What's new

[Chia sẻ] Iran

Cộng hòa hồi giáo Iran là quốc gia Tây Á nằm giữa vịnh Persian Gulf và biển Caspian Sea, tiếp giáp với Pakistan, Afghanistan, Azerbaijan, Armenia, Turmenistan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Tên Iran có nguồn gốc từ Aryan có nghĩa là đất của người Aryans. Người ta cho rằng dân Aryan cổ đã di cư từ trung Á sang châu Âu (đặc biệt là Đức), Iran ngày nay và Ấn Độ và đã xây dựng những nền văn minh lớn. Dưới thời Hitle, Đức tự tôn vinh Aryans và con cháu Aryans như là dân tộc thông minh hơn người. Dân Iran ngày nay không ngoại lệ, đa số người tôi đã gặp hay đã làm việc với họ đều tự hào là người Aryans.

Ngày nay, Iran có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và tôn giáo trong số các quốc gia ở khu vực. Iran sở hữu một lượng lớn dầu mỏ ở trong đất liền của họ cũng như trên vịnh Persian Gulf và Caspian Sea. Riêng Caspian Sea thì hoạt động dầu khí của họ không nhiều như các quốc gia khác trong vùng. Thu nhập chủ yếu từ Caspian Sea là ngư nghiệp mà đặc biệt là trứng cá hồi. Tôn giáo và chính trị đi đôi trong quốc gia cộng hòa hồi giáo. Sau cái chết của prophet Muhammed năm 630, đạo hồi chia làm hai nhánh lớn là Sunni và Shia. Sự phân chia bắt nguồn từ tranh chấp ngôi vị thống lĩnh đạo hồi, dẫn tới cái chết của Hussayn cháu ngoại của Muhammed, mà theo phái Shia chỉ những người trong gia đình của Mohammed mới được nắm giữ. Iran theo phái Shia và thống lĩnh phái này từ thời đó. Họ là đối cực lớn của phái Sunni chính thống cho đến ngày nay.

Với một lịch sử lâu đời và là nền văn minh lớn của khu vực, Iran có nhiều điều hay để mình khám phá. Tớ đã sống và làm việc ở đó 2.5 năm, có đôi lần viết về Iran nhưng viết lại để chia sẽ cảm nghĩ về khoảng thời gian đặc biệt đó.

Bản đồ Iran từ lonelyplannet.com
map_of_iran.jpg


Bản đồ của Lonely Planet ghi là The Gulf (Vịnh) chứ không phải Persian Gulf (vịnh Ba Tư) hay Arabian Gulf (vịnh Ả rập). Iran chiếm phần lớn vùng vịnh với bờ biển dài và các đảo nhỏ. Các đảo nhỏ lấy được khi trao đổi đất với người Ả rập, Iran lấy đảo còn Arab lấy Bahrain. Vì ngoài nguồn dầu khí trên vùng vinh, the Gulf còn là con đường vân chuyển dầu khí chính từ các quốc gia trong vùng ra thế giới. Vì vây tranh chấp vẫn còn xẩy ra và Iran luôn muốn goi the Gulf là Persian Gulf. Có lần Iran đã cấm tạp chí National Geographic vì đã cho đăng tấm bảng đồ vùng vịnh với cái tên Arabian Gulf.
 
Last edited:
Persepolis

Tôi đến Shiraz vì mục đích khác, thăm cung điện đổ nát Persepolis của đế quốc Ba Tư. Persepolis là một trong những cung điện mà vua Ba Tư đã xây trên đất nước trãi rộng từ Iraq, Syria sang tới Afghanistan và từ Hungary, Azerbaijan xuống tới các nước Ả rập bên dưới vịnh Ba Tư. Persepolis được vua Ba Tư sử dụng cho mục đích lễ hội còn để điều hành đất nước thì lại ở một cung điện khác nằm trong Iraq ngày nay. Persepolis gắn liền với lịch sử đế quốc Ba Tư từ lúc hình thành và hùng mạnh ở thế kỷ 6 trước CN cho đến khi tạm thời rơi vào tay Alexander Đại Đế vào thế kỷ 4 trước CN. Persepolis cũng vì vậy đã bị cướp phá và đốt cháy bởi Alexander.

