What's new

[Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực

Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)

Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

 
Ngày qua ngày, tháng qua tháng rồi năm qua năm. Chúng tôi được truyền một thứ huyết tương CCCP như thế vào trong cơ thể. Từ lúc 5h sáng, chiếc loa phường cũ kỹ gọi bà con dậy tập thể dục. Sau đó là đến đoạn tin kinh tế chính chị xã hội thì lúc nào cũng thấy nhắc tới Liên xô với những lời lẽ mà chỉ có Liên xô mới có thể làm được. Như là “Hòn đá tảng”, “Thành trì XHCN” “Liên xô đang dẫn đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp, rồi Liên xô mới phát minh ra tên lửa bắn liên đại châu có thể mang đầu đạn hạt nhân tới Hoa Thịnh Đốn bất kỳ lúc nào...” Có lẽ câu thơ:“ Đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ, trăng Trung quốc tròn hơn trăng Mỹ” của nhà thơ Việt Phương cũng xuất phát từ những hoàn cảnh như vậy chăng?

Được tuyên truyền như thế nên bọn trẻ con chúng tôi không yêu Liên xô mới là lạ. Nhưng đỉnh điểm cao nhất là khi bố tôi đi học tập và công tác ở Liên xô về. Ngoài những đồ gia dụng mà tôi chỉ thấy trong mơ như: Tủ lạnh Saratop, bàn là, Bình đá, ... thì bố tôi luôn kể về nước Nga mãi cho đến tận bây giờ. Nào là quảng trường đỏ, điện Kremlin, nhà thờ thánh Basil, ga tầu điện ngầm, trường ĐHTH Lô mô lô xốp.....cái gì cũng to, cái gì cũng đẹp cũng hoành tráng. Nó vẽ vào đầu óc trẻ con của tôi thời ấy một thiên đường với những cung điện to, đẹp. Nơi mà bánh mỳ thừa thãi, thịt ăn hàng tảng chứ không phải ăn cơm độn bo bo, thịt ăn toàn tóp mỡ như cái thực trạng khốn khó của gia đình tôi lúc ấy.

Chúng tôi yêu Liên xô đến mức mặc định khi ra ngoài đường gặp ông tây nào thì dứt khoát phải là Liên xô rồi. Chỉ có ông Liên xô mới có bộ mặt dễ thương, hiền lành như thế muốn test à? chỉ cần mở miệng chào “Dờ - đát – xì – vui – che” thì lập tức ông tây sẽ đáp lại y nguyên như thế. Còn nếu thấy ông tây này ngơ ngác không hiểu thì thôi. Mau tránh cho xa, ông này không phải Liên xô rồi. Mà không phải Liên xô thì dứt khoát là người xấu. Tối thứ 7 nào chẳng nghe câu chuyện cảnh giác. Chỉ có nguời Liên xô là tốt, còn nguwoif nước ngoài khác cần phải hết sức đề phòng. Biết đâu lại là nguời Mỹ, mà người Mỹ là xấu lắm. Chuyên làm gián điệp, thậm chí bắt cóc hay đánh thuốc mê trẻ con nữa. Nên bọn trẻ con như tôi cần hết sức tránh xa.


Đồ dùng thời đó ( ảnh sưu tầm)

 
CÂU CHUYỆN XEM BÓNG ĐÁ THỜI LIÊN XÔ

Còn chuyện xem bóng đá Liên xô cũng vui phết. Bố khỉ, hồi đó tôi cứ tưởng Câu lạc bộ Đi na mô Ki ép là câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới, và ngay sau đó chắc chắn phải là Sờ pác tác Mát cơ va. Những cái tên như Bê la nốp ( Cục pin nguyên tử), Đa sa ép ( người nhện, kẻ kế tục Lev Yashin)... luôn trên mồm các quý ông thời bấy giờ. Liverpool ư? Vớ vẩn, AC Milan ư? Chỉ đáng xách dép, Real Madrid – Cái tên nghe lạ lẫm làm sao, Barcelona là thằng nào nhỉ. Ấy thế mãi sau này khi mở cửa thì thần tượng của tôi sụp đổ. Hóa ra Đi na mô Ki ép của tôi mới chỉ đoạt mỗi 2 cúp C3, còn thành tích của Sờ pác tác Mát cơ va thì chưa đoạt được cúp châu Âu nào thì phải.

