cất theo quốc táng do chính quyền Ấn Độ thực hiện, và thi thể của Mẹ được an táng tại Nhà Mẹ Dòng Thừa Sai Bác Ái. Mộ của Mẹ trở thành một địa điểm hành hương mau chóng và là nơi cầu nguyện cho dân chúng thuộc đủ mọi tín ngưỡng, giầu cũng như nghèo. Mẹ Têrêsa đã để lại chứng từ của một đức tin không lay chuyển, một niềm hy vọng bất khuất và một đức ái phi thường.
IMG_7505 by daisy pham, trên Flickr

Thánh Đức Dalai Lama cũng đã đến đây hơn 10 năm trước
Teresa-House-kolkata by daisy pham, trên Flickr


Trong đầu ai cũng thế, khi nghĩ về ấn thì lại hiện lên hai chữ cướp hiếp, nhưng mình đi 3 lần rồi mà chả gặp vụ sơ sảy nào cho dù đi ngoài đường mình và mọi người vẫn cầm điện thoại, túi, bóp tiền nhét sau túi đi tung tăng ngoài đường hay trên tàu điện ngầm mà không thấy giựt dọc như sài gòn mình, trên 1 con phố ở Kolkata, đường phố đông như nêm mà các bác già tiền chất đầy mâm để ngay trên hè phố dưới chân người qua lại, như vậy là an toàn không? chứ như ở nhà mình là cướp trong vòng 1 nốt nhạc rồi
Ai muốn đổi tiền gì cũng có nhé, tiền xu, tiền giấy đủ mệnh giá, mua tiền nào có tiền đó, mại dzô
IMG_7100 by daisy pham, trên Flickr

IMG_7097 by daisy pham, trên Flickr
IMG_7098 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
akshardhambrochureenglish-page-001 by daisy pham, trên Flickr

Lần đầu đến Delhi đến tận cổng rồi mà thấy cái biển không cho chụp hình bên trong nên giận không thèm vào. Mà người ta nói "chưa đến Swaminarayan Akshardham là chưa đến New Delhi", thế nên 1 năm sau đành phải quay lại Delhi ghé thăm đền. Thật là không uổng công, trời ơi, phải há hốc mồm miệng vì ngôi đền quá nguy nga tráng lệ và đặc biệt chứa đựng hình ảnh thu nhỏ của 10 000 năm văn hóa của Ấn Độ. Ngôi đền giới thiệu nét tinh túy trong kiến trúc cổ của Ấn Độ, thể hiện các truyền thống và những thông điệp tâm linh vô hạn. Tham quan Akshardham là đến với một cuộc hành trình khám phá xuyên qua nét vinh quang trong nghệ thuật, những giá trị và những đóng góp của Ấn Độ cho sự tiến bộ, cho hạnh phúc và sự hài hòa của nhân loại.
Akshardham là một tổ hợp đền - tháp Hindu bằng đá kỳ vĩ nhất của Ấn Độ được khởi công xây dựng vào năm 2001 và hoàn tất vào năm 2005. Đền được thiết kế dựa vào những quy chuẩn kiến trúc đền - tháp Hindu cổ truyền tên là Maharishi Vastu, một kỹ thuật xây dựng phổ biến trên toàn đất Ấn từ ngàn xưa. Dựa trên những hướng dẫn kiến trúc cổ truyền từ bản kinh Shilpa Shastra, tổ hợp này được xây rộng với chiều kích tối đa theo quy chuẩn đền - tháp của Ấn Độ giáo nhưng không dùng bất cứ vật liệu gì bằng kim loại.
Ngôi đền Akshardham được xây dựng theo lối kiến trúc và kỹ thuật vô cùng độc đáo, lắp ghép từ 234 trụ đá được chạm trỗ tinh vi, 9 mái vòm trang trí công phu. Tất cả được nối kết với nhau một cách tinh tế bằng những cái khớp, cái ngàm, không hề sử dụng đến một thanh sắt, tạo thành một ngôi đền nguy nga, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Ở đấy là sự hợp nhất giữa đá sa thạch hồng của xứ Rajasthani và đá cẩm thạch trắng tinh khiết Carrara của Ý. Đá màu hồng tượng trưng cho lòng thành kính mãi không thay đổi và đá cẩm thạch trắng tượng trưng cho sự tinh khiết tuyệt đối và hòa bình vĩnh cửu. Đền Akshardham do ngài Pramukh Swami Maharaj khởi xướng xây dựng, nhằm thực hiện tâm nguyện của thầy mình, ngài Brahmaswarup Yogiji Maharaj, người kế nhiệm thứ tư trong dòng truyền thừa Bhagwan Swaminarayan của Ấn Độ giáo.