Đến những di tích như Persepolis, trừ khi mình có đọc trước về nó hoặc có quyển hướng dẫn cầm tay, cách nhanh nhất để tìm hiểu lịch sử và tìm ra những đặc điểm thú vị là có một tour guide. Tôi được một bác tour guide kể nhiều giai thoại, lich sử cũng như những kiến trúc, điêu khắc nổi bật của nó. Từ Shiraz, xe chạy khoảng 1 tiếng đồng hồ qua một vài thị trấn nông nghiệp nhỏ. Hai bên đường là những trang trại rộng lớn trồng lúa, rau cải hay nho. Người Ba Tư đã biết làm rượu từ rất sớm, người ta đã tìm thấy bình rượu 7000 năm tuổi ở Shiraz. Có người cho là rượu vang Shiraz làm từ giống nho Shiraz có xuất sứ từ Shiraz. Tất nhiên ngày nay rượu bị cấm ở toàn Iran.

Một thị trấn nhỏ trên đường đến Persepolis
DSC05336.jpg


Ấn tượng từ xa khi đến di tích Persepolis là cầu thang đôi đi lên cung điện. Cung điện được xây trên bờ đá cao khoảng 10 mét, cầu thang rộng khoảng 6 mét, rất dễ đi và trông không khác những kiến trúc hiện đại. Người ta cho rằng cầu thang được xây để tạo cho những yếu nhân khi đến Persepolis thời đó có thể đi lên một cách khoang thai theo phong cách đế vương của họ.
DSC05339.jpg


Xây dựng lại trên hình bởi http://www.persepolis3d.com/
takht-e_jamshid_gate-al-05.jpg
 
Last edited:
The gate of all nations

Persepolis chỉ là 1 di tích đổ nát. Còn nguyên vẹn nhất là cổng chính của nó. Theo những điêu khắc trên những bức tường của Persepolis thì các quốc gia thuộc Ba Tư ngày xưa hàng năm vào dịp Tết của Ba Tư, họ mang cống vật đến để tặng cho vua Ba Tư và đều đi qua cánh cổng này. Trên tường cổng còn ghi lại tuyên bố của vua Ba Tư bằng chữ cổ Babylon, cho mình là vua của các vị vua. Con ngựa đầu người và có cánh được điêu khắc rất đẹp, có lần tôi thấy một bức tường tương tự ở viện bảo tàng Anh quốc, London.

DSC05353.jpg


Có lẽ nó trông giống như vầy 2500 năm trước (http://www.persepolis3d.com/)
TaL_01.jpg


DSC05366.jpg


DSC05365.jpg
 
Iran ăn tết vào ngày đầu của mùa xuân bắc bán cầu, thường là vào 21 tháng 3 dương lịch. Đó là thời khắc chính xác chuyển giao giữa 2 mùa, khi mặt trời chiếu thẳng góc lên đường xích đạo (spring equinox). Ở khu vực Tây Á, người ta đã ăn tết vào ngày đó từ hơn 4000 năm. Vài người bạn rủ tới nhà vào ngày tết Nouruz, cũng như các nơi khác nhà cửa ấm cúng, trang hoàng để đón năm mới. Khách được tiếp đó niềm nở và chúc tốt đẹp đầu năm theo kiểu hồi giáo. Tuy nhiên Nourouz đã có trước đạo hồi từ lâu. Theo truyền thống ở nơi có nhiều ánh sáng nhất trong nhà, người ta để một cái bàn và bài trên đó 7 món đồ như dĩa tỏi, bình cá vàng, dĩa táo, đồng tiền .. tượng trưng cho một ý nghĩa tốt đẹp nào đó. Có nơi, ở góc đường, người đốt một đống lửa rồi cùng nhau nhảy qua để đủi đi những xui xẻo. Ngày thứ 13, gia đình đều ra ngoài picnic để tránh xui xẻo trong nhà, đường phố vắng tanh, cho đến chiều họ mới kéo nhau về.

