What's new

[Tổng hợp] Xe máy: Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.

thienson

Moderator
Do tính chất đặc thù của công việc và cả sở thích đi phượt bằng xe gắn máy nên gần như ngày nào tôi cũng ngồi trên xe gắn máy trung bình từ 50 đến 100km.(NO)

Với đủ loại cung đường từ cao tốc,quốc lộ đến trèo đèo, lội suối,băng rừng và phần lớn đều đi bằng những chiếc xe có tuổi đời rất cũ.

Và trong hơn 10 năm rong ruổi như thế biết bao nhiêu là sự cố đã xảy ra với chiếc xe đồng hành.Và tất nhiên tôi đều phải tự mày mò sửa chữa.Riết rồi trở thành thợ lúc nào không hay.:)

Tôi cũng tham gia thảo luận và trao đổi về xe máy trên nhiều diễn đàn khác,nay tôi lập Topic này trên diễn đàn mình để chia sẻ 1 số kinh nghiệm sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa những bệnh hay gặp của xe gắn máy trên đường phượt.

Hạn chế của tôi là không đủ kiến thức về những dòng xe như cào cào và các dòng xe đời cao về sau như Exciter,Future Fi...Và các xe đó còn chạy tốt quá nên tôi chỉ nắm được lý thuyết chứ chưa có con nào hư để mang ra thực hành cả.:D.

Và mớ kiến thức đó cũng chỉ là võ biền nên nhiều khi nó sai tè le luôn.Nhưng với tiêu chí biết tới đâu viết tới đó nên tôi cứ viết vào đây.Hi vọng sẽ giúp 1 chút nào đó cho anh em.:)

Anh em ai có kinh nghiệm gì về vấn đề này xin nhệt tình đóng góp với tôi nhé:)
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Xe máy thông thường người ta chia ra làm hai loại là xe nam và xe nữ.Xe Nam thường nhận biết bằng hai đặc điểm là bình xăng lộ và có tay côn,còn xe nữ thì bình xăng ẩn và côn tự động.

Nhưng anh em vẫn đùa vui là cứ xe nào trên có 2 cái để bóp ,dưới có 2 cái để nhấn là xe nam:D.Còn xe nào mà trên 2 cái để bóp nhưng dưới không có chỗ nào nhấn như xe tay ga,hoặc trên có 1 cái để bóp còn dưới có 2 cái để nhấn là xe nữ.Hehe

Tôi thấy kiểu phân biệt này tuy hơi tếu táo 1 chút:D nhưng chính xác hơn kiểu lý thuyết vì ví dụ với những xe như RGV hay FX...chẳng thể xếp vào xe nữ nhưng nó có lộ bình xăng đâu???

Chạy xe côn tay thì rất vất vả nhưng cũng có nhiều cái rất hay.

Vất vả là hai tay chẳng thể nào rời ghi đông được nhiều khi chở bạn gái đi chơi thấy người ta tay trong tay chạy tà tà quanh phố lúc hoàng hôn mới lãng mạn làm sao trong khi mình 2 tay cứ phải ghì chặt ghi đông.

Cũng đôi lúc đường vắng vắng cũng thả tay côn ra,cũng cầm tay bạn gái nhưng chỉ cần 1 cú thắng gấp,1 em đèn đỏ hay 1 ổ gà nào đó là cứ rụt tay lại như phải bỏng để chụp cái tay...côn:D.Hay nhiều lúc đi mua bịch cháo cho con cứ loay hoay tìm chổ móc phát bực và khi đi phượt cũng thật khó để vừa chạy vừa chụp hình...

Nhưng cũng hay là ta sẽ tuân thủ luật giao thông tốt hơn vì chẳng thể vừa chạy xe vừa nghe điện thoại,hay cầm ô,dù được.

Cái nữa là sẽ chạy xe đúng hướng dẫn sử dụng hơn vì chẳng thể nào lười trả số,đi ép số được.Bác nào cứ thử dừng đèn đỏ mà để số 5 xem tôi bảo đảm là khi chạy lại không tắt máy phừn phựt cũng bị người sau chửi vì bò không nổi.