Đến với đền Akshardham, khách hành hương không chỉ chiêm bái các vị thánh thần mà còn được tham quan, trải nghiệm những điều kỳ thú, đầy ý nghĩa.

Kiến trúc của ngôi đền này thể hiện bản chất và tầm quan trọng của kiến trúc cổ đại của Ấn Độ. Ngoài kết cấu độc đáo, bên trong ngôi đền còn có rất nhiều họa tiết hoa văn tinh xảo, nhiều bức tượng, nhiều phù điêu đẹp hoàn hảo. Bên ngoài bốn phía tường của ngôi đền còn có nhiều hoạt cảnh, nhiều hình tượng được tạo tác hết sức công phu và đẹp lộng lẫy. Bước vào ngôi đền, ngắm những kiến trúc đồ sộ cùng những bức phù điêu, những họa tiết hoa văn dày đặc, tinh xảo ở xung quanh, ở trên mái vòm, không ai không khỏi thán phục, tấm tắc khen ngợi tài nghệ của các nghệ nhân.

Điểm tham quan thứ hai là “Hall of Values - Đại sảnh của những triết lý”, những show diễn mang thông điệp xuyên thời gian của nền văn hóa Ấn Độ được phản chiếu thông qua cuộc đời của ngài Bhagwan Swaminarayan, đó là những thông điệp về sự bất hại, sự cố gắng, cầu nguyện, đạo đức, chay tịnh và hòa hợp gia đình… Với 15 cảnh 3D lập thể và những màn trình diễn, cùng với các hiệu ứng ánh sáng, âm thanh, lời thoại, âm nhạc, du khách sẽ cảm nhận được đời sống của người dân Ấn Độ thế kỷ thứ 18.

Phòng chiếu phim với màn hình khổng lồ, tại đây trình chiếu đoạn phim Neelkanth Darshan, một bộ phim miêu tả sinh động chuyến hành hương hùng tráng của một hành giả yoga mới 11 tuổi, Neelkanth Varni, của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 18. Xuyên suốt đoạn phim đặc tả các thánh địa, các lễ hội, các truyền thống tâm linh của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, tại đền Akshardham còn có hành trình du thuyền và trải nghiệm qua 10.000 di sản vẻ vang của Ấn Độ. Tìm hiểu về những khám phá và phát minh của Rishi – nhà khoa học của Ấn Độ, xem trư
ờng đại học đầu tiên trên thế giới và du thuyền qua các hang động Ajanta-Ellora.

Dàn nhạc nước buổi tối thì không thể nào hành tráng hơn với sự kết hợp hấp dẫn của một giếng nước lớn bằng đá và một dàn nhạc nước đầy màu sắc, tạo nên những âm thanh, hình ảnh lung linh, huyền ảo.

Khu vườn Ấn Độ trong khuôn viên ngôi đền rộng sáu mươi mẫu Anh với những bãi cỏ tươi tốt, những khu vườn và những tượng đồng tinh tế điêu khắc hình tượng những người con vĩ đại của Ấn Độ, các chiến binh dũng cảm, những biểu tượng quốc gia và những người phụ nữ vĩ đại, đem đến cho du khách nguồn cảm hứng về những giá trị sống và sự bình thản trong tâm hồn