Ấy thế nhưng tình yêu với đội tuyển Liên Xô thì không bao giờ tắt. Hồi đó chúng ta được xem, nghe WC hình như là cũng nhờ đài Hoa sen của Liên xô. Khi nào đội tuyển Liên xô bị loại ở vòng bảng ( điều thường xảy ra) thì buồn lắm. Ra phố ai nấy như người mất sổ gạo. Rồi từ các cơ quan cho tới quán nước chè đều xôn xao. “Thằng trọng tài hôm qua mắt mù, nó bỏ lỡ quả penalty cho Liên xô” , “Bọn Anh, Đức đá ra dell gì. Chẳng qua là ăn may và được trọng tài thiên vị thôi không thì.....” . Rồi hôm sau các báo từ Nhân dân đến Thể thao văn hóa đều đăng nhwunxg bài buồn, tiếc thương khi không còn đội tuyển Liên xô đá WC nữa. Đối với đa phần chúng tôi lúc đó WC đã kết thúc khi đội Liên xô bị loại. Mà đội Liên xô thì lại thường hay bị loại sớm mới đau. Thế là giã từ WC, trở lại với bài vở của nhà trường. Và mơ ước có một ngày được nhìn thấy các thần tượng bằng xương, bằng thịt

Và cuối cùng niềm mong mỏi bấy lâu cũng đã đến khi chúng tôi được xem đội tuyển Liên Xô bằng xương bằng thịt thi đấu ở giải SKDA tại Việt nam vào năm 1984.

Giải này hình như là quy tụ các đội tuyển hay các câu lạc bộ quân đội thì phải. Tôi không nhớ rõ. Đại diện của Vietnam có đội Thể công tham gia. Nhwung chúng tôi đâu phải ra sân để cổ vũ Thể công. Mà là cổ vũ đội tuyển Liên Xô của chúng tôi kia. Ấy giải này Liên xô vào rất sâu vào đến tận trận chung kết nhưng đau quá lại đi thua Hung ga ri trên chấm 11m. Dân tình nghe bác Hoài Sơn và Đình Khải tường thuật trận này. Mỗi khi nghe thấy cầu thủ của Hungary mà phạm lỗi với cầu thủ Liên Xô là y rằng đứng lên chửi. “Sao mấy thằng Hungary này ác vậy? Cùng anh em XHCN với nhau mà mày đá như thế thì chết con nhà người ta à”....mà biết đâu rằng Olympic năm 1956 Hungary và Liên xô có giao đấu một trận bóng nước và kết quả là....bể bơi đầy máu. Hóa ra họ ghét Liên xô chứ không như VN mình

Đội tuyển bóng đá Liên xô năm 1988

 
Đến năm 1991, Liên xô sụp đổ. Nhận được tin như sét đánh ngang tai, cả gia đình tôi buồn bã. Ngồi tiếc cho một thần tượng bị sụp đổ. Rồi chửi rủa Boris Yelsin không tiếc lời, mà đâu biết Liên xô sụp đổ là do hệ quả tất yếu của nó. Bố mẹ tôi lúc giờ còn lo lắng hơn, lo lắng cho tương lai của gia đình. Liên xô sụp đổ rồi nhỡ đâu đảng và chính phủ ngả theo phương tây thì chết. Tương lai con cái ra sao? Cuộc sống sẽ như thế nào khi phải đi theo con đường của bọn tư bản xấu xa giẫy chết, bất công, nguời bóc lột người đó. Ấy nhưng rất may là đảng và chính phủ ta kiên định theo con đường XHCN. Liên xô đổ, lập tức hội nghị Thành đô được ký và mở ra một “ Thời kỳ........ cho dân tộc” như bác Nguyễn Cơ Thạch đã nói.

Thời gian trôi qua, do công việc và đam mê xê dịch nên tôi cũng khi khá nhiều. Nhưng đứng trước những cung điện Versailless, Fontainnebleau hay Vatican tôi đều không chịu thỏa mãn. Bởi vì Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè, Cung điện của Catherine nơi có phòng hổ phách nổi tiếng nó đã in dấu ấn vào trí óc tuổi thơ của tôi quá sâu đậm mất rồi.

