What's new

[Chia sẻ] 1 THÁNG LƯỚT QUA PHÍ BẮC ẤN, DARJEELING, SIKKIM, KOLKATA, TỨ ĐỘNG TÂM ( BODHGAYA, KUSHINAGAR, LUMBINI, VARANASI, DELHI) DHARAMSALA, SHIMLA

Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.
Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do có nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân thiện, quen quen, như đã gặp ở đâu rồi. Có người vừa mới gặp là đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình đã có duyên với nhau từ nhiều kiếp trước, bây giờ mới gặp lại đây. Người mình từng mang ơn thì vừa trông thấy liền cảm mến. Người đã tạo oán thì trông thấy liền bực mình. Con người chúng ta do tạo các nhân duyên thiện ác lẫn lộn nên sanh ra ở cõi ta bà phải kham nhẫn này. Từ duyên mà lại, cũng từ duyên mà tan. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì hết. Khi nhân duyên còn thì có phá phách cỡ nào cũng không hỏng được, khi duyên hết rồi thì có níu kéo kiểu nào cũng bị rã tan.
Nghiệm lại thì quả như thế, chuyến đi Ấn của mình không phải tự nhiên mà đi, tự nhiên mà đến, tết năm 2018 vô tình có 1 người bạn rủ đi Ấn, mà trong đầu mình thì cũng như bao người ( ếch ngồi đáy giếng ) đọc bài về Ấn chuyến đó của mình :
(không được chèn link)"http://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]"]www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090[/URL]
https://www.phuot.vn/threads/thar-sa-mac-xanh.355090/Rồi tự dưng 4 tháng sau, có chuyến đi Nepal thì gặp 1 người rồi 2 tháng sau lại đi Ấn gặp lại, dẫn đến chuyến đi 1 tháng này. Sự là lúc đó đến Darjeeling, muốn bước đến vùng đất thiêng Sikkim nhưng vì có 2 đứa nên không được cấp permit, ( muốn cấp permit thì phải là group tối thiểu 3 người, mà chưa tìm đc người ghép chung) cho nên lần này quyết định mục tiêu chính là Sikkim. và Dharamsala. Chuyến đi lần này tụ họp được 6 người,
và có được 1 tourguide tuyệt vời, Bharat Shama, chuyên tour Sikkim, Darjeeling, tứ động tâm , Dharamsala ; Liên hệ: WhatsApp, Zalo,+ 918116650560 or +919525316612 or facebook:
https://www.facebook.com/bharat.sharma.98892615
https://www.facebook.com/indiatourandstudyPrint by daisy pham, trên Flickr

IMG_0980 by daisy pham, trên Flickr
DSC06296 by daisy pham, trên Flickr

Thủ đô trong mây - Gangtok
DSC06247 by daisy pham, trên Flickr

Một bến xe lọt thỏm trong dãy tuyết sơn
video-1038130864 by daisy pham, trên Flickr

DSC08330 by daisy pham, trên Flickr

Bà già người Tây Tạng bán momo ( giống như bánh bao mini) và một Lama tại Dharamshala ( Little Tibet)
DSC08239 by daisy pham, trên Flickr
DSC08379 by daisy pham, trên Flickr

Zero Point, Sikkim – Where Civilians Road Ends to Heaven
Thiên đường không phải là nơi bạn thuộc về khi kết thúc cuộc sống, mà đó là khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn cảm thấy còn sống
Và đối với người dân Sikkim, nhà của họ ở trên thiên đường và họ chỉ đi du lịch qua thế giới này !!! Những đỉnh núi khổng lồ của dãy Hy Mã Lạp Sơn, hệ thực vật đa dạng và hệ động vật và một số cảnh quan ngoạn mục của Mt. Kanchenjunga đỉnh cao thứ 3 thế giới đã biến Sikkim thành một thiên đường cho du khách, dân phượt trekking và các nhà nghiên cứu. Tiểu bang nhỏ bé nhưng hùng vĩ này cũng đóng vai trò là ngôi nhà của rất nhiều nơi khuất và chưa được khám phá. Điểm không ( zero point) ở Bắc Sikkim là một trong số đó.
Nếu bạn đang thực sự tìm kiếm một nơi giống như Thiên đường, thì đó chính là Sikkim !!!! Còn chần chờ gì nữa? Let;s go

IMG-85 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
IMG_9603 by daisy pham, trên Flickr
Nếu là một Phật tử, chắc hẳn ai cũng biết đến Tứ Động Tâm rồi nhỉ, đó là bốn Thánh tích như sau
1,Thánh Tích thứ nhất là nơi Phật đản sanh mà mình viết phần trên
2. Thánh tích thứ nhì là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya), nơi Phật thành đạo,
3. Thánh tích thứ ba là Vườn Lộc Uyển (Sarnath), là nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như
4. Thánh tích thứ tư là Câu Thi Na (Kushinagar), nơi Phật nhập Niết Bàn,

Do mình đi cùng với group Thái Lan gồm 4 nhà sư và 41 Phật tử do tour guide Bharat Sharma dẫn đi, lịch trình 12 ngày, mà do Thái Lan mà 90% người dân theo đạo Phật truyền thống nên đoàn Thái lan đi rất kỹ, không chỉ bốn Thánh tích quan trọng này mà còn đi đủ 10 thánh tích quan trọng và các địa điểm khác theo dấu chân Phật, trong đó 4 thánh tích xếp ở trên trong danh sách sau được Phật tử quan tâm nhất, do ý nghĩa quan trọng của Thánh tích gắn liền với cuộc đời Đức Phật, 6 thánh tích xếp ở dưới cũng rất quan trọng nhưng mức độ chú ý của tín đồ có phần ít hơn, bởi vì đa số không nghiên cứu sâu về lịch sử của Đức Phật chứ không phải các di chỉ đó ít quan trọng.
như Vườn trúc , Thành Vương Xá, Thành Tỳ Xá Ly, Thành Xá Vệ, Tăng Già Thi, Đại học Nalanda.Gijjhakuta (Linh Thứu) , Pava ( nơi Đức Phật dùng bữa ăn cuối cùng), Dungaeshwari Hills, còn được gọi là Hang Mahakala, là nơi Đức Phật đã thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm trước khi xuống Bodhgaya thành đạo. Nơi phân chia xá lợi của Đức phật sau khi nhập diệt, nơi chôn xá lợi ngón tay phật ...
Các thánh tích liên quan đến cuộc đời Đức Phật nằm ở hai bang Uttar Pradesh, Bihar và một phần Nepal

thanh-tich-pg-copy3 by daisy pham, trên Flickr

Theo đường thẳng, Kushinagar, ở vị trí trung tâm các thánh tích, cách Lumbini khoảng 100km, cách Vaishali 150km, cách Sarnath 200km, cách Bodhigaya 300km, cách Sankasya khoảng 400km. bihar_tourist_map by daisy pham, trên Flickr

Mình copy lại 10 Thánh Tích và Tóm lược các thánh tích trên trang phật giáo

1/Vườn Lâm Tỳ Ni (藍毗尼Lumbini) là nơi Phật đản sinh佛誕生 , ngày rằm tháng 4 âm lịch gọi là ngày Phật Đản 佛誕 cũng tức là sinh nhật của Phật. Lumbini nay là quận Rupandehi thuộc nước Nepal nằm cách biên giới với Ấn Độ khoảng 36 km.

2/Bồ Đề Đạo Tràng (菩提道場Bodh Gaya) là nơi Phật thành đạo bên bờ sông Ni Liên Thiền (尼連禪Niranjana). Nay là một thành phố thuộc quận Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được coi là thánh tích quan trọng nhất, nằm cách thủ phủ Patna của bang Bihar 96km, có tháp Đại Giác cao 52m. Nơi đây có Việt Nam Phật Quốc Tự là ngôi chùa của người Việt Nam xây dựng, khánh thành năm 1987 do thầy Thích Huyền Diệu trụ trì, nằm cách di chỉ Bồ Đề Đạo Tràng 2km.

3/Lộc Uyển (鹿苑Sarnath) còn gọi là Lộc Dã (鹿野Mrigadava, vườn nai) là nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như (憍陈如Koṇḍañña), kinh gọi là chuyển pháp luân. Vườn Lộc Uyển nằm cách thành phố cổ Varanasi (Ba La Nại菠羅奈) khoảng 10 km. Varanasi trước đây là thủ phủ của bang Uttar Pradesh, nay thủ phủ dời về Lucknow. Tại đây có tháp Dharmarajika là một trong số những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng, vật liệu của tháp đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18.

