What's new

[Chia sẻ] Iran

Cộng hòa hồi giáo Iran là quốc gia Tây Á nằm giữa vịnh Persian Gulf và biển Caspian Sea, tiếp giáp với Pakistan, Afghanistan, Azerbaijan, Armenia, Turmenistan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Tên Iran có nguồn gốc từ Aryan có nghĩa là đất của người Aryans. Người ta cho rằng dân Aryan cổ đã di cư từ trung Á sang châu Âu (đặc biệt là Đức), Iran ngày nay và Ấn Độ và đã xây dựng những nền văn minh lớn. Dưới thời Hitle, Đức tự tôn vinh Aryans và con cháu Aryans như là dân tộc thông minh hơn người. Dân Iran ngày nay không ngoại lệ, đa số người tôi đã gặp hay đã làm việc với họ đều tự hào là người Aryans.

Ngày nay, Iran có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và tôn giáo trong số các quốc gia ở khu vực. Iran sở hữu một lượng lớn dầu mỏ ở trong đất liền của họ cũng như trên vịnh Persian Gulf và Caspian Sea. Riêng Caspian Sea thì hoạt động dầu khí của họ không nhiều như các quốc gia khác trong vùng. Thu nhập chủ yếu từ Caspian Sea là ngư nghiệp mà đặc biệt là trứng cá hồi. Tôn giáo và chính trị đi đôi trong quốc gia cộng hòa hồi giáo. Sau cái chết của prophet Muhammed năm 630, đạo hồi chia làm hai nhánh lớn là Sunni và Shia. Sự phân chia bắt nguồn từ tranh chấp ngôi vị thống lĩnh đạo hồi, dẫn tới cái chết của Hussayn cháu ngoại của Muhammed, mà theo phái Shia chỉ những người trong gia đình của Mohammed mới được nắm giữ. Iran theo phái Shia và thống lĩnh phái này từ thời đó. Họ là đối cực lớn của phái Sunni chính thống cho đến ngày nay.

Với một lịch sử lâu đời và là nền văn minh lớn của khu vực, Iran có nhiều điều hay để mình khám phá. Tớ đã sống và làm việc ở đó 2.5 năm, có đôi lần viết về Iran nhưng viết lại để chia sẽ cảm nghĩ về khoảng thời gian đặc biệt đó.

Bản đồ Iran từ lonelyplannet.com
map_of_iran.jpg


Bản đồ của Lonely Planet ghi là The Gulf (Vịnh) chứ không phải Persian Gulf (vịnh Ba Tư) hay Arabian Gulf (vịnh Ả rập). Iran chiếm phần lớn vùng vịnh với bờ biển dài và các đảo nhỏ. Các đảo nhỏ lấy được khi trao đổi đất với người Ả rập, Iran lấy đảo còn Arab lấy Bahrain. Vì ngoài nguồn dầu khí trên vùng vinh, the Gulf còn là con đường vân chuyển dầu khí chính từ các quốc gia trong vùng ra thế giới. Vì vây tranh chấp vẫn còn xẩy ra và Iran luôn muốn goi the Gulf là Persian Gulf. Có lần Iran đã cấm tạp chí National Geographic vì đã cho đăng tấm bảng đồ vùng vịnh với cái tên Arabian Gulf.
 
Last edited:
Thế các bác đã bao giờ ngủ nhà khách sứ quán và biết thế nào là quỹ công đoàn chưa :) =))

Em thì chưa ngủ nhà khách sứ quán, nghe nói đại sứ quán ở London có đấy :). Nhà nghĩ ở London đắt khiếp, nhà khách sứ quán có thể là một lựa chọn. Mà nhà khách nghĩa là sao nhỉ, có phải nhà các bác í ở còn trống nên cho thuê lại chứ em không nghĩ nước mình lập nhà khách ở nước ngoài.
 
Hầu như sứ quán nào mình ở nước nào cũng có "nhà khách". Sứ quán, Thương vụ, Thông tấn xã... còn chỗ là làm "nhà khách", tăng thêm quỹ "công đoàn" ;)

Thường thì vị trí hơi xa trung tâm, nhưng được cái rẻ, lại có bếp núc nấu nướng. Nhiều nơi, bước vào là nhận ra ngay không khí, mùi vị quê nhà, đậm đà ấm áp :))

Nếu sợ bỡ ngỡ nơi đất khách thì sứ quán với thương vụ cũng là good choice.
 
Tiếng Việt phong phú lắm oilman, mình còn phải học dài dài nhất là bảng từ vựng của mấy bác ngoại giao :)

baxu đúng là cao thủ phượt, bụi bặm nhỉ. Càng nghe em kể chuyện anh càng thích :) Có thằng lại chuẩn bị vào ném đá mình đây :))
 
Em thì chưa ngủ nhà khách sứ quán, nghe nói đại sứ quán ở London có đấy :). Nhà nghĩ ở London đắt khiếp, nhà khách sứ quán có thể là một lựa chọn. Mà nhà khách nghĩa là sao nhỉ, có phải nhà các bác í ở còn trống nên cho thuê lại chứ em không nghĩ nước mình lập nhà khách ở nước ngoài.

Nhà khách của sứ quán nghĩa là một cái phòng tập thể có 4-8 cái giường sắt + chăn màn, một bộ ấm trà và phích nước. Nhà tắm và nhà vệ sinh dùng chung. Đại loại là một kiểu hostel, hay ở chỗ là an toàn vì nằm trong sứ quán và có thể nói tiếng Việt, mặc áo ba lỗ, gác chân lên ghế xem Xuân Bắc diễn hài, mồm xì xụp mì tôm.
 
Tới Iran chừng 1 tháng thì tớ mon men tới đại sứ quán. Trước là để đăng ký công dân để khi có binh biến thì nếu lỡ Việt Nam gửi máy bay sang đưa người Việt về nước thì mình cũng có chỗ bám.

He he, sau 12 năm mà kinh nghiệm của bác @oilman vẫn còn nguyên tính thời sự ạ. Ai ngờ có ngày đăng ký công dân phát huy tác dụng, và Việt Nam ta giờ cũng đủ điều kiện
để tổ chức airlift như ở Vũ Hán hay có mấy chuyến từ Anh, Pháp, Đức về Việt Nam gần đây. Đúng là chẳng thể nói trước được điều gì, chả ai nghĩ lại có chuyện "tháo chạy" khỏi châu Âu như giờ!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,124
Members
192,379
Latest member
camhuong007
Back
Top