Nói thế nhưng để lên kế hoạch cho một chuyến đi Nga không phải dễ. Với một chút vốn tiếng Anh ít ỏi, bạn có thể đến 70% số các quốc gia trên thế giới. Nhưng tiếc là Nga lại nằm ngoài số 70% ấy.

Vì sao? Xin thưa với các bạn rằng cái khó khăn đầu tiên là về ngôn ngữ. Nga dùng hệ chữ Slavơ nên rất khó đọc và nhớ mặt chữ cái, hơn nữa tên các địa danh thường dài và rất khó đọc. Tôi cũng có cái vinh hạnh được học tiếng Nga mất 6 năm lận. Nhưng rốt cuộc lại bây giờ chỉ nhớ mỗi mấy câu: “Ét- tơ Vô- va”,” Ét- tơ Ma-sa”, “Ya liu bờ liu u che bia”.....đó là nói miệng chứ còn viết ra như thế nào thì tôi chịu luôn không thể nhớ được. Nên nhìn vào ngôn ngữ của họ như nhìn bức vách thì làm sao mà có thể di chuyển bằng tầu điện ngầm hay xe bus được. Nói như các cụ thì đường ở mồm. Đúng thôi, nhưng ở Nga thì biết hỏi ai. Khi mà lòng tự tôn dân tộc họ lên cao quá, đến mức nghĩ không cần phải học cái tiếng của bọn giẻ rách phương tây.

Cái khó khăn thứ 2 là an ninh. Không như các nước khác, họ có recommend rõ cho khách du lịch nên vào đâu và không nên vào những chỗ nào thì nước Nga không thèm quan tâm đến chuyện đó. Họ quan tâm đến việc hút dầu lên bán ra sao? Khai thác kim cương như thế nào. Chứ quan tâm dek gì đến chuyện du lịch. Hơn nữa ở Nga nghe đồn có bọn đầu trọc – Fascism mới rất hung hãn và cũng đã có vài người Việt bị chúng giết hại nên tôi càng thấy khó sang.
 
Kế hoạch đi Nga của tôi đang vào ngõ cụt thì đùng một cái, cho tới năm ngoái. Có một ông anh đã từng sang học, làm việc và buôn bán ở Nga có kế hoạch thăm lại chiến trường xưa ( chắc thăm mấy cô bồ cũ). Biết được như vậy nên tôi xin bám càng theo. Qua một hồi thuyết phục ông anh cũng gật đầu cái rụp, vậy là chuẩn bị lên đường. Ấy nhưng đúng năm ngoái vào năm của thằng con bác ấy thi ĐH nên kế hoạch lại delay mất thêm một năm nữa.

Đầu tiên cũng tưởng chỉ có 2 anh em lên đường. Nhưng hồi đầu năm sau khi đi phượt với mấy ông otofun. Lúc về tổng kết rượu đã ngà ngà say thế qué nào lừa được lão Micheal Jo bắt tay cam kết cùng đi Nga. Cứ nghĩ là chuyện trà dư tửu hậu thôi, ai ngờ lão này máu quá hôm sau gọi điện lại confirm luôn (và quan trọng nhất là chuyển tiền mua vé máy bay ). Thế là xác định đoàn có 03 thành viên và chốt danh sách đoàn không cho ai join cùng nữa. Sau khi chốt danh sách vài hôm, không biết có phải gấu lập mưu lừa mình không mà trên facebook có một em nhìn hình ảnh ( chắc qua 360 độ) rất xinh đẹp cứ đòi join cùng hội đi Nga với mình. Ở đời “Tái ông thất mã” nên chẳng biết là may hay không. Nhưng vì đã chốt danh sách đoàn rồi nên cũng hơi tiếc các bạn à.

Đi Nga đầu tiên là cần phải có Visa. Khổ lắm mình thì coi nó như bố. Cái gì cũng quý, cái gì cũng bảo vệ. Thậm chí khi bị cả thế giới lên án vì xâm lược Krum thì ngay tại Vietnam số nguời ủng hộ Putin cũng cao ngang ngửa với số người Nga. Vậy mà đến cái visa để đi lại thăm thú nó cũng dek miễn các bạn à. Lại phải xin, phải nộp tiền mới có visa mới được phép sang nước ông anh cả.