4/Câu Thi Na (拘尸那, Kushinagar) là nơi Phật nhập Niết bàn giữa hai cây sa la (sa la song thọ 沙羅雙樹). Câu Thi Na là kinh đô của tiểu quốc Malla, một thị tứ nhỏ và nghèo nàn so với các nước hưng thịnh thời bấy giờ, nhưng Đức Phật lại chọn nơi này làm nơi diệt độ với lý do liên quan đến tiền thân Ngài. Thời xa xưa, Câu Thi Na là kinh đô của Chuyển Luân Thánh Vương轉輪聖王tên là Thiện Kiến善見, một trong những tiền thân của Phật, xưa cũng là một kinh đô hưng thịnh phú cường. Và cũng chính nơi đây, Ngài đã xả báo thân đến bảy lần. Ngày nay Kushinagar là một thị trấn nhỏ khoảng 18.000 dân, thuộc quận Kushinagar, bang Uttar Pradesh.

5/Thành Ca Tỳ La Vệ (迦毘羅衛Kapilavatthu) nằm sát biên giới Nepal – Ấn Độ, tiểu quốc này rộng khoảng 320 km2 là nơi sinh sống của Thái tử Tất Đạt Đa trong suốt 19 năm đầu đời của Phật trong triều đình của vua cha Tịnh Phạn (淨飯Suddhodana). Sách Đại Đường Tây Vực Ký của Huyền Trang ghi “Nước này có một chu vi khoảng hơn 4000 dặm. Trong đó có trên 10 thành phố đều hoang phế và điêu tàn tột độ. Thủ đô cũng bị đất vùi lấp và đổ nát”. Sở dĩ có tình trạng đó vì ngay trong thời Đức Phật, Ca Tỳ La Vệ đã bị tàn phá, dòng họ Thích Ca bị tàn sát bởi thái tử Tỳ Lưu Ly (毘琉璃Virudhaka) con thứ của vua Ba Tư Nặc, em của thái tử Kỳ Đà (祇陀Jeta).

6/Thành Vương Xá (王舍城Rajagaha), kinh đô của nước Ma Kiệt Đà, là nơi Tất Đạt Đa tầm sư học đạo lúc mới xuất gia, cũng là nơi Phật đến thuyết pháp đầu tiên theo lời hứa với vua Tần Bà Sa La (頻婆娑羅, sa. bimbisāra) sau khi thuyết pháp cho nhóm Kiều Trần Như, trong buổi ban đầu sau thành đạo. Nơi đây có Trúc Lâm Tịnh Xá (Veluvana) do vua Tần Bà Sa La tặng. Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên tại đây. Nơi đây đã diễn ra cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất tại hang động Sattapanni. Gần thành này có núi Linh Thứu (靈鷲Gijjhakuta), vườn xoài Jivaka. Đây cũng là nơi Phật hàng phục con voi hung hãn của vua A Xà Thế (阿闍世, sa. ajātaśatru) mà Đề Bà Đạt Đa (提婆達多Devadatta) sử dụng định sát hại Phật.

7/Thành Tỳ Xá Ly ((毗舍離Vaisali), kinh đô của bộ tộc Licchavi, đây cũng là quê hương của cư sĩ Duy Ma Cật (維摩詰sa. vimalakīrti), là bối cảnh của Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, nơi đây Phật từng có lần làm phép tẩy trừ dịch bệnh cho dân chúng, cũng là nơi thành lập đoàn thể Tỳ Kheo Ni, đây là nơi kết tập kinh điển lần thứ hai, là nơi Phật cư trú và hoạt động vào những năm cuối đời.

8/Thành Xá Vệ (舍衛, sa. śrāvastī pa. Savatthi) là kinh đô của nước Kiều Tát La (憍薩羅, Kosala), do vua Ba Tư Nặc (波斯匿Pasenadi) cai trị. Nơi đây có Tịnh Xá Kỳ Viên mà trưởng lão Cấp Cô Độc đã mua của thái tử Kỳ Đà (Jeta) để làm nơi cư trú chính cho Đức Phật và các đệ tử. Về sau thái tử Kỳ Đà bị em là Tỳ Lưu Ly sát hại vì không ủng hộ cuộc tàn sát dòng họ Thích Ca. Phật đã trải qua 25 mùa an cư kiết hạ tại đây. Cách tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) khoảng 5 km có một vườn xoài, đó là khu Đông viên Lộc Mẫu giảng đường (東園鹿母講堂Pubbārāma Migāramātupāsāda), do nữ thí chủ Tỳ Xá Khư (毗舍佉Visakha) cúng dường. Bà sống trên 120 tuổi, qua đời sau khi đức Phật nhập Niết Bàn khoảng 60 năm. Trước cổng tịnh xá Kỳ Viên có một cây Bồ Đề cổ thụ đến nay vẫn còn, do tôn giả A Nan Đà (阿難陀Ānanda) trồng, chiết cành từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo. Savatthi ngày nay cũng nằm sát biên giới Nepal- Ấn Độ, thuộc quận Shravasti, bang Uttar Pradesh, cách Lucknow (thủ phủ của bang) 170km về phía bắc.

9/Tăng Già Thi (僧伽施Sankasya) là nơi Đức Phật lên cõi trời Đao Lợi 忉利 thuyết pháp cho mẫu hậu Ma Da và trở về sau ba tháng. Tại đây có một ngôi tháp được xây để kỷ niệm nơi trời Ðế Thích và Phạm thiên đã theo hầu đức Phật khi Ngài từ cõi trời thứ 33 trở về thế gian. Ngày nay, Sankasya là một làng nhỏ bé nghèo nàn dân số chưa tới 1000 người thuộc quận Mainpuri, bang Uttar Pradesh.

10/Đại học Nalanda. Nalanda có nghĩa là “người trao trí tuệ”. Đó là một khu đại học rất quy mô của Phật giáo suốt từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII. Sinh thời Phật nhiều lần đến chỗ này, lúc đó thì chưa có đại học. Khi đi từ Vương Xá đến Hoa Thị Thành (Pataliputta nay là thành phố Patna), Phật thường đi ngang Nalanda, dừng chân tại vườn xoài của Pavarika và thuyết kinh tại đây. Tôn giả Xá Lợi Phất (舍利弗, sa. śāriputra) tịch diệt tại đây. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) cũng từng học tại Nalanda. Nalanda cách thủ phủ Patna 90km về hướng Đông nam, cách Vương Xá khoảng 12km. Địa danh này ngày nay được xác định nằm tại ngôi làng Bada Ganon. Lúc thịnh thời , khu đại học này từng được ghi nhận là có mười ngàn sinh viên và hai ngàn giáo sư. Nalanda bị hủy diệt, thiêu rụi hoàn toàn vào năm 1193, khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của Bakhtiyar Khilji đánh phá nơi này. Họ đã đốt phá trường học, tự viện và giết các Tăng sĩ ở đây. Sự kiện này cũng được xem là điểm mốc đánh dấu sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, mặc dù Phật giáo đã thực sự suy yếu trước đó một vài thế kỷ. Từ năm 1915 (trong suốt thời gian từ 1915-1937, và sau đó từ 1974-1982), Nalanda chính thức được khai quật tổng thể dưới sự chỉ đạo của Hội Khảo cổ học Ấn Độ (Archaeological Survey of India), với sự tài trợ của Hội Royal Asiatic Society của Anh. Nhiều nền chùa tháp được tìm thấy, nhiều di tích liên quan được phát hiện. Toàn khu vực Nalanda ngày nay rộng vào khoảng 14 hecta. Tuy đã được khai quật nhiều, nhưng dựa theo ký sự của ngài Huyền Trang thì những gì được biết đến chỉ là một phần nhỏ so với tổng thể của Nalanda xưa.
 
