What's new

10 ngày đến Trường Sa - xa và gần

Đó là 10 ngày đáng nhớ trong cuộc đời, với rất nhiều cái đầu tiên của tôi, đi biển dài ngày, đi tàu thủy, thử sức mình với sóng gió đại duơng, và đến với Trường Sa. Trong 10 ngày hành trình ấy, tôi đã trải qua hơn 1000 hải lý, đã đến,đã thấy, và chứng kiến nhiều điều, nhiều tự hào, nhiều niềm vui và nỗi nhớ trên 9 đảo của tổ quốc, gồm: Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn Đông, là những đảo nổi, với diện tích to nhỏ khác nhau, và các đảo chìm như Đá Nam, Cô Lin, Đá Tây, Đá Lát, rất nhỏ, nổi trên nền đảo san hô chìm, tất nhiên là đến và ngủ 1 đêm ở Trường Sa lớn, thăm nhà giàn DK1 Phúc Nguyên. Chúng tôi đã dự 2 lễ tưởng niệm đầy xúc động, 1 trên khu vực Côlin - Gạc ma - Len đao, nơi 64 chiến sỹ ta đã hy sinh dưới làn đạn hèn hạ của kẻ thù, 1 trên thềm lục địa phía Nam, bãi Phúc Nguyên, nơi hàng chục chiến sỹ ta đã hy sinh trong bão tố. 10 ngày miệt mài trên biển và dày đặc lịch làm việc, biết bao cảm xúc, nhưng có những điều không được nói, vì nguyên tắc, những dòng nhật ký viết vội trong ngả nghiêng sóng biển dường như chỉ nói được rất rất ít những điều tôi muốn nói.
Có 1 bài hát " không xa đâu, Trường Xa ơi..." Xa và gần, hẳn mọi điều đều là tương đối. Xa, vâng, rất xa, nhưng cũng thật gần. Trường Sa, nơi chúng tôi cảm nhận hơn về sự thiêng liêng của tổ quốc, về những máu xương và công sức của biết bao người, vì chủ quyền dân tộc nơi biển đảo xa xôi. Đã có nhiều người chia sẻ về Trường Sa, về những cảm nhận rất tuyệt của các bạn, nhưng tôi vẫn muốn góp thêm đôi dòng nhật ký Trường Sa của mình, và một số bức ảnh mà mình đã ghi lại được. Hẳn với mỗi chúng ta, nếu có dịp đến nơi này, những ký ức đó sẽ không bao giờ có thể phai mờ.

TS.jpg
 
Last edited:
Ngày D+7-Lễ tưởng niệm trên thềm lục địa và thăm DK1

Lại là 5h sáng, tàu đến khu Nhà giàn DK1 Phúc Nguyên. Đó là do sự thu xếp thời gian hợp lý của những chiến sỹ lái tàu, tính toán để có một thời gian hợp lý nhất cho hành trình. Nơi đây, nhiều cán bộ chiến sỹ của các nhà giàn đã hy sinh và bị cuốn đi mất tích trong làn nước dữ của bão tố, khi những nhà gian của ta bị đổ bởi gió bão cấp 10- 11-12. Cả khu vực thềm lục địa có 20 nhà giàn DK1, 5 chiếc đã bị đổ, nhiều chiến sỹ đã chấp nhận hy sinh cùng với nhà giàn. Một lễ tưởng niệm trang nghiêm lại được tổ chức ở đây, tưởng nhớ đến hương hồn các chiến sỹ hải quân. Lễ tưởng niệm theo đúng lễ nghi hình thức của quân đội, với không khí bùi ngùi, thương tiếc. Nhưng điều đáng nói hơn, khi lễ tưởng niệm vừa kết thúc xong, một đám mây đen bay ngang tàu, và mưa lất phất xuống vùng biển của chúng tôi. Như rất nhiều cơn mưa biển, chỉ một đám mây thôi, còn xung quanh vẫn đầy nắng và ánh sáng. Các anh em hải quân nói, bao giờ cũng thế, cứ mỗi lần làm lễ tưởng niệm trên biển như thế này, bao giờ sau đó cũng mưa. Điều này lại làm chúng tôi nhớ đến lễ tưởng niệm trên vùng biển Cô lin - Gạc ma. Hôm đó chúng tôi cũng gặp mưa, thế mà chúng tôi không để ý, chỉ khi nghe các anh nói, chúng tôi mới nghiệm ra được điều này. Nếu đó là sự linh thiêng của linh hồn các anh, cũng mong các anh yên lòng, vì tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên những hy sinh của các anh, vì vùng biển thiêng liêng của tổ quốc mình. Mong cho linh hồn các anh mát mẻ!!!

