Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.
Kiểm tra xe máy trước khi xuất hành
Với kinh nghiệm ít ỏi của tôi, xin trao đổi một vài phương pháp tự kiểm tra, chính sửa đơn giản, dễ làm đối với xe máy thông dụng. Mục đích là để tự phát hiện hỏng hóc và hướng giải quyết ( Ra thợ không bị lừa bịp ) Tôi ít trình bày phần sửa chữa vì chữa xe đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm . Có một số chi tiết trên xe được gọi tên khác nhau. Bạn nào thắc mắc tôi sẽ giải thích. Trình độ có hạn, vậy có gì sai, có gì thiếu nhờ anh em bổ sung.
+ Để đảm bảo an toàn cho một chuyến đi dài ngày bằng xe máy. Ta nên kiểm tra cơ bản xe trước khi xuất hành 3-4 ngày để có thời gian sửa chữa hoặc thay thế phu tùng. Sau khi sửa xong còn chạy thử loanh quanh xác định xe đã thật tốt mới đi đường dài.
+Thông thường, người ta chú ý đến máy móc, hình thức mà ít nghĩ đến những yếu tố khác của xe. Những yếu tỗ dễ cho qua ấy chính là nguyên nhân phải nằm đường thậm chí tai nạn khó lường. Khâu đầu tiên phải là kiểm tra là độ chắc chắn của xe và hệ thống an toàn xe.
Độ chắc chắn của xe là sự kết cấu toàn bộ xe. Chủ yếu là khung, càng, giảm sóc, bi, bạc, moay-ơ , vành bánh. Một chiếc xe chắc chắn đi sẽ không rung xóc, không lắc xe. Tay lái nhẹ và ‘’ thật tay’’. Người đi xe cảm thấy yên tâm, thoải mái ít mỏi mệt. Tránh được những tai nạn đáng tiếc.
Ta mang xe ra đi thử các tốc độ, thử phanh ở đường tốt và đường xấu có nhiều chỗ xóc để phát hiện những tiếng kêu lạ, những khác thường của xe.
- Kiểm tra giảm xóc trước : Ngồi trên xe bóp phanh trước hoặc tì bánh trước vào bờ tường, vỉa hè. Hai tay nhấn đều, xuống tay lái theo hướng giảm sóc trước cho hết tầm.Sau đó nhả tay. Làm vài lần như vậy. Nếu không nghe tiếng ‘’ chút- chít’’ từ ống giảm sóc, ta cảm thấy càng nhấn sâu, lực càng nặng. Hết tầm tay không bị chối mạnh. Khi thả tay không nghe tiếng ‘’kịch’’. Âý là giảm sóc tốt. Nếu có các hiện tượng trên mang ra thợ chuyên làm giảm sóc thay dầu, thay phớt. Xử lý các lò xo . Có thể căn chỉnh. Nếu phải thay thì chọn loại tốt, đúng tiêu chuẩn lý học.
- Đối với giảm sóc sau, dùng trọng lực cơ thể nhấn xuống phần đuôi xe . Nếu thấy êm, giảm xóc không có tiếng kêu là tạm ổn. Cẩn thận thì tháo giảm xóc rời xe. Dùng hai tay cùng trọng lực cơ thể nhấn từ trên xuống dưới từng chiếc một. Nếu không có tiếng kêu, khi giảm xóc hồi về êm là được. Chú ý là cả hai giảm xóc ta nhấn đều cảm thấy ‘’ nặng ‘’ như nhau. Tức là hai giảm xóc chịu lực bằng nhau thì xe mới không bị lệch nhất là khi tải nặng. ( Cách này cũng dùng cho cả hai giảm xóc trước). Nếu không, mang ra thợ kiểm tra. Nếu một bên ti chết thì phải thay cả đôi. Đối với lò xo cũng vậy. Thợ có kinh nghiệm có thể căn cho lò xo ‘’ nặng’’ bằng nhau. Tất nhiên không thể bằng thay thế đồng bộ được.
Lưu ý : Khi sửa chữa giảm xóc xong ta đo chiều dài các cặp giảm xóc xem có bằng nhau không. Kiểm tra chịu lực như trên. Bắt ốc, bu lông giữa giảm xóc và thân xe phải thật chặt. Đối với giảm xóc trước, sau khi bắt bu lông vào vai xe. Ngắm hai cạnh của giảm xóc xem có bị vênh không. Đo khoảng cách xem có cách đều nhau ( // )không rồi lấy trục trước xỏ qua 2 lỗ đầu giảm xóc. Trục xuyên qua hai lỗ dễ dàng vừa khít là được. Việc kiểm tra độ cân bằng của giảm xóc trước + cổ phốt phải đi liền với nhau và phức tạp hơn. Đó là việc của thợ.