1 by daisy pham, trên Flickr
55600748_1935285933249879_4004546873074384896_n by daisy pham, trên Flickr
55609101_1935281029917036_1379187730449170432_n by daisy pham, trên Flickr
akshardham_Pillars_carving-045 by daisy pham, trên Flickr
akshardham_garbhagruh_banner_inner1 by daisy pham, trên Flickr
56560712_1935281283250344_8586995082022879232_n by daisy pham, trên Flickr
Akshardham_WaterShowBanner by daisy pham, trên Flickr
57238752_2130735570379554_1485677819601092608_n by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Water show buổi tối
55882238_1935281106583695_1140461259020304384_n by daisy pham, trên Flickr
55759839_1935281223250350_1198735418242105344_n by daisy pham, trên Flickr
Akshardham-NewDelhi-Watershow-16 by daisy pham, trên Flickr
Akshardham-NewDelhi-Watershow-15-1800x1012 by daisy pham, trên Flickr
Akshardham-NewDelhi-Watershow-15 by daisy pham, trên Flickr
water show 1 by daisy pham, trên Flickr
Mỗi lần qua Ấn đều mua 1 mảnh Saree, học mãi vẫn không biết cách quấn nên muốn mặc thì mang theo mảnh vải, ra phố là có mấy cô gái mặc giúp, mặc không đơn giản tí nào, hai ba cô gái vây quanh quấn cho cả 15 phút mới ra đó.
53405388_2070370889749356_7836948583591968768_n by daisy pham, trên Flickr
53289743_2070370576416054_373140217441288192_n by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Shimla
Bước chân vào Shimla mình ngạc nhiên thốt lên, không ngờ có một Thụy sỹ nằm ở Ấn, Shimla sạch vô cùng, không như các vùng khác ở Ấn, kiến trúc Châu Âu, và đặc biệt người Shimla nhìn y như người Nga lai Châu âu, da trắng và có cả người mắt xanh mắt nâu nữa. Những cô gái da trắng mắt to rất đẹp rất Âu.
Shimla là thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang miền bắc Ấn Độ Himachal Pradesh. Đây cũng là tên huyện Shimla vây quanh thành phố, giáp với Uttarakhand về phía đông nam, với các huyện MandiKullu về phía bắc, với Kinnaur về phía đông, Sirmaur về phía nam và Solan về phía đông. Năm 1864, Shimla, sau Murree, trở thành thủ phủ mùa hè của Ấn Độ thuộc Anh. Sau độc lập, thành phố đóng vai thủ phủ Punjab rồi sau thành thủ phủ Himachal Pradesh. Nơi đây là trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục của bang.

Trong vùng đã nó cũng xóm ấp nhỏ từ trước năm 1815 khi người Anh giành lấy vùng. Điều kiện khí hậu dịu mát lôi cuốn người Anh lập nên thành phố giữa cánh rừng rậm rạp miền Himalaya. Với vai trò thủ phủ mùa hè, Shimla là nơi tổ chức nhiều cuộc gặp chính trị quan trọng, gồm hòa ước Simla năm 1914hội nghị Simla năm 1945. Bang Himachal Pradeshđược lập nên 1948, là sự kết hợp của 28 princely state. Thập chí sau độc lập, thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm chính trị, hiệp định Simla năm 1972. Sau sự tái tổ chức bang Himachal Pradesh, huyện Mahasu cũ được đổi tên thành Shimla.

Nhà cửa ở Shimla có lúc mang hơi hướng Tudorbethan hay tân Gothic, do thời thuộc địa; nơi đây cũng có nhiều đền đài và nhà thờ. Kiến trúc thời thuộc địa, nhà thờ, đền đài cùng khí hậu mát mẻ lôi kéo khách du lịch đến đây. Những điểm thu hút là nhà nghĩ Phó vuơng, nhà thờ Đức Kitô, đền Jakhoo, Mall Roadthe Ridge. Tuyến đường sắt Kalka–Shimla do người Anh xây dựng, một di sản thế giới UNESCO, cũng là một điểm nhấn nổi bật. Nhờ địa hình gồ ghề, Shimla tổ chức đường đua xe đạp miền núi MTB Himalaya, bắt đầu từ năm 2005 và là sự kiện đua xe đạp miền núi lớn nhất Nam Á. Shimla cũng có sân trượt băng tự nhiên lớn nhất Nam Á. Ngoài việc là trung tâm du lịch, thành phố còn có nhiều đại học và cơ sở nghiên cứu.