E thấy Cuộc sống ở nhà Dàn là gian nan và nguy hiểm nhất trong suốt hành trình Trường Sa vs Thềm lục địa phía Nam.
- Chuyến đó may mắn 1/2 đoàn e lên được nhà dàn Dk1/8 còn 1/2 di chuyển sang nhà dàn Dk1-19 thì ko lên được dù chỉ cách 1.5 hải lý nhưng sóng to ko thể cập xuồng vào được.
# Bình Minh ở Nhà Dàn
27040_385548369644_592809644_3662717_5853228_n.jpg

# Được ví như Chuồng chim câu trên biển
27040_385548384644_592809644_3662718_7417950_n.jpg

# Chuẩn bị để lên Nhà Dàn.
27040_385548389644_592809644_3662719_6518705_n.jpg

# Những con sóng cứ thúc xuồng cao lên 2-3m rồi lại kép tụt xuống, để lên được khá nguy hiểm và vất vả.
27040_385548394644_592809644_3662720_2240093_n.jpg
 
Đây là bài viết trong chuyến đi đó của em, chia sẻ cùng các bác cảm nhận của cá nhân.

Kỳ IV: "CHUỒNG CHIM CÂU" GIỮA ĐẠI DƯƠNG



Nhìn từ xa nhà giàn và ngọn hải đăng chẳng khác nào 1 chuồng chim bồ câu giữa biển cả mênh mông.Chênh vênh trên những trụ sắt là nơi ở, làm việc, tăng gia... của những con người đang ngày đêm bám trụ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc thân yêu. Họ là những người mà bất cứ ai ra Trường Sa cũng tò mò muốn biết. Với tôi, nơi đây là khắc nghiệt và khó khăn nhất mà tôi được chứng kiến trong hành trình ra Trường Sa vừa qua.


“CHUỒNG CHIM CÂU” PHÍA NAM


Điểm cuối cùng trong hành trình thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa của đoàn công tác chúng tôi là nhà dàn nằm trên thềm lục địa phía Nam, gọi là vùng DK1 nằm trên đường hàng hải quốc tế, vùng biển giàu tiềm năng dầu khí. Đây là vị trí quan trọng mà nhiều năm nay Hải quân Việt Nam đang chốt giữ. Tàu HQ 936 buông neo, xuồng nhỏ lại được hạ xuống để đưa đoàn công tác lên đảo. Lần này đoàn công tác chia làm 2 mũi, để lên cả 2 nhà giàn DK1/8 và DK1/9 Quế Đường. Biển động. Những con sóng trong lòng đại dương cứ thúc, nhồi xuồng lên cao hơn mặt boong rồi lại kéo hụt xuống. Các chiến sỹ trên tàu được huy động hết để đưa cán bộ, phóng viên đoàn công tác xuống xuồng lên nhà dàn. Tàu neo rất gần nhà dàn nhưng phải mất gần 1 giờ đồng hồ chúng tôi mới đặt chân lên được nhà dàn DK1/8. Đây thực sự là một chiến công đối với những vị khách như chúng tôi, bởi rất nhiều đoàn công tác đến thăm nhà dàn do sóng to, gió lớn chỉ biết đứng trên boong tàu nhìn và vẫy tay chào nhau, quà phải dùng dây kéo lên... Ngay trong chuyến đi này tốp thứ 2 của đoàn dự định lên nhà dàn DK 1/9 cách đó chừng 3 hải lý, nhưng khi đến chân nhà dàn sóng to không lên được, anh em đành đứng dưới tàu nhìn lên và cuộc giao lưu văn nghệ có một không hai đã được thực hiện. Đoàn văn công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hát qua bộ đàm cho chiến sỹ nhà dàn nghe và các anh cũng hát lại, tiếng hát xen lẫn tiếng nấc và nước mắt của sự xúc động.