Thứ nữa là hai tay sẽ phát triển cơ bắp đều nhau hơn vì 2 bên đều làm việc:D

Và lí do quan trọng là cùng 1 mức phân khối xe côn tay sẽ leo đèo dốc khỏe hơn rất nhiều.Lợi xăng hơn vì côn không còn trượt bởi lực li tâm nên hiệu suất của động cơ cao hơn.Và khi đi sửa cũng rẻ tiền hơn vì bộ côn đơn giản và giảm 1/2 chi tiết so với côn tự động.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Tôi cũng là người hầu như, và rất thích đi du lịch bằng xe máy vì xe máy và du lịch đều là sở thích cả. Do điều kiện có hạn nên cũng chưa có mấy lần bắt cái xe thân yêu phải leo trèo vất vả trong nhiều ngày quá, vả chắc cũng một phần vì đời xe không cũ lắm (Sirius đời đầu, 10 năm) nên cũng không hỏng trên đường cái bao giờ.
Bình thường cũng hay chăm sóc xe cộ nên những xe ở nhà đều ở trạng thái hoạt động tốt, xe nào trước khi đi xa cũng chỉ phải bảo dưỡng chút đỉnh gọi là. Tôi thấy là phương tiện nếu được chăm chút thường xuyên đương nhiên sẽ tốt hơn những xe chỉ gần ngày đi mới bảo dưỡng. Tuy nhiên cũng không ai nói trước được điều gì, bằng chứng là chiếc Si có 2 lần bị thủng lốp mà lại không đem theo đồ nghề vá xăm. Cho nên tôi nghĩ đi đâu xa, nhất là đến nơi hoang vắng, nên cầm theo tí đồ hộ thân. Xe máy nó cũng đơn giản, ngoài đồ cơ khí thì điều kiện cho nó chạy cũng chỉ có xăng đủ và lửa đúng lúc. Xăng thì trừ phi hết kiệt chứ không thể một sớm một chiều nó tắc tị ngay được, vậy lửa thì đem theo cái bugie, vài sợi dây điện, thậm chí máu lửa thì cả mobine sơ cua, cộng với xăm dự trữ và vài cái cờ lê là đủ.
Vậy nên muốn có cái xe đảm bảo thì bạn cũng nên biết chút ít sửa xe, học cách lắng nghe cái xe của mình, đừng nên tin hoàn toàn vào thợ. Được như vậy ta biết được xe mình dễ hỏng chỗ nào, có hỏng thì sửa ở đâu, sửa như thế nào... an toàn hơn và cũng tiết kiệm tiền hơn (hơn là đưa cho thợ các chú cứ nói vung vít lên). Có lần tôi đi chiếc Cm125 (không phải Si) bị chết máy giữa đường, khốn khổ, không biết nó hỏng cái gì luôn, nổ máy một tí lại tịt. Vào hiệu thì bị bắt thay bugie, tôi không thay vì biết chắc không phải do bugie. Vần được cái xe về nhà mãi mới rõ hóa ra nó hỏng IC.
Ngoài ra cách đi xe cũng ảnh hưởng đến độ bền của nó, đi xe một cách giữ gìn không có nghĩa là đi chậm từ tốn, đi nhanh cũng được vậy (tôi thích lái xe nhanh). Tôi cho rằng quan trọng nhất là phải vào số phù hợp với tốc độ, không ép ga ép số. Cũng không nên thốc ga thường xuyên, tăng tốc nhanh rồi lại phanh gấp, chả ích gì, lại tốn xăng. Đi như phá thế thì xe mới mua cũng hỏng chứ đừng nói là xe có tuổi.
Xe được bảo quản tốt thì dù có là xe nữ côn tự động cũng vẫn phượt tốt, hồi đầu năm tôi lái chiếc Wave chở 2 người mà leo lên Hang Kia ở Mai Châu được. Đường đó thì dốc tít mù, bên motorvietnam có bác dùng YBR 125 leo lên đó mà kêu như vạm, và nhất quyết không tin tôi có thể dùng Wave đèo 2 mà leo được. Vậy đó, du lịch bụi xe máy thật tuyệt :D.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Về cách chạy xe côn tay thì nó hơi rắc rối hơn xe côn tự động 1 tí,tôi xin tổng hợp 1 ít thông tin của các bác đi trước chỉ bảo lúc tôi mới chập chững đi xe.

