What's new

[Chia sẻ] Iran

Cộng hòa hồi giáo Iran là quốc gia Tây Á nằm giữa vịnh Persian Gulf và biển Caspian Sea, tiếp giáp với Pakistan, Afghanistan, Azerbaijan, Armenia, Turmenistan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Tên Iran có nguồn gốc từ Aryan có nghĩa là đất của người Aryans. Người ta cho rằng dân Aryan cổ đã di cư từ trung Á sang châu Âu (đặc biệt là Đức), Iran ngày nay và Ấn Độ và đã xây dựng những nền văn minh lớn. Dưới thời Hitle, Đức tự tôn vinh Aryans và con cháu Aryans như là dân tộc thông minh hơn người. Dân Iran ngày nay không ngoại lệ, đa số người tôi đã gặp hay đã làm việc với họ đều tự hào là người Aryans.

Ngày nay, Iran có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và tôn giáo trong số các quốc gia ở khu vực. Iran sở hữu một lượng lớn dầu mỏ ở trong đất liền của họ cũng như trên vịnh Persian Gulf và Caspian Sea. Riêng Caspian Sea thì hoạt động dầu khí của họ không nhiều như các quốc gia khác trong vùng. Thu nhập chủ yếu từ Caspian Sea là ngư nghiệp mà đặc biệt là trứng cá hồi. Tôn giáo và chính trị đi đôi trong quốc gia cộng hòa hồi giáo. Sau cái chết của prophet Muhammed năm 630, đạo hồi chia làm hai nhánh lớn là Sunni và Shia. Sự phân chia bắt nguồn từ tranh chấp ngôi vị thống lĩnh đạo hồi, dẫn tới cái chết của Hussayn cháu ngoại của Muhammed, mà theo phái Shia chỉ những người trong gia đình của Mohammed mới được nắm giữ. Iran theo phái Shia và thống lĩnh phái này từ thời đó. Họ là đối cực lớn của phái Sunni chính thống cho đến ngày nay.

Với một lịch sử lâu đời và là nền văn minh lớn của khu vực, Iran có nhiều điều hay để mình khám phá. Tớ đã sống và làm việc ở đó 2.5 năm, có đôi lần viết về Iran nhưng viết lại để chia sẽ cảm nghĩ về khoảng thời gian đặc biệt đó.

Bản đồ Iran từ lonelyplannet.com
map_of_iran.jpg


Bản đồ của Lonely Planet ghi là The Gulf (Vịnh) chứ không phải Persian Gulf (vịnh Ba Tư) hay Arabian Gulf (vịnh Ả rập). Iran chiếm phần lớn vùng vịnh với bờ biển dài và các đảo nhỏ. Các đảo nhỏ lấy được khi trao đổi đất với người Ả rập, Iran lấy đảo còn Arab lấy Bahrain. Vì ngoài nguồn dầu khí trên vùng vinh, the Gulf còn là con đường vân chuyển dầu khí chính từ các quốc gia trong vùng ra thế giới. Vì vây tranh chấp vẫn còn xẩy ra và Iran luôn muốn goi the Gulf là Persian Gulf. Có lần Iran đã cấm tạp chí National Geographic vì đã cho đăng tấm bảng đồ vùng vịnh với cái tên Arabian Gulf.
 
