What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Để đi hết 1 vòng vườn Lâm Tỳ Ni chắc hết 2 ngày, vì từ khi được Unesco công nhận, xung quanh Lumbini moc lên các chùa đủ mọi quốc tịch. Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…và Việt Nam cũng có 2 chùa, 1 chùa của Thầy Huyền Diệu và 1 chùa khác cửa đóng then cài.
Các chùa khác thì mình không vào trong, chỉ có vô chùa Việt Nam của thầy Huyền Diệu, chùa khác thì khách thập phương tấp nập, đến chùa Việt thì gọi mãi mới có người ra mở cửa, một ông bảo vệ người và 1 bác làm vườn Nepal, khi nghe giới thiệu nhóm là người Việt muốn vào viếng chùa thì bác nepal niềm nở dẫn vào trong khuôn viên để gặp 1 thầy sư việt nam, gặp thầy mà cứ tưởng thầy là Việt Kiều hông à, giới thiệu con từ việt nam sang, thầy ồ ye, nói giọng lơ lớ và hết câu thầy lại cũng thêm ồ ye, mình buột miệng hỏi thầy không ở Việt Nam mà là việt kiều mỹ hay âu ạ, Thầy đáp, không, thầy người miền tây, mới qua đây, ố yé giờ mới vỡ lẽ.
Thật ra chuyến đi Nepal năm 2018, gặp thêm 1 Thầy sư Việt đang tu học ở Ấn qua dự lễ Vesak, ban đầu thấy thầy có vẻ pede, nhưng vẫn cho rằng thầy là người tu hành đàng hoàng, vì thấy Thầy kêu gọi đóng góp từ thiện và đi làm từ thiện dữ lắm. Thầy T P N đó nha, rất nhiều clip ổng post lên youtube mấy bài hát ổng hát, hát rất hay và up rất nhiều clip luôn. Ai ngờ sau này gặp lại, và vì mình có quen biết với vài người đang tu bên Ấn, chỗ Bồ Đề Đạo Tràng á, nên biết sự thật, sự thật là ổng làm từ thiện là bình phong thôi, trên FB của ổng kêu gọi đóng góp quá trời. rất nhiều người ck đóng góp, khoản đó chị ý ( vì 3d nên giờ gọi bằng chị mới đúng) 3 D chỉ trích ra 1 phần các khoản góp đúng mục đích kêu gọi ban đầu, phần còn lại Thích P N pede để sài cho việc bao trai, chuyên dụ trai để mần nhau và đi du lịch, mua đất ..., ngay cả bạn mình cũng bị sư hổ mang này dụ dỗ. Hãi thật, Đúng là thời mạt pháp, lợi dụng tôn giáo sư sãi để làm điều sằng bậy. Điều này mình có hỏi một ni cô mà mình vô tình gặp tại Kolkata, sau này mới biết ni cô biết cả Thích hổ mang đó luôn, đúng là trái đất tròn, mình có lôi vấn đề Thích hổ mang phạm giới như vậy, sao không nhà sư nào nói gì mặc dù ai cũng biết, ni cô bảo: " Cũng nhiều lí do mà k ai nói. Người ngoài cuộc thì k ai dám chắc. Người bị thì im lặng. Thứ nữa người ta có tiền có quyền ... Và quan trọng hơn, phước họ còn nên chưa bị trả, khi phước hết nghiệp tới, k ai cứu dc đâu c à "
Và một Phật tử nói cho mình biết là, trong phật giáo việt nam, các sư không đc nói cái sai của sư khác, và đa số các phật tử không dám thừa nhận cái sai của sư, họ luôn bao che cho cái sai của sư và họ cứ quan niệm rằng kệ, nếu vậy thì sau này khi chết, người đó không đc qua cầu nại am gì đó. Ôi, cho nên Phật giáo việt nam gọi là thời mạt pháp là thế.
Trích lời một Phật tử có tâm vì đạo " Đức Phật lịch sử thì chỉ có một, nhưng Đức Phật trong tâm trí của từng tín đồ thì lại khác nhau. Nhìn các ngôi chùa khác nhau, các vị sư tông phái khác nhau, các loại tăng phục khác nhau, tụng niệm khác nhau, kinh điển khác nhau… bất giác ta liên tưởng đến một thời hoàng kim của Đạo Phật Gautama đã qua. Sự đa dạng ngoài kiến trúc, trang phục, ngôn ngữ là điều hoàn toàn hợp lý. Nhưng sự đa dạng đến mức tám vạn bốn ngàn pháp môn của đời sau, mà lí luận lẫn thực hành hoàn toàn sai biệt, thực là điều đáng phải băn khoăn! "


