What's new

[Tổng hợp] Xe máy: Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.

Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

12 tháng một lần đối với xe đi 50 km/ngày trong cả năm là quá đủ nếu thợ bảo dưỡng kỹ. Tuy vậy cũng tùy trường hợp môi trường sử dụng mà theo.
Bình thường thì bạn thay dầu 1 tháng/lần. Dịp này bảo thợ kiểm tra ắc quy ( bình điện ), bu-gi, nhông xích luôn. Phanh, bánh, bầu lọc gió, chế hòa khí thì 6 tháng/lần vào đầu mùa khô, đầu mùa mưa.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Mình mới đi xe, không quan tâm lắm, bây giờ bắt đầu dùng xe mới để ý và muốn học hỏi để có thể tự khắc phục phần nào khi đi phượt.
Mình nghe nói, việc bảo dưỡng xe nên thường xuyên. 1 năm/lần, liệu có ít quá và không tốt cho xe không????
Giữa việc bảo dưỡng toàn bộ xe và bảo dưỡng...1 phần thì việc bảo dưỡng 1 phần, thông thường là bảo dưỡng những gì hả bạn? (các bác trai đừng có cười em về câu này nhá :( )

Như cá nhân em, em không thích bảo dưỡng toàn bộ, nhiều lắm, ko kiểm tra hết được, thợ làm ẩu, có nhiều bệnh vặt có khi phải để xe lại 1,2 đêm, không yên tâm. Bảo dưỡng xong có khi mấy bệnh vặt vẫn không hết, vd: điện đóm lập chập, chổi than củ đề mòn, nhông xích nhão nhoẹt, nhọn hoắt.... bla bla. Xe mới mua hãng họ có đưa lịch bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng toàn bộ, họ có nói quy trình bảo dưỡng đó, em đọc rồi, nhưng không thể đủ hết. Đưa ra thợ ngoài càng không yên tâm.
Thực ra cái xe máy nó rất đơn giản, em chia các bộ phận của nó ra làm 5 nhóm: nhóm lửa điện, nhóm xăng, nhóm điện đóm đèn quạt, nhóm khung sườn, và nhóm máy móc. Nhóm 1,2 bảo đảm để máy chạy, nhóm 5 là đk cần để máy chạy ngon, thêm nhóm 4 là cái xe đi được, còn nhóm 3 để người lái feel comfortable. Chia ra từng phần, mục mà bảo dưỡng bác gái ạ. 1 là để kiểm soát xe cho tốt, 2 là đỡ tốn thời gian, tiền cho thợ, mà chưa chắc họ đã làm ngon, đủ, đúng ý mình, chưa kể họ còn thịt mất cái gì đó.
Cố nhiên phải đọc, học các kiến thức qua loa về xe để mình còn biết bộ phận nào của cái xe đảm nhiệm vai trò gì, bền như thế nào, bao lâu phải bảo dưỡng, hỏng thì hiện tượng gì.... có như vậy rồi thì chả cần nhờ ai bảo dưỡng hộ. Bác có thể ước thời gian, độ hoạt động của xe để tự (hay nhờ thợ) thay thế, sửa chữa chỉ những bộ phận cần thay, cần sửa.
Chuyện 1 năm 1 lần ý mà, em biết có cô đúng 1 năm thay dầu máy 1 lần, và xe đi sau 3 năm là .. cháy máy (giỏi thật, trụ được những 3 năm). Có người (em ngày xưa) đi vấp ổ gà ruỳnh 1 cái, mặc kệ, hê hê, vừa bảo dưỡng xong mà, thế là cứ thoải mái chạy đến kỳ bảo dưỡng tiếp theo, khi mà phuộc trước xe khô hết dầu, xước nham nhở. ...Cho nên em không có chuẩn nào cho việc bảo dưỡng xe, khi nào thấy xe hỏng hóc ở bộ phận nào đó, đó là lúc em gặp thợ.
Hiện giờ đang sửa cái xe Dream Thái ở nhà (từ D đến Z), các bộ phận tim gan phèo phổi đang bị tháo tung ra mỗi xó một chiếc, em có nên chụp ảnh lại từng thứ và công dụng của nó không nhỉ. Phần điện đóm có nhiều cái em vẫn không biết, có thể nhân dịp này hỏi các bác biết hơn trên diễn đàn ? Các xe khác ở nhà cũng thế, em thích tự làm hơn, vì mình lắp lại xe theo đúng ý mình (các xe cũ, bộ phận ko đúng theo quy chuẩn thời mới ra lò nữa), chứ ở bất cứ cửa hàng nào về, em đều không hài lòng về cách lắp xe ở đó.