27040_385548414644_592809644_3662724_5084643_n.jpg


trước lúc biết tin đoàn ra những cb, cs nhà dàn cũng ko nghĩ là đoàn lên được vì biển động. Nhưng may mắn đoàn mình vẫn lên được và khi tiếp đoàn được chốc lát cbcs trên nhà dàn xin phép tranh thủ viết thư gửi về cho gia đình
Trên nhà giàn DK1/8 chúng tôi may mắn lên được, xây dựng trên những trụ sắt to cắm sâu xuống lòng đại dương. Nhà giàn chia làm 3 tầng. Tầng 1 để những téc chứa nước ngọt, tầng 2 để một số thiết bị máy móc, tầng 3 là nơi ở, làm việc của các chiến sỹ ở đây. Trải qua bao sóng gió đại dương, đặt chân được lên nhà giàn, tôi muốn ôm lấy từng cán bộ, chiến sĩ đang bám trụ nơi đây. Chiến sỹ đầu tiên tôi bắt chuyện là anh Nguyễn Thanh Sơn; anh cười hóm hỉnh nói, đã 6 năm công tác tại 6 nhà giàn khác nhau, nhưng mình vẫn chỉ là tân binh ở nhà dàn DK1/8. Lần đầu ra nhà giàn anh Sơn thấy lo, không biết sẽ sống thế nào trong cái “chuồng chim câu” bé tẹo kia. Với anh Sơn kỷ niệm nhớ nhất là lần đầu sống trên nhà giàn gặp bão, sóng đánh ầm ầm dưới chân nhà giàn, giường anh ngủ xô đi xô lại vào 2 vách tường, chưa kịp hiểu chuyện gì thấy đồng đội bật dậy mặc áo phao mà anh vẫn ung dung nằm, anh nói chẳng hiểu sao lúc đó chẳng thấy sợ gì cả.

Anh Trần Hữu Tuấn quê ở Vụ Bản, Nam Định, từng ở nhiều đảo trong quần đảo Trường Sa với vẻ mặt rạng rỡ, xởi lởi nói; lúc thấy tàu HQ 936 neo lại, anh em trên nhà giàn mừng lắm, chỉ mong nhanh nhanh được đón mọi người từ đất liền ra.Nhưng thấy sóng biển hôm nay mạnh, lòng rất lo đoàn công tác không lên được với anh em. Khi xuồng hạ thủy anh, em chiến sỹ trên nhà giàn mừng rỡ nhất là lại nhìn thấy trên xuồng có 2 phụ nữ, tất cả xúc động như sắp được gặp người mẹ, người chị, người em gài của mình nơi quê nhà.

Quả nhiên ông Trời đã không phụ công sự trông ngóng của các chiến sỹ nhà giàn DK1/8, với sự nỗ lực và cố gắng của cán bộ chiến sỹ hải quân đoàn công tác đã lên được nhà dàn và 2 người phụ nữ dũng cảm và may mắn nhất của đoàn công tác đợt này đã được đứng trên nhà dàn là nhà báo Hà Kim Chi - Tổng Biên tập báo Lai Châu và phóng viên Hoài Nam - báo Gia đình & Xã Hội.