Trước cổng Lumbini
IMG_4938 by daisy pham, trên Flickr
IMG_4915 by daisy pham, trên Flickr

Chùa Việt Nam
DSC03903 by daisy pham, trên Flickr
DSC03895 by daisy pham, trên Flickr
Có mô hình chùa một cột đây
DSC03896 by daisy pham, trên Flickr

Khuôn viên sau chùa
DSC03899 by daisy pham, trên Flickr
Một ngôi chùa Việt nam khác trong Lumbini, cửa đóng then cài
DSC03898 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Trong khuôn viên Lumbini rộng lớn, dĩ nhiên không thể cuốc bộ được, tốt nhất thuê xe tuk tuk rồi chạy vòng quanh và ghé tham quan các chùa, hoặc đi Thuyền trên kênh đào dọc 2 bên là các chùa, thích chùa nào thì đến nhưng như vậy đi bộ xa lắm. tuk tuk là thượng sách.

DSC03870 by daisy pham, trên Flickr
TRải nghiệm đi Thuyền cùng khách hành hương khác
IMG_7742 by daisy pham, trên Flickr
 
Cách Lumbini 30km, là kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu)
Nơi Đức Phật sinh sống trước khi xuất gia
Cách Lâm Tỳ Ni khoảng 25km về phía Tây Nam, thành Ca Tỳ La Vệ vốn là nơi sinh sống của Vương tộc Thích Ca. Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng Hậu Maya cùng sinh sống với Thái tử Tất Đạt Đa Cồ đàm (Siddhartha Gautama) sống cuộc đời thế tục trước khi đi tìm con đường giải thoát và trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chỉ cách Lumbini có mấy chục cây số nhưng đường sá khó đi. Làng mạc với những cánh đồng lúa, những con bò đi lại thủng thẳng và xa xa là dãy núi xanh rì. Gặp rất ít người dân qua lại. Kapilavastu chỉ cách biên giới Ấn Độ có 11 km và Ấn Độ cũng tự nhận là có một địa danh nơi Đức Phật sinh sống thời tuổi trẻ của mình. Có lẽ xa xưa Kapilavastu là kinh thành sầm uất và vì thế nó phải lớn hơn rất nhiều so với diện tích khai quật hiện nay và nếu Ấn Độ cho rằng Thành Ca-tì-la-vệ nằm trên lãnh thổ nước mình thì cũng không có gì là khó hiểu.
Kapilavastu hiện nay chỉ còn những hàng cây cổ thụ, những khu vực khai quật cổng thành phía tây và phía đông, khu sinh sống với những nền móng của đền đài, cung điện cũ. Chúng tôi đi trong “thành cổ” lắng nghe tiếng chim hót trong gió chiều xào xạc và hình dung ra nơi này cách đây trên hai ngàn năm nó như thế nào.

Sau khi sinh hạ Thái tử Siddharta được bẩy ngày thì Hoàng hậu Maya mất. Thái tử được giao cho người khác nuôi nấng. Khi đưa Thái tử về thành Kapilavasta, có một bậc đạo sĩ vừa vào đến cung điện đã cung kính đảnh lễ và “phán” : “Thái tử này sẽ chứng, tối thượng quả Bồ đề. Sẽ chuyển bánh xe Pháp. Thấy thanh tịnh tối thẳng. Vì lòng từ bi xót. Vì hạnh phúc nhiều người. Và đời sống phạm hạnh. Được truyền bá rộng rãi”.

Thái tử sớm được dậy dỗ chu đáo để trở thành đế vương, nên văn võ song toàn. Năm 16 tuổi Thái tử kết hôn với Công chúa Yasodhara (Da-du-đà- la) và hai người sống 13 năm hạnh phúc với nhau và có con chung là hoàng tử Rahula (La Hầu La, sau này cũng xuất gia cùng mẹ đi theo Đức Phật chứng quả A-la-hán). Có lần Đức Phật “tiết lộ” với đệ tử về quãng thời gian “vương giả” của mình như sau : “Này các Tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng lên cho ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và này các Tỳ kheo, tại lâu đài mùa mưa, ta được các vũ công đàn và múa hát quanh ta”.