Làm visa Nga không khó như các nước phương tây khác. Nếu như bạn có nguời quen bên kia, chỉ cần gửi cái giấy mời về. Bạn cầm cái giấy mời đó đến DSQ Nga nộp kèm với form khai là chắc chắn được 100%. Tôi chỉ quen Sharapova, Putin, Menvedep nhưng bọn đấy nó cũng bận. Nên thôi làm cmn qua dịch vụ cho nhanh.

Loay hoay một hồi có thằng bạn đưa tôi cái thùy linh trên FB. Vậy là mò được vào chỗ bạn Tuấn Russia chuyên làm Visa Nga. Mất 200 USD và sau 02 tuần, tôi rưng rưng trên tay cầm chiếc HC có dán Visa Nga.

Xúc động đến mức 3 anh em ngay lập tức phải Offline ăn mừng có visa Nga. Phải ăn đồ Nga tất nhiên rồi, ăn chỗ nào cho đặc chất Nga. Cuối cùng chúng tôi cũng chọn được quán ở Trần Đăng Ninh để rồi làm chai Vodka nhắm với thịt nướng Sasluc.

Ấy nhưng không ông anh bảo: “Các chú nhà quê lắm, dân Nga nó ăn phải từ súp bắp cải đỏ, tới salat, rồi bánh mì đen....chứ dek ai ăn uống như mấy thằng chết đói ở VN mới sang.”

Thế là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn một bữa ăn kiểu Nga trọn vẹn.

Ăn uống, chém gió rồi mơ về nước Nga. Nào là “Chúng mình sang đó đúng mùa thu, liệu mùa thu nước Nga có được đẹp như trong tranh của Levitan không anh?”, “ Sang Nga món caviar có vẻ rẻ bác nhỉ?”, “Ăn con gì? Thịt con gì bên đấy nhỉ”....

Nhưng có một điều làm tôi hết sức lo lắng. Đó là sang Nga phải đề phòng với cảnh sát dù mình không mắc tội gì. OMG từ xưa đến nay đi khắp nơi trên thế giới tôi chỉ đề phòng mỗi các bạn Mọi và Rệp ( tôi không có ý phân biệt chủng tộc nhưng tỷ lệ tội phạm trong giới đấy cao hơn hẳn). Nay đến Nga lại phải đề phòng với Cảnh sát – người mà tôi luôn cần tới sự hỗ trợ khi đi phượt tới các quốc gia khác. Hóa ra thể chế nào thì đẻ ra con người đó phải không các bạn.

Món ăn truyền thống của Nga ( Cũng ảnh sưu tầm luôn)




 
Sang nước Nga không thể không đi 02 thành phố là Moscow và St. Petersburg nên chúng tôi cũng vạch ra kế hoạch đi 2 thành phố đó. Nhưng thay vì lên tầu ngủ một giấc là tới thì chúng tôi có một kế hoạch là thuê xe đi từ Moscow tới Saint để có điều kiện thăm thú những nơi khác ngoài Mos và Saint.

Từ Mos chúng tôi sẽ rẽ qua Novogrov qua Ostaskov rồi rẽ vào hồ Selliger ngủ một đêm ở đó. Sáng hôm sau sẽ lên đường tiếp tục đến St.

Cái chuyện ăn ngủ đối với chúng tôi cũng hết sức đơn giản. Vốn toàn là dân backpackers nên có thể ngả đâu là nhà, ngã đâu là giường được ngay. Chúng tôi có thể ngủ từ bến tầu bến xe cho đến cầm Mc Donald trên tay ăn ở nhà vệ sinh công cộng. Tuy thế nhưng sang Nga cũng vẫn phải “ đường hoàng” chúng tôi chọn những dorm có mức giá khoảng 700 ruble (10USD)/ người để ngủ. Đương nhiên với giá đó thì toilet và bathroom share. Chúng tôi tìm được trên trang booking.com cái Hostel thấy được đánh giá là khá tốt (8.1 điểm) thế là book thôi.