Last edited:
IMG_7944 by daisy pham, trên Flickr

Đây chính là sư tổ Phượt thủ đây, Huyền Trang - Đường Tam Tạng năm 629 đã phượt từ China qua Ấn để chiêm bái các Thánh Tích.
Sau khi Phật giáo hưng thịnh một thời gian thì Đạo Bà La Môn lấn át, tất cả các Thánh tích hoang phế nhưng nhờ có nhà sư Huyền Trang đi liều mình ra đi để hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật ròng rã 16 năm, sư Huyền Trang đã nghiên cứu và tìm ra các Thánh Tích để hoang phế này. Nhờ đó mà các Thánh tích được các Phật tử chiêm bái ngày sau.
Hầu hết các thánh tích đều ghi công đức của Cao Tăng Pháp Hiển ( sinh 337 - viên tịch 422 ) và sư Huyền Trang sinh năm 559.

Cao Tăng Pháp Hiển, một nhà chiêm bái nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ngài đã du hành đến Ấn Ðộ và Tích Lan vào đầu thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, và đã để lại một ký sự về cuộc chiêm bái của mình. Chính sự thành công của ngài Pháp Hiển đã gợi cảm hứng cho ngài Huyền Trang hai trăm năm sau, để theo đuổi cùng một sứ mệnh đi tìm chân lý và Chánh pháp.
Pháp Hiển cũng như Huyền Trang cùng có chung một niềm khát ngưỡng sâu xa đối với Chánh Pháp, một đức vô uý bất khuất trước hiểm nguy, và một lòng xả thân phụng sự Phật pháp. Chính tâm hồn khát khao sự thật, vì Pháp quyên thân đó đã thúc giục các ngài trong cuộc chiêm bái ky kỳ của họ, nâng đỡ họ vượt qua vô vàn gian nan hiểm trở để đưa sứ mệnh đến kết quả thành công.

Nhưng mục đích cuộc chiêm bái của Pháp Hiển có khác với Huyền Trang. Trong khi về Huyền Trang ta có thể nói ngài đồng thời là một nhà chiêm bái, một nhà biện bác, một dịch gia, một văn nhân và một nhà thần bí, thì về Pháp Hiển, chỉ có một danh từ đơn giản sau đây toát yếu được tất cả nguyện vọng và tư chất của ngài: "Pháp Hiển, nhà Chiêm bái thuần túy". Huyền Trang khởi hành cuộc chiêm bái với mục đích là để học luận kinh phật nguyên thủy, và để tìm kiếm những giáo lý chưa được biết đến ở Trung Hoa; còn Pháp Hiển thì chỉ muốn đi để quan sát kỹ cương đời sống tu viện ở đất Phật, ngõ hầu cải thiện tình trạng tín ngưỡng tại quê nhà vào lúc ấy dường như đang lâm vào tình trạng rất tồi. Trong khi phạm vi nghiên cứu của Huyền Trang khá rộng rãi, bao gồm cả Kinh tạng và phần lớn tạng Luận, thì sự chú ý của Pháp Hiển chỉ tập trung vào tạng Luật và những gì liên hệ mật thiết đến đời sống tu sĩ.

Huyền Trang tự thâm tâm, là một nhà Ðại thừa, mọi hoạt động của ngài ở Ấn cũng như ở Trung Quốc là chỉ cốt để hoằng dương, cổ vũ lý tưởng Bồ-tát-đạo. Pháp Hiển ngược lại, có tư chất và nguyện vọng của một nhà sư Đạo Phật nguyên thủy hừa thuần túy. Dấu vết duy nhất của Ðại thừa ở nơi ngài là, ngài cầu nguyện Bồ-Tát Quan Âm, một vị Bồ-tát của Ðại thừa, trong lúc tàu ngài đi bỗng gặp bão tố trên đường từ đảo Lanka đến đảo Yava và từ Yava-dvìpa đến Trung Quốc. Nhưng nét nổi bật nhất của Pháp Hiển là bản chất khả ái của một nhà tu chân thật, khiêm cung. Khi đọc ký sự của ngài, dần dần xuất hiện trước mắt ta hình ảnh của một vị sư giản dị, không hợm mình, không bất cứ một kiểu cách nào. Cuộc hành hương của ngài là một kỳ tích về lòng mộ đạo, sức kiên trì không ai sánh kịp cho đến khi hiện tượng Huyền Trang nổi lên hai thế kỷ sau. Thế nhưng, ngài vẫn cho rằng mọi sự mình thành đạt chỉ là nhờ Tam Bảo gia hộ, để thoái thác tất cả công trạng mà ngài xứng đáng được tuyên dương.

Pháp Hiển khởi hành cuộc chiêm bái vào năm 399 sau Tây Lịch, phải mất sáu năm mới đến Jambudvipa. Ở đấy ngài lưu lại thêm sáu năm, và chuyến về kéo dài 3 năm, đến Trung Quốc vào năm 414; Huyền Trang khởi hành Tây du vào năm 629, mất trọn 17 năm mới về đến Trung Quốc vào năm 646. Pháp Hiển tuổi đã khá cao khi khởi hành cuộc chiêm bái vào năm ngài 65 tuổi, và khi về nước, ngài đã 79 tuổi. Huyền Trang lúc khởi hành chỉ mới 26 tuổi, trở về năm 43 tuổi, còn tràn đầy nghị lực tuổi trẻ và lòng nhiệt thành với sứ mệnh hoằng pháp.

Cuộc Tây du của cả ai bậc Ðại sư đều xuất phát từ kinh đô Tràng An và thủ đô của Trung Quốc bấy giờ, nhưng Huyền Trang đi theo một con đường hơi quanh co để đến đất Ấn, trong khi Pháp Hiển chọn con đường trực chỉ nên ít vất vả hơn và cũng mất ít thời gian hơn. Từ Tràng An đến Takshasilà, Pháp Hiển đi theo con đường ngang qua các xứ: Chien Kibi (Kiện-bì], Ju tan, Chang Yeh, Tun Huang [Ðôn Hoàn], Shen Shen [Thiện Thiện], Agni, Khotan, Chakuta, Chakika, Agzi, Khalcha [Cao Xương], Darada, Udyàna [Vu Ðiền], Suvastu, Gandhàra. Huyền Trang, trẻ tuổi hơn và có tinh thần phiêu lưu, đã viếng thăm các nước và thành phố như sau: Chin Chou, Lan Chou, Liang Chou, Kua Chou, Yi Wu, Pali Li, Wu Pan, Tu Ching, Agni, Kucha, Baluka, đô thị She Che, Bing Yul, Talas, Ðô thị Nước Trắng, đô thị Kuyu, Nejkend, Chaj, Sutrishna, Samarkand, Kochania, Kharaghan, Bokhara, Betik, Khwarism, Kesh, Tukhara, Kunduz, Bahlika Tapassu, Bhalluka, Gachi, Mamian, Kapisà, Lampaka, Nagarahàra, Gandhàra, Puskaravati, Udakakkhanda, Udyàna, Takshasila.

Tại đảo Jambu, hai nhà chiêm bái theo một hành trình hoàn toàn khác nhau. Từ Takshasilà đến Sràvastì [Xá-Vệ], Pháp Hiển đi qua các xứ sở và đô thị như sau: Purushupura, Nagarahàra, Lakki, Vaisàkha và Sràvastì [Xá Vệ]. Còn Huyền Trang luôn thích chọn lộ trình dài hơn, đã viếng Simhapura, Urasà, Kasmira, Punack Ràjapura, Cheka, Jayapura, Sàkala, Cìnabhukti, Jàladhara, Kulùta, Satadru, Pariyàtra, Mathurà, Sthànvasara, Srughna, Brahmapura, Ahichhatra, Vilasana, Kapittha, Kanyàkubja, Ayodhyà, Ayamukha, Prayàga, Kausàmbì [Câu-diệm-bì], Visoka, trước khi đến Sràvastì.

Khi viếng thăm Kosala [Câu-tát-la] và Magadha [Ma-kiệt-đà], Pháp Hiển chọn thành Pataliputra [Ba-liên-phất] làm trung tâm liên kết, như được thấy trong lộ trình sau đây: Sràvastì, thành Napika, Kapilavastu [Ca-tỳ-la-vệ]. Ràmagràma, Kalapinàka, Ràjagrha [Vương Xá], Gayà, Kukkunapàda, Pàtaliputra, Vàranasì [Ba-la-nại], Kamsàmbi, Dakhinà, Pàtaliputra. Huyền Trang chọn Nàlanda làm nơi thường trú và theo lộ trình như sau: Sràvasti, Kapilavastu, Kusinagara, Vàrànasì, Yuddhapati, viếng thăm Tàmralipti một thành phố biển thuộc miền Tây Bengal.