Xe côn tay đa phần là dòng máy đứng nên vấn đề bơm nhớt nó hơi hạn chế là khi nổ máy nhớt sẽ bơm lên đầu bò chậm hơn máy nằm.Vậy nên nếu xe đang nguội máy như để qua đêm chẳng hạn ta nên để máy nổ không tải 1 lúc rồi hẵng bắt đầ chạy.

Nếu chạy xe lạ thì trước khi lăn bánh ta nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay mình, nói chung là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra là bắt côn là được,

Nếu côn nhạy quá thì khi đề ba nếu không tăng ga hợp lí hay lúc chạy chậm xe rất dễ tắt máy, , còn quá lỏng khi cắt nó sẽ không li hoàn toàn thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông và ảnh hưởng không tốt đến bộ số.

Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ”:)

Tức là khi cắt côn, tay bóp nhanh và mạnh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.

Và hạn chế nẹt ga vì tốn xăng và rất phản cảm có khi còn bị xem là vô văn hóa:D

Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp.

Thông thường, theo kinh nghiệm của tôi dùng cho em La 250 thì khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 30km/h, dưới 35km/h chạy bằng số 4 và số 5 chạy với xe đủ trớn trên 40km/h.

Nếu không dòm đồng hồ hay không có đồng hồ để dòm thì ta theo kinh nghiệm là khi nào xe có cảm giác thừa tua máy thì lên số lớn hơn và ngược lại lúc nào xe có cảm giác sần sần giật cục đặc trưng của máy bị nặng thì ta về số nhỏ hơn.

Việc trả về số 0 cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với xe cũ chủ yếu là quen với bộ số xe, nhưng trên nguyên tắc chung là ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau.

Nếu xe dừng máy còn nổ thì nên vừa nhấp nhẹ tay ga vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 và vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân sô về phía sau (nhớ là nhẹ thôi) để về số 0.

Với xe quen có thể vừa chạy vừa trả dần số về số 0 khi sắp đến đích rất dễ dàng và khi thắng lại thì xe đã về mo rồi.

Lý thuyết là thế chứ nếu ai đã từng đi xe 67 zin 5 số sẽ thấy trả về số 0 cực như thế nào ,nhất là với xe không còn đèn báo mo.

Cứ nhắp nhắp rồi chèo tới 1 tí rồi lại nhắp nhắp,rồi lại chèo đến nỗi nhìn từ thật xa mà thấy bác nào ngồi trên 1 con xe rồi nhón tới chèo lui là tôi có thể đoán ngay bác ấy đang tìm về với số 0=))
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Top này hay quá , các bác cứ up nhiều nhiều kinh nghiệm cho đàn em học tập với :x
Tiện đây bác cho em hỏi chút :p
1 ngày mà chạy 1 mạch 500km thì có nhiều quá ko ? có hại xe quá ko ?
Nhông xích thì trung bình tầm mấy vạn thay thì đẹp ?
Xe e waveS đi 3 vạn , chặt xích 1 lần rồi :D
E cảm ơn trước :D
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

@Bác Long : Tất nhiên 1 ngày chạy 500km nó hại xe nhiều hơn là chạy 50km rồi.Đấy là tôi nói thuần tuý trên phương diện hao mòn cơ học.

Chứ thực ra thì chỉ cần chạy khoảng 100km nghỉ 1 lát cho xe nó nguội rồi chạy tiếp cũng chả có gì quá hại cả.Anh em phượt vẫn thường chạy như thế mà.

Nhông xích thì cũng tuỳ loại và tình trạng bảo dưỡng ,bác phải kiểm tra độ chùng và sự ăn khớp giữa nhông ,xích ,dĩa mới biết đã đến lúc cần thay chưa.

Nhưng tôi nghĩ đã tăng hết nấc rồi lại chặt bớt thì chắc là xích nhão lắm rồi:D

...............................................................................................................................