Dù sống trong phù hoa nhưng Thái tử Siddharta được cho là thấy mình không thích hợp với cung vàng điện ngọc và trong một lần ra ngoài thành, được chứng kiến cảnh khổ của kiếp người (sinh, lão, bệnh, tử), Thái tử ngày đêm suy nghĩ về con đường cứu khổ cho chúng sinh.

Rồi một đêm, Thái tử cùng người nô bộc trung thành là Channa (Xa nặc) dắt con ngựa Kantaka (Kiền trắc) rời cổng thành phía Đông (Đông quan) ra đi tìm chánh đạo. Ra đến bờ sông Anoma (con sông hiện vẫn còn chảy quanh Thành Kapilavastu) ngài cạo râu tóc, lệnh cho Xa Nặc quay trở về mang theo y phục và đồ trang sức của thái tử. Từ đó Thái tử sống cuộc sống một thân một mình xuất gia cầu đạo. Sau đó, con đường thành chính quả của Thích Ca Mâu Ni diễn ra chủ yếu trên phần lãnh thổ hiện nay của Ấn Độ, với quá trình sáu năm tu hành khổ hạnh, rồi quá trình tìm ra chân lý tối hậu và thành Phật (Buddha có nghĩa là bậc giác ngộ) dưới cội bồ đề thiêng (tên gốc là Pippala)


Ngài Pháp Hiển đến chiêm bái thành Ca Tỳ La Vệ vào năm 403 sau Tây lịch, đã nhìn thấy toàn vùng này là một rừng hoang cỏ dại, dân cư thưa thớt, và những di tích phế tàn. Một vài tu sĩ khổ hạnh tu tập tại đây và độ 30 gia đình dân chúng đang sinh sống. Ngài đến hỏi thăm các vị tu sĩ về thánh tích này, các vị ấy cho biết toàn vùng này chính là thành Ca Tỳ La Vệ thời xưa, và họ cố ở lại đây để giữ gìnThánh tích này, nhưng không đủ phương tiện phục hưng, đành phải chịu thua, ngắm nhìn nó dưới sự tàn phá của thời gian.

Vào năm 636, Ngài Huyền Trang cũng đến thăm viếng ngôi thành cổ này và diễn tả một cách chi tiết. Ngài viết: "Thành Ca Tỳ La Vệ kiến trúc theo lối cổ kính, xây dựng toàn bằng gạch đá quí, bức tường thành vẫn còn, và kiến tạo rất kiên cố. Hiện tại chỉ còn 634 phố, nhà lơ thơ và một ít dân chúng đang sống ở đó. Chung quanh có độ 100 tịnh xá bị hư hỏng. Gần chỗ này có một ngôi tịnh xá vĩ đại, 30 tu sĩtiểu thừa và hai ngôi đền của Ba La Môn giáo".

Hiện nay, Kinh thành chỉ còn nền móng chơ trọi, hoang vắng, rất ít khách hàng hương lui tới nên cảnh càng thêm hoang tàn

DSC03961 by daisy pham, trên Flickr

DSC03962 by daisy pham, trên Flickr
Cửa Đông, nơi Thái tử đi tìm con đường giải thoát
DSC03997 by daisy pham, trên Flickr

Ngôi mộ của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Māyā)
Từ cửa thành Đông, lần theo lối mòn hướng về phương Bắc khoảng 1 cây số là thấy có hai nền gạch một lớn một nhỏ nằm trong khu đất trũng dưới mặt đường khoảng 3m. Chúng ta không thể ngờ rằng, hai ngôi mộ được cho là của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Māyā) vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.Người dân cho biết rằng, ngôi mộ lớn là của Vua Tịnh Phạn và ngôi mộ nhỏ là của hoàng hậu Ma Da.
Hai ngôi mộ nằm lạnh lẽo hoang vắng, nếu không có cái biển báo thì không ai nghĩ đây là mộ cha mẹ Đức Phật, một di tích quan trọng như thế mà bị bỏ hoang, có lẽ rất rất ít khách hành hương đến đây.