Sư tử tấn công bò là tượng trưng ngày giao mùa Nouruz, Persepolis
DSC05462.jpg


Persepolis được xây dựng cho mục đích lễ hội và đặc biệt là Nouruz. Các điêu khắc quý giá trên tường vẫn rõ nét và tồn tại theo thời gian có thể giúp mình tưởng tượng ra được quang cảnh ở Persepolis 2500 năm trước. Các dân tộc thuộc Ba Tư với trang phục của mình mang những phẩm vật của địa phương đến Persepolis. Họ đi theo đoàn, người đại diện được một viên chức trong triều nắm tay dẫn đi, theo sau là nhửng người mang lễ vật.

DSC05412.jpg


DSC05413.jpg


DSC05409.jpg
 
Em xin làm luôn vài quả ảnh khác của di tích Persepolis. Persepolis sinh sau đẻ muộn so với các di tích tương tự ở Hy Lạp hay Ai Cập gần 500 năm hay nhiều hơn nên nếu nói nó nguyên thủy hay vĩ đại thì chưa đáng lắm. Điểm hay của Persepolis là họ sử dụng gỗ để làm trần nhà nên các cột đá không phải dựng gần nhau. Persepolis còn có hệ thống cấp nước và các đường cống ngầm thoát nước thải trông hiện đại.

Các bức tượng hai đầu đặt trên cùng của cột nhà để đỡ xà nhà bằng gỗ ở khoảng giữa hai đầu
DSC05370.jpg


DSC05375.jpg


DSC05420.jpg


Những cột đá còn sót lại sau vụ đốt phá của quân Alexander và những trận động đất
DSC05428.jpg


Một cung điện của vua bên trong Persepolis
DSC05425.jpg


Lăng vua đục ra từ vách đá.
DSC05463.jpg


DSC05518.jpg


Một điêu khắc ghi nhận chiến thắng của Ba Tư với quân La Mã
DSC05528.jpg
 
Bổ sung bác oil tí nhe:

Con mà bác nói là con ngựa ở trên, chính là thử nghiệm nổi tiếng đầu tiên của loài người về luật phối cảnh trong điêu khắc. Thực ra, đâu là con sư tử đầu người có cánh. Do phù điêu chạm làm cổng nên được quan sát từ cả 2 phía. Từ phía trước mặt, do muốn tạo vẻ uy nghi cho tượng nên nhà điêu khắc trạm 2 chân nhân sư song song. Ở mặt hông, vì muốn thể hiện đủ chân cho nhân sư nên nhà điêu khắc trạm thêm 1 chân nữa, tạo thế như đang bước đi. Vì vậy nhân sư này có đến 5 chân.

Cung điện mà nhà bác xem ở trên có tên là sảnh trăm cột, xưa kia có khảm thêm kim loại va gỗ quý. Đây chính là cung vua Xerses. Cung cạnh đó nhỏ hơn có 36 cột là của vua Darius II. Những hình sư tử, bò đực và điểu sư ở trên chính là phần đầu cột trang trí ở trên cao.

Hình con sư tử chồm lên con ngựa, là 1 điêu khắc nổi tiếng khác, thể hiện bản tính hiếu chiến của người Ba Tư. Ba Tư là nơi ra đời bộ luật đầu tiên bằng văn bản của loài người, viết bằng lối chữ hình nêm của người Sumer như ảnh bác chụp ở trên.

Ảnh chụp mà bác chú thích là chiến thắng với quân La Mã thì em hơi ngờ, có lẽ quân Hy Lạp thì đúng hơn. Tới thời La Mã thì Ba Tư đã bị Hy Lạp đô hộ xong rồi.
 