Lại nói tiếp về vấn đề côn tay.:)

Trước khi vào số thì ta phải bóp tay côn.Tất nhiên là thế ,vậy lúc đang đi trên đường mà xe bị đứt dây côn hay bị ngã gãy tay côn thì ta phải làm sao để chạy tiếp?

Thực ra khi xe đang nổ máy và chạy trên đường, ta có thể vào số, trả số, mà không cần phải bóp côn, nhưng êm ái hay giật cục là tùy sự khéo léo của người điều khiển .

Điều này là dựa trên nguyên tắc là khi vòng tua máy phù hợp với tốc độ xe thì lực trượt qua bộ côn không còn nữa nên ta vẫn sang số được.

Nhưng vào số 1 thì không được vì lúc đó xe đang đứng yên,ta vào số thì xe sẽ chồm tới và tắt máy ngay.

Vậy ta có thể vừa giữ tay ga lớn hơn Garangti 1 chút chân trái nhón cho chiếc xe lăn bánh về trước,hoặc có thể thả dốc hay nhảy xuống đẩy bộ chạy 1 đoạn.Miễn sao để xe có trớn 1 chút là ta có thể vào số mà chạy.Tất nhiên nó sẽ giật cục 1 phát nhưng ta vẫn kiểm soát được.:)

Tôi thử áp dụng trên mấy con xe thì thấy xe Win là dễ nhất.Còn phân khối càng lớn càng nguy hiểm cho cả người lẫn xe.

Cũng vì tính ưu điểm của xe côn tay nên tôi cũng từng đem 1 con xe Wave và 1 con Citi độ lên côn tay bằng cách khoá bộ nồi li tâm 3 càng lại,rồi khoan lỗ nắp côn để bắt cần ép,nhưng chạy nó vẫn không sướng bằng côn zin.

Tất nhiên nếu ta quyết định bổ máy thay 1 nửa bên phải của trục biên rồi mua cả bộ côn lẫn nắp xe côn xe Win chế vào thì chạy chả khác gì xe côn tay nguyên thuỷ .(c)

Nhưng làm như thế can thiệp quá sâu vào máy,khi muốn trở lại thì phải chẻ máy ra.Và chạy xe côn tay kiểu này là vi phạm luật giao thông nên sẽ bị CSGT phạt và yêu cầu trả về nguyên bản.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Cũng vì tính ưu điểm của xe côn tay nên tôi cũng từng đem 1 con xe Wave và 1 con Citi độ lên côn tay bằng cách khoá bộ nồi li tâm 3 càng lại,rồi khoan lỗ nắp côn để bắt cần ép,nhưng chạy nó vẫn không sướng bằng côn zin.

Tất nhiên nếu ta quyết định bổ máy thay 1 nửa bên phải của trục biên rồi mua cả bộ côn lẫn nắp xe côn xe Win chế vào thì chạy chả khác gì xe côn tay nguyên thuỷ .(c)

Nhưng làm như thế can thiệp quá sâu vào máy,khi muốn trở lại thì phải chẻ máy ra.Và chạy xe côn tay kiểu này là vi phạm luật giao thông nên sẽ bị CSGT phạt và yêu cầu trả về nguyên bản.

Tiếp tục mạch độ côn tay của bác Thienson
Em vẫn có ý định độ côn tay cho Sirius nhà em lâu rồi, nhưng không làm, vì em muốn để máy zin, không khóa côn văng hay khoan lỗ lốc máy.
Theo em đọc được, trong SG có lò xe của bác gì nài nổi tiếng hồi xưa ý, độ côn tay mấy xe phổ thông như Wave, Dream, Ju, Si mới... mà đồ độ không phải hàn gắn đục phá gì, mà là thửa riêng của hãng bên Indo mã lai gì đó. Giá chừng 2 tr, các bác search xem. Tiếc là Si cũ (xe của em) không có đồ, chứ không em sẽ nhờ chuyển đồ từ trỏng ra.
Còn hiện giờ vụ thay máy thì em đang tính vầy bác Thienson xem ổn không :)) , em không có nhiều tiền mua cào cào, định bỏ 4,5 tr ra mua cái GL 150 cũ, rồi gá máy 223cc của Tàu lên ^^, vì khung GL rất chắc chắn, em nghĩ gá vô tư. Nửa năm trước em xem giá động cơ Jialing đem về VN là 6tr, giờ ko biết bao nhiêu, bên trang này thì có máy của Yinxiang này http://www.vatgia.com/yinxianggroup&module=product&view=listudv&record_id=6918 .
Em nghĩ vụ thay đổi kết cấu chút xíu chả sao đâu, đi cho sướng bác ạ :p.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Top này hay quá , các bác cứ up nhiều nhiều kinh nghiệm cho đàn em học tập với :x
Tiện đây bác cho em hỏi chút :p
1 ngày mà chạy 1 mạch 500km thì có nhiều quá ko ? có hại xe quá ko ?
Nhông xích thì trung bình tầm mấy vạn thay thì đẹp ?
Xe e waveS đi 3 vạn , chặt xích 1 lần rồi :D