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Như cá nhân em, em không thích bảo dưỡng toàn bộ, nhiều lắm, ko kiểm tra hết được, thợ làm ẩu, có nhiều bệnh vặt có khi phải để xe lại 1,2 đêm, không yên tâm. Bảo dưỡng xong có khi mấy bệnh vặt vẫn không hết, vd: điện đóm lập chập, chổi than củ đề mòn, nhông xích nhão nhoẹt, nhọn hoắt.... bla bla. Xe mới mua hãng họ có đưa lịch bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng toàn bộ, họ có nói quy trình bảo dưỡng đó, em đọc rồi, nhưng không thể đủ hết. Đưa ra thợ ngoài càng không yên tâm.
Thực ra cái xe máy nó rất đơn giản, em chia các bộ phận của nó ra làm 5 nhóm: nhóm lửa điện, nhóm xăng, nhóm điện đóm đèn quạt, nhóm khung sườn, và nhóm máy móc. Nhóm 1,2 bảo đảm để máy chạy, nhóm 5 là đk cần để máy chạy ngon, thêm nhóm 4 là cái xe đi được, còn nhóm 3 để người lái feel comfortable. Chia ra từng phần, mục mà bảo dưỡng bác gái ạ. 1 là để kiểm soát xe cho tốt, 2 là đỡ tốn thời gian, tiền cho thợ, mà chưa chắc họ đã làm ngon, đủ, đúng ý mình, chưa kể họ còn thịt mất cái gì đó.
Cố nhiên phải đọc, học các kiến thức qua loa về xe để mình còn biết bộ phận nào của cái xe đảm nhiệm vai trò gì, bền như thế nào, bao lâu phải bảo dưỡng, hỏng thì hiện tượng gì.... có như vậy rồi thì chả cần nhờ ai bảo dưỡng hộ. Bác có thể ước thời gian, độ hoạt động của xe để tự (hay nhờ thợ) thay thế, sửa chữa chỉ những bộ phận cần thay, cần sửa.
Chuyện 1 năm 1 lần ý mà, em biết có cô đúng 1 năm thay dầu máy 1 lần, và xe đi sau 3 năm là .. cháy máy (giỏi thật, trụ được những 3 năm). Có người (em ngày xưa) đi vấp ổ gà ruỳnh 1 cái, mặc kệ, hê hê, vừa bảo dưỡng xong mà, thế là cứ thoải mái chạy đến kỳ bảo dưỡng tiếp theo, khi mà phuộc trước xe khô hết dầu, xước nham nhở. ...Cho nên em không có chuẩn nào cho việc bảo dưỡng xe, khi nào thấy xe hỏng hóc ở bộ phận nào đó, đó là lúc em gặp thợ.
Hiện giờ đang sửa cái xe Dream Thái ở nhà (từ D đến Z), các bộ phận tim gan phèo phổi đang bị tháo tung ra mỗi xó một chiếc, em có nên chụp ảnh lại từng thứ và công dụng của nó không nhỉ. Phần điện đóm có nhiều cái em vẫn không biết, có thể nhân dịp này hỏi các bác biết hơn trên diễn đàn ? Các xe khác ở nhà cũng thế, em thích tự làm hơn, vì mình lắp lại xe theo đúng ý mình (các xe cũ, bộ phận ko đúng theo quy chuẩn thời mới ra lò nữa), chứ ở bất cứ cửa hàng nào về, em đều không hài lòng về cách lắp xe ở đó.
Cảm ơn bạn nhé, mình cũng đang tìm hiểu các thứ liên quan đến xe, nhưng thú thật, không đơn giản chút nào khi bây giờ mới .....sở hữu và cầm lái hị hị........
Tuy nhiên, nhiều khi, đi lâu, xe có triệu chứng gì là biết nó bị ở đâu và bị như thế nào, mình đoán vậy.
Đang tìm hiểu, học hỏi dần dần ở các bác trên này vậy!
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Trước Hết em xin Thanks bác chủ topic này!
Em là thành viên mới, cũng đang đi sirius RC nên em đang lo ko tham gia vào những chuyến đi phượt được, nay gặp chủ đề này của bác em thấy tự tin rất nhiều.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Cảm ơn bác Dochanhvn và bác Dontieudockiem..., nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với anh em.:)
...........
Mấy bữa nay tôi lôi con La 250 của mình ra lọ mọ tự làm lại dàn hơi.Công nhận máy xe to làm vất vả thật.Giờ em nó cũng tạm ổn rồi tôi vô chia sẻ tiếp ạ.:))