Một điêu khắc ghi nhận chiến thắng của Ba Tư với quân La Mã
DSC05528.jpg

Thanks bác danngoc về góp ý của bác với tấm phù điêu trên. Em cũng chú thích dựa trên trí nhớ nhưng đúng là kẻ thua cuộc trong hình là quân La Mã và kẻ thắng cuộc là Shapur I. Shapur I là vua thứ 2 của triều đại Sassanid của đế quốc Ba Tư đệ nhị. Cái này em cũng wiki mà ra http://en.wikipedia.org/wiki/Shapur_I. Cũng theo wiki thì người quỳ gối là hoàng đế La Mã Valerian còn người đứng là Philip the Arab

Nhưng cũng nên nói thêm là bức phù điêu này nằm ở Naqsh-e Rustam cách cung điện Persepolis khoảng 20 phút lái xe gì đó. Em post chung luôn cho nó tiện. Và nó được đục ra trên đá vào khoảng thời gian hơn 500 năm sau khi Persepolis bị phá hủy bở Alexander. Nên cái này em cũng công nhận là bác đúng, hai thứ này không cùng niên đại nhưng chỉ do em post chung luôn.
 
Last edited:
Iran là một nơi đáng đi để mở mang tầm mắt. Mỗi người có thể có những sở thích riêng cho mỗi chuyến đi nhưng nếu bạn mê lịch sử, khảo cổ, kiến trúc hồi giáo thì Iran sẽ là nơi không làm bạn thất vọng. Với bề dày lịch sử lâu đời, nền văn minh 7 ngàn năm, từng là một đế quốc lớn mạnh nhất trong vùng, với những phát minh quan trọng trong y hoc, xa hội, quân sự cho nhân loại, đế quốc Ba Tư ngày xưa để lại nhiều di tích khảo cổ làm thỏa mản trí học hỏi tò mò của bất cứ ai thích tìm hiểu về nó. Sang tới gian đoạn hồi giáo, Ba Tư góp phần làm cho kiến trúc hồi giáo thăng hoa bằng kỹ thuật xây dựng và kiến trúc sắc xảo. Ngay cả đền Taj Mahal ở Ấn Độ cũng do kiến trúc sư Ba Tư góp tay xây dựng và nét kiến trúc của Taj cũng mang nhiều nét Ba Tư.

Sau 2.5 năm sống và làm việc ở một vài thành phố của Iran như Tehran, Ahwaz (điểm nóng xung đột giữa người Iran và người Arab), Busherh (nơi có lò phản ứng hạt nhân) và Kish (hòn đảo miễn thuế miễn visa trên vịnh Ba Tư) tớ có thể nói là an ninh ở Ba Tư rất tốt cho người châu Á như mình và rủi ro có thể đến nếu có chiến tranh Mỹ - Iran. Ngoài ra, tôn trọng luật pháp hồi giáo là điều cần thiết để có một chuyến đi an toàn. Người nhà của tớ hay lo ngại mỗi khi có tin tức Iran trên truyền hình nhưng tớ không cảm thấy điều gì bất an trong thời gian ở đó.

Có nhiều cách đến Iran, gần nhất có thể bay thẳng từ Bangkok. Nếu ở UAE đặc biệt là Dubai thì còn dễ hơn vì từ đó có nhiều chuyến bay trong ngày đến vài thành phố khác nhau của Iran. Đường bộ tớ chưa bao giờ thử nhưng nghe nói có thể đi tàu hỏa từ Thổ Nhĩ Kỳ và vô số các cửa khẩu đường xe khác với các nước láng giềng. Lúc còn ở Iran, công ty có gửi cho một thông báo là một số quốc tịch trong đó có Việt Nam được phép lấy visa on arrival ở vài cảng hàng không và ở được 7 ngày. Search thử trên nét thì có site nói là 2 tuần http://iranianvisa.com/uponarr.htm. Cái này bạn nào muốn đi thì kiểm chứng với đại sứ quán Iran giùm. Nếu có thời gian, tốt hết vẫn là có visa đóng trước khi đi cho chắc ăn.