Công việc tiếp theo là phải chạy ngay ra Tràng Tiền mua cuốn Russia của Lonely Planet về đọc và lên lịch trình. Còn ông anh thì có nhiệm vụ lên các forum của Nga hỏi ăn chỗ nào? Chơi chỗ nào? Thịt con gì……

Sau một hồi đông tây kết hợp cúng bái chúng tôi cũng lên được một cái lịch trình tàm tạm cho 15 ngày lang thang bên đó.

Nghe đồn mua vé máy bay sớm rẻ được đôi chút. Sẵn cái thẻ visa trong tay tôi click mấy cái thế là đi toi mất 15 củ cho 1 người sang đó.

Ngày xưa trong sách tiếng Nga có nói đến Nhà hát Bán xôi gì đó ( Bolshoi) rất to lớn và hoành tráng. Nơi đây luôn trình diễn những tác phẩm cổ điển hàng đầu thế giới..... Thế là tôi quyết định mò vào web: www.bolshoi.ru để mua vé với quyết tâm xem vở ballet Hồ thiên nga. Nhưng thật không may mắn. Trong suốt quá trình tôi ở Nga nhà hát Bán xôi này không diễn vở Hồ Thiên Nga nên tôi phải chọn xem vở Rigoletto của Vivaldi ở đây. Dù biết rằng xem Rigoletto thì phải xem ở Venice mới đúng chất.

Để tiết kiệm thời gian tôi bắt đầu mò vào các website bán vé vào các bảo tàng, cung điện để mua. Nhưng mấy ông Nga này cũng không bán vé sớm lắm. Tôi cũng chỉ mới mua được mỗi vé vào Hermitage còn Kremlin, Peterhof và Catherine palace lại không bán vé sớm. Địa chỉ các website đấy đây. Bạn nào đi sau có thể vào mua vé và tham khảo:

http://tickets.kreml.ru/en/#section=22&datebegin=12.10.2015&dateend=12.10.2015

http://tickets.peterhofmuseum.ru/en

http://eng.tzar.ru/info/transport

https://www.hermitageshop.org/tickets/

Bắt đầu lên kế hoạch đi Nga thì phải ơn đẳng ( dell biết đẳng gì) và chính phủ của Tin hói. Tự nhiên khùng khùng đối đầu với phương tây nên bị bọn tây nó phang cho đến mức đồng ruble chưa được ½ giá trị so với thời kỳ trước khủng hoảng. Thế là chúng tôi may rồi, cầm USD sang Nga thời điểm này là quá ngon.

Visa đã xong, vé máy bay đã có, các loại vé vào bảo tàng để tránh mất thời gian xếp hàng cũng đã hòm hòm. Chúng tôi háo hức chờ đợi cho đến ngày lên đường


Trước khi lên dường lại phải offline lần 2 để đón chào sim điện thoại và mấy nghìn ruble được gửi từ bên kia về.

Lần này chúng tôi ăn ở nhà hàng Moscow số 4 Nguyễn Gia Thiều cho nó sang cái thằng người. Trong khi ăn mọi kế hoạch mua sắm được vạch ra. Nhất là mấy đồ luxury vì bên Nga đồng ruble mất giá nên chắc chắn rẻ. Ông thì đòi mua đồng hồ Thụy sĩ. Ông thì đòi đổi máy ảnh và mua thêm lens. Nói chung là rất rôm rả và ai cũng hớn hở vì được tiêu tiền ( thế mới lạ)





 
LỊCH SỬ NƯỚC NGA

Chúng ta luôn được tuyên truyền là nước Nga vĩ đại lắm, hào hùng lắm... nhưng thật ra Nga là nước phát triển chậm so với Tây Âu. Trong khi ở thế kỷ thứ nhất sau CN người La mã đã xây được Colosseum, người Hy lạp xây được đền thờ thần Zeus, thần Athena từ trước cả công nguyên. Thì thế kỷ thứ nhất người Slav ( Nga) vẫn sống trong chế độ công xã thị tộc và tồn tại mãi cho đến thế kỷ thứ VI sau CN mới tan rã công xã và bắt đầu hình thành nhà nước.