E cảm ơn trước :D
Tùy loại xe, tùy chất lượng nhông xích, tải nặng,đường xá và thói quen đi xe làm hao mòn nhông xích nhiều ít. Chẳng ai tính được cụ thể bao nhiêu km đâu, mặc dù bao bì nhông xích nhà sản xuất có ghi tuổi thọ/km và có bảo hành (?):(.
Theo kinh nghiệm của em, xích xe chặt một lần rồi thì chạy đến lúc dão (tăng hết cỡ ) nên thay. Khi thay phải đồng bộ, đúng tiêu chuẩn.
Lúc nào rảnh em viết thêm về nhông xích xe máy hầu bác !
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

@ Dontieudockiem :Việc thay đổi tổng thành máy xe thuộc lĩnh vực độ xe mất rồi.

Em muốn Topic mình để anh em chia sẻ về cách sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa vài bệnh thường gặp để có 1 sự hiểu biết nhất định về xe máy.

Nên sẽ không viết cụ thể và chi tiết về việc độ xe trong Topic này.

Hay là bác PM cho các bác BDH hỏi thử nếu mà việc Post những bài viết về việc độ công suất hay độ Option xe không vi phạm nội qui thì bác có thể mở 1 Topic về Độ xe gắn máy để anh em tham gia chia sẻ.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

@ Dontieudockiem :Việc thay đổi tổng thành máy xe thuộc lĩnh vực độ xe mất rồi.

Em muốn Topic mình để anh em chia sẻ về cách sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa vài bệnh thường gặp để có 1 sự hiểu biết nhất định về xe máy.

Nên sẽ không viết cụ thể và chi tiết về việc độ xe trong Topic này.

Hay là bác PM cho các bác BDH hỏi thử nếu mà việc Post những bài viết về việc độ công suất hay độ Option xe không vi phạm nội qui thì bác có thể mở 1 Topic về Độ xe gắn máy để anh em tham gia chia sẻ.
Thôi bác ạ, em cũng thuộc dạng gà mờ, quen biết vài ông thợ nên cũng toàn đem ra họ sửa. Nhưng ý tưởng kia quyết từ giờ đến hết hè em phải chuột bạch thử.
Các bác nói vài trường hợp hỏng xe đi, chứ xe Si nhà em... chưa hỏng giữa đường bao giờ ngoài 2 lần thủng lốp nên cũng chả có kinh nghiệm gì.
Tùy loại xe, tùy chất lượng nhông xích, tải nặng,đường xá và thói quen đi xe làm hao mòn nhông xích nhiều ít. Chẳng ai tính được cụ thể bao nhiêu km đâu, mặc dù bao bì nhông xích nhà sản xuất có ghi tuổi thọ/km và có bảo hành (?):(.
Theo kinh nghiệm của em, xích xe chặt một lần rồi thì chạy đến lúc dão (tăng hết cỡ ) nên thay. Khi thay phải đồng bộ, đúng tiêu chuẩn.
Lúc nào rảnh em viết thêm về nhông xích xe máy hầu bác !
Đang chờ bài của bác. Cá nhân em thì tăng hết xích là em thay cả bộ 3 luôn, chứ không chặt mắt, có hơi "tư sản" quá không bác ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,727
Bài viết
1,136,405
Members
192,518
Latest member
FASTEVENT
Back
Top