Pháp Hiển quen lối đi thẳng, đến Taralipti qua các nước Champà, Kajangala, Pundravardhana, Karnasuvarna, Samatata. Từ Tàmralipti, ngài trở về Trung Quốc bằng đường biển, chỉ ngừng ở đảo Lanka và đảo Yava, trong khi Huyền Trang thì từ Tàmralipti viếng thăm vùng Nam và Tây Ấn, trở về Nàlanda, viếng thăm Kàmarùpa, Kajangala, tiến đến Kanyàkubja và Prayàga. Từ đây ngài trở về Trung Quốc bằng đường bộ.

Cả hai nhà chiêm bái đã để lại một ký sự về cuộc hành trình khá lý thú và có tầm quan trọng lịch sử. Tác phẩm Phật Quốc Ký của Pháp Hiển không thể sánh với Tây Du Ký của Huyền Trang về phạm vi chú tâm, về tính giàu dữ kiện địa hình, tính phong phú đề tài, vân vân. Tuy thế ký sự của ngài vẫn có nhữn đóng góp rất giá trị cho lịch sử đạo Phật. Trong khi Huyền Trang hầu như bỏ quên tạng Luật, thì trái lại Pháp Hiển không chú ý gì ngoài ra quan sát cách thực hành giới luật của Tăng sĩ trên đất Phật. Bởi thế, ký sự của ngài cho ta thấy một bức tranh khá trung thực về đời sống tu viện tại Ấn Ðộ và Tích Lan và thế kỷ thứ năm, điều ma các trước tác của Huyền Trang không đề cập. Lại nữa, Huyền Trang không viếng Tích Lan, nên những ký sự của ngài về xứ này đề cập những mẫu chuyện huyền thoại nhiều hơn là dữ kiện lịch sử Pháp Hiển cung cấp một ký sự khá chi tiết về đời sống tu viện tại Tích Lan, mà có vài khía cạnh ngay cả tác giả của Cùlavamsa cũng bỏ sót.

Một đặc tính khác của ký sự Pháp Hiển là tính giản dị chân thực, không có nhiều biến cố thần kỳ, cũng không chú ý nhiều đến những huyền thoại. Ðời đức Phật mà Pháp Hiển ghi lại rất giống những gì mô tả trong Mahàvagga của tạng Pali, nhất là chuyện kể về những hoạt động của Phật sau khi ngài đạt giác ngộ tại Bồ đề tràng. Sự mô tả của Pháp Hiển về kỳ Kết tập đầu tiên có thể xem là dữ kiện lịch sử đáng tin cậy, trong khi ký sự của Huyền Trang thì đầy những biến cố thần bí làm lu mờ giá trị lịch sử của giai đoạn này.

Vì Pháp Hiển chỉ là một tăng sĩ chân chính bình dị không có tham vọng, nên ký sự của ngài hầu như toàn đề cập những sự kiện liên hệ đời sống tín ngưỡng nói riêng, đến Phật giáo nói chung. Mặc dù ngài có nói đến vài dữ kiện địa dư, song chúng chỉ là phụ thuộc, còn đời sống tu sĩ và những biến cố về Phật giáo luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu.
 
Last edited:
Bodh Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng

DSC06767 by daisy pham, trên Flickr
Bước qua cổng này là đến Temple, các thánh tích khác thì vào cổng tự do không qua khám xét, chỉ riêng Bồ Đề Đạo Tràng do có Cây Bồ Đề hơn 2 nghìn năm tuổi và trước đây đã bị hồi giáo đánh bom nên an ninh nghiêm hơn, phải qua 2 lớp an ninh nghiêm ngặt, không được mang theo điện thoại đi động, máy ảnh thì mua vé 100 rupee 1 máy.
Mahabodhi Temple ( Giác Ngộ Tự)

[DSC06769 by daisy pham, trên Flickr
48635813668_f5db1769b8_k.jpg
DSC06785[/url] by daisy pham, trên Flickr

Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề.
Có hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ của các nước trên thế giới quanh Bồ Đề Đạo Tràng, mỗi chùa đều mang kiến trúc riêng của từng nước. Tận trong cùng ngôi đền có một bảo tháp kiểu Miến Điện. Phức thể tự viện này đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện, do vậy, trong điêu khắc và kiến trúc, nó có nhiều phong cách Miến Điện. Mặt tiền của tháp trung tâm và bốn tháp góc được phủ các hốc đầy những tượng Phật giáo.
Chốn linh thiêng nhất là đây Mahabodhi Temple ( Giác Ngộ Tự), nơi Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới gốc Bồ đề để thành đạo, trong 4 Thánh tích quan trọng nhất thì nơi đây là quan trọng nhất nên lúc nào cũng kín người, xung quanh Temple và dưới gốc Bồ Đề tập trung rất đông các nhà sư và Phật tử trên khắp thế giới đến đây dâng hương tụng kinh với tất cả lòng thành kính. Có hàng nghìn người đủ cả tăng lữ lẫn khách thập phương ở Bồ Đề Đạo Tràng, nhưng chỉ nghe tiếng lầm rầm khe khẽ, tiếng bước chân trần lướt nhẹ thành kính.
DSC06899 by daisy pham, trên Flickr
Mahabodhi Temple ( Giác Ngộ Tự) là quần thể đền bao gồm hai tháp shikhara mặt thẳng lớn, cao nhất trên 55 mét (180 feet). Mang nét kiến trúc đặc biệt mang nhiều nét ở các đền thờ Jain và Ấn Độ giáo cho đến ngày nay và ảnh hưởng đến kiến trúc Phật giáo ở các quốc gia khác, nét kiến trúc điêu khắc cổ đại trên các bức tường và lan can thì bằng đá và được chạm khác công phu tỉ mỉ, hiện nay đã trùng tu lại như nguyên bản vì xưa kia chủ yếu làm bằng gạch phủ vữa.
Vào khoảng 250 TCN, hoàng đế Asoka của triều đại Maurya đã dựng một ngôi đền kỷ niệm việc Phật đạt giác ngộ ở Bodh Gaya, nhưng ngôi đền này hiện không còn. Một công trình kiến trúc khác đã được dựng lại trên ngay chính địa điểm đó vào thế kỷ thứ 2 TCN và đã được trùng tu nhiều lần. Khi quân đội Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ, họ đã phá hủy toàn bộ các Thánh tích Phật giáo, trong đó tòa tháp Maha Bodhi (Đại giác) và cây Bồ-đề thiêng liêng.

Năm 1875, Vua Mindon Min của Miến Điện đã đề nghị và được sự đồng ý của chính phủ Ấn Độ và giáo hội Ấn giáo Mahant để sửa sang lại ngôi tháp Đại Giác bị hoang phế nhiều năm. Nhưng kỳ sửa chữa đầu tiên của người Miến Điện diễn ra không đúng theo truyền thống nên chính phủ Ấn Độ đã quyết định bổ nhiệm ông J.D Beglar vào năm 1880 trùng tu lại hoàn toàn ngôi tháp. Ông Cunningham và tiến sĩ Rajendra Lal Mitra cũng được cử làm cố vấn trong việc trùng tu. Công việc khôi phục đã được tiến hành dựa trên nền móng cũ của ngôi già-lam nhỏ ngày xưa. Toàn bộ được trù tính và kế hoạch khôi phục như là ngôi tháp đã tồn tại từ thời trung cổ. Sự khôi phục và cải tiến lại ngôi tháp hiện nay hầu hết chính xác từ bản mô phỏng của ngôi đền nguyên thủy. Công việc này rất phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư lớn về kinh tế.

Năm 1880, Alexander Cunningham thấy nền của tòa Kim cang (Vajrasana) lộ ra trên sân sau của bức tường đại tháp. Điều này đã khiến cho ông nghĩ rằng có thể có vài dấu vết gì đó về cây bồ-đề nguyên thủy (tức là cây bồ-đề gốc thời Đức Phật đã sống). Vì vậy, Cunningham đã đào một đoạn ngắn đến phía tây của tòa Kim cang (Vajrasana), ông phát hiện tòa Kim cang (Vajrasana) dưới chỗ cây bồ đề hiện đang sống. Lớp trên là lớp đá hoa cương, lớp giữa là lớp đá cát và lớp dưới là lớp thạch cao. Bên trong phòng này là một ngai vàng bằng đá Basan, mặt bằng đá xanh đặt trên một sàng đá hoa cương. Di chuyển sàng này, ông phát hiện một ngai vàng thứ hai ở phía sau ngai vàng đầu tiên cách bốn lớp thạch cao. Ông cũng khám phá ra được hai ngọn rễ dài lớn của cây bồ-đề cũ.