DSC04016 by daisy pham, trên Flickr

Ngôi làng gần cửa Đông, làng có vài căn nhà thưa thới, trẻ em thì hơn chục đứa tụ tập xin tiền khách đến viếng, chúng lẽo đẽo theo từ cổng kinh thành cho đến mộ rồi đi về chúng vẫn lẻo đẻo theo xin, cho đến khi có 1 người bán hàng rong chạy qua, mua cho chúng mỗi đứa cái bánh ăn xong chúng mới hết xin tiền
DSC04057 by daisy pham, trên Flickr

DSC04041 by daisy pham, trên Flickr
DSC04062 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
SÔNG HẰNG HUYỀN BÍ - GANGA RIVER
NƠI ĐỨC PHẬT GIẢNG KINH
Quá trình tìm đạo, thành đạo và truyền đạo của đức Phật luôn gắn liền với dòng sông Hằng lịch sử. Thái tử Tất-đạt-đa từ kinh thành Ca-tỳ-la nơi miền núi Tuyết tìm đến vương quốc Ma-kiệt-đà nằm trên đồng bằng sông Hằng để tìm và học đạo với nhiều vị thầy tâm linh đức độ và cuối cùng người đã chứng ngộđạo giải thoát bên bờ sông Ni-liên-thiền, một nhánh của dòng sông Hằng. Bản kinh Chuyển Pháp Luânđầu tiên mà đức Phật đã tuyên thuyết để vận chuyển bánh xe pháp, khai sinh truyền thống Phật giáocũng diễn ra tại Lộc Uyển thuộc đồng bằng sông Hằng. Suốt bốn mươi lăm năm độ sanh của đức Phật, dòng sông đã gắn liền với sự nghiệp hoằng hóa của Ngài cũng chính là sông Hằng.

Kinh điển Phật giáo cho biết rằng vào thời Đức Phật đồng bằng sông Hằng là nơi hội tụ của nhiều trung tâm văn hoá, kinh tế và chính trị lớn thời bấy giờ như Benāres, Campā, Ayojjha, Kimbhilā, Ukkāvelā, Payāga, Pātaliputta, và Sankassa. Vì khu đồng bằng này dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông tiện lợi và sản vật phong phú nên người Ấn xem nơi đây là vùng đất thiêng. Trong suốt thời gian hoằng hoá của mình, Đức Phật đã trú tại nhiều nơi trong lưu vực sông Hằng và tất nhiên Ngài đã nhiều lần qua lại sông Hằng. Theo kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, sau khi thành đạo, trên đường đến xứ Ba-la-nại để độ cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như đức Phật đã đi qua nhiều ngôi làng và được dân chúng các nơi ấy chào đón cung kính và cúng dường các loại thức ăn thượng vị. Khi đến bờ sông Hằng, Ngài nhờ người chèo thuyền đưa mình qua sông. Người ấy đáp; “Tôi sẽ đưa ngài qua sông nếu ngài có tiền”. Đức Phật trả lời: “Ta không có tiền.” Người chèo thuyền lại bảo: “Nếu ngài không có tiền, tôi không thể đưa ngài qua sông.” Liền khi ấy Đức Phật liền thi triển thần thông và trong giây lát Ngài đã qua đến bên kia bờ sông. Lúc chứng kiến được điều kỳ diệu đó, người chèo thuyền kia cảm thấy vô cùng ân hận, buồn tủi và tự trách rằng mình như kẻ vô trí đã không chịu đưa một bậc thánh nhơn như thế qua sông. Khi chuyện này đến tai vua Tần Bà Sa La, vua liền ra lệnh cho người chèo thuyền rằng: “Kể từ nay trở đi nếu có bậc Sa-môn nào qua sông, ngươi không được đòi tiền họ.
Trong truyền thống văn hoá tâm linh của Ấn Độ, Himalaya và Gangā được xem là hai hình ảnh thiêng liêng, tiềm ẩn một sức mạnh nội tại, một khả năng siêu việt và một suối nguồn cảm xúc vô tận mà con người thường mơ ước đến. Nếu như dãy Himalaya là một biểu tượng cho sự vĩ đại và oai hùng của tinh thần dân tộc, thì sông Hằng cũng được ví như một nữ thần từ ái, luôn dang rộng đôi tay để bảo bọc, dưỡng nuôi và bồi đắp cho nền văn minh xứ Ấn suốt bao thiên niên kỷ qua. Lịch sử tôn giáo và văn hoá của Ấn Độ sẽ giảm đi tính huyền bí và thiêng liêng bao đời nay nếu đất nước này thiếu đi hai biểu tượngtôn nghiêm và kỳ vĩ như thế. Vô số các vị ẩn sĩ, các bậc thánh nhân, các nhà hiền triết đã dành trọn đờimình để chiêm nghiệm, tu trì và truyền bá những tinh hoa tư tưởng tại những trú xứ thiêng liêng ấy.
Bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya, băng qua một vùng đồng bằng dài 2510 Km với những trung tâm đô thị lớn như Kanpur, Allahabad, Varanasi, Patna, Calcutta, và cuối cùng đổ ra vịnh Bengal, sông Hằng được xem là dòng sông linh thiêng nhất tại Ấn Độ. Đối với Bà-la-môn giáo, dòng sông này là nơi lưu xuất các nhánh sông thiêng, là một vị nữ thần có khả năng tịnh hoá mọi sự ô nhiễm của đời sống trần tục, và nó cũng được ví như một bà mẹ với thần lực diệu kỳ mà các bộ thánh kinh Vệ-đà hằng tôn vinh và ca ngợi. Theo các bộ sử thi MahābhārataRāmāyaṇa giống dân Aryan thường cư trú tại đồng bằng sông Hằng vì dòng sông này là nguồn của bảy con sông thiêng tại Ấn Độ.