-Kiểm tra tay lái, cổ phốt :Vẫn ngồi trên xe. Hai tay nắm chặt tay lái nhấn mạnh từng bên một. Nếu có độ giơ thì xiết các con ốc bắt tay lái với cổ phốt. Không hết đem ra thợ xử lý bằng cách thay các miếng cao su giảm chấn hoặc mài bớt các con đội.
Dựng chân chống giữa cho đầu xe cao lên. Để tay lái cân bằng. Bánh trước từ từ lật sang một bên là được.Nếu bánh trước không chuyển động là bó côn phốt hoặc khô bi phốt. Đem ra thợ bảo dưỡng lại. Nếu thấy côn mòn không đều, bi bị mòn , méo thì thay cả bộ bi + côn phốt. (thường gọi bộ ‘’ bát phốt’’ ). Trường hợp côn, nồi còn tốt thì chỉ cần thay bi đúng cỡ.
Ngồi xổm, hai tay nắm chắc hai đầu trục bánh trước hơi nâng lên. Cả hai tay đẩy ra rồi giật nhẹ vào lòng. Nếu thấy có độ giơ là lỏng ốc hãm côn phốt. Đem ra thợ xiết lại ốc côn phốt . Không hết thì thay cả bộ bi + côn phốt.
Lưu ý : Có trường hợp cảm thấy giơ nhưng không phải vì cổ phốt mà vì lỏng bu-lông bắt giảm xóc trước rất nguy hiểm phải xiết chặt bu lông ngay.
- Kiểm tra càng sau : Càng sau cấu kết với khung xe bằng một trục dài có hai bạc giảm chấn. Bạc hoặc trục mòn giơ sẽ làm xe chao lắc mỗi khi phanh hoặc tăng ga. Ta dựng chân chống giữa cho bánh sau cao lên. Nổ máy vào số 1. Giữ ga, dận phanh. Để tay lên đầu trục ( bên nhông con ). Nếu cảm thấy có sự chuyển động của đầu trục mỗi khi phanh ( dù rất nhỏ ) là bạc hoặc trục mòn. Thay đôi bạc hoặc trục. Có khi phải thay cả hai.
Lưu ý : Khi xe hỏng một bên giảm xóc sau, càng dễ bị vênh. Ta nên ngắm xem hai bên càng mà bị vênh thì chỉ cần một đòn bẩy dài nắn nhẹ nhàng là được.
Kiểm tra xe máy trước khi xuất hành
Với kinh nghiệm ít ỏi của tôi, xin trao đổi một vài phương pháp tự kiểm tra, chính sửa đơn giản, dễ làm đối với xe máy thông dụng. Mục đích là để tự phát hiện hỏng hóc và hướng giải quyết ( Ra thợ không bị lừa bịp ) Tôi ít trình bày phần sửa chữa vì chữa xe đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm . Có một số chi tiết trên xe được gọi tên khác nhau. Bạn nào thắc mắc tôi sẽ giải thích. Trình độ có hạn, vậy có gì sai, có gì thiếu nhờ anh em bổ sung.
+ Để đảm bảo an toàn cho một chuyến đi dài ngày bằng xe máy. Ta nên kiểm tra cơ bản xe trước khi xuất hành 3-4 ngày để có thời gian sửa chữa hoặc thay thế phu tùng. Sau khi sửa xong còn chạy thử loanh quanh xác định xe đã thật tốt mới đi đường dài.
+Thông thường, người ta chú ý đến máy móc, hình thức mà ít nghĩ đến những yếu tố khác của xe. Những yếu tỗ dễ cho qua ấy chính là nguyên nhân phải nằm đường thậm chí tai nạn khó lường. Khâu đầu tiên phải là kiểm tra là độ chắc chắn của xe và hệ thống an toàn xe.
Độ chắc chắn của xe là sự kết cấu toàn bộ xe. Chủ yếu là khung, càng, giảm sóc, bi, bạc, moay-ơ , vành bánh. Một chiếc xe chắc chắn đi sẽ không rung xóc, không lắc xe. Tay lái nhẹ và ‘’ thật tay’’. Người đi xe cảm thấy yên tâm, thoải mái ít mỏi mệt. Tránh được những tai nạn đáng tiếc.
Ta mang xe ra đi thử các tốc độ, thử phanh ở đường tốt và đường xấu có nhiều chỗ xóc để phát hiện những tiếng kêu lạ, những khác thường của xe.