Trên nhà dàn, dẫu diện tích nhỏ hẹp, những chậu rau của chiến sỹ nhà dàn rất tươi tốt và mập mạp. Những chậu rau muống xanh ngát, cây rau dền to mập bằng ngón tay cái. Ngọn mồng tơi xanh mơn mởn. Những cây sâm đất nở hoa tím dịu. Để có được mầu xanh quý giá đó, các chiến sỹ nhà dàn hàng ngày tận dụng nước vo gạo, rửa cá để tưới rau. Trên là nắng gió khắc nghiệt bốn mùa cháy da, dưới là sóng biển gầm gào quanh năm và hàng ngày những cơn gió mang theo hơi nước biển mặn mòi thử thách sự kiên trì của người lính biển. Những mầm xanh vẫn vươn lên như niềm tin và nghị lực của cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn.

Đến nay Khu DK1 vẫn chưa phủ sóng điện thoại, nhiều chiến sỹ vừa háo hức trò chuyện với chúng tôi , vừa tranh thủ, vội vã viết thư để gửi về cho gia đình, người yêu. Chia tay các chiến sỹ trên nhà giàn DK1/8 trong tay nhiều nhà báo là những cánh thư viết vội, chất chứa dạt dào tình cảm như sóng biển mà các chiến sỹ nhờ chuyển về hậu phương của mình kèm theo tấm ảnh vừa chụp để hậu phương của các anh luôn yên tâm. Các anh vẫn khỏe mạnh, vững vàng, kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Giống như điều kiện sống và làm việc của các chiến sỹ nhà dàn là cán bộ của Công ty Đảm bảo hàng hải khu vực II làm việc trên trạm Hải đăng Đá Lát, nằm sát bên đảo Đá Lát. Trạm Hải đăng, kết cấu là 4 cột sắt đóng sâu vào bãi san hô, phần nổi trên mặt nước chừng hơn 30m. Chiều cao từ 0 hải đồ đến tâm sáng là 41m, mùa hè đèn bật sáng từ 18h00 đến 6h00 hôm sau, mùa đông thì bật sớm hơn 30 phút, phạm vi tối đa mà đèn quét được là 18 hải lý, điện để vận hành đèn là năng lượng mặt trời được nạp vào những chiếc ắc quy.
Van%20cong%20VUNG%20TAU.jpg

(Hát qua bộ đàm - giao lưu với CBCS nhà dàn DK1/9)​

Canh trực cho đèn biển luôn sáng có 5 người, sống bó hẹp trong diện tích 20m2, tất cả đều là người con của đất cảng Hải Phòng, các anh sống trên đó như một gia đình nhỏ, tự tăng gia sản xuất, trông rau xanh, câu cá.... Trạm trưởng Vũ Duy Minh cho biết: “Mỗi kíp trực ở đây từ 9 tháng đến 12 tháng. Anh em ở đây sống đoàn kết, gắn bó. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, cứ đêm đến, dù bất kể ngày nắng hay mưa, ngày biển thanh bình như tháng 3 này hay biển động, bão tố như cuối năm thì ngọn đèn hải đăng vẫn sáng rọi đường cho những con tàu qua đây". Cuộc sống của cán bộ trên ngọn hải đăng cũng nhiều cực nhọc, gian nan bởi 3 tháng tàu mới tiếp viện một lần, trong 3 tháng đó 5 người trong "gia đình nhỏ" chỉ có 20 m3 nước ngọt sinh hoạt, "vào mùa gió Tây Nam, biển lặng không có gió thì nóng khủng khiếp, anh em chỉ mặc mỗi quần đùi mà vẫn nóng, nhưng vì tiết kiệm nước nên anh em chỉ 3 ngày mới tắm thực sự một lần" anh Ngô Văn Thanh tâm sự.