Bình minh Sông Hằng
DSC07576 by daisy pham, trên Flickr
DSC07631 by daisy pham, trên Flickr
DSC07632 by daisy pham, trên Flickr

Bên bờ sông là các Tín Đồ Hindu giáo đang tẩy trần, các Tín đồ Ấn giáo luôn tin rằng những ai được tắm, hoặc thậm chí thấy tận mắt con sông này sẽ tiêu trừ được tội lỗi và tiến gần đến bờ giải thoát. Những ai không đến được dòng sông này thường hành lễ với nước sông được những người hành hương mang về .
DSC07681 by daisy pham, trên Flickr
DSC07678 by daisy pham, trên Flickr
DSC07694 by daisy pham, trên Flickr
DSC07698 by daisy pham, trên Flickr
Linga và Yoni được thờ bên bờ sông
DSC07702 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Người dân Ấn ở khắp nơi đổ về thành phố này để làm lễ hoả táng cho người thân. Thường thì tử thi được quấn trong những lớp vải trắng hoặc đỏ, và được đưa lên đài hoả táng đốt bằng củi sau vài lời cầu nguyện ngắn của người dự lễ. Người dự lễ không tỏ ra đau xót hay than khóc vì họ tin rằng sau khi hoả táng, tro cốt của người chết sẽ được rãi trên sông Hằng và nhờ đó họ được giải thoát. Việc hoả táng diễn ra suốt hai mươi bốn giờ trong ngày. Tại những bến sông ở thành phố này, có những đoạn dài chỉ khoảng bảy cây số nhưng có đến hai ngàn ngôi đền lớn, nhỏ nằm san sát nhau.
Khi thiêu, xác đàn ông được đặt nằm ngửa và đàn bà nằm sấp. Những người chết do tai nạn hoặc tự sát sẽ thiêu bằng lò điện. Phụ nữ không được tham gia vào việc này, nhằm tránh xuất hiện những giọt nước mắt. Người ta quan niệm, nước mắt sẽ làm linh hồn người chết vấn vương, khó dứt bỏ trần thế để siêu thoát. Thậm chí trước đây đã xảy ra tình trạng phụ nữ nhảy vào lò thiêu để tự sát vì không kìm chế được xúc động.

Trong lúc hỏa táng, các thầy tu với trang phục áo vàng làm lễ cầu nguyện, mong muốn linh hồn của người chết nhanh chóng buông bỏ thân thể mà về nơi cực lạc. Đội thiêu xác luôn túc trực và chịu trách nhiệm đảm bảo ngọn lửa cháy đều và rực nhất. Thông thường phải mất 4-5 tiếng thì xác chết mới thành nắm tro tàn.

Loại gỗ được sử dụng trong nghi lễ thiêu xác là gỗ trầm hoặc đàn hương, hai loại gỗ có mùi thơm đặc biệt khi đốt cháy. Sau khi hoàn tất thủ tục hỏa táng, họ mang tất cả tro, cốt, và quần áo của người chết đổ xuống sông Hằng.