Loay hoay cho mãi đến thế kỷ thứ IX ( năm 862) một người Varangian tên là Ryurik mới thống nhất được các bộ tộc tạm thời được coi là Công tước đầu tiên của nước Nga và đặt thủ đô ở Novgorod

20 năm sau (882) Công tước Novgord là Oleg chinh phục được thành Kiev. Chê chỗ Novgorod nhà quê không nhiều gái đẹp như xứ Ukraina. Nên ngài Công tước này chuyển đô về Kiev và nước Nga Kiev (Kievan rus) ra đời. Trong khi dòng họ Ryurikovich vẫn cầm quyền tại Novgorod nhưng phải báo báo cho Kiev

Nước Nga Kiev




Các công quốc






Việc đầu tiên là ngài Công tước Oleg thành lập bộ máy nhà nước. Ở Kiev thì có Duma Boyar, Hội đồng Veche, và Hội đồng dân tộc.

Ông cho lập các thành phố đứng đầu các thành phố đó là Posadnik và các Voevoda ( tướng lĩnh cai trị)

Các thành phố này nộp cống về cho Công tước nhưng những việc trong công quốc của họ thì họ tự quyết định. ( Cái này bắt đầu giống thời phong kiến ở tây Âu)

Nhận thấy mình oai cmnr, cái danh công tước dell xứng tầm nữa nên ngài Công tước đổi tên thành Đại công tước (Grand duke) cho nó oai.

Một mốc cực kỳ quan trong là vào năm 988, Đại công tước Kiev là Vladimir cho phép Chính thống giáo được hoạt động trên toàn công quốc của mình. Vậy là người Nga đã có tín ngưỡng và Chính thống giáo cũng đã giúp cho nước Nga có những thành tựu về văn hóa, hội họa, nghệ thuật, âm nhạc và quan trọng nhất là nước Nga được nâng tầm như các quốc gia bên cạnh và bắt đầu hướng ngoại.

Đọc lịch sử nước Nga tôi thấy, những vị minh quân của nước Nga đều có tư tưởng cầu thị, hướng ngoại. Chứ cứ ngồi một chỗ mà thẩm du rằng ta to, ta khỏe, ta giỏi thì chỉ đẩy nước Nga đi xuống mà thôi.

Trong thời kỳ này (Kievan Rus) có một vị minh quân cũng cầu thị, mời các thợ thủ công từ tây Âu về xây dựng các giáo đường. Mời các trí thức từ nước ngoài vào xây dựng nên bộ luật, và bắt đầu viết sử ( Có vẻ hơi chậm). Quan trọng nữa là ông bắt đầu đặt những quan hệ ngoại giao và có quan hệ rất tốt với các nước như: Thụy điển, Byzantin, Pháp, Ba lan.

Có một vị minh quân như thế nên nước Nga phát triển rất nhanh. Về cả nghệ thuật, kỹ nghệ và quân sự. Vị minh quân đó là Yaroslav
 
Sau thời kỳ này nước Nga bắt đầu bước vào giai đoạn tan rã trong suốt gần 2 thế kỷ 13 và 14. Đại loại là các công quốc không phục nhau, Novgorod không phục cả Kiev nữa nên tách ra và phang nhau tứ lung tung. Và trong thời kỳ hỗn loạn đó thành phố Moscow được thành lập vào năm 1147 ( vẫn thua Hanoi mình hơn 100 năm keke)

Đen cho người Nga. Đúng lúc phân rã thì quân Mông cổ mạnh lên và tìm đường đánh sang châu Âu. Vậy là không được hoành tráng như nhà Trần 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông. Nước Nga 2 lần chống Mông cổ Tarta thì đều bị đại bại cả 2 lần. Moscow, Kiev, Tula, Vlasimir, Rostov, Yaroslav, Tver bị tàn phá và bị chiếm đóng.

Cướp, hiếp, giết xong quân Mông cổ Tarta lui về phía hạ nguồn sông Volga thành lập nhà nước Kim trướng hãn quốc. Họ phong các tước vị cho giới quý tộc bù nhìn ở Nga và bắt phải đi đến Kim trướng để trình diện và triều cống. Những tước vị như Đại công tước hay công tước nọ kia cũng chỉ là bù nhìn và phải cúi lưng trước các Hãn cho mãi đến tận cuối thế kỷ 15 (1480) sau hơn 200 năm thì ách thống trị của Kim trướng lên nước Nga mới hoàn toàn sụp đổ. Thế mới biết tại sao sau này hết anh Lin hói rồi anh Lin ria đối xử tàn ác với dân Tarta như thế. Thù dân tộc cũ chăng?