Với những người gác đèn biển buồn nhất không phải là sự khó khăn, gian nan thiếu thốn về vật chất, nước ngọt, rau xanh, thịt tươi... mà là khi biển có bão. Lúc đó biển và trời đều chung một màu xám xịt, quanh căn phòng nhỏ chỉ có 5 cặp mắt nhìn nhau, ngoài khơi kia nhiều tàu đánh bắt của ngư dân sẽ gặp khó khăn, hoạn nạn.
Hai%20dang.jpg

(Trò chuyện cùng những người gác Hải đăng Đá Lát)​

Trong những ngày sóng to, gió lớn, biển động dữ dội ngọn đèn biển chính là “phao cứu sinh” giúp tàu thuyền tìm được nơi trú ẩn an toàn. “Trước năm 1994 khi chưa có đèn ở khu vực đảo Đá Lát, nhiều thuyền đánh cá bị đắm lắm, vì cứ ghé vào đây là mắc cạn” – anh Minh kể. “Từ ngày có ngọn đèn này không có tàu bị đắm nữa.

Còn nơi nào khắc nghiệt hơn, khi từng ấy con người ngày đêm vẫn bám trụ trên “chuồng chim câu” giữa trùng khơi, đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức với những con sóng to trong những ngày bão tố như muốn nhấn chìm tất cả xuống đáy đại dương. Hay ngay cả những ngày yên ả, lặng gió nóng như lò nung. Nhưng họ vẫn kiên trung, bám trụ nơi cái gì cũng thiếu chỉ có sóng và gió là thừa. Tất cả vì Tổ quốc thiêng liêng!

Trọng Hải
 
@haidt: Bạn là phóng viên của báo nào vậy, bài viết đăng ở đâu, chắc là phóng viên báo phải không? Mình cũng làm báo, nhưng làm truyền hình. Topic này mình copy phần nhật ký viết nhanh của mình trên tàu, nên k hông có nhiều chi tiết, viết chủ yếu để nhớ địa danh và sự kiện trong ngày thôi. :)) Mình hành trình ngược bạn, từ Cam Ranh đi xuống nên Nhà giàn DK1/2 Phúc Nguyên là địa điểm cuối cùng. Mình may mắn hơn, đi trời yên bể lặng!!! 1 chi tiết nữa, nhà giàn bây giờ có Viettel hết rồi, nên không còn phải viết thư nữa. Cán bộ chiến sỹ cũng thoải mái hơn!
 
Đến Nhà giàn DK1, đây mới thực sự là thử thách. Khác với vùng biển Trường Sa, trời yên bể lặng, ở khu vực thềm lục địa này, sóng và gió to hơn nhiều, những con sóng cao đến 2 mét. Đã có rất nhiều đoàn đến DK1, nhưng rồi chỉ đứng nhìn chứ không thể lên được nhà giàn, do sóng và gió. Nhìn chiếc canno nhỏ bé dập trồi bên mạn tàu, va rầm rầm vào thân tàu mà chúng tôi ái ngại. Vì ở nhà giàn không có bến tàu, chỉ có 1 cầu thang dựng đứng để leo lên, vừa trước đoàn chúng tôi, 1 đoàn trước đã có người bị gãy chân do va đập giữa canno và cầu thang này. Nhưng rồi phải quyết tâm thôi, vì đã đến chân nhà giàn mà không lên được, hẳn chúng tôi sẽ hối tiếc về sau này. Thế là lên thuyền, đến với nhà giàn. Tất nhiên là khác với ở Trường Sa, ở đây máy ảnh, máy quay phim phải cất kỹ vào ba lô, bọc thêm nylon cho chắc chắn, bởi sóng khá lớn. Rồi mọi chuyện cũng ổn thỏa, tất cả chúng tôi đều lên nhà giàn một cách an toàn tuyệt đối, xin cảm ơn sự nhiệt tình và nhẫn nại của các chiến sỹ hải quân. Lên nhà giàn, mới thấy con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên bao la và khắc nghiệt, thương 9 anh em trên mỗi nhà giàn. Cả vùng thềm lục địa có 15 nhà giàn, một số cái đã nghiêng hiện không còn sử dụng được, 1 số cái đổ đã được xây dựng lại chắc chắn hơn, nhưng cũng không dám nói trước được điều gì trước sự tàn phá của thiên nhiên. Chúng tôi lên đỉnh nhà giàn DK1, ngắm mây nước, biển trời, xuống thăm anh em cán bộ chiến sỹ. Cũng kịp nghịch thử khẩu súng 12,7 ly trên đỉnh nhà giàn. 11h, chúng tôi rời nhà giàn, trở lại tàu. Tạm biệt nhà giàn DK1, đây là điểm hành trình cuối cùng của chúng tôi, của chuyến công tác thăm quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của tổ quốc. Chúng tôi sẽ nhớ mãi về những người lính biển, nhớ mãi về sự hy sinh thầm lặng của các anh.
Tàu hướng trở về quân cảng Cam Ranh, phía trước là 2 ngày 2 đêm đầy sóng gió trước khi đặt chân tới đất liền!!!
 