Nhưng sau khi được khôi phục, ngôi tháp Đại Giác và vùng đất xung quanh vẫn tiếp tục thuộc về giáo hội Ấn giáo Mahant, họ chỉ giữ Thánh Tích với mục đích hưởng lợi qua sự thăm viếng của phật tử chứ không có ý muốn tu sửa hay cung kính. Sự vận động giành lấy lại quyền điều hành tại khu vực Tháp Đại Giác bắt đầu vào tháng 1 năm 1891 khi đại sư Anagarika Dharmapala đến đảnh lễ thánh địa này. Ngài Dharmapala ghi trong nhật ký ngày 21/1/1891 như sau: "Tại ngôi đền của ông Mahant hai bên cửa có những tượng Đức Thế Tôn đang thiền định hay đang thuyết pháp. Ôi! Tôn nghiêm làm sao ngôi tháp quí báu này! Đức Thế Tôn ngồi trên pháp tòa và sự tôn nghiêm tỏa khắp làm cho phật tử chí thành phát khóc. Ôi sung sướng biết bao! Khi vầng tráng của tôi chạm đến Kim Cương Tòa, một ý niệm phát ra rồi đánh mạnh vào tâm trí tôi. Ý niệm ấy bảo tôi dừng lại đây và gìn giữ thánh tích tôn nghiêm nầy, tôn nghiêm đến nỗi không gì trên đời này sánh bằng, vì đây là chỗ mà dưới gốc Bồ Đề, Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã giác ngộ thành Phật."'

Ngài kiên quyết từng bước ngăn chặn những việc làm của ngoại đạo tại thánh địa này và đã sáng lập ra "Hội Đại Giác Ngộ, Bồ-đề Đạo Tràng" (The Buddha Gaya Mahabodhi Society) vào ngày 31 tháng 5 năm 1891. Sau nhiều năm đấu tranh, vận động sự ủng hộ từ Phật tử các nước, năm 1952, chính phủ Ấn Độ đã thành lập một ủy ban điều hành quản lý khu vực Bồ-đề Đạo Tràng và những di sản khác. Ủy ban này gồm có 8 thành viên, 4 vị Ấn giáo và 4 vị Phật giáo, với một vị quận trưởng Gaya làm chủ tịch.

DSC06911 by daisy pham, trên Flickr
Đây là đỉnh tháp chính được làm bằng vàng, do Thái Lan cúng dường. đỉnh tháp bằng vàng ròng khối nặng 293kg, bốn mặt đều ánh lên hình Đức Phật tọa thiền.



[url=https://flic.kr/p/2h7bR5S]DSC06856
by daisy pham, trên Flickr

48636370437_d86418b73e_k.jpg
DSC07830[/url] by daisy pham, trên Flickr

DSC07820 by daisy pham, trên Flickr

Các em cún cũng vô đền nghe kinh, không biết nghe gì mà ngủ khì
DSC06813 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Đằng sau tháp là cây Bồ Đề huyền thoại đây, hơn 2500 năm trước, Đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây 49 ngày để thành đạo, cây Bồ Đề to lớn, gốc rộng mấy mét được rào kín xung quanh, tán vươn cao phủ kín xung quanh, hằng ngày các chư tăng phật tủ ngồi thiền và luôn ao ước có 1 chiếc lá Bồ đề rơi để nhặt. Quanh Bồ Đề Đạo Tràng trồng rất nhiều cây Bồ Đề nên có nhiều người nhặt lá và bịp người khác là đây chính là lá Bồ Đề gốc để họ mua. Còn cây Bồ đề nguyên thủy này, tuy lá vô số nhưng không bõ bèn gì với hàng ngàn, hàng chục nghìn người tham quan mỗi ngày, ai may mắn lắm mới được chiếc lá rơi để nhặt, mà mỗi lần 1 chiếc lá rơi là bao nhiêu con người chìa tay thì lấy đâu ra lá gốc. Chỉ riêng mình, đi ra đi vô 5 lần trong 3 ngày mà chỉ 1 lần duy nhất thấy chiếc lá rụng ngay trước mặt, nhưng không kịp nhặt vì có 1 nhà sư đang ngồi sát góc tường nhặt trước. May là lần thứ 3 đi đến, đang loay hoay tìm 1 chỗ trống để ngồi thì thấy Fan hâm mộ, do Fan trước đây tu 7 năm tại đây và 1 năm dẫn vài đoàn vô nên quen rất nhiều nhà sư. Thấy Fan đang nói chuyện với 1 nhà sư đang thiền dưới tán cây Bồ Đề, thế là vẫy vẫy mình, và được Nhà sư cho 1 chiếc lá là 1 bình nhỏ xíu đựng 1 ít đất ở dưới gốc Bồ Đề, đó là được phước lần 1 thôi,

DSC07889 by daisy pham, trên Flickr
DSC06869 by daisy pham, trên Flickr


[url=https://flic.kr/p/2hBvz6T]71277429_2534408889953073_1700967358870323200_n
by daisy pham, trên Flickr

CỘI BỒ ĐỀ
Sau khi Phật nhập niết bàn, cội Bồ-đề nguyên thủy mà Đức Phật ngồi bên khi ngài giác ngộ vẫn còn sống đến thời của vua Asoka và được nhà vua xây rào bảo vệ. Bên cạnh đó, nhà vua cũng đã nhân rộng cây quý này bằng cách chiếc nhánh của nó và gửi đến những địa điểm khác trên cả nước. Vì sùng kính đức Phật, vua Asoka chăm sóc cây Bồ-đề này rất cẩn thận, hàng ngày nhà vua đến thăm cây Bồ-đề và xem như một báu vật quốc gia. Do lòng ghen tỵ, quý phi của nhà vua là bà Tissarakkhā đã sai người lén chặt cây Bồ-đề và thiêu hủy nó. Vua Asoka đã trồng lại cây Bồ-đề từ một nhánh cây được chiết từ cây ở Sri Lanka (cây này lớn lên từ cành chiết gửi tặng cho vua Devanampiya Tissa trước đó). Có tài liệu khác thì ghi rằng cây bồ đề thứ 2 này mọc ra từ mầm nhú lên từ gốc của cây bị chặt.

Cây Bồ-đề thứ hai bị phá vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên trong cuộc bức hại Phật giáo của vua Pushyamitra Shunga. Sau đó, cây bồ đề lại tiếp tục được trồng lại. Tuy nhiên, có tài liệu khác cho rằng Pushyamitra Shunga đã không phá hủy cây.

Cây Bồ-đề thứ ba bị phá vào khoảng năm 600, do vua Sasanka xứ Ganda (Bengal, trị vì 590 - 625) ra lệnh. Vua Sasanka theo ngoại đạo nên không thích Phật giáo, ông đã truyền lệnh chặt cây thiêng này đồng thời đem đốt toàn bộ gốc rễ. Khi nghe tin, vua Purnavarama (Phú Lâu Na Bạt Ma) của Maghada (Ma-kiệt-đà), người nối dõi cuối cùng của vua Asoka đã vật mình xuống đất vì đau buồn, ông than thở: "Mặt trời của trí tuệ đã lặn, không còn gì để lại ngoài cội bồ-đề, và ngay cả nó ngày nay cũng đã bị hủy diệt, nơi nào sẽ cung cấp cho nguồn sống tâm linh." Năm 620, vua Purnavarma đã trồng lại cây Bồ-đề. Ngoài ra, vua còn cho xây bức tường cao hơn 7m để tránh kẻ xấu tàn phá cây Bồ-đề. Cây bồ đề này đã được Đường Tam Tạng mô tả trong nhật ký khi ông đến thăm nơi đây.

Khoảng 600 năm sau, cây Bồ-đề thứ tư bị phá. Quân đội Hồi giáo của Muhammad Bakhtiyar Khalji (Muhammad của Ghor) đã xâm chiếm Ấn Độ, phá hủy toàn bộ các Thánh tích Phật giáo, trong đó tòa tháp Maha Bodhi và cây Bồ-đề thiêng liêng. Mặc dù vậy, cây Bồ-đề lại tiếp tục hồi sinh. Ngay nơi gốc cây đã bị tàn phá, một chồi non đã nhú lên và phát triển nhanh chóng, cành lá sum suê.