- Kiểm tra giảm xóc trước : Ngồi trên xe bóp phanh trước hoặc tì bánh trước vào bờ tường, vỉa hè. Hai tay nhấn đều, xuống tay lái theo hướng giảm sóc trước cho hết tầm.Sau đó nhả tay. Làm vài lần như vậy. Nếu không nghe tiếng ‘’ chút- chít’’ từ ống giảm sóc, ta cảm thấy càng nhấn sâu, lực càng nặng. Hết tầm tay không bị chối mạnh. Khi thả tay không nghe tiếng ‘’kịch’’. Âý là giảm sóc tốt. Nếu có các hiện tượng trên mang ra thợ chuyên làm giảm sóc thay dầu, thay phớt. Xử lý các lò xo . Có thể căn chỉnh. Nếu phải thay thì chọn loại tốt, đúng tiêu chuẩn lý học.
- Đối với giảm sóc sau, dùng trọng lực cơ thể nhấn xuống phần đuôi xe . Nếu thấy êm, giảm xóc không có tiếng kêu là tạm ổn. Cẩn thận thì tháo giảm xóc rời xe. Dùng hai tay cùng trọng lực cơ thể nhấn từ trên xuống dưới từng chiếc một. Nếu không có tiếng kêu, khi giảm xóc hồi về êm là được. Chú ý là cả hai giảm xóc ta nhấn đều cảm thấy ‘’ nặng ‘’ như nhau. Tức là hai giảm xóc chịu lực bằng nhau thì xe mới không bị lệch nhất là khi tải nặng. ( Cách này cũng dùng cho cả hai giảm xóc trước). Nếu không, mang ra thợ kiểm tra. Nếu một bên ti chết thì phải thay cả đôi. Đối với lò xo cũng vậy. Thợ có kinh nghiệm có thể căn cho lò xo ‘’ nặng’’ bằng nhau. Tất nhiên không thể bằng thay thế đồng bộ được.
Lưu ý : Khi sửa chữa giảm xóc xong ta đo chiều dài các cặp giảm xóc xem có bằng nhau không. Kiểm tra chịu lực như trên. Bắt ốc, bu lông giữa giảm xóc và thân xe phải thật chặt. Đối với giảm xóc trước, sau khi bắt bu lông vào vai xe. Ngắm hai cạnh của giảm xóc xem có bị vênh không. Đo khoảng cách xem có cách đều nhau ( // )không rồi lấy trục trước xỏ qua 2 lỗ đầu giảm xóc. Trục xuyên qua hai lỗ dễ dàng vừa khít là được. Việc kiểm tra độ cân bằng của giảm xóc trước + cổ phốt phải đi liền với nhau và phức tạp hơn. Đó là việc của thợ.
-Kiểm tra tay lái, cổ phốt :Vẫn ngồi trên xe. Hai tay nắm chặt tay lái nhấn mạnh từng bên một. Nếu có độ giơ thì xiết các con ốc bắt tay lái với cổ phốt. Không hết đem ra thợ xử lý bằng cách thay các miếng cao su giảm chấn hoặc mài bớt các con đội.
Dựng chân chống giữa cho đầu xe cao lên. Để tay lái cân bằng. Bánh trước từ từ lật sang một bên là được.Nếu bánh trước không chuyển động là bó côn phốt hoặc khô bi phốt. Đem ra thợ bảo dưỡng lại. Nếu thấy côn mòn không đều, bi bị mòn , méo thì thay cả bộ bi + côn phốt. (thường gọi bộ ‘’ bát phốt’’ ). Trường hợp côn, nồi còn tốt thì chỉ cần thay bi đúng cỡ.
Ngồi xổm, hai tay nắm chắc hai đầu trục bánh trước hơi nâng lên. Cả hai tay đẩy ra rồi giật nhẹ vào lòng. Nếu thấy có độ giơ là lỏng ốc hãm côn phốt. Đem ra thợ xiết lại ốc côn phốt . Không hết thì thay cả bộ bi + côn phốt.
Lưu ý : Có trường hợp cảm thấy giơ nhưng không phải vì cổ phốt mà vì lỏng bu-lông bắt giảm xóc trước rất nguy hiểm phải xiết chặt bu lông ngay.
- Kiểm tra càng sau : Càng sau cấu kết với khung xe bằng một trục dài có hai bạc giảm chấn. Bạc hoặc trục mòn giơ sẽ làm xe chao lắc mỗi khi phanh hoặc tăng ga. Ta dựng chân chống giữa cho bánh sau cao lên. Nổ máy vào số 1. Giữ ga, dận phanh. Để tay lên đầu trục ( bên nhông con ). Nếu cảm thấy có sự chuyển động của đầu trục mỗi khi phanh ( dù rất nhỏ ) là bạc hoặc trục mòn. Thay đôi bạc hoặc trục. Có khi phải thay cả hai.
Lưu ý : Khi xe hỏng một bên giảm xóc sau, càng dễ bị vênh. Ta nên ngắm xem hai bên càng mà bị vênh thì chỉ cần một đòn bẩy dài nắn nhẹ nhàng là được.