@dudu08. E cũng đi hành trình như bác. DK1 là điểm cuối cùng trước khi cập bến ở SG.
Chuyên e đi cũng nếm đủ mùi vị, hôm biển yên lặng như ao nhà, nóng kinh khủng.
hôm sóng đánh dạt lên Boong tàu, khiến nhiều ng bỏ ăn vì say sóng. E vẫn đang máu đi chuyến tháng 12, với hành trình 30-45 ngày song to, gió lớn

@ Mong xem ảnh câu cá của đoàn bác :)
 
Lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã ngã xuống trên vùng thềm lục địa phía nam tổ quốc

4701120821_46e67166bd_b.jpg


Đơn sơ mà thành kính

4701121005_af51a4f2db_b.jpg


Vòng hoa thả xuống biển, mang bao niềm tiếc thương của người đang sống

4701121151_0b79654e59_b.jpg


Mặt biển cũng trào dâng

4701121317_e7f197a12e_b.jpg


Một chén rượu đào xin chia sẻ với người đã khuất

4701755232_80690780aa_b.jpg


Và kỳ diệu thay ở cuối chân trời, vầng cầu vồng mọc lên, liệu có phải linh hồn các anh hiển hiện

4701121495_d972380843_b.jpg
 
thích quá, nghe nhiều chuyện về quần đảo thiêng này. Giờ mới được xem nhiều hình đến như vậy, cái này phải dùng đúng chữ "mãn nhãn", sung sướng thật!

Giờ mà được đi chắc khóc 1 tháng trời vì sự sung sướng, nhưng biết chắc ko được đi rồi.

Mong rằng TS-HS sớm bình yên để mọi người dân yêu nước đều có cơ hội đến thăm!

p/s: nhớ hồi đó các trường tiểu học, trung học hay tổ chức các hoạt động viết thư cho các chú bộ đội ngoài đảo, giờ nghĩ lại sao hồi đó mình ko biết trân trọng những giây phút đó, mình đã viết rất sơ xài ~.~
 
Ui chà, ảnh bác Đu Đủ đẹp quà, bác là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp?
Xin phép bác được chia sẻ ảnh của bác cho hoangsa.org nhé(beer)

Và đường băng trên đảo Trường Sa, dài 600m và đang có kế hoạch kéo dài 1km
-------------------------
Tiếc nhỉ, em cứ tưởng ta đã kéo từ từ gần được 1 km rồi
 
Last edited by a moderator:
Đã đến lúc rời nhà giàn DK1. Chiếc xuồng nhỏ bồng bềnh trong sóng cần mẫn chở chúng tôi về lại tàu

4701756468_ec249c76e8_b.jpg


Cầu thang đi xuống nhà giàn DK1

4701122575_384a61a969_b.jpg


Đã rời nhà giàn, vẫn còn cố chụp thêm tấm ảnh

4701122849_57afc73f7c_b.jpg


DK1 hiên ngang trong nắng, gió và sóng biển

4701756710_3a54435f12_b.jpg


Lại tiếp tục hành trình 2 ngày 2 đêm để về đến Cam Ranh

4701121997_775e4faed5_b.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,030
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top