Đến đầu thập niên 1870, cây Bồ-đề thứ năm đã bị khô chết, rồi trong một cơn bão năm 1876, cây Bồ-đề đã bị đổ. Vào năm 1881, ngài Alexander Cunningham người Anh đã sử dụng hạt giống từ cây Bồ-đề thứ năm và trồng lại chính nơi cây gốc đã từng ở đó. Về sau ở nơi đó, chồi non lại tiếp tục nảy nở và phát triển, kế thừa từ mạch sống của cây Bồ-đề tổ tiên. Cội Bồ-đề này đã lớn lên và phát triển đến ngày nay, cách tháp chính khoảng 5m.

Ngoài ra, một cành chiết từ cây bồ đề nguyên thủy đã được vua Asoka gửi tặng cho vua Devanampiya Tissa (Thiên-Ái-Đế-Tu) tại Sri Lanka vào năm 247 trước Tây lịch. Con gái của vua Asoka là Tỳ-kheo-ni Sanghamitta (Tăng-già-mật-đa) đã sang Sri Lanka (Tích Lan) với mục đích thành lập ni đoàn Phật giáo đã mang nhánh bồ-đề này qua Tích Lan, đem đến trồng ở Anuradhapura, tại đây nó đã phát triển thành một cây to. Sau này người dân Tích Lan đã gọi cây bồ-đề này là "Sri-Maha Bodhi", nghĩa là "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường". Cho tới nay, trải qua gần 2.300 năm, Cây Bồ Đề Vĩ Đại vẫn sống tươi tốt và được người Sri Lanka coi là quốc bảo. Rất nhiều nhánh từ cây này đã được chiết để gửi đi trồng ở chùa chiền khắp nơi trên thế giới.

Như vậy, cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, cây bồ-đề cũng đã nhiều lần bị chặt đốt, thiêu hủy do thiên tai vô thường tác động và do những người muốn xóa tan vết tích của nó. Thế nhưng trải qua bao nguy khốn, dòng dõi hậu duệ của cây bồ đề vẫn không tuyệt diệt mà vẫn tiếp tục bám trụ và đâm chồi nảy lộc, đời sau nối tiếp đời trước che bóng mát cho nơi Phật đã ngồi khi thành đạo. Mặc dù trải qua nhiều lần sinh diệt, nhưng vị trí cây bồ đề ngày hôm nay so với gốc cây ban đầu vẫn không có sự thay đổi chuyển dịch, vẫn định vị như gốc cây bồ đề nguyên thủy, nơi khoảng 2.600 năm về trước, thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ thành Phật. Với lịch sử hiển hách này, có thể nói cây bồ-đề tựa như một biểu tượng cao cả cho những tín đồ Phật giáo đã truyền đời nhau suốt 2.600 năm bảo tồn Chánh pháp mà Phật Thích Ca truyền dạy cho thế gian.

DSC06816 by daisy pham, trên Flickr
DSC06948 by daisy pham, trên Flickr
Một đoàn nhà sư Tây Tạng đang làm lễ phía ngoài gốc bồ đề, do phía trong đông người mà đoàn sư Tạng đông quá, nên ở phía ngoài, đoàn Thái Lan của mình cũng vậy, lần nào cũng ngồi làm lễ chỗ xa hơn vì đông quá mà.
70501989_2534413693285926_8026983530477125632_n by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
DSC07894 by daisy pham, trên Flickr
DSC06898 by daisy pham, trên Flickr

Đây là chính giữa chánh điện của tháp, chánh điện rất nhỏ nên chỉ hai hàng người vô và ra, bức tượng Đức Phật được phủ vàng và bao phủ bởi lớp kính dày, mỗi ngày tượng phật đều được quét nước vàng 1 lần, vàng này phải là vàng nguyên chất 100%, chỉ có vàng bột tại Nepal được chấp nhận vì đạt chuẩn 100%, Bột vàng này giá đắt khủng đến 53 triệu đồng việt nam 1 gờ ram (gr) . Và tranh Thangka cũng được vẽ bằng vàng nguyên chất 100% trên 1 số nét vẽ của tranh Thangka.
các đoàn làm lễ xong rồi vào chánh điện dâng y cúng dường. Do mọi người ở nhà mỗi người cần 1 món đồ muốn trì trú, nên mình ra vào liên tục, mỗi lần mang 1 bịch nặng trĩu, lần đầu 1 túi to đùng đến nỗi qua lớp cửa an ninh, mấy nhân viên an ninh hỏi mang vào nhiều đồ để làm gì, nào là trang, vòng, thậm chí tinh dầu cũng mang vào, ú ớ chả biết nói làm sao đành chờ Fan hâm mộ ra cửa nói bằng tiếng Ấn cho các chú an ninh hiểu. Thế là an toàn mang vào chánh điện, may là trong chánh điện các thầy đều là người đồng tu của Fan từ mấy năm trước nên Thầy bước lên bục, mở cửa kính của bức tượng vàng để làm trì trú, mỗi lần mình làm trì trú là người khác cũng nhờ ké trì trú được. Trì trú xong thầy đưa lại mình, và lấy trên ban 1 y áo màu vàng đưa tặng cho mình và t1 sư người Bhutan thấy thế liền lấy tràng hạt đang đeo nhờ trì trú, thế là thầy tặng cho sư Bhutan 1 khăn y nhỏ xíu, làm nhà sư Bhutan mừng quá khóc um lên. Trong khi đó mình được ban 1 y áo vàng rực và to đùng đến mấy mét vải. Tối về khoe hí hửng với đoàn Thái lan là được 1 ban 1 y áo này làm ai cũng xuýt xoa tại sao mày có, sao mày may mắn quá vậy, trong khí đó cả đoàn cả 4 sư và hơn 40 người không ai nhặt được 1 chiếc lá hay thứ gì mà mình lại có đủ thứ, nào là lá bồ đề, đất dưới gốc bồ đề và cả y áo nữa. hihi, sự là vì cả đoàn đi đâu cũng ngồi thiền và tụng kinh cả tiếng đồng hồ, rồi làm lễ dâng hương đi mấy vòng quanh Temple, còn 1 đứa mù tiếng Thái như mình biết làm gì, toàn đi chụp hình cho đoàn xong rảnh quá ra vô mua đồ mang vô trì trú và đi tia lá rụng hihi.

DSC07935 by daisy pham, trên Flickr



DSC07871 by daisy pham, trên Flickr

LRG_DSC06950 by daisy pham, trên Flickr

Chiếc lá bồ đề
[url=https://flic.kr/p/2h7bQGs]DSC06876
by daisy pham, trên Flickr
Một ít đất dưới gốc cây bồ đề được nhà sư ban
Chiếc lá được mang về ép plastic, và 7 chiếc lá Bồ đề khác, do Fan hâm mộ đi tu ở Bồ Đề Đạo tràng 7 năm nên có 7 chiếc lá, Fan mang theo bên mình chục năm rồi, sau đó đưa cho mình, mình ép plastic và đem tặng người hữu duyên hết sạch, chỉ giữ lại 2 chiếc .
IMG_5640 by daisy pham, trên Flickr
48636368327_e1ee496cb3_k.jpg
DSC07974[/url] by daisy pham, trên Flickr

DSC06858 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
NÚI LINH THỨU - Đỉnh Kền Kền - Gijjhakuta Hill - The Vulture Peak

LRG_DSC06984 by daisy pham, trên Flickr

LRG_DSC07052 by daisy pham, trên Flickr
Núi Linh Thứu là một trong những ngọn núi cao bao bọc chung quanh thành Vương Xá. Linh Thứu là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong truyền thuyết Phật giáo, như kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã... Trước khi tới đỉnh Linh Thứu, sư Minh Thành hướng dẫn đoàn tới thăm hang đá làm hương thất của ngài A Nan và Xá Lợi Phất. Ngay sau khi qua cầu Linh Sơn, bên phải có một động đá nhỏ. Chính nơi này ngài A Nan đã thường ngồi tu tập thiền định, và phía sau động hãy còn một đường nứt lớn chạy dài từ hương thất của Đức Phật, theo truyền thuyết thì đó chính là chỗ Đức Phật đã dùng thần lực đưa tay từ phòng mình xuống đặt trên đầu ngài A Nan để trấn an ngài. Đi theo một đỗi nữa là động của ngài Xá Lợi Phất. Hang này có một mỏm đá nhô ra như hình của đầu một con rắn, chính nơi đây ngài Xá Lợi Phất thường trú ngụ để thiền địnhvà quản chúng. Từ động của ngài Xá Lợi Phất đi theo con đường ngoằn ngoèo với những nấc thang, tới một mỏm đá hình con chim mỏ nhọn, mặt ngước lên. Có lẽ vì hình dạng này mà núi có tên là “Linh Thứu.”