Shimla lưu giữ trong mình những kiến trúc biệt thự cổ và đẹp theo phong cách Anh quốc, và nằm trọn vẹn trong một lòng chảo sâu hoắm. Những ngôi nhà với đủ thể loại màu sắc bám mình cheo leo trên bề mặt chảo thành tầng tầng lớp lớp như một thung lũng tuyệt đẹp. Ban đêm ánh đèn lấp lánh tỏa ra từ những ngôi nhà nhìn như một cây thông khổng lồ, đẹp mê hồn.

53460660_2068228873296891_233563774710185984_n by daisy pham, trên Flickr

Nhà thờ Christ
Được người Anh xây dựng vào thế kỉ 19, Christ là nhà thờ cổ thứ 2 ở Ấn Độ đến nay vẫn còn ẩn chứa nhiều những di tích về tộc người Raj. Với màu sơn vàng nhạt và phần mái đỏ, Christ là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan khi có cơ hội du lịch Ấn Độ tới Shimla. Vào ngày Chủ nhật, người dân vẫn tổ chức lễ tại nhà thờ này.

53395000_2068229266630185_6880342865784864768_n by daisy pham, trên Flickr

Trời xanh không 1 chút gợn mây, quảng trường như nằm ngang với bầu trời

53317833_2068228896630222_5327689300400144384_n by daisy pham, trên Flickr

Cầu thang máy nổi tiếng tại Shimla, được công nhận là thang máy to nhất nhanh nhất thế giới, đi lên đây phải mua vé nhé, nhớ không lầm thì là 5 rupees. Đi ra khỏi thang máy là đường đến quảng trường.
53241089_2068229019963543_3171056959742803968_n by daisy pham, trên Flickr
Dãy Himalaya bao phủ Shimla
53236734_2068229206630191_6026954837122351104_n by daisy pham, trên Flickr

Một vườn đào trơ trọi vùi trong tuyết
53176182_2068229563296822_5820526317895942144_n by daisy pham, trên Flickr
53030440_2068229626630149_7401667795764641792_n by daisy pham, trên Flickr
52762449_2068229463296832_6703531904160759808_n by daisy pham, trên Flickr

Một cô gái Shimla, Người Shimla da trắng nhìn gống Nga hay Châu Âu, có người còn mắt xanh nữa. Bởi vậy đến đây cứ ngỡ như đang giữa Âu Châu, con người và cảnh vật đậm nét châu âu thế cơ mà.
04 by daisy pham, trên Flickr
03 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Buổi tối Shimla như một cây thông khổng lồ, sáng lấp lánh , muốn cảm nhận được sự hùng vỹ của cây thông lấp lánh này thì bạn nên đến để tận mắt vì không có lời nào và ống kính nào thể hiện được vẻ đẹp ma mị của Shimla
53207626_2068228439963601_4895270171972730880_n by daisy pham, trên Flickr
02 by daisy pham, trên Flickr
01 by daisy pham, trên Flickr

Lúc mướn bộ đồ này chụp hình, thì có 1 chàng hoàng tử cũng đang tạo dáng, thế là sáp lại làm 1 album hình, lúc trả tiền thì chú của chàng trai trả luôn tiền mướn đồ và chụp hình của mình luôn, bạn mình nói để gởi tiền lại cho chú, thì chú bảo không, bạn đên nước tôi bạn là khách, tôi phải tiếp đãi khách để thể hiện lòng hiếu khách của người Ấn. Ôi chắc do ăn ở nên đi Ấn mấy lần đều gặp quý nhân, lâu lâu được mấy người ấn vì cái tội thấy bán đồ ăn là sáp vào ngó nghiên, mấy người mua thấy nhỏ này ngồ ngộ nên hay mua đồ ăn cho để ăn thử mà cầm rồi pass qua cho trai luôn vì hổng dám thử street food ấn, he he
53283449_2067247180061727_5679542556115861504_n by daisy pham, trên Flickr

52875329_2065447436908368_5241047711116951552_n by daisy pham, trên Flickr
DSC08437 by daisy pham, trên Flickr

Cảnh sát ở Shimla nhìn trang phục cũng phong cách 1001 đêm chứ nhỉ

DSC08732 by daisy pham, trên Flickr

DSC08714 by daisy pham, trên Flickr
DSC08733 by daisy pham, trên Flickr

DSC08744 by daisy pham, trên Flickr
 

Attachments

  • video-1038130864.mp4
    1 MB
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,038
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top