DSC07659 by daisy pham, trên Flickr
DSC07658 by daisy pham, trên Flickr
DSC07650 by daisy pham, trên Flickr
 
Tại Ấn Độ và Nepal, bạn sẽ gặp rất nhiều những người đàn ông hóa trang kỳ dị như này. Những người đàn ông này được gọi là sadhu. Sadhu là những tu sĩ sống khổ hạnh, được người dân Ấn Độ và Nepal tôn sùng, coi như thánh sống, người dân còn cho rằng họ có thể tạo ra lời nguyền, vì họ có thể liên lạc được với thần Shiva. Họ sống cuộc sống ẩn dật ở Ấn Độ và Nepal. Tại đây, họ được coi là “đã chết” một cách hợp pháp và tham gia một nghi thức để trở thành “thánh nhân”. Họ theo đạo Hindu và thường hóa trang và vẽ mặt với nhiều màu sắc, tượng trưng cho vị thần mà họ chọn để hiến dâng bản thân.
Các sadhu rời xa những cám dỗ về vật chất và chọn một cuộc sống khắc khổ, ẩn dật trong các hang động, khu rừng và đền thờ trên khắp Ấn Độ và Nepal. Sadhu sống nay đây mai đó, dựa hoàn toàn vào lễ vật của các tín đồ dâng lên nhằm đổi lấy việc được ban phước lành và sự cầu nguyện.

Đây là Sadhu mình chụp tại đền Pashupatinath Nepal

DSC03581 by daisy pham, trên Flickr

DSC03580 by daisy pham, trên Flickr

DSC03781 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Tại Ấn Độ, những Sadhu đã tồn tại từ hàng ngàn năm về trước, đến này còn khoảng 4-5 triệu người.
Cách tu hành của Sadhu không giống nhau. Có người quy ẩn một mình ở trong núi trong nhiều năm, chỉ ăn một vài quả chuối, có người có thể đi bộ với một tay giơ trong không trung trong một thập kỷ, có người dành thời gian hút charas (loại thuốc hút làm từ cần sa), suy ngẫm về bản chất của vũ trụ và sự hiện diện của Đấng Shiva.
Sadhu thường mặc đồ có màu nâu, vàng nhạt, biểu tượng cho sự hi sinh, quên mình.

Thường ngày, họ sống bên lề xã hội, không có nghĩa vụ phải làm việc và dành phần lớn thời gian tôn thờ vị thần họ đã chọn. Một số người thi hành những nghi lễ phép thuật nhằm... liên lạc với thần linh.

Ngoài ra, một số Sadhu tha phương chữa trị cho cộng đồng, loại bỏ "mắt quỷ" hoặc ban phước lành cho mọi người, tác hợp những cặp đôi tiến tới hôn nhân.
Tín đồ tôn thờ Sadhu cho rằng, chỉ cần ngắm nhìn họ đã có thể nhận được những tia năng lượng tinh thần. Tín đồ quyên góp mọi nhu yếu phẩm dâng lên thánh nhân, cũng như dâng lên Chúa trời và tin rằng sẽ được ban phước lành.

Mặc dù một số giáo phái sở hữu tài sản có thể tạo ra thu nhập để duy trì thành viên, hầu hết các Sadhu dựa trên sự đóng góp của giáo dân. Hình ảnh đói nghèo luôn hiện diện trong cộng đồng các thánh nhân.

Thánh nhân có tầm quan trọng đặc biệt trong xã hội Ấn Độ, đặc biệt là tại các làng mạc và thị trấn nhỏ, nơi gắn liền với truyền thống.

Ngoài việc giảng dạy tôn giáo và ban phước lành cho giáo dân, những Sadhu thường kêu gọi xét xử tranh chấp giữa các cá nhân hoặc giải quyết xung đột trong gia đình.

Sadhu cũng là hiện thân về hình ảnh thiêng liêng của con người. Theo tín ngưỡng, họ là ánh sáng và là sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi.
Lẽ dĩ nhiên, không phải những ai tự xưng là thánh nhân đều được giác ngộ. Có điều mọi người tin vào họ, một phần cũng vì những cam kết có phần cực đoan do chính bản thân thánh nhân đặt ra.

Với những Sadhu có tài năng và đã thành công, họ được tôn thờ như những vị thánh sống. Tuy nhiên, cũng có những kẻ tự giả dạng Sadhu và xin tiền, lừa đảo lòng tin của người dân và khách du lịch tới Ấn Độ.

Đây là những Sadhu giả dạng để chủ yếu làm trò xin tiền du khách, mình chụp tại sông Hằng.
DSC07707 by daisy pham, trên Flickr
DSC07715 by daisy pham, trên Flickr

DSC07720 by daisy pham, trên Flickr

DSC07731 by daisy pham, trên Flickr

Bà nhóc này cũng hóa trang thành Sadhu để xin tiền
LRG_DSC07741 by daisy pham, trên Flickr
DSC07737 by daisy pham, trên Flick

Tại sông Hằng, rất nhiều ăn xin la liệt từ già trẻ lớn bé.
DSC07745 by daisy pham, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,008
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top