Đi lên tới đỉnh là hương thất của Đức Phật. Hiện tại hương thất của Đức Phật chỉ còn trơ lại một nền gạch, chứ không còn tôn tượng hay bệ thờ gì cả. Gọi là hương thất vì chính nơi đây hương thơm trí tuệcủa Đức Thế Tôn đã tỏa ra ngào ngạt bay đi cùng nơi khắp chốn. Hương thất này được xây trên một tảng đá lớn trên đỉnh núi. Về phía Đông Bắc của hương thất là một dòng suối, ngày nay không còn nước nữa, nhưng theo truyền thuyết Phật giáo thì đây là một con suối có nước trong và mát, thời đó vào mùa hạ Đức Phật thường hay tắm giặt tại con suối này. Từ trên đỉnh này chúng ta có thể nhìn thấy bên dưới thành Vương Xá cũng như những ruộng lúa đại mạch quanh vùng. Hòa Thượng Pháp Chủ đã nhắn nhủ Phật tử trong nỗi xúc động mãnh liệt: “Trên 25 thế kỷ về trước, Đức Phật đã từng đến đỉnh núi này để thuyết những bài pháp quan trọng như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm và Niết Bàn đã làm thay đổi cả vũ trụ nhân sinh.” Sau đó Hòa Thượng hướng dẫn đoàn tụng một thời kinh cầu an. Tại đây ngài Pháp Hiển cũng ghi lại trong Tây Vực Ký rằng khi ngài lên đến đỉnh Linh Thứu, ngài cảm thấy vô cùng đau xótvì tủi cho thân phận mình không gặp mặt Đức Thế Tôn, nhớ đến ân đức của Đức Phật nên ngài đã tụng một thời kinh Lăng Nghiêm, trong khi ngài Huyền Trang đến đây đã tụng hết một bộ kinh Pháp Hoa. Còn đoàn chúng tôi chỉ tụng được có một thời kinh cầu an và hòa bình thế giới. Đúng là sanh ra vào thời mạt pháp, phước mỏng, nghiệp nặng nên không có đủ duyên đủ phước như những bậc thầy đi trước.

Theo truyền thống Phật giáo thì cũng chính tại nơi đây trong một pháp hội, ngài Ca Diếp đã nhận sự truyền thừa từ Đức Phật. Theo truyền thuyết Phật giáo thì trong chúng hội này, Đức Phật đã không thuyết một lời nào mà chỉ đưa lên một cành hoa. Cả chúng hội đều ngơ ngác nhìn nhau, duy chỉ có Ngài Ca Diếp nhìn Phật mỉm cười. Cái cười của một người đại đệ tử giác ngộ. Từ đó ngài Đại Ca Diếp được Phật trao truyền nối tiếp dòng truyền thừa Chánh Pháp. Chúng ta sanh ra vào thời không có Phật, nên chỉ biết đến đây thành kính đảnh lễ các thánh tích một thời đã ghi lại dấu vết của Ngài.”Bên này đỉnh Linh Thứu chúng ta có thể nhìn thấy tháp Hòa Bình bên kia, cũng như toàn cảnh của thành Vương Xábên dưới. Sau đó vào buổi trưa, đoàn xuống núi để tiếp tục thăm viếng Trúc Lâm Tịnh Xá. Gần tới chân núi Linh Thứu, sư Minh Thành chỉ cho đoàn tảng đá Mardukushi, mà theo truyền thuyết Phật giáo, thì chính Đề Bà Đạt Đa đã lăn nó từ trên núi cao xuống để hãm hại Đức Phật.

Trên đường đi đến núi Linh Thứu, phía bên trái hãy còn lại phế tích của những bức tường. Theo truyền thuyết thì đây là khu vườn xoài của một danh y thời Đức Phật, tên Kỳ Bà, đã từng là ngự y của vua Tần Bà Sa La và A Xà Thế. Ông đã theo gương vua Tần Bà Sa La, cúng khu vườn xoài của mình cho Đức Phật, và Đức Phật cũng đã nhiều lần ghé lại nơi này.

Tưởng cũng nên nhắc lại một chút về vua Tần Bà Sa La. Tần Ba Sa La là một vị quân vương Phật tử rất ngoan đạo, ngài đã thường xuyên viếng thăm, đảnh lễ và cúng dường phẩm vật lên Đức Phật và Tăng đoàn. Ngoài ra, nhà vua cũng trì giữ bát quan trai giới rất nghiêm nhặt. Việc vua Tần Bà Sa La quy-y Phật đã khiến cho rất nhiều người trong hoàng tộc thời đó quyết định quy-y theo. Người gần gũi ông nhất là hoàng hậu Vi Đề Hy, em ruột vua Ba Tư Nặc, cũng quy-y với Phật. Mặc dù ở ngai vị hoàng đếcủa một nước lớn, lúc nào vua Tần Bà Sa La cũng kính ngưỡng Đức Phật không sai khác. Mỗi lần lên núi Linh Thứu thăm Phật, khi lên gần đến hương thất của Đức Phật, nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùngdừng lại, chỉ một mình mình đích thân lên đảnh lễ Phật. Để tiện việc đi lại cho Đức Phật trên núi Linh Thứu, nhà vua đã cho làm một con đường từ dưới chân lên đến đỉnh Linh Thứu. Con đường này ngày nay hãy còn và đã được người Nhật tu sữa lại rất thuận tiện. Con đường nguyên thủy rộng chứng 1.5 mét, toàn bộ chiều dài khoảng 1.5 cây số. Bên dưới chân núi có một tảng đá mà theo truyền thuyếtchính là nơi Đề Bà Đạt Đa đã lăn đá hại Phật. Lưng chừng triền núi có một tấm bảng ghi lại sự kiện vua Tần Bà Sa La xuống kiệu, đi bộ lên đỉnh đảnh lễ Đức Phật. Tấm bảng thứ hai đánh dấu chỗ vua Tần Bà Sa La bỏ lại đoàn tùy tùng, một mình vào đảnh lễ Đức Phật. Tuy nhiên, vì nghiệp báo tiền khiên mà về sau này nhà vua bị chính đông cung thái tử A Xà Thế hạ ngục cho đến chết. Về sau này, khi Đức Phậtđã nhập diệt, thì chính A Xà Thế cũng quay về với đạo Phật và trở thành một quân vương Phật tử tích cực yểm trợ cho 500 vị A La Hán trong lần kết tập kinh điển lần đầu tiên trong động Thất Diệp, tại thành Vương Xá.