Last edited:
Sau khóa huấn luyện về an toàn trên biển, tôi đáp máy bay từ Kuala Lumpur đi Tehran. Đó là đêm Noel của năm 2003, KL nhộn nhịp ăn mừng còn tôi thì đang trên đường ra sân bay mà không ngừng suy nghĩ về những ngày sắp tới. Iran nghe sao ghê quá. Đài truyền hình Úc toàn đưa những tin xấu, hết vũ khí hạt nhân tới chủ nghĩa hồi giáo cực đoan. Giáo chủ Khomeni trông dữ dằn quá, không biết họ có áp dụng đạo luật khắc khe gì đối với người nước ngoài không. Không biết công ty đưa sang đây tại vì không có ai khác muốn qua hết. Sau 10 tiếng bay và vài tiếng đồng hồ quá cảnh ở Dubai máy bay cũng gần đáp xuống Tehran. Xung quanh tôi hành khách nữ người Iran hay nước ngoài đều bắt đầu trùm khăn lên đầu để chuẩn bị hoà nhập vào một thế giới khác. Ở Iran phụ nữ (trừ trẻ em) không phân biệt tôn giáo hay quốc tịch ở nơi công cộng phải mang khăn che kín tóc (không che mặt như ở Saudi), quần áo phải che kín đến cổ tay và mắt cá chân. Trước đây đàn ông Iran cũng cùng chung số phận chỉ có điều không phải mang khăn trên đầu mà thôi. Mọi thứ thay đổi sau ngày cách mạng hồi giáo năm 1979, từ một nước Iran phát triễn, giàu có và tự do sang một nước mang đậm nét phong kiến hồi giáo. Nhân viên hải quan xem qua passport của tôi, gật đầu có vẻ vui mừng "Vietnamese, you are brave people, fought against the US!".

Đường về thành phố Tehran đầy xe cộ. Đó là thành phố của hơn 12 triệu dân và 3 triệu chiếc xe hơi. Ở đây 1 lít xăng giá 10 cents Mỹ vào thời điểm 2003 rẻ hơn một lít nước đóng chai. Mỗi năm giá xăng sẽ tăng lên khoảng 1-2 cents để không ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Iran sản xuất gần 4 triệu thùng dầu / ngày nên chính phủ họ hỗ trợ giá xăng trong nước rất mạnh. Xe hơi cũ của Liên Xô, Iran hay mới và đắt hơn như Camry trở lên chạy nghẹt đường. Nhiều nhất có thể nói là xe Kia của Hàn quốc mà một số hãng taxi trong nước mình đang sử dụng. Ở đây chiếc xe Kia có giá chỉ trên 5,000USD. Cũng vì giá xăng thấp mà vé may bay nội địa khá rẻ, chỉ khoảng nữa giá của Vietnam nếu bay cùng một khoảng cách. Nhưng điều đáng sợ nhất là may bay của họ quá cũ, thường là những chiếc Tuv của Liên Xô hay Boeing thuê từ các nước khác vì không có phụ tùng thay thế do Mỹ cấm vận.

Tehran buổi sáng
01MORNING.jpg


Một góc Vanak Square ở Tehran, cách văn phòng 5 phút đi bộ.
DSC05307.jpg
 
Last edited:
Nói thêm một chút về Shia. Phái Shia cho rằng chỉ có dòng họ tiên tri Muhamad mới trở thành thủ lĩnh (Imam) của hồi giáo. Cuộc đấu tranh quyền lực đã dẫn tới cái chết của Husayn, cháu ngoại của Muhamad. Từ đó phái Shia kỷ niệm ngày Husayn tử trận bằng lễ Ashura hàng năm. Vào ngày đó khẩu hiệu và cờ màu đen treo khắp nơi từ công sở nhà nước đến các công ty nước ngoài. Trên những đường chính hàng đoàn người từ học sinh đến sinh viên mặc áo đen mang cờ đen và trống. Hai tay cầm một chuỗi dây xích nhỏ, họ tự đánh vào lưng mình theo tiếng trống. Những người không khỏe thì chỉ dùng hai tay tự đánh lên vai mình. Đây là cách người Shia muốn cảm nhận nỗi đau của Husayn. Trước đây người ta còn dùng những thah đao tự đánh vào trán đến bật máu nhưng chính phủ Iran đã ra lệnh cấm. Tôi được cho biết đó là ngày buồn của Shia và hình ảnh người nước ngoài vui vẻ chụp hình trên đường có lẽ không thích hợp.

Hình minh họa lấy từ www.payvand.com/news/08/jan/1177.html và trang web khác

Ashura-Tehran1.jpg


iran-54.jpg


Ashura-Isfahan2.jpg
 
Mùa đông Tehran rất lạnh, có khi tuyết phủ trên 1m. Những ngày có tuyết rơi bánh xe phải được gắn thêm dây xích để tăng độ bám trên đường. Tệ nhất là kẹt xe vào giờ cao điểm vì phải hít thở khói xe cả vài tiếng đồng hồ để về tới nhà. Tehran ô nhiễm khí thải trầm trọng vì bản thân nó nằm trong một thung lũng nên hầu như gió rất ít.