Tiếp theo tôi nói về hệ thống điện của xe gắn máy.Hệ thống điện trên 1 chiếc xe được chia ra làm 2 phần:

1.Hệ thống điện phục vụ cho việc đánh lửa,nếu hệ thống này hỏng hóc thì chiếc xe chả khác gì đống sắt vụn.

2.Hệ thống điện phục vụ cho hệ thống điện,đèn ,còi...,nếu hệ thống này hỏng xe vẫn có thể chạy được.

Hệ thống điện đánh lửa trên xe hiện đại gồm các bộ phận chính:

-Nguồn điện để cung cấp năng lượng cho cả hệ thống.
-Cụm CDI hay gọi tắt là IC điều khiển và biến đổi dòng điện cung cấp ra dạng xung thích hợp để cung cấp cho Bobin cao áp.
-Cuộn Pickup hay còn gọi là cuộn kích để cung cấp xung xác nhận thời điểm đánh lửa cho IC.
-Cuộn Bobin cao áp biến đổi điện áp xung thấp cung cấp từ IC thành xung cao áp trên 20kv cung cấp cho Bugi.
-Bugi làm nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện qua khe hở ở đầu cực của nó.
-Ngoài ra còn dây nối,chụp Bugi linh tinh các thứ nữa...

Nói chung với xe dân dụng từ khi chuyển từ vít lửa sang chạy IC từ năm 1981 đến giờ không có cải tiến gì nhiều.Chỉ có khác biệt đáng kể nhất là trên các dòng xe đời mới sau này,nhất là những xe của hãng Suzuki thường lấy nguồn cung cấp cho IC từ accu chứ không quấn 1 cuộn dây sản sinh ra điện áp khoảng trên dưới 200V như thông thường nữa.
Và muốn điện áp accu chỉ 12V đánh được lửa thì trong IC người ta tích hợp bộ rung điện tử để nâng nguồn điện từ 12V lên khoảng 200V để cung cấp cho các linh kiện trong IC.

Vậy trong con IC dùng nguồn accu 12V sẽ phức tạp hơn vì phải có thêm mạch nâng áp còn sau mạch nâng áp thì nguyên lý và cấu tạo của 2 con IC hoàn toàn như nhau.

Điều này lý giải vì sao con IC dùng điện máy như Drem,Wave...,con IC chỉ khoảng trên dưới 100ngàn.Và hình dáng chỉ nhỏ như hộp diêm.