Trận sông Kalka năm 1223. Ảnh tả các hoàng tử của Kievan đang bị tra tấn ( ảnh sưu tầm)




Kiev bị bao vây năm 1240



Quân Mông cổ Tarta đang công thành Ryazan năm 1237. Sau khi thành thất thủ, toàn bộ nhân dân trong thành không trừ phụ nữ trẻ em đều bị tiêu diệt




Trong thời kỳ thuộc địa này vai trò của Kiev, Novgorod giảm đi đáng kể. Trong khi Mockba nhờ có được vị trí đắc địa và qua trọng là có những vị minh quân như: Ivan Kalita, Dmitri xây dựng và phát triển Mockba lên rất nhiều. Dmitri là người xây Kremlin với mục đích phòng thủ. ( Có chi tiết khá hay là ông xây Kremlin bằng đá trắng. Mãi đến sau này những người CS nắm quyền thì mới sơn lại Kremlin mầu đỏ cho nó có tinh thần quốc tế cộng sản.)

Dmitri cũng là người lãnh đạo dân Nga mang lại chiến thắng vĩ đại Kulikovo trước Hãn quốc. Tuy thắng một trận nhưng trước Hãn quốc còn rất mạnh nên lúc này người Nga cũng chưa thoát khỏi ách nô lệ được. Mãi đến thời Ivan đệ tam đúng tròn 100 năm sau đó (1480) người Nga mới hoàn toàn thoát khỏi ách nô lệ cho ngoại bang.

Đến thời Ivan đệ tam và Vasili đệ tam nước Nga hoàn toàn độc lập và các Đại công tước Mockba thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay mình. Lập nên một nhà nước đa dân tộc, nhà nước Mockba

Sau thời kỳ này là tới thời Ivan đệ tứ ( Bạo chúa) – tôi sẽ có bài viết riêng về ông này. Nước Nga lại rơi vào thời kỳ khủng bố, giết chóc và kiệt quệ về kinh tế.

Năm 1598 kết thúc triều đại Ryurikovich vì Sa hoàng Fedor ( Con trai Ivan bạo chúa) chết ko có người kế vị
 
Từ đó cho đến năm 1612 ngôi Sa hoàng bị cạnh tranh liên tục và đỉnh điểm là Mockba lại thuộc về người Ba lan và Thụy điển

Ngày 4/11/1612 Hội đồng địa phương (Zemski Sobor) đã chọn Mikhail Romanov ngồi vào ghế Sa hoàng. Sau này ngày 4/11 được coi là ngày đoàn kết dân tộc thay cho ngày cách mạng tháng 10 (7/11) sau khi Liên xô sụp đổ

Không như Vietnam Hay Trung Quốc có rất nhiều triều đại. Nga chỉ có 2 triều đại đó là Ryurikovich và Romanov mà thôi

10/6/1672 Peter Đại đế sinh ra đời ( tôi cũng sẽ có bài viết riêng về ông này)

Năm 1703 bắt đầu xây dựng Saint Petersburg

Ngày 24/6/1812 Napoleon xâm chiếm Nga đến cuối tháng 11 năm 1812 Napoleon thất bại thảm hại và rút quân về

Ngày 9/1/1905 “Ngày chủ nhật đẫm máu” Cách mạng Nga

Ngày 28/5/1905 Nga thua Nhật ở trận Đối mã

Ngày 6/8/1905 Sa hoàng Nicholas đệ nhị tuyên bố thành lập Duma quốc gia

Tháng 8/1914 Sa hoàng Nicholas đứng về phe Đồng minh Anh – Pháp chống lại Đức – Áo – Hung trong WWI

Tháng 3 năm 1917: Cách mạng tháng 2 Sa hoàng Nicholas II bị hạ bệ chấm dứt chế độ phong kiến ở Nga

7/11/1917: Cách mạng tháng 10

22/8/1991: Đảng Cộng sản Liên xô giải tán. Liên xô tan rã, các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô được độc lập
 
Rất thích lối viết văn của bác chủ thớt từ topic Israel.Chờ đọc topic về nước Nga của bác,một quốc gia có phần...bí ẩn(ít nhất là với Mèo lười) :gun
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,090
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top