DSC07016 by daisy pham, trên Flickr
Phế tích nền hương thất của Đức Phật trên đỉnh núi Linh Thứu

DSC07008 by daisy pham, trên Flickr
Mọi người tập trung quanh nền hương thất để tụng kinh và hứng năng lượng huyền bí của núi
DSC07036 by daisy pham, trên Flickr

DSC06992 by daisy pham, trên Flickr
DSC07029 by daisy pham, trên Flickr
 
Nếu không muốn leo bộ lên núi thì có một đội kiệu sẵn sàng,
DSC06967 by daisy pham, trên Flickr

Thiền thất của ngài A Nan-Linh Thứu Sơn
DSC06978 by daisy pham, trên Flickr

Nền nhà tưởng niệm Ngài Huyền Trang trên núi Linh Thứu
DSC06974 by daisy pham, trên Flickr

Gặp ca sỹ Nam Cường tại đây, lúc mình đi lên là 5:30 sáng thì gặp đoàn du lịch do mc Quỳn Hương tổ chức tour, do tour của chị ý có 6 ngày 5 năm đêm nên chỉ đi lướt qua các điểm quan trọng và đi sớm về khuya, đoàn mình đi 5:30 sáng là đã oải rồi mà đoàn của Ms thì 4:30 đã có mặt rồi.
Mình leo được nửa núi thì thấy 1 nhóm người nhìn không phải là người thường, mấy em leo núi mặt hoa da phấn đậm nghét, ai đời leo núi cao vút mấy cây số mà đi đôi guốc cao hơn 10 phân, nhìn thấy mà thương.
Một em trai xinh ơi là xinh, da trắng má hồng môi đỏ nói ý ới tiếng Việt, mình ngạc nhiên quá hỏi em ý " Em là ca sỹ hả? em trả lời ngọt hết biết Dạ; Được nước hỏi luôn " Ca sỹ tên gì em" và em trả lời là tên Nam Cường" Mình mới ồ à, và giới thiệu với nhà sư Thái Lan đi cùng : Đây là ca sỹ rất nổi tiếng ở nước tôi nè, thế là sư cũng xin chụp 1 tấm hình với người nổi tiếng. Nghĩ lại mắc cười quá, vì thấy em không giống người thường hỏi đại em là Ca sỹ hả? ha ha, thật ra em nổi tiếng mà mình không nhớ mặt thôi, chứ nói tên Nam Cường thì cũng có chút ấn tượng nhưng chỉ không nhớ em hát bài gì thôi, kkkk
DSC06975 by daisy pham, trên Flickr
 
Gần đến đỉnh núi là từng đoàn ngồi chờ, chờ đoàn khác tụng thiền trên đỉnh hương thất xuống là đến lượt đoàn khác,
DSC07055 by daisy pham, trên Flickr

Đối diện đỉnh Linh Thứu là chùa hay tháp Hòa Bình .
DSC06989 by daisy pham, trên Flickr
DSC07053 by daisy pham, trên Flickr

Đường lên núi DSC07020 by daisy pham, trên Flickr

Trên núi rất nhiều khỉ , dưới chân núi thì ăn xin nhiều vô cùng, các thánh tích vô số ăn xin , già trẻ, lớn bé, tàn tần , giống như mình hơn 10 năm trước đi chùa là thấy ăn xin ngồi la liệt, có lẽ do tầng lớp vô gia cư nhiều quá nên ăn xin đông khiếp hoặc do lười lao động, mà cũng vì địa lý khắc nghiệt, do Thánh tích nằm ở 2 bang khắc nghiệt 1năm có 2 mùa, mùa nắng cháy lên đến 45 độ, mà mùa lạnh, trong khi đó mưa thì rất ít, có trong khoảng 2 tháng trong năm nên cây cối nào mà trồng được.
DSC06995 by daisy pham, trên Flickr

Trên núi thiêng cũng không tránh khỏi cái bọn vô học đi phá hoại, Thánh tích nó còn không tha, viết nhăng nhít lên mình Linh thứu

DSC06988 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
DSC06982 by daisy pham, trên Flickr

Khi đến các Thánh tích tuyệt đối đừng tự ý lấy gì mang về nhé, hãy đến với lòng thành kính hoặc đến để tìm hiểu.
Đây là 1 viên đá bé xíu trên núi Linh Thứu mà sau khi mình về nước được 3 tháng thì có 1 người đi Bồ Đề Đạo Tràng, bạn ấy vô chùa của Thầy Huyền Diệu và được ban 1 viên đá, sư nói là do làm lễ và trì trú thì mới thỉnh được và mình được tặng viên đá bé xíu này, mang về để bàn thờ.
IMG_1366 by daisy pham, trên Flickr

Địa chỉ của chùa
IMG_0222 by daisy pham, trên Flickr
IMG_0084 by daisy pham, trên Flickr
IMG_1374 by daisy pham, trên Flickr
IMG_1372 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:
Sáu năm tu khổ-hạnh tại Uruvela.

(từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch)

DSC08005 by daisy pham, trên Flickr
DSC08029 by daisy pham, trên Flickr



Khổ Hạnh Lâm

Khổ Hạnh Lâm là tên của một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa), bên dòng sông Naranjana (Ni Liên Thiền), tiểu bang Bihar ngày nay. Đây là nơi đánh dấu một chặng đường quan trọng của Bồ tát Siddhartha trước khi Ngài thành đạo.

Khổ Hạnh Lâm, theo như cái nhìn ban đầu của Bồ tát, là “một vùng đất tươi đẹp với khu rừng khả ái và dòng sông trong vắt rất thích hợp để tắm mát và nghỉ ngơi, lại có làng xóm chung quanh để khất thực”. Tuy nhiên, sự khả ái kia hẳn không mấy chân thực. Bởi khi Bồ tát thâm nhập khu rừng và hành trì khổ hạnh, Ngài đã cảm nhận cả một nỗi u tịch đến rùng rợn. Ngài kể: “Ban đêm, khi Ta ở lại những nơi đáng khiếp đảm kia, chỉ một con vật đi ngang qua, hay một con công làm gãy cành cây hoặc gió thổi xào xạc giữa đám lá, Ta cũng đầy kinh hoàng hốt hoảng”.

Vào thời Đức Phật, Khổ Hạnh Lâm khá rậm rạp, dân làng thường ngại lui tới, ngoại trừ những tu sĩ khổ hạnh chọn nơi này để nỗ lực hành trì và một số ít người dân mang thực phẩm cúng dường.

Trải qua hơn 2.500 năm với biết bao dâu bể, những gì còn lại nhắc người ta nhớ về Khổ Hạnh Lâm chỉ là một dãy đồi trơ trọi cháy bỏng như lò than vào mùa Hè. Dãy đồi này cao khoảng 60m và dài chừng 5km. Trên đỉnh đồi chính là hang núi nhỏ mà Đức Phật đã tu hành khổ hạnh 6 năm trước khi xuống Bồ Đề Đạo Tràng thành đạo. Trên đỉnh đồi hiện nay là ngôi chùa Tây Tạng do một thánh tăng Tây Tạng xây dựng.
Đứng trên ngọn đồi, có thể nhìn bao quát ngôi làng Bakraur, nơi xưa kia Bồ tát vẫn thường đến khất thực, và dòng Ni Liên Thiền đang vào mùa khô, cạn trơ bãi cát. Bóng dáng của những nhà tu khổ hạnh nay không còn, nhưng cảnh sống cơ cực của người dân Bakraur dường như không khá lên, hay thậm chí còn khốn khó hơn so với mấy nghìn năm về trước, khiến cho cái tên Khổ Hạnh Lâm như càng khắc sâu vào tâm khảm mọi người.

Tại khu rừng này, Bồ tát đã trải qua nhiều giai đoạn tu tập với lối sống khổ hạnh tột đỉnh. “Vì Ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể Ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân Ta như các lóng tre khô đầy khúc khuỷu. Hai bàn tọa của Ta trở thành giống như móng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trông giống chuỗi hạt. Xương sườn Ta lộ rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát. Ðồng tử của Ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm long lanh giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu Ta khô héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khô héo nhăn nheo. Nếu Ta muốn sờ da bụng thì Ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu Ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì Ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu Ta chà xát tay chân thì đám lông hư mục rụng xuống trong tay Ta”.

Đức Phật đã mô tả về chính bản thân khi Ngài tu khổ hạnh trong kinh Trung Bộ một cách sống động như thế. Y cứ những lời kể của Ngài, ngày nay người ta đã tạc một pho tượng Bồ tát Khổ Hạnh để thờ tại hang đá Dungeswari trên đồi, nơi Bồ tát từng trú ngụ trong một thời gian dài. Tại thánh tích này, có lẽ do quá khô cằn, nên chỉ có duy nhất một ngôi chùa Tây Tạng với vài ba vị sư sớm hôm kinh kệ. Ngôi chùa dễ dàng được xác định từ xa bởi một lùm cây xanh mát hy hữu trên lưng chừng đồi.

Nhìn cảnh mà chợt nhớ quay quắt đến Người. Tiếc là mình sinh ra sau Phật quá lâu, đến nỗi Khổ Hạnh Lâm xưa kia um tùm là thế, mà nay chỉ còn lại những trơ trụi thế này.
DSC08008 by daisy pham, trên Flickr
DSC08007
48736481628_326a31157f_k.jpg
DSC08002[/url] by daisy pham, trên Flickr
DSC08024 by daisy pham, trên Flickr
DSC08016 by daisy pham, trên Flickr
DSC08021 by daisy pham, trên Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,003
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top