Còn con Ic dùng điện bình như của Su Viva,Future Neo...có giá từ 3,4 trăm ngàn cho đến cả triệu đồng .Và hình dáng nó to và cục mịch có khi gần bằng gói thuốc con ngựa:D
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Bác Thiên Sơn cho em hỏi, bác rành về xe quá thế bức hình hôm sửa xe máy là bác hay ai vậy?
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Err.. em có ý kiến thế này, có lần em đọc thấy diễn đàn mình, có bác ko phân biệt được Mobine sườn với IC, để đến nỗi thợ nó thịt cho mất mấy trăm ngàn (trong mục lưu ý phượt xe máy hay gì đó). Hay các bác viết chuyên về điện đóm nhé, em sẵn có xe chụp ảnh lại luôn, bác thienson dang sửa LA thì cũng chụp lại luôn các bộ phận điện để mọi người cùng biết.
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Dạ, cái bác mà ko phân biệt đc IC vs mobin sườn là em đó ah...:(
Vậy chắc nhờ bacThienson làm vài bài về vụ này cho anh em mở mang kiến thức luôn nhen !
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Mình cũng khoái du lịch bằng xe máy mà ko co timevì đi làm bận wa!!! Nghe mà thèm!!! hic hic
 
Re: Xe máy: Sử dụng,bảo dưỡng và sửa chữa.

Bác Thiên Sơn cho em hỏi, bác rành về xe quá thế bức hình hôm sửa xe máy là bác hay ai vậy?

Hình nào bác Hà nhỉ? Hình trong Topic "Những tấm bảng ngộ nghĩnh" à?Cái đó em chém gió thôi:D

Err.. em có ý kiến thế này, có lần em đọc thấy diễn đàn mình, có bác ko phân biệt được Mobine sườn với IC, để đến nỗi thợ nó thịt cho mất mấy trăm ngàn (trong mục lưu ý phượt xe máy hay gì đó). Hay các bác viết chuyên về điện đóm nhé, em sẵn có xe chụp ảnh lại luôn, bác thienson dang sửa LA thì cũng chụp lại luôn các bộ phận điện để mọi người cùng biết.
Vâng. Tôi post mấy tấm hình tôi chụp lên chia sẻ đây ạ.
Từ bên trái qua:
-Đầu tiên là cuộn nguồn của xe Dream làm nhiệm vụ tạo ra điện áp xoay chiều khoảng 200V cung cấp cho hệ thống. Cuộn này được quấn bằng cỡ dây khoảng 0.1mm và điện trở thuần đo được khoảng 3 đến 4 trăm Ôm. Cuộn này nằm ở trong nắp mâm điện phía bên chân số của xe.
- Nếu là xe của Hon Da thông thường cuộn này làm mát bằng không khí và cách li với dầu nhớt máy.
-Nếu là xe của YA,Su nói chung sẽ được ngâm trong dầu nhớt máy.
-Thứ 2 là cuộn Bobin Cao áp để nâng điện áp phóng cung cấp cho Bugi,nó còn có sợi dây dài ngoẵng nối với Bugi mà tôi tháo ra rồi.

attachment.php


Cuộn này thông thường nằm trong cốp tráí xe hoặc bắt vào sườn xe gần vị trí với Bugi. Đây là linh kiện hay bị bọn thợ trời ơi tìm cách tháo dây cắm rồi phán bệnh và chém đẹp. Vì chân cắm dây nó rất dễ bị tác động.

Kế tiếp là cuộn Pickup hay còn gọi là cuộn kích nó cũng nằm trong nắp mâm điện gần với cuộn nguồn. Cuộn này hiếm khi hư hỏng.

Tiếp theo là Bugi mà chắc ai đã từng đi xe máy đều biết về nó:D


Hình sau là các dòng IC m,à tôi chụp được.

Từ trái qua ,đầu tiên là IC của xe Dream,Wave..., hay nói chung là các loại xe đánh lửa bằng điện từ máy . Thông thường gồm 5 chân và đi kèm với ổ khóa điện loại 4 dây.

Kế tiếp là IC của xe Moto 250pk cũng đánh lửa bằng điện máy nhưng 2 dây từ cuộn Pickup nối thẳng vào IC không nối 1 dây xuống Mass như thông thường nên IC có 6 chân.

Loại cuối là IC dùng điện từ accu của xe Future Neo có 4 chân . Và ổ khoá điện chỉ có 2 dây. Loại này hình dáng to hơn loại dùng điện máy rất nhiều.

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,126
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top