Công ty cho nhà ở Valenjak nằm về phía bắc của Tehran. Đây là một khu yên tĩnh, lưng chừng thung lũng và không bị ô nhiễm. Nơi ở chỉ cách đại sứ quán VN chừng 10 phút đi bộ nên thỉnh thoảng hay qua đó xem VTV4, ăn vài món đồ Việt có khi uống rượu vì nhân viên đại sứ quán được phép mang rượu vào Iran. Ở đây "cộng đồng" VN chỉ vỏn vẹn 3 bạn VN đang học ở 1 đại học Tehran, tớ và 1 cô là phu nhân đại sứ Bỉ.

Dãy núi phía bắc Tehran mùa đông lúc nào cũng có tuyết phủ
DSC04956.jpg


Cùng một đồng nghiệp già người Ấn Độ trên đường đến công ty vào mùa đông 2004.
5.jpg
 
Last edited:
Gần nhà có 1 công viên gọi là Tochal. Chiều tối rất nhiều gia đình, thanh niên nam nữ đến Tochal để tản bộ. Có khi tớ cũng đi đến đó với các bác trong đại sứ quán. Tochal có con đường ngoằn ngoèo theo chân núi dốc thích hợp đi bộ để giảm bớt lượng mỡ thừa từ các món kebab. Có những điểm dừng lại để uống trà và cũng là nơi để làm quen vài bạn Iran. Tehran nằm khoảng 1500m cao trên mực nước biển nên không khí có phần loãng đi và da mặt họ rất hồng hào. Các cô gái Ba Tư thật xinh đẹp. Mặc dù luật đạo hồi khá khắc khe với phụ nữ ở đây nhưng họ đang có một trào lưu thời trang mới. Đó là nhửng chiếc quần jean bó và áo vạt ngang gối. Theo vài người bạn, thỉnh thoảng chính phủ sẽ ra quân để chỉnh đốn cách ăn mặt nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Chiếc áo vạt sẽ càng ngày càng ngắn hơn là một sự phản đối thầm lặng của phụ nữ trẻ với chính phủ hồi giáo. Iran có một đội ngũ cảnh sát chìm gọi là cảnh sát văn hoá. Nhiệm vụ của họ là bắt những ai vi phạm thuần phong mỹ tục của hồi giáo như cách ăn mặt, hôn nhau nơi công cộng.. Đó là chưa kể một lực lượng theo dõi người nước ngoài nên chúng tôi biết "we are probably being watched".

Tochal
04MOUNTAIN.jpg


Cô gái Ba Tư
BEAUTIFULWOMEN.jpg
 
Last edited:
Thanks bác LinhEvil, rất ngưỡng mộ các chuyến đi và những tấm hình có chiều sâu của bác. Hy vọng sẽ chia sẻ với bác nhiều câu truyện lý thú. (beer)
 
Cuộc cách mạng hồi giáo thành công đã đưa giáo chủ Khomeini từ Pháp về nước bằng AirFrance. Iran sang trang mới. Cuộc chiến với Iraq ngay sau đó làm Iran trở thành thù địch của Mỹ. Người Mỹ ở đại sứ quán Tehran bị bắt làm con tin, công ty Mỹ bỏ của chạy lấy người.. là nguyên nhân của sự cấm vận. Iran có túi tiền lớn nhưng không mua được kỹ thuật của phương Tây. Người nước ngoài hầu như không muốn vào Iran mặc dù Iran có tiềm năng du lịch rất lớn.

Tehran kỷ niệm 25 năm ngày cách mạng hồi giáo vào 2004
25YEARSREVOLUTION.jpg


Tuyên truyền của nhà nước chống Mỹ, Do Thái và ủng hộ Palestines
DSC05331.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,002
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top