Ăn uống ở Iran không đắt lắm, bọn tớ hay vào những quán trung bình ở Tehran ăn trưa và bữa ăn chỉ chừng 20,000-30,000 rial (khoảng 40-60 nghìn VND). Taxi và vé may bay nội địa cực rẻ vì giá xăng ở đây cực rẻ. Khách sạn lớn thì rất đắc nhưng chắc là cũng có những nhà nghĩ nhỏ rẻ hơn. Có thể không hợp khẩu vị Iran vào thời gian đầu. Dễ ăn nhất có lẽ là kebab và Iran cũng nổi tiếng món này.

Người Iran rất tôn trọng người nước ngoài và nếu mình nên tôn trọng và tỏ ra thân thiện một chút họ sẽ giúp hết mình. Quà quý nhất có thể đem về từ Iran là thảm. Theo tớ thấy sau khi ở Iran và Ấn Độ thì thảm của Kashmir Ấn Độ cũng đẹp tương tự nhưng rẻ hơn. Có thể mua chà là khô hay pistachio, hay thứ này là đặc sản của Iran.

Rời Iran tớ cảm thấy tiếc là chưa khám phá hết mấy cái di tích khảo cổ nhưng mừng là thoát khỏi cái xã hội gò bó. Sống lâu ở Iran sẽ cảm thấy chán nhưng nếu du lịch vài tuần trở lại thì rất thú vị.
 
Khi ở 1 nước có ít người Việt thì gặp được đồng hương là điều đáng quý. Tới Iran chừng 1 tháng thì tớ mon men tới đại sứ quán. Trước là để đăng ký công dân để khi có binh biến thì nếu lỡ Việt Nam gửi máy bay sang đưa người Việt về nước thì mình cũng có chỗ bám. Sau là để có cơ hội gặp đồng hương. Lần nào từ giàn khoan về là tớ alô rồi qua bên ấy xem truyền hình VN, ăn vài món Việt các bác nấu. Dịp lễ Tết không khí ở sứ quán cũng rất VN. Có khi được dự những buổi họp mặt về thương mại giữa các đại sứ quán hay tiệc liên quan nhân quốc khánh có các đại diện sứ quán khác tới dự. Có ba bạn gái trẻ lúc đó đang học văn học Ba Tư ở 1 đại học Tehran sử dụng tiếng Iran lưu loát cũng góp phần làm thành hình ảnh tuổi trẻ VN sống và làm việc ở Iran.

Việt Nam bây giờ cũng có đang ký công dân để airlift giống Mỹ rồi à ? Hay nhỉ, cái này mới ha, mình không biết. Đợt đi Bolivia cũng gặp lúc binh biến phải vào thông báo trên mạng cho chính phủ biết để có gì họ còn airlift .
 
Việt Nam bây giờ cũng có đang ký công dân để airlift giống Mỹ rồi à ? Hay nhỉ, cái này mới ha, mình không biết. Đợt đi Bolivia cũng gặp lúc binh biến phải vào thông báo trên mạng cho chính phủ biết để có gì họ còn airlift .

Airlift hổng biết có hay không chứ để này kia khác nọ thì có hehe. Em cứ lẳng lặng kính nhi viễn chi thôi. :) không dám lại gần những kẻ sang miệng có gang có thép.
 
Đăng ký công dân là có lâu rồi, cái này thì em biết hồi 10 năm trước lúc còn đi học. Mục đích chính của bọn em lúc đó khi đăng ký công dân là nếu lỡ có mất passport thì làm lại cho nhanh và đăng ký có mất tấm hình chứ không tốn đồng bạc nào. Vụ airlift thì em chỉ đùa hơ hơ, biết đâu chừng các bác nhỉ. Với lại nếu có chiến tranh ở đó mà chìa passport Anh, Úc hay Mỹ ra thì có khi còn bị các bác Iran làm phiền hơn. Em cũng thấy như bác GPS, sau khi tiếp xúc rồi mới thấy không đơn giản.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,816
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top